Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 5 0 7 6
Số người đang truy cập
1 0 2
 Tin tức - Sự kiện
(ảnh sưu tầm)
Thuốc giả giết chết hàng chục ngàn người ở châu Phi mỗi năm

Khi Moustapha Dieng bị đau dạ dày vào một ngày tháng trước, anh đã làm điều hợp lý đi đến một bác sĩ ở con phố Ouagadougou, thủ đô của Burkina Faso.Bác sĩ kê đơn điều trị bệnh sốt rét nhưng giá thuốc quá cao với Dieng- một thợ may 30 tuổi, nên anh ta đi đến một người bán hàng bất hợp pháp để mua thuốc vì giá rẽ hơn.

"Nó quá đắt ở hiệu thuốc. Tôi buộc phải mua thuốc trên đường phố vì chúng rẻ hơn," ông nói. Trong vòng vài ngày anh ta phải nhập viện - bị ốm nặng bởi những loại thuốc đáng lẽ dùng để chữa trị bệnh của mình.

Một báo cáo do E.U tài trợ phát hành vào hôm thứ ba cho biếthàng chục ngàn người ở châu Phi chết mỗi năm vì thuốc giả. Các loại thuốc này chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc nhưng cũng được sản xuất ở Ấn Độ, Paraguay, Pakistan và Vương quốc Anh.Gần một nửa số thuốc giả và chất lượng kém được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) từ năm 2013 đến năm 2017 được tìm thấy ở vùng cận Saharan châu Phi, theo báo cáo cũng được Interpol và Viện Nghiên cứu An ninh phát hiện.

Báo cáo cho biết:" Hàng giả tràn lan tại các nước nghèo hơn nhiều so với các nước giàu có hơn, với sự thâm nhập hàng giả lên tới gấp 30 lần trong chuỗi cung ứng ".Các loại thuốc sốt rét không đạt chuẩn hoặc giả tạo gây ra cái chết cho khoảng 64.000 đến 158.000 người mỗi năm ở vùng cận Saharan châu Phi.

Thị trường thuốc giả trị giá khoảng 200 tỷ USD trên toàn thế giới mỗi năm, TCYTTG cho biết, làm cho nó trở thành nguồn buôn bán thương mại sinh lợi nhất của hàng hóa sao chép bất hợp pháp. Tác động của nó đang gây ra những tàn phá nghiêm trọng.Nigeria cho biết hơn 80 trẻ em đã bị giết chết trong năm 2009 bởi một loại xy rô điều trị bệnh về răng bị nhiễm độc với một hóa chất thường được sử dụng trong chất làm mát động cơ và được đổ lỗi gây suy thận.

Đối với Dieng, chi phí có thể được đo một cách đơn giản hơn là bị bệnh. Đêm nằm trong bệnh viện khiến anh tốn hơn gấp đôi số tiền anh ta phải trả khi mua thuốc theo y lệnh của bác sĩ."Sau khi uống những loại thuốc đó, nguồn gốc mà chúng tôi không biết, anh ấy đã trở lại với những triệu chứng mới ... Tất cả điều này đã làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của anh ấy", y tá Jules Raesse, người chăm sóc cho Dieng khi anh ở bệnh viện hồi tháng trước.


Ảnh
- Một người bán hàng rong bán thuốc bất hợp pháp và giả mạo trên một con phố
Adjame ở Abidjan, Bờ Biển Ngà, ngày 13 tháng 10 năm 2018.

Thuốc giả cũng đe dọa một ngành dược phẩm đang phát triển mạnh ở một số nước châu Phi.Theo hãng tin Reuter: Điều đó đã nhanhchóng giúp Bờ Biển Ngà - nơi mà các loại thuốc giả cũng được bày bán công khai-đàn áp không nương tay vấn nạn này, ước tính khoảng 30 tỷ đô la vào năm ngoái.Chính quyền Bờ Biển Ngà cho biết tháng trước họ đã tịch thu gần 400 tấn thuốc giả trong hai năm qua.Able Ekissi, một thanh tra tại Bộ Y tế, nói với hãng tin Reuters những hàng hóa bị tịch thu, đã được bán cho người tiêu dùng, sẽ gây ra một sự mất mát cho ngành công nghiệp dược phẩm hợp pháp hơn 170 triệu đô la.Abderrahmane Chakibi, Giám đốc điều hành công ty dược phẩm i Sanofcủa Pháp một chi nhánh tại vùng cận Saharan châu Phi cho biết:"Chúng được cho là rẻ hơnnhưng điều quan trọng là chúng không có hiệu quả và có hại nhất," Nhưng ở Bờ Biển Ngà, nhiều người không có khả năng mua sắm ở các hiệu thuốc, những nơi mà thường chỉ mua các loại thuốc đắt tiền được nhập từ Pháp, chứ không phải là những phiên bản thuốc rẻ hơn từ những nơi như Ấn Độ.

"Khi bạn không có phương tiện, bạn bị buộc phải đi ra ngoài đường," Barakissa Cherik, một dược sĩ ở thủ đô thương mại của Bờ Biển NgàAbidjan cho biết.

Ngày 27/11/2018
Ths.Bs.Lê Thạnh
(Nguồn: voanews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích