Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 04/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 7 4 3 0 6 5
Số người đang truy cập
2 3 5
 Tư vấn sức khỏe Kiến thức phổ thông
Bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người: Bệnh viêm ruột do Giardia spp.

Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (giardia) thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Đặc điểm của bệnh

Giardia lamblia ( hay G. intestinalisG. duodenalis) là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi (Trichomonas) là một trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), chúng kí sinh ở phần đầu ruột non.

Đa số người nhiễm Giardia spp. không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những ca có biểu hiện lâm sàng thường có triệu chứng giống hội chứng lỵ nhưng phân không có máu, ở những ca bệnh Giardia spp. nặng (hiếm gặp) có thể có tổn thương ở niêm mạc của tá tràng và hỗng tràng.


Hình 1

Định nghĩa ca bệnh

- Ca bệnh lâm sàng: Một số ca có các triệu chứng: Tiêu chảy phân lỏng, mỡ, nhạt màu, mùi hôi, đau quặn bụng trên, chướng bụng đầy hơi. Mệt mỏi, khó chịu và sút cân. Có thể bị tiêu chảy kéo dài.

- Ca bệnh xác định: Khi soi tươi bệnh phẩm dưới kính hiển vi tìm thấy các nang trùng (nha bào) hoặc thể tư dưỡng (trophozoite). Cần tiến hành ít nhất 3 lần xét nghiệm trước khi kết luận âm tính.

Chẩn đoán phân biệt

Với một số bệnh tương tự: Lỵ amíp, viêm đại tràng mạn.

Xét nghiệm

- Loại bệnh phẩm: Phân, dịch hút tá tràng hoặc niêm mạc ruột non khi sinh thiết.

- Phương pháp xét nghiệm: Soi tươi thấy nang trùng hoặc thế tư dưỡng của ký sinh trùng trong bệnh phẩm

Tác nhân gây bệnh

- Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng Giardia lamblia (G. intestinalisG. duodenalis)

- Hình thái: đó là các động vật đơn bào có dạng hình thoi, hình trứng, hình cầu, hình trụ ... Kích thước từ 2-5 μm đến 1 mm. Có cơ quan vận động là roi (một hoặc nhiều roi). Có thể quan sát dễ dàng bằng kính hiển vi thường.

- Khả năng tồn tại ở môi trường: chúng có khả năng sinh nha bào (nang trùng) nên chịu đựng khá tốt ở môi trường ngoại cảnh, xử lý nước bằng clo hoặc ozon ở nồng độ thông thường không diệt được nha bào nhưng chúng dễ dàng bị diệt khi đun sôi.

Đặc điểm dịch tễ học

- Bệnh lưu hành trên toàn cầu.

- Trẻ em thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn

- Những vùng điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ mắc bệnh cao

- Những người bị suy giảm miễn dịch (AIDS) có thể bị bệnh nặng và kéo dài

-Tỷ lệ xét nghiệm thấy có ký sinh trùng trong phân dao động từ 1-30% tuỳ cộng đồng và nhóm tuổi nghiên cứu.

-Ở một số nước châu Âu, châu Mỹ (Anh, Mehico, Mỹ), bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc lứa tuổi 25 - 39 và thường tăng cao từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

- Những vụ dịch lớn thường liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn, những vụ dịch nhỏ thường liên quan đến thức ăn, thực phẩm hoặc ở cùng nhà trẻ.

- Thể tư dưỡng của Giardia spp. được Leeuwenhoek quan sát mô tả lần đầu tiên vào năm 1681 trong khi quan sát phân tiêu chảy của chính mình. Vào 1915, ký sinh trùng được đặt tên là Giardia spp do Giáo sư A.Giard ở Paris. Brian J.Ford, nhà vi trùng học Anh đã cải tiến, chế ra một kính hiển vi gần giống loại Leeuwenhoek đã sử dụng cho phép thấy rõ Giardia spp.

- Năm 1998, có một báo cáo vế sự bùng phát dịch do Giardia spp. và Cryptosporidium spp tại Sydney, Úc, nhưng nguyên nhân được tìm ra có sự tập trung của vi trùng trong hệ thống cung cấp nước;

- Năm 2004, một vụ dịch bùng phát ở Bergen (Norway) do việc nghiên cứu đưa tia cực tim vào xử lí nước một cách vội vàng

- Tháng 10/2007. Giardia được tìm thấy trông hệ thống cung cấp nước cho nhiều khu vực ở Oslo, chính quyền khuyến cáo người dân nên uống nước đun sôi.

- Năm 2008, Giardia được xác đinh là một trong những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ cho những đội thập tự quân ở Palestine vào thế kỷ 12 và 13

Nguồn truyền nhiễm

- Ổ chứa:

+ Người.

+ Một số loài động vật gần người như mèo, chó, bò hoặc ở một số động vật hoang dã như hải ly, hươu, cừu và chim.

- Thời gian ủ bệnh: trung bình 7-10 ngày (từ 3-25 ngày hoặc dài hơn)

- Thời kỳ lây truyền: Toàn bộ thời gian mắc bệnh (thường kéo dài nhiều tháng).


Hình 2

Phương thức lây truyền

Lây truyền qua đường phân - miệng.

- Nang trùng Giardia lamblia từ ruột đào thải theo phân nhiễm vào nước, thức ăn, vật dụng rồi lây nhiễm cho người khác hoặc chính thân chủ. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ rất dễ lây truyền bệnh theo đường tay - miệng.

- Khi nang trùng vào cơ thể sẽ biến đổi thành thể tư dưỡng, thích ký sinh ở phần đầu ruột non và chính thể này mới có khả năng sinh sản và gây bệnh.

-Ký sinh trùng xâm thực niêm mạc ruột, phá hủy các nhung mao dẫn đến giảm khả năng hấp thu của ruột làm cho cơ thể suy nhược gầy mòn, sút cân.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Mọi người đều có khả năng bị nhiễm bệnh, trẻ em bị nhiễm nhiều hơn. Bệnh thường tự giới hạn.


Hình 3

Các biện pháp phòng, chống

Biện pháp phòng bệnh

- Tuyên truyền, giáo dục sửc khoẻ: Thực hiện các biện pháp phòng chống chung như phòng chống các bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa.

- Vệ sinh phòng bệnh:

+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn. trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi cầu hoặc sau khi dọn vệ sinh cho trẻ.

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi.

+ Cung cấp nước sạch, tránh làm nhiễm bẫn nguồn nước, tiến hành lọc các nguồn nước nhiễm phân người hoặc súc vật.

+ Sử dụng hố xi, xử lí phân trẻ hợp vệ sinh.

- Quản lí người lành mang trùng: Định kỳ kiểm tra, xét nghiệm phân của người nhà, người tiếp xúc, người chế biên thực phẩm, thức ăn các nhà trẻ, nhà hàng nếu phát hiện có nang trùng hoặc ký sinh trùng thì tổ chức cách ly, điều trị ngay. Nếu cần cho chuyển nghề.

- Xử lý môi trường: Chú ý xử lý sát khuẩn, tẩy uế nguồn phân.

Điều trị

- Bệnh nhẹ:

Diloxanide (500 mg/viên): uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày, trong 10 ngày.

Paromomycin (500 mg/viên): uống 1 viên/lần X 3 lân/ngày, trong 10 ngày

- Bệnh nặng:

Metronidazole (Flagyl, Klion): 750 mg/lần X 3 lấn/ ngày, uống 5-10 ngày, Trẻ em dùng 40-50mg/kg chia 4 lần/ngày.

Sau đó cần uống một đợt 20 ngày Diiodohydroxyquin để loại trử tình trạng mang mầm bệnh trong ruột.

Tinidazole (Tindamax): 500mg/lần X 4 lần/ngày (uống sau bửa ăn) X 3 ngày

Dehydroemetine (hiệu quả như metronidazole, nhưng độc cho tim); 1-1,5 mg/kg /ngày, Tiêm bắp trong 5-10 ngày.

Chloroquine: ít hiệu quả hơn): uống 200 mg/lần X 3 lấn/ngày X 2 ngày, sau đó 200 mg/ngày uống trong 2-3 tuần (liều trẻ em: 10 mg/kg/ngày tối đa 300 mg/ngày).

- Thận trọng: Không có thuốc nào được xem là an toàn cho thai phụ, tuy nhiên vẫn phải điều trị nếu bệnh nặng.

Kiểm dịch y tế biên giới:Không.

 

Ngày 17/07/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích