Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 1 0 8
Số người đang truy cập
1 0
 Tin tức - Sự kiện
Cấp thuốc tự điều trị không phải để điều trị dự phòng sốt rét

Trên thế giới việc điều trị dự phòng sốt rét được áp dụng cho cá nhân để phòng bệnh sốt rét khi sống sống trong vùng sốt rét hay đi vào vùng sốt rét lưu hành, tuy nhiên trên thực tế phương pháp này thực hiện không có kiểm soát đã tạo điều kiện cho ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc phát triển gây khó khăn trong điều trị.

Hiện nay ở nước ta Bộ Y tế chỉ đạo không điều trị dự phòng sốt rét, mà thay vào đó là cấp thuốc tự điều trị nhưng một số cơ sở y tế tuyến đầu vẫn nhầm lẫn vấn đề này.

 
Người đi rừng, vào rẫy... cần được cấp thuốc tự điều trị sốt rét (ảnh minh họa)

Hạn chế của điều trị dự phòng

Trước đây, việc điều trị dự phòng sốt rét cho cá nhân quy định đối tượng cần được bảo vệ phải uống thuốc sốt rét định kỳ hàng ngày hay hàng tuần để bảo đảm trong cơ thể có đủ một lượng thuốc sốt rét thường xuyên ở trong máu để sẵn sàng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét đột nhập vào người khi bị muỗi Anopheles mang mầm bệnh truyền sang khi chích đốt máu. Để hạn chế áp lực của thuốc đối với ký sinh trùng sốt rét, biện pháp này không áp dụng cho tất cả mọi người sống ở trong vùng sốt rét mà chỉ thực hiện cho các đối tượng chưa có miễn dịch sốt rét và mới vào vùng sốt rét lưu hành trong 6 tháng đầu. Trên thực tế việc uống thuốc phòng sốt rét được áp dụng cho những người dân có nguy cơ cao mới vào vùng sốt rét lưu hành để xây dựng kinh tế mới; đi làm nương rẫy, vào rừng khai thác lâm thổ sản, rà kiếm phế liệu chiến tranh, đào đãi vàng, tìm trầm và đá quý... ở lại đêm. Đồng thời phụ nữ có thai sống trong vùng sốt rét cũng được bảo vệ bằng cách uống thuốc phòng sốt rét. Ngoài ra, đối với các đối tượng đã mắc bệnh sốt rét đi từ vùng sốt rét đến các vùng không có sốt rét lưu hành cũng cần uống một đợt thuốc điều trị dự phòng và thuốc điều trị diệt thể giao bào của ký sinh trùng sốt rét nếu tại vùng không có sốt rét lưu hành có sự hiện diện của muỗi truyền bệnh sốt rét chủ yếu. Trong chiến lược tiêu diệt và thanh toán sốt rét đã triển khai thực hiện trong thời gian trước, việc điều trị dự phòng cá nhân bằng cách uống thuốc dự phòng định kỳ cho các đối tượng sống trong vùng sốt rét, đi từ vùng không có sốt rét lưu hành vào vùng có sốt rét đã góp một phần khá quan trọng trong bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa sốt rét cho cộng đồng người dân. Tuy vậy, việc áp dụng thực hiện phương pháp này ở một số địa phương không kiểm soát được chặt chẽ, sử dụng uống thuốc phòng bừa bãi, tràn lan, không đúng đối tượng nên đã tạo điều kiện làm cho ký sinh trùng sốt rét tăng khả năng chịu đựng, hạn chế áp lực thuốc dẫn đến tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc gây ra sự khó khăn về chuyên môn kỹ thuật trong điều trị. Đứng trước thực trạng này, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế của nước ta từ lâu đã khuyến cáo ngưng sử dụng phương pháp điều trị dự phòng cá nhân bằng cách uống thuốc phòng mà chuyển sang giải pháp cấp thuốc tự điều trị. Thực tế ở một số cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, miền núi và biên giới; mạng lưới y tế ở xã, thôn bản chưa bao phủ được hết thì ngoài hệ thống y tế nhà nước cần được bổ sung phát triển thêm hệ thống y tế tư nhân có sự quản lý để bảo đảm chất lượng công tác chuyên môn nhằm hướng dẫn thực hiện giải pháp cấp thuốc tự điều trị với việc bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về phòng chống sốt rét, từ đó cộng đồng người dân biết cách tự chẩn đoán, tự điều trị chính xác khi nghi ngờ bị mắc bệnh; không uống thuốc dự phòng khi chưa bị mắc bệnh như trước đó.

Áp dụng cấp thuốc tự điều trị

Theo quy định hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét của Bộ Y tế đã ban hành; cán bộ y tế từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên mới được cấp thuốc tự điều trị cho các đối tượng đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng trong thời gian trên 1 tuần như khách du lịch, người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành... và có trách nhiệm hướng dẫn cho đối tượng được cấp thuốc hiểu biết những kiến thức cơ bản cần thiết để tự chẩn đoán, tự điều trị khi không may bị mắc bệnh sốt rét; đồng thời theo dõi tình hình sau khi trở về báo cáo với cơ sở y tế tại địa phương. Thuốc sốt rét được cấp để tự điều trị được chỉ định là thuốc phối hợp có dẫn chất artemisinin như dihydroartemisinin + piperaquin, biệt dược là Arterakine và CV artecan; Trong mỗi viên thuốc có hàm lượng dihydroartemisinin 40mg phối hợp với piperaquin phosphat 320mg, liều sử dụng trong 3 ngày theo quy định của nhóm tuổi. Cụ thể là: Dưới 3 tuổi uống 1/2 viên trong giờ đầu, uống 1/2 viên sau 8 giờ; ngày thứ hai sau 24 giờ và ngày thứ ba sau 48 giờ, mỗi ngày uống 1/2 viên. Từ 3 đến 8 tuổi uống 1 viên trong giờ đầu, uống 1 viên sau 8 giờ; ngày thứ hai sau 24 giờ và ngày thứ ba sau 48 giờ, mỗi ngày uống 1 viên. Từ 8 đến dưới 15 tuổi uống 1,5 viên trong trong giờ đầu, uống 1,5 viên sau 8 giờ; ngày thứ hai sau 24 giờ và ngày thứ ba sau 48 giờ, mỗi ngày uống 1,5 viên. Từ 15 tuổi trở lên uống 2 viên trong giờ đầu, uống 2 viên sau 8 giờ; ngày thứ hai sau 24 giờ và ngày thứ ba sau 48 giờ, mỗi ngày uống 2 viên. Nên nhớ rằng thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Thực tế một liều thuốc cấp tự điều trị cho người lớn dùng trong 3 ngày được đóng thành vĩ 8 viên nên nhân viên y tế dễ dàng cấp phát và hướng dẫn sử dụng. Như vậy thuốc cấp tự điều trị hiện nay khác hẳn với thuốc cấp điều trị dự phòng trước đây. Tuy vậy ở một số nơi, người dân được cấp phát thuốc, thậm chí có cả nhân viên y thôn bản nhầm lẫn thuốc tự điều trị là thuốc uống phòng theo quan niệm cũ nên có thể sử dụng sai mục đích. Cần giải thích cho người dân được thuốc cấp tự điều trị hiểu rõ thuốc này dùng để tự điều trị khi nghi ngờ bị mắc bệnh mà ở xa cơ sở y tế, còn thuốc điều trị dự phòng như trước là thuốc uống phòng để bảo vệ khi chưa bị mắc bệnh và hiện nay không còn được áp dụng. Điều quan trọng ở đây là nhân viên y tế hướng dẫn những kiến thức cơ bản cho người được cấp thuốc cách tự phát hiện, tự chẩn đoán và tự điều trị khi bị sốt nghi ngờ mắc bệnh sốt rét một cách cụ thể để bảo đảm sử dụng thuốc chính xác. Ngoài ra việc quản lý thuốc tự điều trị đã cấp cũng cần được quan tâm; nếu trong đợt đi không sử dụng thì thuốc sẽ được bảo quản, cất giữ lại cẩn thận để mang theo dùng cho các đợt tiếp theo mà không cần phải xin cấp thêm liều thuốc khác nhằm tránh lãng phí. Những người dân được cấp thuốc tự điều trị phải có danh sách theo dõi tại các cơ sở y tế. Khi cấp thuốc tự điều trị cho các đối tượng theo quy định; người dân khi xa cơ sở y tế sẽ chủ động được việc tự phát hiện, tự chẩn đoán và tự điều trị sớm nếu bị mắc bệnh, góp phần giảm tỷ lệ chuyển đổi sốt rét thể thông thường thành sốt rét ác tính nhằm hạn chế tử vong. Những người đã sử dụng thuốc tự điều trị khi bị sốt nghi ngờ mắc sốt rét nếu trở về địa phương phải báo cáo cụ thể cho cơ sở y tế nơi cư trú để tiếp tục theo dõi. Theo quy định của Bộ Y tế; cán bộ y tế từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên mới được cấp thuốc tự điều trị cho các đối tượng cần thiết. Tuy nhiên đối với những cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới việc đi lại khó khăn nhưng có mạng lưới y tế thôn bản hoạt động tốt và bảo đảm chất lượng hoạt động thì y tế xã có thể cấp một số liều thuốc cho y tế thôn bản sử dụng cấp tự điều trị vì thực tế hệ thống này khá gần gũi với người dân.

Như vậy, việc cấp thuốc tự điều trị không phải để điều trị dự phòng như quan niệm cũ trước đây. Cần quan tâm đến vấn đề này vì trên thực tế vẫn còn tồn tại ở một số cơ sở, đặc biệt là việc quản lý các liều thuốc được cấp một cách cụ thể để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Ngày 15/12/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích