Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 8 9 5 9
Số người đang truy cập
8 7
 Tin tức - Sự kiện
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Tình hình dịch bệnh và hoạt động y tế dự phòng năm 2014

Theo Tài liệu Hội nghị trực tuyến Bộ Y tế (moh.gov.vn) tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và hoạt động y tế dự phòng, dịch bệnh HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống, ngộ độc thực phẩm và các hoạt động an toàn thực phẩm, thực trạng xử lý chất thải y tế và các hoạt động quản lý môi trường y tế trong năm 2014 đạt nhiều thành tích đáng kể so với cùng kỳ năm 2013.

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và hoạt động y tế dự phòng

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2014 so với năm 2013: (i) Tkhông ghi nhận bệnh nhân mắc mới. (ii) Thương hàn 384 ca mắc, giảm 51,1% so với cùng kỳ, không ghi nhận trường hợp tử vong. (iii) Sốt xuất huyết: 36.055 trường hợp mắc, 20 trường hợptử vongso với năm 2013 số mắc giảm 49,3%, tử vong giảm 20 trường hợp. (iv) Viêm não vi rút 1.145ca mắc, 42 tử vong; so với năm 2013, số mắc tăng 35,3%, tử vong tăng 29 trường hợp. (v) Viêmnão Nhật Bản 287ca mắc, 3 tử vong so với năm 2013 số mắc tăng 35,7%.(vi) Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi: 01 trường hợp mắc mới, 01 trường hợp tái mắc, 01 trường hợp tử vong. (vii) Tay chân miệng: 79.485 trường hợp mắc, 8 trường hợp tử vong ; so với năm 2013, số mắc giảm 0,2%, tử vong giảm 61,9%-13 trường hợp. (viii) Sởi: 5.817 trường hợp mắc sởi xác định trong tổng số 36.478 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 147 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. (ix) Cúm A (H5N1): 02 trường hợp mắc, 02 tử vong; so với năm 2013, số mắc tương đương, tử vong tăng 01 trường hợp. (x) Cúm A (H5N6): hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm trên người.

 
Phòng chống cúm gia cầm

Hoạt động y tế dự phòng

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp (như dịch Ebola ở Tây Phi; H7N9, H5N6 tại Trung quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia; MERS-CoV ở Trung Đông, dịch hạch tại Madagascar, dịch sởi tại 177/194 quốc gia, …) và nguy cơ dịch trong nước như tả, sốt rét kháng thuốc còn cao, chất lượng nước ở một số khu vực chưa đạt tiêu chuẩn an toàn, tình hình biến đổi khí hậu, lũ lụt xảy ra trong năm là những yếu tố nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ngành y tế tiếp tục chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Duy trì công tác giám sát dịch tễ thường xuyên, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, ngăn chặn không để các dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết do vi rút Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A (H7N9), cúm A (H5N6) xâm nhập vào nước ta. Tỷ lệ mắc và tử vong của hầu hết các bệnh truyền nhiễm lưu hành như tay chân miệng, dại, sốt rét… đều giảm so với năm 2013 và giảm nhiều so với giai đoạn 2010-2013, đặc biệt giảm 50% số mắc và tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh sởi tăng so với các năm trước và xuất hiện rải rác trên toàn quốc nhưng đã được khống chế hiệu quả. Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella lớn nhất từ trước đến nay cho trẻ từ 1-14 tuổi được triển khai trên toàn quốc từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015 với tổng số 23 triệu trẻ, đến nay đã tiêmvắc xin sởi-rubella cho trên 14 triệu trẻ đảm bảo an toàn và hiệu quả.
 

Mặc dù ngân sách các CTMTQG năm 2014 bị cắt giảm, nhưng Thủ tướng đã bổ sung kinh phí cho phòng, chống lao, TCMR, nhiều tỉnh đã bố trí ngân sách địa phương để tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án thuộc các CTMTQG, bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, đạt các mục tiêu về tiêm chủng mở rộng, xử lý kịp thời các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Chú trọng triển khai công tácphòng chống và quản lý các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, tâm thần, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạnthương tích, công tác y tế học đường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe để thay đổi hành vi của người dân, từ thụ động sang chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng.

 
Tình hình dịch bệnh
HIV/AIDS và các hoạt độngphòng chống

Tình hình dịch bệnh HIV/AIDS

Hầu hết các chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã đạt được. Tính đến tháng 11/2014, phát hiện thêm 10.570 trường hợp nhiễm HIV, nâng số lũy tích người nhiễm HIV còn sống toàn quốc là 225.932 trường hợp, trong đó 70.466 bệnh nhân AIDS và 71.109 trường hợp nhiễm HIV/AIDS đã tử vong. Có 22 tỉnh/thành phố có xu hướng HIV/AIDS gia tăng so với cùng kỳ 2013, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người. HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta.

Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS

Trong năm, 10 văn bản pháp quy về phòng, chống HIV/AIDS đã được ban hành. Các hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su tiếp tục được triển khai. Về Methadone, đến 31/12/2014 có 41 tỉnh/thành phố đã triển khai, điều trị cho 25.223 bệnh nhân, đạt 82% kế hoạch năm 2014. Về điều trị, có 90.428 bệnh nhân đang được điều trị ARV, đạt 99% kế hoạch; tiếp tục mở rộng điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị đồng nhiễm HIV/lao… Các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS được tăng cường. Cả nước hiện có 1.109 phòng xét nghiệm HIV, trong đó có 96 phòng được phép khẳng định HIV dương tính. Hết quý III năm 2014, đã cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho 424.000 lượt khách hàng, trong đó có 11.426 lượt có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Từng bước lồng ghép và phân cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, như xét nghiệm, điều trị ARV, điều trị Methadone. Duy trì giám sát dịch HIV/AIDS.

Các hoạt động an toàn thực phẩm

Thực hiện tốt công tác phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP, trong đó phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP giữa 03 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. Tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 34/2014/CT-TTg ngày 11/12/2014 về tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới. Là đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 3 thủ tục hành chính đang thực hiện tại Cục góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Cải cách hành chính”; tạo bước “đột phá” giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân công để thực hiện các thủ tục hành chính.

 
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phâm trong dịp Tết nguyên đán

Tổ chức thành công 2 cuộc diễn tập thực địa công tác điều tra, xử lý, khắc phục ngộ độc thực phẩm đông người mắc tại Nam Định và Tp. HCM. Phối hợp với các địa phương triển khai công tác đảm bảo ATTPđối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Chủ động nắm thông tin từ hệ thống cảnh báo quốc tế, từ hệ thống giám sát ATTP trong nước và phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương liên quan xử lý 41 sự cố về ATTP. Đảm bảo tuyệt đối ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện quốc gia và quốc tế quy mô lớn như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2014, Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ... Triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm VSATTP được công nhận đạt chuẩn theo ISO/IEC 17025 cho 30 Trung tâm YTDP và 5 Trung tâm kiểm nghiệm. Tổ chức giải thưởng “Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam” nhằm tôn vinh và động viên, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toànđồng thời hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động. Đây là một Giải thưởng về ATTP lần đầu tiên được tổ chức dưới sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ và có sự tham gia của doanh nhân và doanh nghiệp thực phẩm nhiều nhất từ trước đến nay.

 
Lò đốt rác thải y tế

Thực trạng xử lý chất thải y tế và hoạt động quản lý môi trường y tế

Thực trạng xử lý chất thải y tế

Hiện có khoảng 54.4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (trong đó tuyến TW: 73.5%, tuyến tỉnh: 60.3%, tuyến huyện: 45.3%). Về xử lý chất thải rắn y tế: Hiện có trên 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày. Trong đó tỷ lệ bệnh viện: Xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi sóng/ nhiệt ướt khử khuẩn chất thải rắn y tế nguy hại: 29.4%; Hợp đồng thuê xử lý: 39.8%; Xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện (chủ yếu là bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện chuyên khoa tại tỉnh miền núi): 30.8%.

 
Thường xuyên rửa tay chống dịch bệnh tay chân miệng

Các hoạt động quản lý môi trường y tế

Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 19/8/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bộ Y tế ban hành Công văn số 4784/BYT-MT ngày 21/7/2014 chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ 903/BYT-BC ngày 28/8/2014 về vấn đề Amiăng trắng và các tác hại đối với sức khỏe con người.Tăng cường đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho lĩnh vực xử lý chất thải y tế; giám sát và đề xuất các biện pháp xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Bộ Y tế phối hợp với Ban tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, TW Đoàn thanh niên cộng sản HCM và các địa phương tiếp tục duy trì, triển khai các hoạt động, thực hiệnChỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt tại 12 tỉnh,thành phố, đôn đốc khắc phục tình trạng nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tăng cường công tác quản lý sức khỏe môi trường lao động; đánh giá tác động môi trường và quản lý hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế.

Một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 và phương hướng 2016-20120

Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, triển khai có hiệu quả các Chương trình môi trường quốc gia về y tế, thực hiện được mục tiêu không để dịch lớn xẩy ra, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch trong mùa bão lũ. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, xây dựng kế hoạch đáp ứng dịch khẩn cấp, ngăn chặn các bệnh dịch xâm nhập vào nước ta. Tập trung chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm; duy trì tỷ lệ tiêm chủng; phòng, chống bệnh dại; bệnh không lây nhiễm.Thực hiện mục tiêu 3 giảm trong phòng, chống HIV/AIDS, mở rộng điều trị Methadone và các hình thức cai nghiện có hiệu quả.

Y tế dự phòng

Triển khai công tác phòng chống dịch chủ động, dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xẩy ra; giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu quốc tế, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam bùng phát lây lan trong cộng đồng; duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên 95%; xây dựng và triển khai các hoạt động phòng chống và quản lý được các bệnh không lây nhiễm; tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi của người dân, từ thụ động sang chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực mạng lưới y tế cơ sở để người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có chất lượng ngay tại cộng đồng. Các đơn vị, địa phương cần có kế hoạch và các giải pháp mạnh, cụ thể để đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế vào năm 2015.

Phòng chống HIV/AIDS

Mở rộng can thiệp giảm hại, điều trị Methadone, điều trị ARV, tập trung vào các địa bàn trọng điểm và các nhóm nguy cơ cao; mở rộng tư vấn và xét nghiệm HIV để phát hiện HIV mới; tăng cường giám sát dịch HIV/AIDS; củng cố và kiện toàn mạng lưới tổ chức phòng, chống HIV/AIDS các tuyến theo hướng lồng ghép và phân cấp; đẩy mạnh triển khai Đề án đảm bảo tài chính bền vững cho phòng, chống HIV/AIDS.

An toàn thực phẩm

Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương vàcácbộngànhkhác liên quan triển khai thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm. Duy trì các giải pháp để kiểm soát ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể. Công khai thông tin các vụ ngộ độc thực phẩm, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm vi phạm điều kiện đảm bảo ATTP cho người dân.

Quản lý môi trường y tế

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, theo dõi, kiểm tra về lĩnh vực quản lý môi trường y tế, sức khỏe môi trường cộng đồng, sức khỏe môi trường lao động; triển khai có hiệu quả Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở có nguy cơ cao, phòng chống tai nạn thương tích; quản lý hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong gia dụng và y tế đảm bảo đúng qui định; tăng cường công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các tỉnh, thành phố.

 

Ngày 21/01/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo báo cáo của Bộ Y tế)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích