Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 1 6 5 3
Số người đang truy cập
1 6
 Tin tức - Sự kiện
Sức khỏe môi trường: thực trạng và giải pháp

 

Ngày 15/1/2015. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe môi trường (environmental health) giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nước, không khí và đất, chất thải y tế, an toàn hóa chất, đánh giá tác động sức khỏe của các dự án phát triển trên cơ sở các tác nhân liên quan, các chất gây ô nhiễm và các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nhìn chung các hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe môi trường nhằm hướng đến việc phòng ngừa bệnh tật và tạo ra môi trường lành mạnh về mặt sức khỏe. Theo ước tính của WHO, hàng năm ô nhiễm không khí đô thị (urban outdoor air pollution) gây ra 1.3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, những người sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình cũng trải nghiệm gánh nặng này. Ô nhiễm không khí trong nhà (indoor air pollution) được ước tính gây ra khoảng 2 triệu trẻ em chết sớm, hầu hết ở các nước đang phát triển, hầu như một nửa số tử vong này đều là do bị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi.

 

Thực trạng sức khỏe môi trường

Thực trạng sức khỏe môi trường trên thế giới

Báo cáo về ô nhiễm không khí của WHO dựa trên số liệu về mức độ ô nhiễm của 1.600 thành phố trên khắp 19 quốc gia sử dụng hệ thống đánh giá có tên là PM2.5 và PM10. PM2.5 được coi là hệ thống tốt nhất được dùng để đánh giá tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe và xác định nồng độ bụi ô nhiễm có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống.  Những hạt bụi ô nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn, nấm mốc hoặc phấn hoa được tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ độc hại. Đây được coi là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con người nếu bị “tích lũy” trong hệ thống hô hấp. Theo WHO, chỉ số PM2.5 được coi tạm an toàn là 25 microgram/m3. Sau đây là 10 nước ô nhiễm nhất dựa theo chỉ số PM2.5 mà WHO đã công bố.

1. Pakistan: Chỉ số PM2.5 trung bình 100 microgram/m3 cho thấy ô nhiễm không khí ở các khu đô thị của Pakistan khiến hàng ngàn người chết mỗi năm với 80.000 ca nhập viện vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có 8.000 trường hợp viêm phế quản mãn tính và gần 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở đây là do nhiều nhà máy cùng ngành công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản, chỉ tính riêng năm 2005 đã có hơn 22.600 người trưởng thành là nạn nhân của ô nhiễm không khí.

 

2. Qatar: Chỉ số PM2.5 trung bình: 92 microgram/m3, với số dân hơn 2 triệu người và ngày càng tăng nhanh Qatar cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề gây ra bởi số lượng ngày càng tăng của các công trình xây dựng và hệ thống hàng không bận rộn.

 

3. Afghanistan: Chỉ số PM2.5 trung bình 84 microgram/m3, Chính phủ Afghanistan ước tính ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho 3.000 ca tử vong mỗi năm chỉ riêng tại thủ đô Kabul. Với dân số gần 30 triệu người, Afghanistan thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông, bụi... gây nên ô nhiễm không khí nặng nề. Diện tích “giới hạn” của những thành phố miền núi đã dẫn đến tệ nạn xây dựng nhà bất hợp pháp, đi kèm với việc sử dụng máy phát điện diesel hoặc tệ hại hơn là nạn đốt lốp xe hoặc túi nilong để làm nhiên liệu gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của đất nước này.

 

4. Bangladesh: Chỉ số PM2.5 trung bình: 79 microgram/m3, Là ngôi nhà cư trú của gần 155 triệu người nhưng theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) chất lượng không khí của Bangladesh đã giảm gần 60% trong vòng 10 năm trở lại đây. Thực tế, có 3 thành phố lớn của Bangladesh nằm trong danh sách 25 thành phố với chất lượng không khí kém nhất trên thế giới. Theo báo cáo của WB, ô nhiễm không khí giết chết trung bình 15.000 người Bangladesh hàng năm do gần 90% trong số 270 nhà máy thuộc da ở Bangladesh luôn "nhả khói" ra không khí, kèm với đó là ngàn lít chất thải độc hại. Một số liệu khác cho thấy gần 7triệu người ở Bangladesh bị hen suyễn, hơn một nửa trong số đó là trẻ em.

 

5. Iran: Chỉ số PM2.5 trung bình: 76 microgram/m3, có đến 4 thành phố của Iran nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới là kết quả của những chính sách chính trị thất bại, việc sử dụng xăng kém chất lượng và hiện tượng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng mà đất nước này vẫn đang phải đối mặt. Hậu quả của những hiện tượng trên là cư dân Iran phải thường xuyên hít thở hỗn hợp khí chết người của bụi cao su, amiang, sufur dioxide, nitrogen oxide và carbon monoxide.

 

6. Ai Cập: Chỉ số PM2.5 trung bình: 74 microgram/m3, theo nghiên cứu của WHO một người dân thường sống ở Cairo hít thở không khí ô nhiễm gấp 20 lần lượng cho phép mỗi ngày. Sự gia tăng số lượng xe cộ, công xưởng và nhà máy nhiệt điện cùng với việc sử dụng các phương pháp sưởi ấm cũ như đốt than hay gỗ được coi là những tác nhân nhân tạo chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở đây.

 

7. Mông Cổ: Chỉ số PM2.5 trung bình: 64 microgram/m3, dù chỉ sở hữu số dân vỏn vẹn 2,7 triệu người nhưng Mông Cổ vẫn nằm trong số những nước có nền không khí ô nhiễm nhất. Mùa đông lạnh và kéo dài, với nhiệt độ có lúc xuống tới -40°C khiến cho người dân Mông Cổ thường xuyên phải đốt than để nấu nướng và sưởi ấm là nguyên nhân hàng đầu khiến không khí ở đất nước trở nên ô nhiễm trầm trọng với mức đo PM2.5 là 64ug/m3.

 

Thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, dựa vào bảng đánh giá chất lượng không khí theo thời gian thực (AQI) thì không khí hiện giờ ở đây ô nhiễm ở vào mức độ cao nhất-nghĩa là đang ở mức báo động và tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

 
Ô nhiễm ở Ulaanbaatar

8. Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất: Chỉ số PM2.5 trung bình: 61 microgram/m3, dù cho quốc gia này là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới nhưng cũng là một trung tâm ô nhiễm. Ả Rập Saudi làm giàu từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt mà từ lâu đã nổi tiếng là gây hại cho môi trường. Với dân số hơn 9 triệu người, Dubai đã phải đưa ra chính sách “ngày không xe ô tô” vào năm 2010 nhằm phần nào giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm nặng nề ở thành phố giàu nhất thế giới này.

 

9. Ấn Độ: Chỉ số PM2.5 trung bình 59 microgram/m3, theo báo cáo của Trung tâm khoa học và môi trường Ấn Độ (CSE), vào mùa đông năm 2013 mức độ ô nhiễm không khí ở New Delhi cao hơn gấp 60 lần mức an toàn. Đây cũng là thành phố có tỉ lệ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới theo WHO. Với chỉ số AQI trên 300, người dân của thành phố này được khuyến cáo hạn chế ra đường bởi nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe, những nơi có bầu không khí ô nhiễm nhất trên thế giới 13 Ô nhiễm gây ra bởi những công trình xây dựng, chất thải công nghiệp. Các đám cháy lớn, khí thải xe cộ và lượng dân số đáng kinh ngạc 1,2 tỷ dân đã đưa Ấn Độ vào vị trí thứ 9 trong danh sách này.

 

10. Bahrain: Chỉ số PM2.5 trung bình: 57 microgram/m3, sự thật là ô nhiễm không khí không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại một đất nước phát triển như Bahran với dân số chỉ 1,3 triệu người nhưng ô nhiễm vẫn là một vấn nạn lớn.

 

Thực trạng sức khỏe môi trường ở Việt Nam

Theo WHO, trong vòng 5 thập kỷ qua, mức độ ô nhiễm môi trường đã tăng lên ở Việt Nam do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự phát triển của phương tiện giao thông cơ giới diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra ô nhiễm không khí đô thị, phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại cũng như một loạt các thảm họa và tình huống khẩn cấp do con người gây ra. Ô nhiễm trong khu vực đô thị chủ yếu là do các hạt rắn lơ lửng, khí sulfur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2) và carbon monoxide (CO), xăng, chì và tiếng ồn. Các mối lo ngại về sức khỏe đối với tác động từ các hạt bụi bao gồm ảnh hưởng tới quá trình hô hấp và hệ thống hô hấp, làm hỏng các mô phổi, ung thư, chết trẻ, người già, trẻ em và người có bệnh phổi mãn tính, cúm hoặc hen, là những người đặc biệt nhạy cảm đối với ảnh hưởng của các hạt rắn.

 
Ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh cũng làm ô nhiễm không khí, bụi từ các nhà máy xi-măng bao trùm thành phố Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia từ 3 đến 8 lần. Ở Hà Nội, các chất gây ô nhiễm không khí xung quanh đã đạt tới mức báo động. Nồng độ ô-xít các-bon cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần so với mức cho phép, đi ô-xýt ni-tơ cao hơn từ 2,5 đến 2,9 lần, các hạt rắn có thể lắng được có hàm lượng cao hơn từ 43 đến 60 lần và hàm lượng các hạt rắn lơ lửng cao hơn từ 5 đến 10 lần. Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh ở Việt Nam vào khoảng 47 tấn/ngày. Nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 125,000 m3/ngày Việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí vượt quá tầm kiểm soát của các cá nhân và đòi hỏi chính quyền các cấp, từ quốc gia tới khu vực và quốc tế phải hành động, mức ô nhiễm không khí mà càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe đường hô hấp và tim mạch (cả trước mắt và về lâu dài) của người dân.

 
Ô nhiễm bụi từ khí thải các nhà máy

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam có trên 200 khu công nghiệp được nhà nước phê duyệt trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố, ngoài ra, còn có hàng trăm cụm công nghiệp được UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập. Tuy nhiên, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Bình quân mỗi ngày, các khu cụm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác gây ô nhiễm nặng đến môi trường do chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

 
Ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu cụm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... đang là những vấn đề “đáng báo động” ở nước ta. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.

Đánh giá tác động sức khỏe (Health impact assessment)

Đánh giá tác động sức khỏe (Health Impact Assessment_HIA) là một công cụ đánh giá các tác động về mặt sức khỏe của các chính sách, kế hoạch và các dự án trong các ngành kinh tế khác nhau, sử dụng các kỹ thuật định lượng, định tính và có sự tham gia của người dân. HIA giúp các nhà ra quyết định lựa chọn các giải pháp thay thế và các biện pháp cải thiện để phòng ngừa bệnh tật, chấn thương thương tích và chủ động tăng cường sức khỏe. WHO hỗ trợ các công cụ và sáng kiến trong lĩnh vực HIA để cải thiện một cách năng động sức khỏe và phúc lợi trong tất cả các ngành (well-being across sectors). Theo tiêu chuẩn của WHO, HIA được sử dụng để đánh giá các kế hoạch, dự án, chương trình hoặc chính sách trước khi triển khai thực hiện (assessing plans, project, programme or policies before they are implemented); dự báo các tác động sức khỏe của các đề xuất dự án, kế hoạch và chương trình (predicting the health impacts of these proposals); khuyến nghị các biện pháp giảm thiểu (recommending mitigation measures) để tăng tối đa các tác động có lợi và giảm thiểu các tác động có hại cho sức khỏe (to maximize positive health impacts and minimize negative health impacts); gắn kết các nhà ra quyết định sao cho họ phải cân nhắc các tác động sức khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe trong quá trình đưa ra quyết định (to engage decision makers so that they consider health impacts and the determinants of health in their deliberations).

Các thách thức (Challenges)

WHO cho biết sau một số năm được Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ministry of Natural Resources and Environment) và Bộ Y Tế (Ministry of Health) phối hợp xây dựng, bản Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe môi trường (National Environmental Health Action Plan_NEHAP) đã được trình lên chính phủ để phê duyệt, tuy nhiên bản kế hoạch này đã không được phê duyệt vào đầu năm 2012 do vậy Việt Nam sẽ phải đương đầu với các vấn đề sức khỏe môi trường mà không tuân theo một kế hoạch toàn diện và mang tính chất hệ thống nào. Theo số liệu của WHO, hiện tại 53,6% các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý nước thải. 95,6% chất thải y tế rắn được phân loại và thu gom. 69,2% bệnh viện có chất thải nguy hại được xử lý bằng lò đốt 2 buồng hoặc bằng các công nghệ thay thế không đốt hoặc thông qua hợp đồng xử lý với các dịch vụ bên ngoài. Hầu hết các lò đốt rác gây ô nhiễm không khí (khí đi ô-xin và fu-ran) do thiếu hệ thống làm sạch khí thải hoặc do vận hành không đúng quy trình quy phạm (nhiệt độ thấp). Nước thải y tế chưa qua xử lý trong nhiều trường hợp được thải bỏ trực tiếp ra ruộng lúa, sông ngòi, ao hồ, gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn. Việt Nam thiếu số liệu về các nguồn thủy ngân trong các cơ sở y tế và nhận thức của cán bộ công nhân viên y tế và công chúng về tác hại của thủy ngân còn hạn chế; chưa cơ sở y tế nào có quy trình chuẩn để phân loại chất thải có chứa thủy ngân; chất thải thủy ngân thông thường được thu gom và đốt cùng với các chất thải y tế khác trong lò đốt rác bệnh viện hoặc các lò đốt trung tâm, hoặc được đem đi chôn lấp trong bãi chôn lấp rác đô thị.

 

Giải pháp về ô nhiễm môi trường

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

WHO đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y Tế xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe môi trường (NEHAP) để trình lên chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch hành động này đã không được phê duyệt, một phần vì khái niệm sức khỏe môi trường và NEHAP còn mới lạ đối với các nhà hoạch định chính sách và phần khác là do kế hoạch này có phần trùng lắp với các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Cách tiếp cận sắp tới sẽ là giải quyết vấn đề sức khỏe môi trường một cách toàn diện, trong đó, kế hoạch trên đây cần phải được chỉnh sửa và trình phê duyệt lại trong thời gian tới. WHO đã và đang ủng hộ những nỗ lực nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà, tiến hành nghiên cứu tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí tại các nút giao thông ở thành phố lớn cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại sức khỏe của ô nhiễm không khí. WHO đã hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý chất thải y tế, bao gồm kế hoạch hành động quốc gia, tiến hành đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế. Các hướng dẫn về xử lý chất thải y tế và nước thải bệnh viện đã được xây dựng và đưa vào áp dụng. Với sự hỗ trợ của WHO, nghiên cứu thay thế công nghệ lò đốt rác thải y tế bằng các công nghệ thay thế như xử lý bằng lò vi sóng đã được tiến hành thử nghiệm. WHO đã và đang hỗ trợ cơ quan chức năng xây dựng quy chế về sử dụng thuốc trừ sâu và các chất khử trùng trong cơ sở y tế và ở hộ gia đình. WHO cũng đã hỗ trợ các nỗ lực nâng cao nhận thức về sử dụng thủy ngân trong các cơ sở y tế. Hướng dẫn về việc sử dụng thủy ngân sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2012- 2013 và mô hình thí điểm về bệnh viện không sử dụng thủy ngân (pilot mercury-free hospital) sẽ được triển khai trong giai đoạn 2012-2013.

Giải pháp của Việt Nam

Từ thực trạng và thách thức ô nhiễm môi trường nêu trên, Bộ Tài nguyên-môi trường và Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế (UN, WHO) xây dựng các kế hoạch, chính sách và giải pháp đồng bộ ở Việt nam phù hợp với quy định quốc tế. Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường gắn liền với cuộc sống bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

 

Theo Bộ Tài nguyên-môi trường, một số giải pháp can thiệp ô nhiễm môi trường ở Việt Nam chủ yếu như sau: (i) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. (ii) Tăng cường nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường thường xuyên, định kỳ, đột xuất; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này. (iii) Chú trọng quy hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó. (iv) Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. (v) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

Ngày 15/01/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WPRO và Bộ TNMT)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích