Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 0 3 0
Số người đang truy cập
3
 Tin tức - Sự kiện
Kỷ lục trái đất nóng lên năm 2014: Hiện tượng, Nguyên nhân và Hậu quả

Ngày 23/1/2015. Theo các hãng tin quốc tế (VOA News và BBC News) năm 2014 được các cơ quan nghiên cứu khí hậu quốc tế ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử, đồng nghĩa với việc sẽ gia tăng xuất hiện những rủi ro do gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai là cảnh báo của những nhà khoa học.

              Suốt thời gian qua các hãng tin trong nước và quốc tế liên tục cảnh báo tình trạng nóng lên toàn cầu, đặc biệt là tại Hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc (UN) tổ chức tại Lima, Peru với sự tham gia của 198 quốc gia thành viên vào tháng 12/2014 đã “tranh cãi quyết liệt” về ảnh hưởng phát thải khí nhà kính từ các nhà máy, phương tiện giao thông và tác động của con người "làm nóng" trái đất và "sự nóng lên của trái đất" là nguyên nhân gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động trở lại chính sự sống còn của con người như "một vòng luẩn quẩn" không có lời giải đáp.

              Tình trạng "nóng lên toàn cầu" là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên trái đất tăng lên, tuy nhiên không phải chỉ từ khi các nhà máy công nghiệp xuất hiện và thải khí thải ra môi trường mới có hiệu ứng nhà kính mà thực ra hiện tượng này đã xuất hiện trước đó rất lâu nhưng đến thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp với các nhà máy "mọc như nấm sau mưa" tiêu thụ nhiều nhiên liệu cùng khí thải giao thông đã thải ra không khí một lượng CO2 "dày đặc" khiến tình trạng hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng, nhất là trong năm 2014.

 

 Gấu Bắc Cực hầu như không còn chỗ trú đậu do các khối băng tan chảy

Năm 2014 là năm nóng nhất trong lịch sử (2014 Hottest Year o­n Record)

Ngày 16/01/2014. VOA News. 2014 là năm nóng nhất trong lịch sử (US Agencies: 2014 Hottest Year o­n Record). Năm 2014 là năm nóng nhất kể từ năm 1880, khi bắt đầu ghi nhận, theo 2 phân tích độc lập mà các nhà khoa học Mỹ đã cung cấp. Một phân tích về nhiệt độ trên bề mặt trái đất bởi các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA (NASA’s Goddard Institute of Space Studies) tại New York đưa ra nhiệt độ trung bình của năm 2014 ở 14,68 độ C (58,42 độ F), cao hơn 1,22độ C so với nhiệt độ trung bình của thể kỷ 20. Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển Quốc gia Hoa kỳ (National Oceanic and Atmospheric Admistration_NOAA) đã tính toán nhiệt độ trung bình của năm 2014 phải thấp hơn một chút là 14,52 độ C.

 

 Các tảng băng tan chảy trôi nổi gần sông băng Pastoruri tại Huaraz, Peru, ngày 04/12/2014

John Grunsfeld, Phó quản lý Ban giám đốc Nhiệm vụ khoa học (Science Mission Directorate) NASA có trụ sở tại Washington cho biết: “NASA đi đầu trong các nghiên cứu khoa học về những động thái của khí hậu trái đất trên phạm vi toàn cầu, xu hướng ấm dần lên lâu dài được quan sát và xếp hạng năm 2014 là năm nóng nhất được ghi nhận làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng cho NASA để nghiên cứu trái đất là một hệ thống hoàn chỉnh, đặc biệt là hiểu vai trò và tác động của hoạt động con người”.

Theo NASA từ năm 1880, nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất tăng khoảng 0,80C, một hiện tượng mà phần lớn là do sự gia tăng của lượng carbon dioxide và các khí thải khác do con người gây ta vào bầu khí quyển, chủ yếu là trong 30 năm qua. Theo NOAA 9 trong 10 năm nóng nhất của ghi nhận toàn cầu xảy ra từ năm 2000 và mỗi năm trong thế kỷ 21 được ghi nhận 20 năm nóng nhất trong lịc sử.
 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm qua cho biết: “Điều đáng ngạc nhiên là mọi người đều ngạc nhiên rằng 2014 là năm nóng nhất lỷ lục”, ông nói thêm rằng: “khoa học đã gào thét vào chúng ta trong một thời gian dài”. Nhà lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng các khí thải nhà kính do hoạt động của con người có mức cao ở mọi thời điểm, trái đất đang trải qua những tình cảnh khó khăn hơn do thời tiết khắc nghiệt như hạn hán nghiêm trọng, bão xảy ra nhiều hơn và mưa xối xả. Theo ông những hiện tượng này đã tàn phá nền kinh tế, tác động đến an ninh và sức khỏe con người trên khắp hành tinh.

Ngày 16/01/2015. BBC News. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết năm 2014 được ghi nhận là năm nóng nhất (2014 warmest year o­n record, say US researchers). Các nhà khoa học chính phủ Hoa Kỳ cho biết rằng năm 2014 là năm nóng nhất trong lịch sử với nhiệt độ toàn cầu cao hơn 0,68oC so với mức nhiệt độ trung bình trong thời gian dài, theo các kết quả này thì 14 trong 15 năm nóng nhất kỷ lục đã xảy ra kể từ đầu thế kỷ này, phân tích này được công bố vào hôm thứ sáu bởi các nhà nghiên cứu NASA và NOAA.

Một tác phẩm có tên “Chúng ta đang bị rán tại đây” trên một bãi biển ở Sydney

Vào tháng trước, Tổ Chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization_WMO) đã công bố các số liệu thống kê tạm thời dự đoán rằng 12 tháng vừa qua đã phá vỡ kỷ lục, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thời gian dài được tính bằng dữ liệu thu thập từ năm 1951-1980. Gavin Schmidt, giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard Nasa cho biết: “Đây là năm nóng nhất trong loạt những năm nóng dược ghi nhận, trong loạt những thập kỷ nóng. Trong khi việc xếp loại các năm riêng có thể bị ảnh hưởng bởi các mô hình thời tiết hỗn loạn thì xu hướng lâu dài có thể đối với các yếu tố làm biến đổi khí hậu mà hiện đang bị ảnh hưởng bởi lượng khí thải nhà kính của con người”.

NASA và NOAA lưu giữ hai trong ba bộ dữ liệu của nhiệt độ toàn cầu, Văn phòng Med Office của Anh lưu giữ bộ dữ liệu thứ 3, dữ liệu từ tất cả 3 bộ này được sử dụng bởi tổ chức WMO và hình thành cơ sở dữ liệu thống kê tạm thời của nó vào tháng 12. Nói chuyện với các nhà báo, TS. Schmidt cho biết các kết quả từ hai bộ dữ liệu này cho thấy “các đại dương cũng ấm lên rất nhiều” (a lot of warmth in the oceans), ông giải thích: “Nó cho thấy rất rõ rằng đây là năm nóng nhất ghi nhận được tại các đại dương nhưng không hẳn là năm nóng nhất trên đất liền được ghi nhận nhưng kết hợp lại cho chúng ta thấy năm nóng nhất”.

 
Nhiệt độ trung bình toàn cầu bất thường (1880-2014)

Nước nóng (Hot water)

Trong suốt phần trình bày báo cáo của hai cơ quan, Thomas Karl, giám đốc Trung Tâm dữ liệu khí hậu quốc Gia của NOAA cho biết có một “khu vực đáng kể nơi chúng tôi thấy mức nhiệt độ cao nhất ghi nhận được khi quan sát như nhiều nơi của châu Âu và mỗi đại dương có những khu vực có nhiệt độ nóng nhất ghi nhận được”.

 
Các nhà khoa học cho biết, dữ liệu cho thấy “khá rõ ràng” sự ấm lên ở các đại dương trên thế giới.

Australia cũng là một quốc gia đạt các mức nhiệt độ trung bình phá kỷ lục nhưng TS. Karl cho biết thêm không phải tất cả các khu vực trên thế giới đều ghi nhận mức nhiệt vượt cao hơn nhiệt độ trung bình dài hạn ông quan sát: “Thực sự có một số nơi mát mẻ hơn nhiệt độ trung bình, đặc biệt là ở một số khu vực của Hoa Kỳ có mức nhiệt mát mẻ hơn mức trung bình nhưng điều này bị lấn áp bởi tỷ lệ cao hơn của các khu vực đất liền và đại dương có mức nhiệt nóng hơn nhiều so với nhiệt độtrung bình hay mức nhiệt độ kỷ lục, nếu bạn tổng hợp tất cả chúng lại thì kết quả cho thấy đây là năm nóng nhất ghi nhận được”.

Các kỷ lục kéo dài cuối thế kỷ 19 khi các nhà khoa học bắt đầu sử dụng các dụng cụ khoa học để thu thập dữ liệu nhiệt độ. Hiện nay, bên cạnh các thiết bị vốn có ghi nhận thông tin trên bề mặt Trái đất, các vệ tinh giám sát chặt chẽ nhiệt độ trên khắp hành tinh. Trong báo cáo về thời tiết khắc nghiệt trong năm 2014, WMO đã nhấn mạnh một số sự kiện phá kỷ lục như trong tháng 9/2014, nhiều nơi ở vùng Ban-căng (Đông Nam Châu Âu) có lượng mưa gấp đôi mức trung bình hàng tháng và một số nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ là cao gấp 4 lần mức trung bình, Thị trấn Guelmin ở Morocco bị ngập lụt do lượng mưa hơn một năm chỉ trong 4 ngày, phía Tây Nhật Bản đã chứng kiến lượng mưa trong tháng 8/2014 nặng nhất được ghi nhận; một số nơi ở phía Tây Hoa Kỳ đã trải qua hạn hán kéo dài, giống với nhiều nơi của Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ. Mặt khác, có tổng cộng 72 cơn bão nhiệt đới, thấp hơn mức trung bình là 89, ước tính theo các con số thống kê từ năm 1981-2010. Vùng Bắc Đại Tây Dương, phía tây Bắc Thái bình Dương và phía bắc Ấn Độ Dương là trong số những khu vực có hoạt động lốc xoáy thấp hơn mức trung bình.

 
Nhiệt độ bất thường năm 2014

Đối phó với những phát hiện của báo cáo, ông Bob Ward, giám đốc chính sách và truyền thông tại Viện Nghiên Cứu Grantham về Biến đổi khí hậu tại Trường Kinh Tế London cho biết: “Kỷ lục nhiệt độ toàn cầu mới được công bố hôm nay hoàn toàn phơi bày lời đồn đại rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu đã dừng lại, có những bằng chứng gia tăng không ngừng trên khắp thế giới cho thấy trái đất đang ấm dần lên và khí hậu đang biến đổi phản ứng với lượng khí nhà kính đang tăng lên trong khí quyển”.

Một số ít người nhưng lớn tiếng bảo vệ ý kiến rằng sự những bất thường của nhiệt độ quan sát không phải là do khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người làm ấm dần trái đất, còn có quan điểm cho rằng do một số các nhà chính trị, khiến cho họ miễn cưỡng đưa ra các quy tắc hoặc luật lệ nhằm vào cắt giảm khí thải. Ông cho biết thêm: “Không một chính trị gia nào có đủ khả năng bỏ qua bằng chứng khoa học quá rõ ràng này được hoặc tuyên bố rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu chỉ là một trò lừa”. Biến đổi khí hậu đang xảy ra,và như Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), các học viện khoa học quốc gia và các tổ chức khoa học trên khắp thế giới đều đã kết luận rằng các hoạt động con người, đặc biệt là đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và phá rừng, chịu trách nhiệm trước tiên.

Theo Emma Pinchbeck, lãnh đạo chính sách khí hậu và năng lượng tại WWF-Anh (Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên hoang dã Anh quốc) thì có nhiều lý do để lạc quan rằng cộng đồng quốc tế sẽ hành động để hạn chế lượng khí thải, Bà cho biết vẫn cần thời gian để cắt giảm khí thải và giữ mức nhiệt toàn cầu tăng lên dưới 2oC: “Đây là năm mà các nhà chính trị tại Anh và các quốc gia khác chứng tỏ vị thế lãnh đạo và thực hiện các thỏa thuận toàn cầu và các chính sách quốc gia mà chúng ta cần để tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu”. Hội nghị thượng đỉnh khí hậu Liên Hiệp Quốc (UN) tại Paris vào cuối năm 2014 cũng đã trở thành tâm điểm cho các nhà hoạch định chiến lược và các nhà hoạch định chính sách. Nó được mô tả là thời điểm các quốc gia sẽ tập trung lại để thỏa thuận về một bản đồ chiến lược toàn cầu để giảm lượng khí thải từ các hoạt động của con người và ngăn chặn biến đổi khí hậu nguy hiểm, tuy nhiên, nhiều nhà bình luận đề cập đến cuộc đối thoại 2009 tại Copenhagen đã được hứa hẹn rất nhiề, nhưng cuối cùng thì thực hiện rất ít.

Tại sao năm 2014 quá nóng? (Why has the year 2014 been so hot?)

Ngày 03/12/2014. BBC News. Năm 2014 dường như là năm nóng nhất trên toàn cầu và tại Anh nhưng điều này có ý nghĩa gì và ý nghĩa rộng hơn là gì?
 

Những số liệu thống kê từ đâu? (Where do the figures come from?)

Đối với Anh, Văn phòng Met Office điều khiển các trạm thời tiết trên khắp quốc gia và thu thập các dữ liệu theo thời gian cho thấy những thay đổi về nhiệt độ qua các tháng, các mùa và các năm. Tại Anh, nhiệt độ trung bình từ ngày 01/01 đến 25/11 năm 2014 cao hơn 1,60C so với mức trung bình dài hạn, điều đó có nghĩa là năm 2014 là nóng nhất theo dữ liệu của Văn phòng Met Office Anh từ năm 1910. Năm 2014 là một trong những năm nóng nhất được ghi nhận tại dữ liệu của Trung tâm Nhiệt độ Trung ương Anh quốc (Central England Temperature _CET), từ năm 1659 và là nơi số liệu nhiệt độ lâu đời nhất trên thế giới.
 

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cũng cho biết 2014 là nămnóng nhất trên toàn cầu, theo cơ quan này là do phần lớn nhiệt độ bề mặt nước biển cao kỷ lục. WMO là cơ quan quyền lực của UN về thời tiết và khí hậu toàn cầu. Cả hai tổ chức Met Office và UN đều cho rằng nhiệt độ quan sát phù hợp với những gì sẽ xảy ra từ biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Dữ liệu được dùng để phân tích nhiệt độ toàn cầu là gì? (What data is used to analyse global temperatures?)

Phân tích của WMO dựa trên ba bộ dữ liệu bổ sung thông tin lẫn nhau, một được lưu giữ bởi Hadley Centre của UK Met Office và trường Đại học East Anglia (UEA) được biết là HadCrut4, Bộ thứ hai được giám sát bởi cơ quan không gian Nasa Mỹ và được biết đến là Nasa GISS dataset, Bộ thứ ba được lưu giữ bởi Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Hoa kỳ (US National Oceanic and Atmospheric Administration_Noaa). Nhìn chung, chúng cho thấy chuỗi thông tin giống nhau, nhưng có những sự khác nhau giữa chúng- chủ yếu thực hiện theo cách mà mỗi nhóm xử lý các khoảng trống trong dữ liệu.

Điều gì khác có thể ảnh hưởng lên sự biến đổi ở nhiệt độ toàn cầu? (What else can affect variation in global temperatures?)

Những năm nóng kỷ lục trong ghi chép nhiệt độ toàn cầu thường được kèm theo ảnh hưởng của khí hậu ấm lên tạm thời được gọi là el Nino. El Nino xảy ra khi nhiệt độ nóng hơn nhiệt độ trung bình bề mặt nước biển ở khu vực phía đông Thái bình dương nhiệt đới, trong một vòng tự tăng cường với các hệ thống áp suất khí quyển, điều này có thể ảnh hưởng các mô hình thời tiết toàn cầu.

 
Nhiệt độ trung bình toàn cầu bất thường (1850-2014)

§1878: hiện tượng El Nino mạnh

Năm 1878 có hiện tượng El Nino mạnh (nơi mà nước nóng hơn tăng lên trên bề mặt của Đông Thái Bình Dương) và điều này cho thấy rất rõ ràng là điểm nổi bật ở nhiệt độ toàn cầu. Sự kiện này đáng chú ý đối với hạn hán nghiêm trọng tại Ấn Độ, nơi mà ước tính có hơn 5 triệu người chết. Có những đợt hạn hán tại phía bắc Trung Quốc cũng liên quan đến hiện tượng El Nino này. Nạn đói do hạn hán tại Ấn Độ thúc đẩy các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về các mô hình khí hậu, để khám phá hiện tượng El Nino liên quan đến “Southern Oscillation” (dao động Nam)-khái niệm đại dương và khí quyển được liên kết.

§Những năm 1940: hiện tượng El Nino yếu hơn

Những năm đầu của 1940 nóng bị tác động bởi hiện tượng El Nino yếu hơn nhưng bị kéo dài.

§1991: Phun núi lửa Pinatubo

Vào tháng 6/1991, Núi lửa Pinatubo ở Philippines phun trào, nó giải phóng hàng triệu tấn khí sulphur dioxide (SO2) vào không khí dẫn đến sự giảm nhiệt độ trên thế giới.

§1998: năm phá vỡ kỷ lục

Trong một thời gian dài, hiện tượng El Nino mạnh khoảng năm 1997-1998 có nghĩa là năm 1998 đứng đầu bảng xếp hạng năm nóng nhất trên thế giới, đến nay kỷ lục này đã bị vượt qua.

§Những năm 1960 và 1970: những năm nóng hơn

Những năm 1960 và 1970 nóng hơn có khả năng là do một phần ô nhiễm không khí do con người tạo ra từ các phần tử sulphate, các bước thực hiện hướng tới không khí sạch hơn dẫn đến ấm dần lên..

Tuy nhiên, nhiệt độ toàn cầu cao trong năm 2014 xảy ra ở tình hình thiếu vắng của El Nino, trong suốt năm qua, nhiệt độ trên bề mặt nước biển tăng gần tới ngưỡng El Nino nhưng không xảy ra phản ứng của khí quyển. Các nhà khoa học cho rằng sự tồn tại của nhiệt độ trung bình cao ở phía Tây Thái Bình Dương nhiệt đới dập tắt phản ứng của khí quyển cần thiết để hình thành El Nino.

 
Hấp thu nhiệt của Thái Bình Dương có thể đằng sau của “sự tạm dừng” ấm lên toàn cầu.

I thought there was a pause in global warming?(Tôi nghĩ có một điểm tạm dừng trong sự ấm lên toàn cầu?)

Nhiệt độ trên bề mặt trung bình toàn cầu tăng nhanh từ những năm 1970 nhưng tương đối bằng phẳng hơn 15 năm trước năm 2013, nhiều nghiên cứu tăng thêm mối liên hệ giữa sự hấp thu nhiệt bởi các đại dương và “sự tạm dừng” (pause), nhiệt độ trên bề mặt cao của Thái Bình Dương và các nơi khác của các đại dương khác trên trên thế giới có thể cho thấy rằng sự tạm dừng đang dần chấm dứt, nhưng chưa có bằng chứng nào ủng hộ điều này, các nhà khoa học về khí hậu cần hơn một năm ấm lên để nhận thức các xu hướng cơ bản.

 
Sự thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của tốc độ lây lan của các đám cháy sẽ tăng khi nhiệt độ tăng

Năm khắc nghiệt (A year of extremes)

Báo cáo của WMO nhấn mạnh các sự kiện thời tiết phá vỡ kỷ lục trên khắp thế giới: Mùa đông gần nhất của Anh có 12 cơn bão Đại Tây Dương lớn tàn phá quốc gia này với lượng mưa gần gấp đôi lượng mưa thông thường. Vào tháng 9/2014, một số nơi của Balkans có lượng mưa hơn gấp đôi lượng mưa hàng tháng và nhiều nơi ở Turkey có lượng mưa kỷ lục gấp 4 lần lượng mưa trung bình. Thị trấn Guelmin tại Morocco bị ngập lụt do lượng mưa của hơn 1 năm chỉ trong 4 ngày. Phía Tây Nhật Bản cho biết lượng mưa vào tháng 8/2014 là nặng nhất trong lịch sử.Một số noi ở phía tây Hoa Kỳ xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài (như chúng tôi đã báo cáo từ Oklahoma tháng sáu năm ngoái, một số nơi ở Trung Quốc và miền Trung và miền Nam nước Mỹ. Mặt khác, có tổng cộng 72 cơn bão nhiệt đới, thấm hơn mức trung bình là 89, ước tính theo các con số thống kê từ năm 1981-2010. Các khu vực Đại Tây Dương, phía tây Bắc Thái bình Dương và phía bắc Ấn Độ Dương là trong số những khu vực cho thấy hoạt động lốc xoáy thấp hơn mức trung bình.
 

Hậu quả của tình trạng "nóng lên toàn cầu" với môi trường sống và sức khỏe con người

             Tình trạng nóng lên của trái đất làm các núi băng ở Bắc Cực tan chảy, mực nước biển dâng lên, theo nghiên cứu thì mực nước biển vào năm 2090-2100 sẽ dâng cao 0,18-0,59m so với mực nước biển năm 1980-1999. Hiện tượng này có thể làm cho dòng muối nhiệt chậm lại, dẫn đến tăng cường độ và giảm tần xuất các cơn bão, thời tiết sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Trái đất nóng dần lên khiến tầng ozone bị suy giảm, khí hậu thay đổi thất thường làm cho ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hơn thế nữa khí hậu thay đổi sẽ khiến phạm vi tồn tại của vật chủ trung gian truyền bệnh thay đổi theo, làm gia tăng các bệnh do véc tơ truyền (Vector-born Disease), đặc biệt là bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Khí CO2 trong không khí ngày càng nhiều sẽ làm tăng mức độ hấp thụ CO2 của đại dương, nhiệt và khí dioxide cacbon bị giữ lại trong lòng đại dương có thể đến hàng trăm năm sau mới có thể thoát làm tăng độ PH trong nước biển, ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước và nhiều loài sinh vật sống trong lòng đại dương sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vì bị gián đoạn chuỗi thức ăn hoặc phải trải qua thời kỳ khó khăn để thích nghi với môi trường sống mới. Môi trường sống bị hủy hoại cùng với khí hậu thay đổi làm cho khả năng sống của thực vật và các khu rừng cũng bị đe dọa nghiêm trọng, nhiệt độ nóng dần lên khiến hiện tượng cháy rừng xảy ra thường xuyên, cây hít khí CO2 và nhả O2 tạo ra một vòng luẩn quẩn khi “tiếp lửa" cho các đám cháy bùng lên dữ dội hơn và thải ra nhiều khí CO2 hơn.
 

         Điều đáng quan ngại là nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm cho cuộc sống con người rơi vào khủng hoảng, theo dự đoán của UN đến năm 2050 sẽ có khoảng 150 triệu người phải rời bỏ nơi sinh sống, tình trạng di cư cao sẽ ảnh hưởng đến an ninh của nhiều quốc gia dẫn đến tình trạng xung đột vũ trang và chênh lệch giàu nghèo, sức khỏe con người và các loại dịch bệnh cũng gia tăng theo nhiệt độ trái đất và trở nên nguy hiểm hơn. Những bệnh nhiệt đới trước đây như sốt xuất huyết và sốt rét sẽ dịch chuyển lên phía bắc và trở thành phổ biến do nhiệt độ tăng, những đợt nắng nóng sẽ làm chết nhiều người hơn ở nhiều vùng hơn trên thế giới như đợt nắng nóng năm 2003 đã làm chết trên 70.000 ở Châu Âu. Năng suất mùa màng giảm dẫn tới mất an ninh lương thực, 800 triệu người phải làm quen với việc đi ngủ cùng chiếc dạ dày trống rỗng. Nước khan hiếm dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày và suy dinh dưỡng tăng gấp bội, thiên tai như lũ lụt rút nhanh do sự thay đổi bản đồ mưa và tan băng sẽ ngăn cản việc tiêu thoát nước đến bệnh tiêu chảy và nhiều bệnh tật khác. Nhiều người ở thành phố sẽ lâm vào cảnh thiếu nhà ở, xuất hiện các khu nhà ổ chuột, những bất công về phúc lợi y tế, đặc biệt nguy hiểm khi có thiên tai, dịch bệnh.Trái đất đang ngày càng nóng lên và con người nhận ra những tác hại rõ ràng từ sự nóng lên toàn cầu này như nền nông nghiệp rối loạn, cơ sở hạ tầng xuống cấp cùng với nguồn năng lượng dần cạn kiệt…

 
Tác động của biến đổi khi hậu và môi trường đến sức khỏe con người

Tác động nguy hiểm của hiện tượng trái đất nóng dần lên đến cuộc sống con người chính là lời cảnh báo cũng như kêu gọi con người cần tập trung một cách nghiêm túc vào việc bảo vệ và hơn thế nữa cần phải cải thiện môi trường sống, những biện pháp giữ gìn môi trường đơn giản như thay đổi cách thức sinh hoạt trong gia đình, tiết kiệm điện, nước, thay thế các loại khí đốt độc hại bằng những vật liệu ít độc hại hơn, sử dụng những sản phẩm phục vụ cho đời sống như các loại sữa tắm, xà bông, chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên cũng là cách mà mỗi người chúng ta góp phần bảo vệ tự nhiên cũng như bảo vệ cuộc sống. Những biện pháp khoa học hiện đại và ở tầm vĩ mô sẽ được các nhà khoa học cũng như chính phủ nghiên cứu và áp dụng, tuy nhiên với mỗi con người cần tự bảo vệ cuộc sống và tương lai của các thế hệ sau bằng cách tạo môi trường “sống xanh” ngay từ bây giờ.

 
Cộng đồng quốc tế đang nỗ lực giảm thiệu nhiệt độ trái đất và tạo môi trường “sống xanh”

 

Ngày 26/01/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Theo VOA News và BBC News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích