Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 18/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 8 1 1 1 9
Số người đang truy cập
3 5 9
 Tư vấn sức khỏe Kiến thức phổ thông
Bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người: Bệnh sán dây

Bệnh sán dây bao gồm 2 loại là sán dây lợn và sán dây bò, thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh sán dây có thể ký sinh ở người dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng.

Đặc điểm của bệnh

Định nghĩa ca bệnh

- Ca bệnh lâm sàng:

+ Bệnh sán dây trưởng thảnh: chủ yếu gáy triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán (sán dây bò) tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.

+ Bệnh ấu trùng: tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau (có các nốt ở dưới da bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết); hoặc có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt.

- Ca bệnh xác định:

+ Bệnh sán dây trưởng thành: xét ngiệm phân tìm thấy đốt sán và trứng sán dây.

+ Bệnh ấu trùng: xét nghiệm chẩn đoán xác định khi có một trong các tiêu chuẩn sau sinh thiết các nốt/nang sán dựới da. Ép , soi kính hiển vi thấy vòng móc của đầu sán hoặc chụp cắt lớp não CT scanner có nang sán trong não. Đó là những nốt dịch có chấm mờ lệch tam, kích thước 3-5 mm, có nốt to hơn, có thể có nốt vôi hóa. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có độ chính xác cao hơn nhưng cần cân nhắc đê có chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.


Hình 1

Chẩn đoán phân biệt

Với một số bệnh tương tự

- Bệnh sán dây trưởng thành: cần phân biệt với bệnh giun truyền qua đất nhưng giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, bằng xét nghiệm phân tìm trứng giun trong phân.

- Bệnh ấu trùng: phân biệt với các bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng kỹ thuật ELISA, giun xoắn và một số bệnh thần kinh, bệnh về mắt bằng các xét nghiệm chuyên khoa.

Xét nghiệm

- Loại mẫu bệnh phẩm:

+ Bệnh phẩm phân để tìm trứng sán dây hoặc đôt sán dây trưởng thành.

+ Bệnh phẩm máu để tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn trong huyết thanh bệnh nhân.

- Phương pháp xét nghiệm:

+ Xét nghiệm phân để tìm trứng theo phương pháp xét nghiệm trực tiếp hoặc phương pháp Kato.

+ Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn bằng phương pháp ELISA. Ngoài ra, có thể dùng phương pháp sinh thiết cơ hoặc chụp cắt lớp não CT scanner để tìm nang sán.


Hình 2

Tác nhân gây bệnh

- Tên tác nhân:

+ Bệnh sán dây là do các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia soliumTaenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên.

+ Bệnh ấu trùng sán lợn là do những ấu trùng sán lợn ký sinh ở trong cơ, trong não, trong mắt người gây nên.


Hình 3

- Hình thái:

+ Sán dây trưởng thành: sán dây thường dài từ 2-4 m, có khi tới 8-10 m.. Nhìn bên ngoài, sán dây có hình thể như một dải băng và có 3 phần: phần đầu là một hình cầu mang những mồm hút và bộ phận bám, phần cổ thường thắt lại và không có đốt phần thân gồm nhiều đốt và những đốt tùy theo độ trưởng thành có sự phát triển khác nhau.

+ Ấu trùng sán dây lợn: khi phát triển đầy đủ, ấu trùng là một túi giống như một hạt đu đủ mọng nước, chiều dài 15 mm, chiều ngang 7-8 mm, hình dạng của ấu trùng có thể thay đổi tùy theo nơi ký sinh. Ở những cơ chắc, ấu trùng có hình kéo dài nhưng ở những bộ phận có tổ chức lỏng lẻo ấu trùng lại có hình cầu.

- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:

+ Đối với trứng sán dây nằm trong đốt sán nên khó bị phá vỡ, chỉ khi nào đốt sán thối rữa mới giải phóng trứng; cũng như trứng giun đũa, trứng sán dây ra môi trường nhiệt độ ánh sáng trên 700C mới có khả năng diệt trứng.

+ Ấu trùng sán dây lợn bị giết chết ở dưới 00C, nhưng ở 0-20C nó sống được gần 2 tháng và nhiệt độ phòng thí nghiệm cũng sống được 26 ngày. Nếu muốn dùng thịt sống thì phải ướp thịt ở -100C trong 4 ngày mới đảm bảo; ấu trùng bị giết chết ở 45-500C để đảm bảo an toànphải đun sôi trên 1 giờ.

Đặc điểm dịch tể học

- Bệnh sán dây trưởng thành: phân bố rải rác nhiều nơi trên toàn quốc, tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5-12 %; trong đó, tỷ lệ nhiễm sán dây bò chiếm chủ yếu 70-80%, sán dây lợn chiếm tỷ lệ thấp 10-20%.

- Bệnh ấu trùng sán lợn: phân bố rải rác ở ít nhất 49 tỉnh/thành trong cả nước, tỷ lệ nhiễm khoảng 5-7 %.


Hình 4

Nguồn truyền nhiễm

- Ổ chứa: sán dây trưởng thành sống ở ruột non của người; ấu trùng sán dây lợn sống kỷ sinh ở trong tổ chức của một sô động vật có vú như người, lợn, lợn rừng, trâu, bò, lạc đà, cừu. dô, ngựa, thỏ, chó, mèo.

- Thời gian ủ bệnh: sán dáy trưởng thành khoảng 8-10 tuần, ấu trùng sán dây lợn khoảng 9-10 tuần.

- Thời kỳ lây truyền: sau khoảng 10 tuần, sán trưởng thành sống trong ruột non cùa người, những đốt sán già tự rụng ra ngoài hậu môn hoặc theo phân bài tiết ra ngoài. Trong đốt sán có trứng sán, khi đốt rữa ra trứng sẽ giải phóng và nêu người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ gây bệnh ấu trùng sán dây lợn.


Hình 5

Phương thức lây truyền

- Người ăn phải thịt lợn, thịt bò cỏ ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn/ bò trưởng thành ký sinh ở ruột non của người. .

- Người ăn phải trứng sán dây lợn. trứng sẽ phát triển thành nang trùng sán trong cơ thể (người gạo); rất hiếm gặp bệnh ấu trùng sán dây bò.

Tinh cảm nhiễm và miễn dịch

- Bệnh sán dây trưởng thành: thường liên quan đến tập quán ăn thịt lợn/bò tái hoặc chưa nấu chín. Tuy nhiên bệnh sán dây bò thường chiếm tỷ lệ cao hơn vì người dân thường ăn thịt bò tái hoặc chưa nấu chín hơn thịt hơn.

- Bệnh ấu trùng sán dây lợn: thường gặp ở những vùng có sử dụng phân tươi để bón cây trồng.

- Người rất ít có miễn dịch với sán dây trưởng thành và ấu trùng.

Các biện pháp phòng chống dịch

Biện pháp dự phòng

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tuyên truyền cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để chủ động phòng chống bệnh.

- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh reo rắc mắm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.


Hình 6

Biện pháp phòng chống dịch

- Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.

- Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch; tuyên truyến người dân không ăn thịt lợn/bò chưa được nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào.


Hình 7

Nguyên tắc điều trị

- Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.

- Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

- Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận bệnh tâm thần, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

- Thuốc điều trị:

+ Điều trị sán dây trưởng thành: có thể dùng một trong hai loại thuốc sau:

Praziquantel viên nén 600 mg liều 15-20 mg/kg, liều duy nhất uống sau khi ăn 1 giờ.

Niclosamide viên nén 500 mg liều 5-6 mg/kg, liều duy nhất uống lúc đói, sau 2 giở tẩy Magie sulphat 30 mg kèm theo uống nhiều nước (1 5-2 lít).

+ Điều trị nang sán: áp dụng tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên:

Praziquantel viên nén 600 mg liều 15 mg/kg/lần X 2 lần/ngày X 10 ngày X 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày;

Hoặc Albendazole 7,5 mg/kg/lần X 2 lần/ngay X 30 ngày X 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày. Trước khi dùng phác đồ này, cần tẩy sán trưởng thành bằng Praziquantel liều duy nhất từ 15-20 mg/kg.

Kiểm dịch y tế biên giới: Không nhập hoặc xuất thịt lợn/bò có ấu trùng (lợn gạo/bò gạo) qua biên giới.

 

Ngày 17/07/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích