Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 2 1 3 2
Số người đang truy cập
8 7
 Tin tức - Sự kiện
Phòng chống bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng ở Hàn Quốc và Kenya

Phòng chống bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng ở Hàn Quốc

Ngày 14/10/2014. WHO - Phòng chống bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng ở Hàn Quốc (Community-based NCD prevention in the Republic of Korea). Hơn 14 triệu người trong độ tuổi từ 30 đến 70 chết mỗi năm do các bệnh không lây nhiễm (NCDs), 85% sống ở các quốc gia đang phát triển chứng minh cho việc làm thế nào mà các trung tâm tư vấn ở Hàn quốc cung cấp các dịch vụ dựa vào cộng đồng quan trong nhằm giúp chống lại các bệnh không lây nhiễm như là ung thư, đái tháo đường và bệnh tim mạch.Các trung tâm tư vấn ở Hàn Quốc cung cấp các dịch vụ dựa vào cộng đồng quan trọng nhằm giúp chống lại các bệnh không lây nhiễm, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Khi bà Choi, 72 tuổi, trở lại Hàn Quốc sau nhiều năm sinh sống ở nước ngoài, bà cảm thấy cô đơn, cô độc và không chắc chắn làm thế nào để thiết lập cách tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhưng sau đó bà nghe nói về "Trung tâm Tư vấn 100s sống khỏe mạnh” (Healthy 100s Counselling Centres) ở quận Gangdong của Seoul, nơi bà đang sống nhằm mục đích tăng cường sức khỏe tốt về lâu dài. Từ năm 2007, họ đã tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ dự phòng cho bệnh không lây nhiễm như ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Khi bà Choi đến để nhận được sự đánh giá đầu tiên, nhân viên đề nghị bà tham gia một nhóm tập thể dục để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ y tế (Increasing access to health services)

Tỷ lệ hiện mắc các bệnh không lây nhiễm đã tăng đáng kể tại Hàn Quốc trong thập kỷ qua, tại huyện Gangdong việc sử dụng rượu có hại và béo phì là mối quan tâm đặc biệt. 7 năm trước, chỉ riêng huyện Gangdong đã có nửa triệu người có thể nhận được các dịch vụ công cộng giúp ngăn chặn bệnh không lây nhiễm là Trung tâm y tế công cộng. Nhằm tăng cường tiếp cận tới toàn bộ cộng đồng, Trung tâm Y tế công cộng đã dẫn đầu một sáng kiến ​​với việc tạo ra mộtTrung tâm Tư vấn 100s sức khỏe trong mỗi 18 văn phòng Trung tâm dịch vụ cộng đồng của huyện mà nó cung cấp dịch vụ hành chính và xã hội. Mỗi Trung tâm tư vấn 100s sức khỏe mới có một y tá làm toàn bộ thời gian, người y tá sẽ kiểm tra người dân để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, cung cấp giáo dục sức khỏe để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh không lây nhiễm cho người dân, khuyến cáo các nhóm dựa vào cộng đồng tập thể dục và chuyển cư dân bị bệnh đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Kể từ khi bắt đầu viếng thăm Trung tâm tư vấn 100s sức khỏe địa phương, bà Choi đã nhìn thấy sự giảm lượng đường trong máu và cân nặng của mình.

 

 Trung tâm Y tế công cộng Gangdong

Hành động liên ngành cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ y tế (Intersectoral action improves access to health services)

Cả thị trưởng và Giám đốc Y tế công cộng của quận Gangdong, đóng một vai trò quan trọng trong việc kết hợp của Trung tâm Y tế công cộng (Public Health Centre), Văn phòng Quản lý hành chính (Administration Management Bureau), Trung tâm Dịch vụ cộng đồng (Community Service Centres), Văn phòng Kế hoạch và kinh tế (Planning and Economy Bureau), các tổ chức y tế tư nhân và các cộng đồng ở quận. Quá trình tham vấn với các chuyên gia học thuật và các cuộc họp ủy ban với công chúng trong mỗi 18 cộng đồng dẫn đến sự thành công của chương trình. "Quận Gangdong đã chứng minh tầm quan trọng của nó như thế nào là phải có sự tham gia của cộng đồng với một sựtập trung vào các cá nhân để tăng tốc với việc tiếp cận vào các dịch vụ y tế cần thiết, sự tham gia có hiệu quả liên quan đến các nhóm cộng đồng và các cơ quan chính phủ khác nhau nhằm phát triển các giải pháp là ở trung tâm của hành động liên ngành cho sức khỏe". Alex Ross, Giám đốc Trung tâm phát triển sức khỏe của WHO (WHO Centre for Health Development_WKC) tại Kobe, Nhật Bản cho biết.

 

 Trung tâm y tế công cộng Gangdong

Trung tâm Y tế công cộng Gangdong cải thiện công việc của mình trên các lĩnh vực để tiếp tục thành lập các Trung tâm Tư vấn 100s khỏe mạnh bằng cách vạch ra các hướng dẫn hành động liên ngành (inter-sectoral action_ISA) bởi WKC. Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và WKC tổ chức các buổi đào tạo về lĩnh vực hợp tác chéo với các quan chức công cộng và các chuyên gia học thuật mà cuối cùng đã giúp đặt các vấn đề sức khỏe có vị trí cao hơn trong chương trình nghị sự chính sách tại Gangdong. Ngày nay, hơn 65 000 người đang theo học tại Trung tâm Tư vấn 100s khỏe mạnh ở Gangdong, những người tham gia báo cáo sự hài lòng lớn hơn với chất lượng dịch vụ y tế của họ và 32% những người tham gia chương trình cho thấy sự cải thiện trong tăng huyết áp và huyết áp cũng như giảm cân trong vòng 6 tháng.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y tế công cộng Gangdong cho thấy các Trung tâm tư vấn 100s sức khỏe có khả năng tiếp cận người dân tại cộng đồng-tăng cường tiếp cận với các dịch vụ nâng cao sức khỏe. Bà Choi bây giờ có thể tập thể dục và giao tiếp với các đồng nghiệp trong cộng đồng của mình giúp bà thích nghi với môi trường mới. Đến cuối năm 2014, sẽ có một Trung tâm Tư vấn 100s sức khỏe mạnh trong tất cả 18 cộng đồng của quận Gangdong, vì kết quả thành công của sáng kiến ​​này các quận khác trong Hàn Quốc đang bắt đầu nhân rộng mô hình này.

Cuộc chiến của Kenya chống lại các bệnh không lây nhiễm

Ngày 6/10/2014. NAIROBI - Lực lượng đặc nhiệm của Liên Hợp Quốc: cuộc chiến của Kenya chống các bệnh không lây nhiễm nhằm cải thiện sức khỏe, tăng cường phát triển (UN Task Force: Kenya’s fight against noncommunicable diseases aims to improve health, strengthen development). Kenya đang thực hiện những bước tiến lớn để chiến đấu với dịch bệnh của các bệnh tim mạch và đột quỵ, ung thư, tiểu đường và các bệnh hô hấp, tiến về phía trước với một đáp ứng của toàn bộ chính phủ nhằm ngăn ngừa và kiểm soát các tình trạng bệnh lý này, để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy phát triển đất nước, một lực lượng đặc nhiệm của Liên Hợp Quốc được tìm thấy ở thời gian cuối trong sứ mệnh kéo dài một tuần với đất nước này.

Các tình trạng bệnh lý, được gọi là bệnh không lây nhiễm (noncommunicable diseases_NCDs)chiếmđến 27% các ca tử vong gây ra cho người Kenya, tương đương với gần 100.000 người mỗi năm. Mục đích là để giảm số lượng lớn các trường hợp tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm ở Kenya phù hợp với mục tiêu toàn cầu mang tính tự nguyện của WHO giảm 25% tỷ lệ tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm vào năm 2025. Nhiệm vụ đến Kenya, kết thúc vào ngày 03/10/2014 là lần đầu tiên đến châu Phi của Lực lượng đặc nhiệm liên ngành Liên hợp quốc về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm (United Nations Interagency Task Force for the Prevention and Control of NCDs). Chuyến thăm của đại diện Lực lượng đặc nhiệm bao gồm từ WHO, UNAIDS, UNDP, UNFPA, UNICEF, WB và nhóm hỗ trợ chính phủ Kenya quốc gia của UN nhằm xây dựng và chia sẻ các giải pháp ứng phó với NCDs.

 

Người dân Kenya luôn phải đối mặt với dịch bệnh, bao gồm NCDs 

Tổng thư ký nội các của Kenya về y tế (Kenya’s Cabinet Secretary for Health), Hon. James Macharia ca ngợi công việc của sứ mệnh UN và cho rằng nó nhấn mạnh nhu cầu và cơ hội cho hành động đa ngành nhằm đáp ứng với các bệnh không lây nhiễm. "Bệnh không lây nhiễm không chỉ là ở Kenya, đó là trong toàn khu vực, đó là một vấn đề đối với châu Phi", ông Macharia nói với lực lượng đặc nhiệm của UN trong một cuộc họp vào hôm thứ năm: "Vấn đề này đang được thực hiện nghiêm túc bởi các cấp cao nhất của chính phủ bởiTổng thống". Trong khi đặt ra mối quan tâm vấn đề sức khỏe rõ ràng, NCDs cũng chịu trách nhiệm cho việc giảm năng suất, giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế và bẫy những người nghèo nhất vào trong nghèo đói kinh niên ở Kenya. Xác suất tử vong quá trẻ từ NCDs ở Kenya 18%. Các yếu tố nguy cơ chính gây NCDs ở Kenya phơi nhiễm với sử dụng thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu có hại do ảnh hưởng của toàn cầu hóa về tiếp thị và thương mại, đô thị hóa nhanh chóng và lão hóa dân số. NCDs đóng góp trên 50% nhập học nội trú và 40% các ca tử vong bệnh viện chiếm phần lớn ngân sách dành cho chăm sóc sức khỏe ở Kenya.

"Khung chính sách NCD ở Kenya là mạnh mẽ và khả năng lãnh đạo của Bộ Y tế", Tiến sĩ Custodia Mandlhate, Trưởng đại diện của WHO ở Kenya cho biết: "Bây giờ là thời gian để đảm bào quyền đối với hành động đa ngành ngay từ trên chính phủ, hệ thống UN và các bên liên quan trong việc kiểm soát và phòng ngừa NCDs". Mức độ to lớn của bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm có nghĩa là chính phủ Kenya đã dành ưu tiên trong phòng chống bệnh không lây nhiễm trong kế hoạch trung hạn quốc gia (MTPII) 2014-2018; Kế hoạch chiến lược y tế quốc gia (KNSSP) 2014-2018; Khung hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDAF) 2014-2018 cho Kenya và Chiến lược Hợp tác Quốc gia Kenya thế hệ thứ ba của WHO (2014-2019). Một chiến lược cụ thể cho việc giải quyết các bệnh không lây nhiễm dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trong thời gian ngắn.

Các phát hiện từ sứ mệnh của UN bao gồmtổng số người hút thuốc lá ước tính khoảng 26% trong số những người đàn ông Kenya. Đáng lo ngại là, trong số này gồm những người 13-15 tuổi, 15% hiện đang tiêu thụ một số hình thức của sản phẩm thuốc lá, hơn một phần tư người trẻ tuổi (25%) bị phơi nhiễm do hút thuốc lá thụ động ở nhà. Tỷ lệ hoạt động thể chất không đầy đủ cho người lớn từ 18 tuổi trở lên được ước tính là 10% ở nam giới và 14% ở phụ nữ trong năm 2010. 18% phần trăm trẻ em trước tuổi học đường Kenya bị béo phì. Khoảng 30% người trưởng thành Kenya bị thừa cân khoảng 9% bị béo phì. Tổng tiêu thụ ước tính của cồn nguyên chất ở Kenya là 4,3 lít cho mỗi người lớn tuổi từ 15 trở lên mỗi năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của châu Phi với báo cáo đáng kể của việc nghiện rượu nặng. Chi phí y tế dưới 5% GDP, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 15% đặt ra trong Tuyên bố Abuja năm 1989.

Tất cả các BộKenya thừa nhận NCDs như là một mối quan tâm ngày càng tăng đối với đất nước việc đô thị hóa nhanh hơn và toàn cầu hóa của tiếp thị và thương mại sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. "Môi trường xã hội, kinh tế và thể chất ở các nước đang phát triển như Kenya tạo cho người dân của mình nhiều mức độ bảo vệ thấp hơn nhằm tránh các nguy cơ và hậu quả của bệnh không lây nhiễm so với các nước phát triển", theo Dudley Tarlton, Chuyên gia Chương trình về sức khỏe và phát triển của UNDP: "Ở các nước phát triển, dân số thường xuyên được hưởng lợi từ các chính sách của Chính phủ kế hoạch làm giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ với các bệnh không lây nhiễm, trong khi tăng cường năng lực của các cá nhân và các quần thể để có những lựa chọn sức khỏe lành mạnh và thực hiện theo mô hình lối sống cho phép có sức khỏe tốt. Hành động không đầy đủ sẽ dẫn đến sự tụt giảm kinh tế xã hội đáng kể đối với Kenya, quốc gia chỉ mới đang nổi lên như một quốc gia thu nhập trung bình thấp và gánh nặng cho hệ thống y tế có thể làm suy yếu khả năng".

Nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc đã đưa ra một loạt các khuyến nghị cho chính quyền Kenya nhằm hoạch định chính sách để ngăn chặn tác động của các NCDs bao gồm tập trung vào tử vong sớm, mà nó có các tác động kinh tế xã hội lớn nhất; một sự tập trung mạnh mẽ vào các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất sẵn có cho NCDs; nâng cao nhận thức về các bệnh không lây nhiễm ở mức cao nhất của chính phủ; đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của chính phủ và xã hội đáp ứng với những thách thức của các bệnh không lây nhiễm như lợi ích sức khỏe có thể đạt được nhiều hơn nữa bằng các chính sách công cộng có ảnh hưởng cách ảnh hưởng trong các lĩnh vực ngoài sức khỏe hơnbằng cách chỉ làm những thay đổi chỉ riêng trong chính sách y tế; xác định cơ hội trong việc liên kết thúc đẩy công tác phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm vào các chương trình hiện có trong ngành y tế và các lĩnh vực khác như giáo dục, lao động và phát triển đô thị; đặt một sự chú trọng nhiều hơn vào việc bảo vệ người dân tránhtiếp xúc với thực phẩm chế biến cao và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường nâng cao nhận thức trong nhân dân. Lực lượng đặc nhiệm của UN được thành lập bởi Tổng thư ký UN trong tháng 6/2013 và được đặt dưới sự lãnh đạo của WHO. Tổ chức này đang điều phối các hoạt động với các tổ chức UN có liên quan và các cơ quan liên chính phủ khác để giúp thực hiện các cam kết của những người đứng đầu Nhà nước trong Tuyên bố Chính trị của UN năm 2011 về NCDs, đặc biệt là qua việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu của WHO về phòng ngừa kiểm soát NCDs giai đoạn 2013-2020 và kết quả văn kiện của UN năm 2014 về NCDs.

Trên toàn cầu, hơn 14 triệu người chết mỗi năm do NCDs trong độ tuổi từ 30 và 70, trong đó 85% là ở các nước đang phát triển. Xác suất tử vong do bất kỳ trong NCDs chủ yếu trong độ tuổi từ 30 và 70 dao động từ 10% ở các nước phát triển đến 60% ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Người ta ước tính rằng có đến hai phần ba số ca tử vong sớm có liên quan đến việc phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ (cụ thể là, sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh và hoạt động thể chất không đầy đủ và việc sử dụng rượu có hại) và lên đến nửa số tử vong như thế này này có liên quan đến yếu hệ thống y tế yếu kếm mà nó không đáp ứng một cách hiệu quả và công bằng tới các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người bị NCDs.

 

Ngày 17/10/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích