Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 1 4 2 5
Số người đang truy cập
4 0
 Tin tức - Sự kiện
Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO ứng phó quyết liệt với virus Zika toàn cầu
WHO: Thông tin cập nhật virus Zika tháng 9 năm 2016

Theo thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới đến tháng 9/2016, các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á tiếp tục báo cáo các ca mắc mới virus Zika, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á cũng đã báo cáo trường hợp đầu nhỏ (microcephaly) nhưng đang được điều tra làm rõ cóliên quan đến nhiễm virus Zika hay không.

Thông tin cập nhật của WHO (WHO update Zika virus)

Thông tin của WHO cho biết các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương tiếp tục báo cáo các ca nhiễm mới virus Zika, trong đó có nhiều quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, WHO cho rằng những trường hợp Zika báo cáo ở Thái Lan mới đây chưa rõ ràng mặc dù gia tăng số trường hợp thực tế về tỷ lệ hoặc là kết quả của hoạt động tăng cường giám sát, kiểm tra hoặc nhận thức cộng đồng.


Hình 1

Kết quả giải trình tự (sequencing results) từ 2 trường hợp virus Zika báo cáo ở Malaysia cho thấy cả 2 đều thuộc “dòng châu Á" (Asian lineage) nhưng là từ chủng hơi khác nhau, những trường hợp Zika nhập khẩu (imported case) đầu tiên tương tự như virus lưu hành ở Polynesia thuộc Pháp vào năm 2013, tức là "chủng châu Á" (Asian strain) trong một bài viết công bố năm 2007. Trường hợp thứ hai tại địa phương được báo cáo tương tự như một chủng Đông Nam Á lưu hành trước đó thuộc “dòng châu Á". Hơn nữa, kết quả phân tích trình tự (sequencing analysis) tại Singapore cho thấy ngoài các trường hợp do virus từ dòng cũ của châu Á phát hiện tại địa phương từ một ca bệnh có tiền sử du lịchBrazil được gây ra bởi một loại virus tương tự như một chủng thuộc dòng châu Á đang lưu hành ở châu Mỹ. Các quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo các trường hợp đầu nhỏ (microcephaly) và hệ thống thần kinh trung ương (central nervous system_CNS) bị dị tật có khả năng kết hợp với nhiễm virus Zika cho lần đầu tiên trong tuần qua như ở Guatemala; các quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo các trường hợp có hội chứng Guillain-Barré (GBS) liên quan đến nhiễm vi rút Zika lần đầu tiên trong tuần qua như ở Ecuador.


Giới chức Hoa Kỳ bị khuấy động bởi những trường hợp nhiễm Zika virus ở khu vực Miami

Tại Thế vận hội Paralympic mùa hè (Summer Paralympics) 2016 từ ngày 7/9 đến 18/9 tại thành phố Rio De Janeiro, Brazil với sự góp mặt của hàng nghìn vận động viên và hàng chục nghìn cổ động viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới nhưng WHO đánh giá rủi ro nhiễm virus Zika của vận động viên cũng như du khách trở về từ Paralympic là không cao và cho đến nay WHO không nhận được bất kỳ thông tin nào về trường hợp nhiễm Zika gắn liền với sự kiện này. Theo hướng dẫn của WHO, đàn ông và phụ nữ trở về từ Brazil nên thực hành tình dục an toàn hoặc cân nhắc kiêng khem ít nhất 6 tháng sau và áp dụng các thuốc chống côn trùng cho ít nhất 3 tuần sau khi trở về nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm.


Hình 3

Cộng đồng ASEAN chung tay ngăn chặn virus Zika (Asean members join hands to tackle Zika)

Trong bối cảnh số trường hợp nhiễm virus Zika ngày càng lan rộng và khó kiểm soát ở hầu khắp các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhất là Singapore, Malaysia, Philppines, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 19/9/2016, Tổ chức Y tế thế giới đã phải triệu tập một hội nghị trực tuyến với Bộ trưởng y tế 10 nước ASEAN (Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao PDR., Malaysia, Myanmar, Philippine, Singapore, Thailand và Việt Nam) thống nhất tuyên bố chung về giải pháp ứng phó với dịch bệnh do virus Zika (ASEAN Health Ministers respond to Zika virus).


Hình 4

Nội dung tuyên bố chung của các Bộ trưởng y tế ASEAN nhắc lại tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần thứ 10 về tăng cường an ninh y tế khu vực liên quan đến bệnh truyền nhiễm và các bệnh có nguy cơ gây đại dịch đã được thông qua vào ngày 22/11/2015 tại KualaLumpur, Malaysia; các biện pháp đã được thống nhất nhằm kêu gọi tăng cường khả năng chuẩn bị, giám sát và đáp ứng với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi như đã được đề cập trong các tài liệu của Hội nghị Bộ trưởng y tế các nước ASEAN+3 về phòng chống Ebola tại Bangkok, Thailand vào tháng 12/2014; Hội nghị trực tuyến đặc biệt của các nước ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh do MERS-CoV trong khu vực vào tháng 7/2015. Các Bộ trưởng y tế ASEAN bày tỏ sự quan ngại lan truyền của dịch bệnh do vi rút Zika cùng mối liên quan với dị tật đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh mà WHO tuyên bố đây là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu đã được ghi nhận tại 72 quốc gia trên thế giới bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN; đồng thời đánh giá những cam kết của các nước thành viên ASEAN trong nỗ lực quản lý sự lan truyền của dịch bệnh và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về bệnh dịch này; công tác chuẩn bị của các nước thành viên ASEAN ứng phó với các mối đe dọa của dịch bệnh do vi rút Zika kể cả xây dựng năng lực trong việc giám sát thực địa, xét nghiệm, kiểm soát véc tơ và truyền thông nguy cơ đến cộng đồng; ghi nhận những tiến bộ đã đạt được ở cấp độ toàn cầu bởi WHO và các đối tác khác nhằm tăng cường năng lực đáp ứng đối với các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp.


Phòng chống virus Zika là bảo vệ phụ nữ mang thai tránh di tật đầu nhỏ sơ sinh

Xuất phát từ các quan điểm nêu trên cũng như nhận thức được mối đe dọa tiếp tục của virus Zika và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi khác trong khu vực do sự gia tăng của giao thương đi lại quốc tế, biến đổi khí hậu và môi trường và những tác động đáng kể của các dịch bệnh tiềm tàng trong khu vực tới sức khỏe, xã hội và kinh tế. Bộ trưởng y tế các nước ASEAN đã thống nhất nâng cao công tác chuẩn bị, đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Zika và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi khác trong khu vực với các tuyên bố tăng cường hệ thống giám sát của quốc gia và đẩy mạnh các cơ chế đánh giá nguy cơ hiện có của khu vực về vi rút Zika với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế bao gồm cả WHO; đẩy mạnh thực hiện IHR và các cơ chế hiện có để kịp thời chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực nhằm có được sự đánh giá nguy cơ một cách chính xác; nâng cao hiệu quả của việc giám sát và đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika cũng như các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi khác của các nước trong khu vực thông qua các cơ chế của ASEAN như: Mạng lưới ASEAN-EOC, Mạng lưới ASEAN+3 FETN; triển khai các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, đánh giá nguy cơ bằng cách kiểm soát véc tơ, đảm bảo tiếp cận chẩn đoán phòng xét nghiệm bao gồm cả việc tăng cường mạng lưới phòng xét nghiệm quốc gia và truyền thông nguy cơ; thực hiện các nghiên cứu, chia sẻ phát hiện mới và bài học kinh nghiệm liên quan đến dịch bệnh do vi rút Zika thông qua các cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN bao gồm cả mạng lưới ASEAN+3 FETN, SEAMEO-TROPMED, và cũng như các cơ chế hoạt động khác bao gồm Chương trình hợp tác An ninh y tế toàn cầu (GHSA); đồng thời nhất trí cam kết triển khai hiệu quả các chiến lược và giải pháp nêu trên để đạt được các năng lực một cách tốt nhất đảm bảo an ninh y tế và sức khỏe người dân.

 

Ngày 05/10/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO và ASEAN News)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích