Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 5 3 8
Số người đang truy cập
1 1
 Tin tức - Sự kiện
Bộ Y tế: SARS-CoV-2 lây qua đường không khí

Đây là điểm mới trong phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành ngày 14/7.So với phiên bản cập nhật gần nhất vào cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Bổ sung thêm biểu hiện lâm sàng

Theo Bộ Y tế, hiện SARS-CoV-2 đang biến đổi liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn.

Thời gian ủ bệnh vẫn 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày với triệu chứng hay gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ.

Tuy nhiên, trong phiên bản lần 6, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm: Đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

Theo Bộ Y tế, khoảng hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày (phác đồ cũ từ 7-8 ngày).

Các biểu hiện nặng bao gồm: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.


Trong phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân Covid-19 thành 5 mức độ. 
Ảnh: Duy Hiệu.

Có thể xuất viện sau 10 ngày, không quan tâm tái dương tính

Trong phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn phân loại bệnh nhân Covid-19 thành 5 mức độ: Không triệu chứng, mức độ nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính; mức độ vừa với biểu hiện viêm phổi; mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch.

Tuy nhiên, Bộ Y tế bổ sung chi tiết hơn về nhịp thở và nồng độ oxy trong máu khi phân loại mức độ nhẹ và vừa. Xếp vào mức nhẹ khi có nhịp thở =< 20 lần/phút và có nồng độ oxy trong máu SpO2 >= 96% khi thở khí trời; Trường hợp vừa khi nhịp thở >20 lần/phút kèm ho, khó thở.

Trong nguyên tắc điều trị chung, Bộ Y tế thống nhất tất cả Fo có kết quả dương tính hoặc không có triệu chứng điều trị tại các buồng bệnh thông thường. Ca bệnh nặng, nguy kịch cần điều trị tại buồng hồi sức tích cực.

Bộ Y tế cũng lưu ý phát hiện và xử trí sớm các biểu hiện thần kinh và tâm thần ở bệnh nhân Covid-19.

Điểm đáng lưu ý trong phác đồ mới, Bộ Y tế chia tiêu chuẩn xuất viện thành 3 mức, thời gian điều trị ngắn nhất là 10 ngày.

Bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ thời điểm có xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 nếu thoả mãn 2 điều kiện:

Thứ nhất, không có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm xét nghiệm.

Thứ hai, có 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp (cách nhau tối thiểu 24 giờ) bằng phương pháp Real-time RT-PCR hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30). Thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24h.

Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sẽ được xuất viện ở ngày thứ 14 hoặc lâu hơn tuỳ theo tình trạng bệnh cho đến khi đáp ứng đủ 2 điều kiện như nhóm 10 ngày.

Bộ Y tế cũng thay đổi cách theo dõi sau khi xuất viện. Theo phác đồ mới, sau khi về nhà, bệnh nhân tự theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu cao hơn 38oC trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào cần báo ngay cho cơ sở y tế để khăm khám và điều trị kịp thời.

Trong phác đồ lần 5 trước đây, Bộ Y tế đưa ra quy chuẩn xuất viện chung với mọi bệnh nhân khi điều trị ít nhất 14 ngày, có 2 lần xét nghiệm âm tính, mỗi lần cách nhau 48-72 giờ. Thời gian lấy mẫu lần cuối cùng cách thời điểm ra viện không quá 24 giờ.

Cũng trong phác đồ lần 5, Bộ Y tế yêu cầu khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Riêng bệnh nhân tái dương tính tiếp tục cách ly tại nhà thêm 1 tuần (tổng là 21 ngày) và lấy mẫu xét nghiệm lần 3 tại ngày thứ 21.

Tuy nhiên, trong phác đồ mới, việc lấy mẫu xét nghiệm sau khi về nhà là không cần thiết. Qua theo dõi hơn 400 trường hợp tái dương tính không lây ra cộng đồng nên Bộ Y tế cho rằng không cần cách ly như trước đây.

Biến thể SARS-CoV-2 lây qua đường không khí- Làm gì để phòng chống?

Nhiều chuyên gia y tế và thực tế diễn biến dịch đã khẳng định, các biến thể của virus SARS-CoV-2, như biến thể Anh và biến thể Ấn Độ, lây truyền qua không khí. Khoảng cách lây truyền đã vượt qua lằn ranh 2 mét và qua báo cáo đã có trường hợp lây với khoảng cách 10 mét.

Nghiên cứu và thực tiễn cũng cho thấy biến thể mới có khả năng lây qua không khí mạnh trong môi trường kín, bật điều hòa. Chỉ 36 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, một người đã có xét nghiệm dương tính và có trường hợp đã lây cho người khác sau 2 ngày bị phơi nhiễm.


Thực hiện 5K và tiêm vaccine phòng COVID vẫn là chiến lược tối ưu được nhiều nước khuyến cáo

Đến nay, thực hiện 5 K và tiêm vaccine phòng COVID vẫn là chiến lược tối ưu được nhiều nước khuyến cáo. Thông điệp này đã đến người dân trong cộng đồng của nhiều quốc gia giúp phòng chống dịch COVID có hiệu quả. Nhưng kể từ sau khi phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, nhiều giải pháp hỗ trợ được khuyến cáo để tăng thêm tính hiệu quả phòng chống dịch, trong đó được quan tâm là tăng cường mở cửa, thông thoáng nơi ở và sinh hoạt của mỗi cá nhân.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận môi trường thông thoáng và nắng nóng từ ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm mạnh khả năng hoạt động và giảm nguy cơ lan tràn lây nhiễm của hầu hết các chủng virus gây bệnh đường hô hấp. Có thể nói: “Mở cửa thông thoáng nơi ở và ánh nắng mặt trời là một trong những khắc tinh của virus gây bệnh hô hấp”. Vậy chúng ta phải hành động gì ngay bây giờ để hạn chế môi trường trú ngụ và giảm mật độ của virus trong không khí nơi ở và sinh hoạt, nhằm tránh lây nhiễm các chủng virus hô hấp cho chính bạn và gia đình bạn.

Giữ mọi thứ có tổ chức, gọn gàng và vệ sinh nhà cửa hàng ngày

Đối với những vật dụng xung quanh bạn trong nhà hay phòng riêng, phải sắp xếp một cách gọn gàng và khoa học. Hút bụi, làm sạch bề mặt nhà cửa, đồ đạc, các tay nắm, tay vịn..., nhất là các ngóc ngách và gầm tủ, giường dễ bỏ sót. Loại bỏ bụi bẩn và đồ đạc không dùng đến để dễ dàng cho việc lau chùi và dọn vệ sinh hàng ngày. Càng làm tốt việc này, bạn càng loại bỏ nơi ẩn náu của virus.


Mở cửa giúp nhà thông thoáng, từ đó giảm nhanh mật độ virus trong không khí.

Làm thông thoáng nhà cửa, đón nhận ánh sáng mặt trời

Mở cửa giúp nhà thông thoáng, tạo nhiều dòng không khí đối lưu liên tục, từ đó giảm nhanh mật độ virus trong không khí, nhất là khi trong nhà bạn có người đang mắc các bệnh liên quan nhiễm virus hô hấp như cảm lạnh, cúm... dễ gây lan tràn virus trong không khí khi ho và hắt hơi. Khi ánh nắng mặt trời tràn vào nhà bạn, không khí sẽ ấm nóng lên một cách tự nhiên, tạo ra một môi trường có nhiệt độ cao không thích hợp cho sự sinh trưởng của các chủng virus gây bệnh đường hô hấp.

Đặc tính chung cho các virus gây bệnh hô hấp thích sống ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thích hợp nhất là dưới 25 độ C như môi trường có máy điều hòa đang hoạt động. Trong môi trường vừa có nắng, vừa ở nhiệt độ cao từ 30 độ C trở lên thì virus gây bệnh hô hấp chỉ có thể tồn tại thời gian ngắn và sẽ bị tiêu diệt, giúp giảm khả năng phát tán và sự lây nhiễm giảm đi nhiều lần.


Ánh nắng mặt trời – “khắc tinh” của virus gây bệnh đường hô hấp.

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích quý giá bất ngờ sau:

+ Giúp bạn kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu tiến hành trên 30.000 phụ nữ Thụy Điển, theo dõi kéo dài hơn 20 năm cho thấy tuổi thọ của những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ngắn hơn 2,1 năm so với người dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Tuy nhiên, cần cẩn trọng vì tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Nên có các biện pháp để bảo vệ da như mang áo quần che nắng, kính che mắt và thoa kem chống nắng.

+ Làm bạn vui vẻ phấn chấn hơn: Ánh nắng mặt trời có khả năng giúp cơ thể tiết ra beta-endorphin giúp cải thiện tâm trạng và cảm thấy vui phấn chấn hơn. Ánh nắng mặt trời giúp tăng cường nồng độ serotonin - là một hormone hạnh phúc tự nhiên của cơ thể. Thật vậy, chúng ta thường có xu hướng cảm thấy hạnh phúc và nhiều năng lượng hơn khi sống trong những ngày mặt trời chiếu sáng. Ngoài ra, tiếp xúc và vận động dưới ánh sáng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm.

+ Giúp bạn ngủ ngon hơn: Một nghiên cứu của Đại học Colorado-Boulder, Hoa Kỳ, phát hiện ánh sáng tự nhiên từ ánh nắng mặt trời có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học và điều chỉnh chu kỳ thức ngủ của cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, chu kỳ giấc ngủ sẽ điều chỉnh chặt chẽ hơn và ngủ ngon sâu giấc hơn.


Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào nhất

+ Giúp cơ thể sản xuất đầy đủ vitamin D: Thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, lão hóa và nguy cơ tử vong chung. Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. Chỉ cần hai bàn tay và khuôn mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút mỗi ngày có thể cung cấp cho bạn 3.000 đến 5.000 IU vitamin D.

Ngày 15/07/2021
Ban Biên tập Website
(Nguồn:zingnews.vn, suckhoedoisong.vn)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích