Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 1 6 3
Số người đang truy cập
6
 Tin tức - Sự kiện
Tầm soát lao phổi ở trẻ em
Tỷ lệ mắc bệnh lao ở trẻ em trên toàn cầu cao hơn dự đoán

Bệnh lao ở trẻ em khó nhận biết do các biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi, biếng ăn gần giống với các bệnh thông thường; đôi khi chỉ cần điều trị triệu chứng và một vài biện pháp giân dan bệnh cũng tạm thời qua khỏi nên lao trẻ em dễ bị bỏ sót, kết quả điều tra thực tế của WHO trên toàn cầu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lao ở trẻ em cao hơn dự đoán rất nhiều.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ hai của các bệnh nhiễm trùng trong đó Việt Nam được tổ chức này xếp vào hàng thứ 12/22 nước có tình hình bệnh lao cao nhất thế giới và 14/27 quốc gia có gánh nặng lao đa kháng thuốc trên toàn cầu với khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành và 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao hàng năm.Nguyên nhân nhiễm lao ở trẻ em thường từ người thân trong gia đình hoặc người bảo mẫu, nếu bị nhiễm lao hầu hết trẻ sẽ phát bệnh trong vòng một năm nên tần số mắc mới của lao trẻ em sẽ giúp cho phép đo lường chính xác mức độ bệnh lao đang diễn ra trong cộng đồng; do đó việc cập nhật và báo cáo dữ liệu lao trẻ em đầy đủ và chính xác sẽ giúp chúng ta ước tính được gánh nặng thực sự của bệnh lao để có biện pháp giám sát và theo dõi tích cực.

Nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh lao ở trẻ em cao hơn dự đoán

 

Hình chụp X-quang của bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện A. G. Holley tại Lantana, Florida 

Thông kê tối ưu nhất (Best guess)

Dữ liệu thô rất khó thống kê được nhưng theo WHO thì con số đó là khoảng nửa triệu trẻ em trên toàn thế giới đã phát triển thành bệnh lao phổi trong năm 2011, WHO tính toán rằng các con số dựa trên các ca được báo cáo từ nhà chức trách địa phương nhưng nhiều ca thì không được báo cáo, bệnh lao phổi ở trẻ em từ lâu thường rất khó chẩn đoán vì vật các tác giả của nghiên cứu công bố trên Tạp chí Lancet đã quyết định đi theo một hướng khác.

Mối liên hệ gia đình (Family ties)

Đồng tác giả nghiên cứu James Seddon, một bác sĩ khoa nhi tại Trường Đại Học Imperial London cho biết: “Đa số trẻ em bị mắc lao phổi khi còn nhỏ bị lây bệnh từ một người trong gia đình” vì vậy các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mô hình toán học nhằm tính toán xem có bao nhiêu trẻ em có khả năng sống với một thành viên gia đình có lao phổi tại 22 quốc gia chiếm 80% ca lao phổi trên toàn thế giới, sau đó ước tính xem có bao nhiêu trẻ trong số đó bị nhiễm và có bao nhiêu bị ốm. Họ thống kê được xấp xỉ 650.000 ca bệnh trong các nước này nhiều hơn thống kê của WHO đối với toàn thế giới.

Phần lớn các chuyên gia đều nhận thấy thông kê của WHO là thấp vì vậy Seddon cho biết đây cũng không phải là điều quá ngạc nhiên, tuy nhiên nhóm này còn phát hiện ra rằng 15 triệu trẻ em đang sống cùng với một người bị lao phổi và 7,6 triệu bị mắc mới, chưa từng có ai tiến hành các thống kê này trước đó và ông cho biết đây quả là “lớn gấp nhiều lần hơn dự đoán của tôi” (much greater than I had anticipated).

“Không phải là vấn đề ưu tiên” (Not a priority)

Theo Seddon, WHO đã đưa ra liệu pháp phòng ngừa cho trẻ em phơi nhiễm với hoặc bị nhiễm lao phổi nhưng chưa có biểu hiện các triệu chứng, tuy nhiên tại phần lớn các quốc gia có tỷ lệ lao phổi cao thì mọi người không hề biết đến các biện pháp này. Ông cho biết: “Điều trị cho những trẻ em không có biểu hiện triệu chứng và hoàn toàn khỏe mạnh không được đưa lên ưu tiên” tại các nước có các nguồn lực hạn chế và có số lượng lớn các bệnh nhân đang mắc và làm lây lan bệnh đó. Mặc dù vậy ông cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ hy vọng rằng những con số này củng cố thêm những những luận cứ về các lời đồn đại đối với các chương trình quốc gia, các bạn biết đấy, có rất nhiều trẻ em bị lao phổi trong nước bạn, nếu chúng không được phát hiện và điều trị phòng chống thì đây sẽ là một vấn đề sẽ không nhỏ tương lai”.

Lớn cỡ nào? (How big?)

Lao phổi ở trẻ em vẫn chưa được chú ý tới như đối với ở người lớn ở một khía cạnh nào đó vì các chuyên gia chưa nhận thấy được vấn đề đó lớn cỡ nào, Bác sĩ chuyên về các bệnh truyền nhiễm Jennifer Furin tại Đại Học Case Western Reserve không hề liên quan đến nghiên cứu cho biết: “Khi UNICEF hoặc các tổ chức khác hỏi chúng tôi: “Thế có bao nhiêu trẻ em bị ốm do lao phổi hàng năm?’, chúng tôi chỉ biết vò đầu bứt tay và đáp lại: ‘Ồ, nó rất phức tạp”. Bà nói rằng: “Báo cáo này là một đóng góp vô biên cho lĩnh vực này vì nó cho chúng tôi biết có bao nhiêu trẻ em cần được giám sát và nhắm đến việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa hàng năm để chúng không tiếp tục bị đau ốm nữa”.

Jeffrey Starke từ Trường đại học y học nhi khoa (College of Medicine pediatrician) Baylor cho biết: “Và thông qua việc ngăn chặn các ca bệnh trong tương lai đó, nó sẽ không chỉ có tác động lên sức khỏe của trẻ em mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lớn nữa và đóng góp vào việc ngăn chặn mắt xích lây nhiễm không hề yếu đi trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng”. Bà đã cùng viết một bình luận đi kèm bài báo.

Tỷ lệ bệnh lao ở trẻ em “cao hơn nhiều so với ước tính của WHO”

Ngày 8/7/2014. BBC News - Tỷ lệ bệnh lao ở trẻ em “cao hơn nhiều so với ước tính của WHO” (TB rates in children 'much higher than WHO estimates'). Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Lancet Global Health có hơn 650.000 trẻ em trên thế giới mắc bệnh lao mỗi năm cao hơn 25% so với dự đoán hiện nay của WHO, các nhà khoa học cho rằng các cơ quan y tế có thể bỏ qua “cơ hội lớn” (enormous opportunity) để ngăn chặn sự lây lan của bệnh này. WHO đang có kế hoạch xem xét lại ước tính trong bản báo cáo tiếp theo, bệnh lao ở trẻ em có thể khó phát hiện do trẻ nhỏ vi khuẩn ít biểu hiện hơn so với người lớn và đây là thách thức lớn để thu thập mẫu bệnh nhân từ trẻ em.

 

Theo các nhà nghiên cứu 15 triệu trẻ em đang sống cùng gia đình với người lớn bị mắc bệnh lao

 
Các cách tiếp cận thay thế
(Alternative approaches)

Trong năm 2012, WHO đã đưa ra dự đoán khoảng 530.000 ca mắc nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng con số này dựa vào các báo cáo số ca mắc đến từ chính quyền các quốc gia-không báo cáo đầy đủ cũng như chất lượng giám sát khác nhau. Theo các nhà khoa học, một số ca bị thiếu sót do nhận thức trẻ em không bị lây nhiễm và cho rằng vấn đề ít cấp bách hơn so với người lớn.Hưởng ứng lời kêu gọi của WHO về cách tiếp cận khác đối với vấn đề này, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Sheffield, Đại học Hoàng gia (University of Sheffield, Imperial College) London và Hiệp hội toàn cầu về Phát triển Thuốc Lao (Global Alliance for TB Drug Development) tạo ra mô hình toán học, tập trung vào dữ liệu người lớn mắc bệnh này. Tính đến phản ứng tự nhiên của vi khuẩn và tỷ lệ người lớn mắc bệnh lao tại các hộ gia đình và trong cộng động ở 22 quốc gia với các mức độ bệnh cao nhất, họ có thể ước tính có bao nhiêu trẻ em mắc bệnh lao, họ cho biết khoảng 15 triệu trẻ em hiện nay sống chung với người lớn có mắc bệnh lao và gần 53 triệu trẻ em có dấu hiệu bệnh lao thể không hoạt động (inactive TB)-một hình thức của bệnh có thể phát triển thành bệnh bất cứ lúc nào.

“Thường bị phớt lờ” ('Often ignored')

Ước tính này chỉ ra gần 2/3 ca mắc bệnh lao có thể bị thiếu sót mỗi năm, TS. Peter Dodd ở trường Đại học Sheffield và trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “trẻ em thường bị quên đi nhưng là một phần quan trọng trong những nỗ lực phòng chống bệnh lao, những phát hiện của chúng ta đánh dấu một cơ hội lớn cho điều trị kháng sinh phòng bệnh cho trẻ em đang sống cùng gia đình với người bị mắc bệnh lao, sử dụng biện pháp điều trị phòng bệnh trên phạm vi rộng có thể giảm số lượng trẻ em có nguy cơ phát triển bệnh”.

TS. Ruth McNerney của trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (London School of Hygiene and Tropical Medicine) nói: “Chúng ta biết trẻ em có nguy cơ mắc và chết do bệnh lao nhưng không biết con số bao nhiêu, giải quyết vấn đề này rất quan trọng-điều trị trẻ em với biện pháp phù hợp khi chúng có nguy cơ mắc bệnh có thể giúp ngăn chặn căn bệnh này xuất hiện lại trong cuộc sống sau này”.

Andrea Cruz và Jeffrey Starke của trường Đại Học Y Baylor, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA), người không có trong nhóm nghiên cứu nhưng đóng góp những bài báo có liên quan trên tạp chí nói rằng: “Phát hiện mới này cho thấy phòng chống bệnh lao ở người lớn sẽ giúp hoạt động phòng chống bệnh lao ở trẻ em được cải thiện là một sai lầm cũng như chiến lược phòng chống độc lập (stand-alone control strategy)”.

Ngày 11/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
CN. Nguyễn Thái Hoàng, CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo các nguồn tin quốc tế)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích