Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 1 6 6
Số người đang truy cập
2 4
 Tin tức - Sự kiện
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus (Tổng giám đốc của WHO) (Nguồn: WHO) (Ảnh cắt ra từ clip)
Cập nhật chiến lược toàn cầu của WHO về bệnh sốt rét

Đại diện từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt rét và các tổ chức đối tác đã tập hợp vào ngày 28 tháng 1 trên một diễn đàn ảo của WHO để chia sẻ phản hồi và quan điểm về Chiến lược kỹ thuật toàn cầu đối với bệnh sốt rét 2016-2030. Các đóng góp từ một nhóm các bên liên quan khác nhau sẽ được phản ánh trong một chiến lược cập nhật dự kiến công bố vào tháng 6 năm 2021.

Chiến lược 15 năm của WHO - do Đại hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5 năm 2015 - được thiết kế để hướng dẫn và hỗ trợ tất cả các quốc gia đang nỗ lực phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Nó đặt ra 4 mục tiêu toàn cầu cho năm 2030, cũng như các mốc thời gian tạm thời để theo dõi tiến độ (Xem bảng bên dưới).

Như đã báo cáo trong ấn bản gần đây nhất của Báo cáo sốt rét thế giới, 2 trong số các cột mốc năm 2020 của chiến lược chưa đạt tiến độ: giảm số ca mắc và tỷ lệ tử vong sốt rét trên toàn cầu xuống ít nhất 40%. Hai cột mốc khác tập trung vào loại trừ cấp quốc gia và ngăn chặn sốt rét tái phát có khả năng sẽ đạt được.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giảm số ca mắc và tử vong do sốt rét trong 2 thập kỷ qua, nhưng tiến bộ trong những năm gần đây đã chững lại và nhiều quốc gia có gánh nặng cao đang dần suy sụp. Sự xuất hiện của đại dịch COVID vào năm 2020 đã đặt ra thêm một thách thức nghiêm trọng đối với công tác ứng phó bệnh sốt rét trên toàn thế giới. Cần phải có hành động khẩn cấp và phối hợp để thay đổi quỹ đạo toàn cầu của dịch bệnh.

Phát biểu trước những người tham gia diễn đàn trên web, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO lưu ý rằng mặc dù việc đạt được các mục tiêu năm 2030 của chiến lược sẽ là một thách thức, nhưng các quốc gia lưu hành bệnh sốt rét và đối tác phải giữ vững cam kết để đạt được các mục tiêu đó.

TS. Tedros cho biết: “Không có thách thức nào trong số những thách thức này là đơn giản, nhưng không có thách thức nào là không thể vượt qua… Chúng ta đã cùng nhau vượt qua muôn vàn khó khăn trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét. Và chúng ta có thể cùng nhau vượt qua những thách thức mà chúng ta đang đối mặt hiện nay, đồng thời hiện thực hóa tầm nhìn chung của chúng ta về một thế giới không có bệnh sốt rét."

Mục tiêu, cột mốc và chỉ tiêu của Chiến lược kỹ thuật toàn cầu về bệnh sốt rét 2016-2030

Mục tiêu

Cột mốc

Chỉ tiêu

2020

2025

2030

1.Giảm tỉ lệ tử vong sốt rét toàn cầu so với 2015

Ít nhất 40%

Đạt được 18%

Chưa đạt 22%

Ít nhất 75%

Ít nhất 90%

2.Giảm tỉ lệ mắc sốt rét toàn cầu so với 2015

Ít nhất 40%

Đạt được 3%

Chưa đạt 37%

Ít nhất 75%

Ít nhất 90%

3.Loại trừ sốt rét khỏi các nước lan truyền sốt rét năm 2015

Ít nhất 10 nước

Đạt tiến độ

Ít nhất 20 nước

Ít nhất 35 nước

4.Ngăn ngừa sốt rét tái phát ở tất cả các quốc gia không còn sốt rét

Tái phát được ngăn chặn

Đạt tiến độ

Tái phát được ngăn chặn

Tái phát được ngăn chặn

Làm mới chiến lược

Chiến lược cập nhật hoàn toàn phù hợp với Chương trình làm việc chung lần thứ 13 (2019-2023) của WHO (WHO’s 13th General Programme of Work) và các chỉ tiêu Triple Billion, cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals) và chương trình nghị sự về bao phủ y tế toàn dân (universal health coverage_UHC) toàn cầu, động lực chính cho hoạt động của Tổ chức trên toàn thế giới. Nó kêu gọi các dịch vụ sốt rét phối hợp tốt hơn thành các hệ thống cung cấp dịch vụ y tế rộng lớn hơn và nâng cao năng lực của các quốc gia để tạo ra, phân tích và sử dụng dữ liệu liên quan đến sốt rét. Chiến lược sửa đổi cũng kêu gọi đưa công tác phòng chống sốt rét vào biện pháp Health-in-All-Policies– “Đưa y tế vào toàn bộ chính sách” để tạo điều kiện thuận lợi cho đáp ứng đa ngành.

Năm nguyên tắc chỉ đạo của chiến lược sẽ được sắp xếp lại để nhấn mạnh hơn vào vai trò quan trọng của tinh thần làm chủ quốc gia. Nguyên tắc thứ 6 sẽ được bổ sung để phản ánh rằng các đáp ứng sốt rét thành công do được củng cố bởi các hệ thống y tế có khả năng phục hồi. Các nguyên tắc chỉ đạo khác tập trung vào nhu cầu có hệ thống giám sát mạnh mẽ, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế, đổi mới các công cụ và phương pháp tiếp cận cũng như các biện pháp can thiệp phù hợp với điều kiện địa phương.

TS. Pedro Alonso, Giám đốc Chương trình Sốt rét Toàn cầu của WHO cho biết: “Chúng ta đang chuyển dần từ chiến lược “một quy mô phù hợp tất cả” - ‘one-size fits all’ sang một phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu, được điều chỉnh phù hợp hơn ... Đó là về việc xác định những người phải chịu đựng nhiều nhất gánh nặng của căn bệnh, sau đó nỗ lực tiếp cận họ để cung cấp các dịch vụ mà họ cần”. Ông nói thêm rằng biện pháp này sẽ giúp tối đa hóa các nguồn lực sẵn có bằng cách đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và công bằng trong các ứng phó với bệnh sốt rét.

Phản hồi từ tiền tuyến

Những lời của TS. Alonso lặp lại những lời của TS. Jimmy Opigo, nhà quản lý chương trình sốt rét quốc gia của Uganda, người đã mô tả sự chuyển dịch mô hình “mang tính biến đổi” mà ông đã chứng kiến giữa các bên liên quan về bệnh sốt rét trong 5 năm qua. Ông nói trong hội thảo trên web: “Thế giới sốt rét quyết định rằng thay vì chỉ đầu tư cho bao phủ, chúng ta cần đầu tư cho tác động... Chúng ta cần tối ưu hóa. Chúng ta cần nhắm mục tiêu. Chúng ta cần phân vùng. Và để làm được điều này, dữ liệu trở nên rất quan trọng”.

Hội thảo trên web cũng bao gồm tiếng nói của các nhân viên y tế ở tuyến đầu, chẳng hạn như cô Luseshelo Simwinga, một nữ hộ sinh ở Malawi, người đã mô tả những trở ngại mà nhiều phụ nữ mang thai phải đối mặt trong việc điều trị sốt rét dự phòng. Bà nói: “Hầu hết mọi người không đến khám tại các cơ sở y tế vì họ cảm thấy không được tôn trọng. Bà nói thêm: “Các cộng đồng địa phương nên đòi hỏi cho họ quyền được đối xử bình đẳng với sự tôn trọng và trang nghiêm cũng như được cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng.

Bà Simwinga lưu ý rằng việc dự trữ thuốc thiết yếu tại các cơ sở y tế là một rào cản quan trọng khác để tiếp cận điều trị. Bà nói: “Tôi muốn chính phủ ưu tiên vấn đề y tế của những nhóm dân cư yếu thế như phụ nữ mang thai và trẻ em bằng cách đảm bảo rằng các loại thuốc và vật tư thiết yếu để quản lý bệnh sốt rét luôn có sẵn trong các cơ sở y tế.

Phản ánh từ các đối tác toàn cầu

TS. Abdourahmane Diallo, Giám đốc điều hành của Đối tác RBM để chấm dứt bệnh sốt rét (RBM Partnership to End Malaria) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng các mục tiêu tài trợ của chiến lược. Ông nói: “Bây giờ không phải là thời điểm để hạ thấp mức độ tham vọng của chúng ta về việc đạt được các mục tiêu sốt rét toàn cầu. Tuy nhiên, bất kỳ chiến lược nào cũng chỉ tốt ngang với mức tài trợ của nó cho phép. TS. Diallo nói, chúng ta phải tăng gấp đôi các nỗ lực vận động và huy động nguồn lực để loại trừ bệnh sốt rét, điều này sẽ mang lại lợi nhuận vượt trội từ đầu tư. Năm 2019, nguồn lực toàn cầu cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đạt tổng cộng 3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với ước tính 5,6 tỷ USD cần thiết để thực hiện đầy đủ chiến lược.

TS. Dyann Wirth, Chủ tịch Nhóm Cố vấn Chính sách Sốt rét của WHO (Malaria Policy Advisory Group_MPAG) cho biết cộng đồng sốt rét có thể rút ra bài học từ công tác ứng phó với COVID-19. Bà nói: “Các quốc gia lưu hành bệnh dịch, WHO và các đối tác đã tăng cường để đảm bảo việc phòng chống và điều trị bệnh sốt rét không bị gián đoạn… Cuộc khủng hoảng hiện tại buộc phải có sự đổi mới và các biện pháp khẩn cấp, nhu cầu phản ứng nhanh, cần dữ liệu thời gian thực, chuyển sang chăm sóc cộng đồng và bảo vệ nhân viên tuyến đầu khỏi các bệnh lây nhiễm khác.

Bước tiếp theo

Tất cả các bên liên quan có thể tiếp tục chia sẻ phản hồi về chiến lược này trong những tuần tới bằng cách gửi tin nhắn tới: gmpfeedback@who.int. Các cuộc tham vấn với các đối tác quan trọng sẽ tiếp tục trong vài tháng tới, đỉnh cao là một lần đánh giá sau cùng của WHO MPAG về chiến lược cập nhật. Chiến lược sẽ được chia sẻ với các Quốc gia Thành viên để xem xét tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74 vào tháng Năm và sẽ được công bố vào tháng sau.

Tóm tắt chiến lược kỹ thuật toàn cầu

Nguyên tắc

Tất cả các quốc gia có thể đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới loại trừ thông qua kết hợp các biện pháp can thiệp phù hợp với bối cảnh địa phương.

Tinh thần làm chủ và lãnh đạo quốc gia với sự liên quan và tham gia của cộng đồng là điều cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thông qua cách tiếp cận đa ngành.

Cần cải thiện việc giám sát, theo dõi và đánh giá, cũng như phân vùng theo gánh nặng bệnh sốt rét để tối ưu hóa việc thực hiện các biện pháp can thiệp sốt rét.

Cần thực hiện công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt là đối với những nhóm dân cư yếu thế và khó tiếp cận nhất.

Đổi mới các công cụ và biện pháp thực hiện sẽ cho phép các quốc gia tối đa hóa tiến độ đi đến loại trừ.

Khung chiến lược

Bao gồm ba trụ cột chính, với hai yếu tố hỗ trợ: (1) đổi mới và nghiên cứu và (2) một môi trường được tạo điều kiện mạnh mẽ.

Tối đa hóa tác động của các công cụ cứu sinh ngày nay

Trụ cột 1. Đảm bảo khả năng tiếp cận toàn dân đối với phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét

Trụ cột 2. Đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới loại trừ và đạt được tình trạng không có sốt rét.

Trụ cột 3. Chuyển giám sát sốt rét thành một biện pháp can thiệp cốt lõi.

Yếu tố hỗ trợ 1. Khai thác đổi mới và mở rộng nghiên cứu

Nghiên cứu cơ bản để thúc đẩy đổi mới và phát triển các công cụ mới và cải tiến.

Nghiên cứu triển khai để tối ưu hóa tác động và hiệu quả chi phí của các công cụ và chiến lược hiện có.

Hành động để tạo điều kiện cho việc tiếp thu nhanh chóng các công cụ, biện pháp can thiệp và chiến lược mới.

Yếu tố hỗ trợ 2. Tăng cường môi trường thuận lợi

Các cam kết chính trị và tài chính mạnh mẽ.

Phương pháp tiếp cận đa ngành và hợp tác xuyên biên giới và khu vực.

Quản lý toàn bộ hệ thống y tế bao gồm cả khu vực tư nhân, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của pháp luật.

Phát triển năng lực để quản lý chương trình và nghiên cứu hiệu quả.

Ngày 13/03/2021
An Khang
(Biên dịch)
(Nguồn: https://www.who.int/news/item/01-02-2021-updating-who-s-global-strategy-for-malaria)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích