Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 14/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 0 7 1 1 0 3
Số người đang truy cập
2 1 7
 Tư vấn sức khỏe Kiến thức phổ thông
Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc-xin phòng bệnh phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế
Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc-xin phòng bệnh

Vắc-xin là một phương tiện phòng bệnh khá hữu hiệu hiện nay để ngăn ngừa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên để bảo đảm hiệu lực tác dụng; việc tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc-xin phải được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Phương tiện và các chỉ thị trong tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc-xin

Trong quá trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc-xin; các đơn vị y tế dự phòng thường sử dụng các loại dụng cụ chuyên biệt như hòm lạnh, phích vắc-xin và và căn cứ vào các chỉ thị như chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin, chỉ thị đông băng điện tử, thẻ theo dõi nhiệt độ... Hòm lạnh là dụng cụ chứa các bình tích lạnh để bảo quản vắc-xin và dung môi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản với thời hạn từ 4 đến 7 ngày tùy thuộc vào việc sử dụng bình tích lạnh.Phích vắc-xin là dụng cụ chứa các bình tích lạnh để bảo quản vắc-xin và dung môi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản với thời hạn từ 1 đến 2 ngày tùy thuộc vào việc sử dụng bình tích lạnh.Chỉ thị nhiệt độ lọ vắc-xin VVM (vaccinevial monitor) là nhãn được dán trên lọ vắc-xin, nhãn này có thể thay đổi màu khi lọ vắc-xin tiếp xúc với nhiệt độ cao vượt quá thời gian cho phép tùy vào từng loại vắc-xin.Chỉ thị đông băng điện tử là dụng cụ được sử dụng để cho biết phương tiện bảo quản vắc-xin đã hoặc đang ở mức nhiệt độ có thể làm đông băng vắc-xin.Thẻ theo dõi nhiệt độ là dụng cụ ghi nhận nhiệt độ bảo quản vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

Quy định về cấp phát, tiếp nhận vắc-xin

Khi cấp phát vắc-xin, nhân viên y tế chịu trách nhiệm cấp phát phải kiểm tra và lưu giữ thông tin theo mẫu quy định tại đơn vị cấp phát như: loại vắc-xin; tên vắc-xin; tên nhà sản xuất, nước sản xuất; hàm lượng, quy cách đóng gói; số đăng ký lưu hành, số giấy phép nhập khẩu; số lô; hạn sử dụng; số liều; tình trạng bảo quản gồm nhiệt độ, VVM, chỉ thị đông băng (nếu có); trình trạng vắc-xin, dung môi gồm bao bì, nhãn mác, màu sắc... Phải thực hiện biên bản giao và nhận vắc-xin giữa bên cấp phát và bên tiếp nhận cụ thể.

Nếu phát hiện có bất thường về các thông tin liên quan đến vắc-xin thì hai bên giao nhận phải lập biên bản về tình trạng thực tế của vắc-xin và xử lý theo quy định.Khi tiếp nhận vắc-xin, nhân viên y tế tiếp nhận phải kiểm tra và lưu giữ thông tin theo quy định đã nêu trên; không tiếp nhận vắc-xin khi có bất thường về thông tin liên quan đến vắc-xin.

Bảo quản vắc-xin và dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnh

Bảo quản vắc-xin: Phải thực hiện theo đúng quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành. Vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc-xin theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể như: kho bảo quản vắc-xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc; việc vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin; bảo quản vắc-xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, phích vắc-xin hoặc hòm lạnh từ khi bắt đầu tiêm chủng đến lúc kết thúc buổi tiêm chủng, trường hợp phải lưu trữ vắc-xin thì phải kiểm tra nhiệt độ bảo quản và ghi chép tối thiểu 2 lần mỗi ngày; có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng. Khi tiếp nhận vắc-xin, nhân viên y tế tiếp nhận vắc-xin có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản và các thông tin khác theo quy định. Đồng thời lưu ý vắc-xin phải được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác;sắp xếp vắc-xin đúng vị trí, tránh làm đông băng vắc-xin; bảo đảm vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc-xin; thực hiện việc theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin hàng ngày, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần mỗi ngày buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc;đối với vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng,ngoài việc thực hiện các quy định như trên, phải có thiết bị cảnh báo nhiệt độ buồng lạnh, có nhật ký tự động ghi lại nhiệt độ đối với kho bảo quản vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng của trung ương và khu vực; có nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản vắc-xin của tuyến tỉnh và tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố; có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc-xin của tuyến xã, phường, thị trấn.

Bảo quản dung môi:Trường hợp dung môi không đóng gói cùng với vắc-xin, dung môi có thể được bảo quản ngoài thiết bị dây chuyền lạnh nhưng phải tuân thủ các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất và đáp ứng các yêu cầu như không được để đông băng dung môi, dung môi phải được làm lạnh từ +2°C đến +8°C trước khi sử dụng 24 giờ để pha hồi chỉnh.

Bảo quản vắc-xin trong buổi tiêm chủng

Sử dụng phích vắc-xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định đã được nêu trên và phải bảo đảm nhiệt độ từ +2°C đến +8°C.Những lọ vắc-xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế tiếp.

Vận chuyển vắc-xin

Trong quá trình vận chuyển, phải thực hiện việc bảo quản vắc-xin theo quy định như: vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin; có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng. Đồng thờiphải duy trì nhiệt độ bảo quản liên tục, phù hợp đối với từng loại vắc-xin theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc-xin trong suốt quá trình vận chuyển.

Vắc xin-trong chương trình tiêm chủng mở rộng phải theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử, ghi lại nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển đối với tuyến trung ương, khu vực và tỉnh. Đối với tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố và tuyến xã, phường, thị trấn phải thực hiện theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển bằng nhiệt kế.

Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh, giám sát bảo quản vắc-xin trong dây chuyền lạnh

Thiết bị dây chuyền lạnh phải được kiểm tra thường xuyên, theo dõi tình trạng hoạt động, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, được sửa chữa hoặc thay thế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất bảo đảm vắc-xin luôn được lưu giữ ở đúng nhiệt độ trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc-xin.

Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và hiệu chuẩn định kỳ thiết bị dây chuyền lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin theo quy định về quản lý trang thiết bị y tế.

Lưu ý phát hiện phản ứng thông thường sau tiêm chủng

Một vấn đề cần được quan tâm là mặc dù vắc-xin được tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản đúng quy trình để bảo đảm tính hiệu lực và an toàn của vắc-xin khi sử dụng. Tuy nhiên sau khi tiêm chủng do cơ địa của từng đối tượng, các phản ứng thông thường có thể xảy ra. Đó là những biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi gồm triệu chứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng hoặc đỏ hay vừa sưng vừa đỏ tại chỗ tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39°C và các triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Nếu các triệu chứng xảy ra nặng hơn, kéo dài và không tự khỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngày 22/02/2019
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích