Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 2 1 4 3
Số người đang truy cập
9 1
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Người dân tại ổ dịch bạch hầu ở Quảng Nam (Ảnh: Tiền Phong)
Điểm tin y tế từ các báo ngày 5/8 và 6/8 năm 2015

Hà Nội mới

Danh mục bệnh được chuyển thẳng từ trạm y tế lên bệnh viện tuyến thành phố để điều trị

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lưu Thị Liên vừa ký văn bản về việc chuyển tuyến điều trị một số bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của bệnh viện (BV) tuyến huyện. Theo đó, để giảm bớt thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tham gia BHYT, Sở Y tế và BHXH thành phố đã thống nhất danh mục một số bệnh được chuyển thẳng từ trạm y tế xã lên BV tuyến thành phố trong trường hợp trước đó đã được BV đầu ngành chẩn đoán xác định bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn của BV tuyến huyện. Cụ thể là: Bệnh tim có chỉ định phẫu thuật, ung thư, suy tủy, chạy thận nhân tạo, tan máu bẩm sinh (Thalasemia), tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, bệnh lý chức năng tiểu cầu… Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện và tiếp tục rà soát, báo cáo để Sở Y tế bổ sung những bệnh được chuyển thẳng từ trạm y tế về BV tuyến thành phố.

Khám chữa bệnh bằng BHYT: Nỗi lo của người có “H”

Từ ngày 15-8, người có HIV khi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được chi trả theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, phần lớn đối tượng này lại không muốn sử dụng BHYT do e ngại vấn đề bảo mật thông tin cá nhân…

Tuổi trẻ

Bé 7 tuổi lọt xuống giếng đã xuất viện

Mặc dù thi thoảng cháu vẫn còn hoảng loạn nhưng sau khi chụp X-quang, các bác sĩ nhận định sức khỏe, thể chất của Nguyễn Trần Tú Anh đã khá hơn. Chiều 5-8, bà Trần Thị Nguyên - mẹ của bé Nguyễn Trần Tú Anh (7 tuổi, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) - cho biết bé Tú Anh đã xuất viện.  Trước đó, chiều tối 4-8, cháu Tú Anh bị rớt xuống một giếng sâu trong vườn của ông Trần Văn Trọng ở xã Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên, khi bé đang chơi cùng anh trai và một số bé khác. Giếng đào có đường kính khoảng 40cm, sâu 70m nhưng rất may bé mắc kẹt ở độ sâu 10m. Dù vậy việc cứu hộ hết sức khó khăn. Lực lượng cứu hộ suốt đêm 4-8 đã huy động hàng trăm người cứu cháu, đồng thời luồn ống đưa nước và oxy, liên tục động viên để đảm bảo bé tỉnh táo. Song song đó, công tác cứu hộ đào bới đất, đào sâu song song với giếng bé bị lọt xuống để cứu nạn nhân. Tới 1g37 ngày 5-8, bé Tú Anh được đưa lên khỏi lòng đất trong tình trạng tím tái nhưng không bị thương tích nặng. Bà Nguyên cho biết trong ngày, đại diện UBND xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên… và nhiều tổ chức, cá nhân đã tới thăm hỏi và động viên bé Tú Anh. Nhiều bà con hảo tâm còn tặng quà, tiền mặt để phụ giúp gia đình chăm sóc bé. Về phần chủ nhân cái giếng, ông Trọng giải thích giếng nước này đã được ông đào cách nay hai tuần để lấy nước xây tường rào, chưa kịp rào chắn vì “tôi cũng có kế hoạch nhưng mấy bữa do lu bu lo vật liệu nên chưa kịp làm”. Trong ngày 5-8, đoàn liên ngành gồm Công an tỉnh Bình Dương, Công an thị xã Tân Uyên và Phòng tài nguyên - môi trường đã làm việc với chủ đất để làm rõ vụ tai nạn. * Cũng trong chiều 5-8, UBND TX Tân Uyên đã khen thưởng cho 9 đơn vị và 66 cá nhân đã tham gia giải cứu bé Tú Anh. Trong đó, nhóm 5 người thợ đào giếng do ông Phan Văn Cam (51 tuổi, ngụ P.Bình Chuẩn, thị xã Tân Uyên) làm trưởng nhóm được thưởng 5 triệu đồng. Tổng cộng quá trình giải cứu bé Tú Anh, số người trực tiếp tham gia cứu hộ và lực lượng hỗ trợ được huy động lên tới 400 người.

Phẫu thuật thành công khối u nặng 6,5 kg

Đây là lần đầu tiên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng thực hiện mổ lấy khối u sau phúc mạc xuất phát từ mặt sau bàng quang có kích thước khổng lồ và phức tạp lên đến 6.5kg ra khỏi cơ thể một nữ bệnh nhân. Ngày 5/8, tin từ Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng: Các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công, lấy khối u quái khổng lồ nặng 6,5kg trong ổ bụng của  bệnh nhân Nguyễn Th. 47 tuổi  (Phú Quốc, Kiên Giang). Ngày 30/7, bệnh nhân Th. nhập viện trong tình trạng bụng ngày càng to dần gây đau tức bụng. Kết quả chụp CTscan 128 dãy cho thấy khối u khổng lồ dạng hỗn hợp chiếm gần hết nửa bụng dưới, chèn ép bàng quang và các tạng lân cận. Sau gần 5 tiếng đồng hồ, các bác sĩ khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã phẫu thuật thành công lấy khối u khổng lồ này. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phải phẫu tích cẩn thận để tránh tổn thương niệu quản phải, bó mạch chậu ngoài và bàng quang. ThS. BS nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tiêu hóa - Phẫu thuật viên chính cho biết trong thời gian qua khoa Tiêu hóa đã nhiều lần mổ thành công các khối u lớn trong ổ bụng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên khoa thực hiện mổ lấy  khối u sau phúc mạc xuất phát từ mặt sau bàng quang có kích thước khổng lồ và phức tạp như vậy. Hiện bệnh nhân đang qúa trình hồi phục sau mổ.

Kinh hãi thịt heo tiêm thuốc an thần 

Tình trạng tiêm các loại thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ rất phổ biến, chủ yếu tập trung ở các lò giết mổ heo lậu. Chỉ trong vòng một tháng, Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện hai vụ tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ. Theo các chuyên gia, người sử dụng thịt heo chưa đào thải hết các loại thuốc này có nguy cơ hạ huyết áp, suy hô hấp, thậm chí ung thư… Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên - trưởng phòng thanh tra chuyên ngành thú y (Chi cục Thú y TP.HCM), tình trạng tiêm các loại thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ rất phổ biến, chủ yếu tập trung ở các lò giết mổ heo lậu. “Không chỉ làm heo nằm bất động không kêu la khi giết mổ, việc tiêm thuốc an thần còn khiến thịt heo mềm, đẹp hơn trong việc chế biến chả lụa, buôn bán... nên đa số lò mổ lậu đều có xu hướng sử dụng loại thuốc này” - ông Nguyên lý giải.

Tiêm thuốc cho thịt... mềm!

Sau nhiều ngày trinh sát, chiều 29-7 Trạm thú y huyện Hóc Môn phối hợp với các cơ quan địa phương phát hiện một lượng lớn heo lậu đang được tập kết giết mổ trái phép tại nhà không số (tổ 11, ấp 1, xã Đông Thạnh) do ông Nguyễn Văn Tiến quản lý. Thời điểm kiểm tra, tại lò này có bốn công nhân đang trực tiếp giết mổ heo trên nền gạch dơ bẩn. Tang vật thu giữ gồm ba con heo đã giết mổ, trọng lượng thịt 84kg và 41kg phụ phẩm heo. Điều đáng chú ý là kiểm tra tại chuồng, 22 con heo đang được nuôi đều có hiện tượng mệt mỏi, ngủ li bì. Cán bộ thú y cũng phát hiện một lọ thuốc Prozil (một dạng thuốc an thần, gây mê) và một ống tiêm để tiêm thuốc vào heo trước khi giết mổ. Theo ông Tiến, heo trong chuồng được nhập từ Bình Dương, không có giấy kiểm dịch, mỗi ngày lò này giết mổ sáu con heo bán ra các khu chợ và đều tiêm thuốc Prozil liều lượng 0,2 - 0,5ml/con trước khi giết mổ. Trước đó ngày 6-7, Trạm thú y Q.12 phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.HCM đột kích lò mổ trái phép tại P.Hiệp Thành (Q.12), phát hiện chủ lò Nguyễn Văn Văn (31 tuổi, quê Nam Định) đang cùng 4 - 5 thanh niên giết mổ heo trái phép trên nền ximăng dơ bẩn. Quá trình kiểm tra tại lò này, các cán bộ thú y phát hiện hàng chục chai lọ đựng thuốc Combistress (một dạng thuốc gây mê an thần) đã qua sử dụng vứt vương vãi khắp vườn. Ông Văn khai nhận loại thuốc này ông mua ở tiệm thuốc thú y giá 90.000 đồng/lọ. Trước khi mổ khoảng hai giờ ông sẽ tiêm thuốc cho heo, một lọ tiêm được 40 - 50 con. Thịt heo sau đó được ông Văn mang bán tại các khu công nghiệp. Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, ngoài hai trường hợp nêu trên, từ năm 2012 đến nay Chi cục Thú y TP.HCM kiểm tra phát hiện thêm sáu vụ tiêm chất an thần cho heo trước khi giết mổ, tập trung chủ yếu tại các cơ sở giết mổ trái phép ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Loại thuốc các lò giết mổ trái phép sử dụng thường là thuốc Combistress và Prozil. Heo khi bị tiêm các loại thuốc này thường có dấu hiệu nằm ngủ li bì, không có bất cứ phản ứng nào khi bị tác động.

Nguy cơ bệnh tật cao

Hiện nay việc sử dụng các loại thuốc an thần tiêm cho động vật khá phổ biến. Bởi thế trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc và các dẫn xuất khác nhau như atropin, azaperone, nhóm phenothiazine ví dụ như chlorpromazine, propionylpromazine. Trong đó phổ biến nhất là thuốc an thần acepromazine (với tên thương mại như Combistress và Prozil nêu trên). Trước đây, thuốc an thần acepromazine được sử dụng cho con người nhằm trị giảm đau, căng thẳng, lo lắng... Ngoài ra, thuốc an thần thường được sử dụng kèm các thuốc gây mê toàn thân trong ca phẫu thuật. Tuy nhiên, do khả năng bài thải chậm và độc tính cao (đã có một số ca trẻ em bị ngộ độc tử vong hoặc có trường hợp dùng thuốc để tự tử) nên hiện nay thuốc chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thú y. Ngoài ra, loại thuốc này nhằm khống chế trường hợp động vật hung hăng, mệt mỏi trong quá trình vận chuyển (mua heo giống, chuyển trại...). Do đó loại thuốc này không cho phép sử dụng trước khi giết mổ, nếu đã sử dụng phải có thời gian để thuốc đào thải hết (5 - 7 ngày sau khi tiêm). “Thuốc an thần tồn tại trong gan, cơ, thận của động vật và được bài thải chậm. Do đó động vật giết mổ sẽ tồn dư trong thịt một lượng thuốc an thần. Mặt khác, thuốc được sử dụng bừa bãi trước giết mổ nên chắc chắn liều lượng sử dụng có thể rất cao so với chỉ định. Hơn nữa, từ khi tiêm thuốc đến khi giết mổ thường dưới 24 giờ nên lượng tồn dư ở mức có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng” - TS Hiền phân tích. Theo TS Hiền, người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, tình trạng lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt... và nếu tương tác với các thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Đặc biệt, triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận. Dù VN chưa có nghiên cứu phân tích cụ thể nào về tỉ lệ người bị ảnh hưởng cũng như mức độ tồn dư của các loại thuốc an thần trong thực phẩm, nhưng hiện tượng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người. “Cách duy nhất là người tiêu dùng nên tránh những nơi bán thịt không rõ nguồn gốc vì rất dễ bị tiêm thuốc. Ngoài ra, nên đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau để tránh sự tồn dư tích lũy trong cơ thể”. 

Quảng Nam: Tỉ lệ tiêm chủng ở ổ dịch bạch hầu chỉ 97%

Nhiều người còn sợ tiêm, chưa hiểu hết những lợi ích của tiêm chủng, vẫn có nhiều người không chịu tiêm chủng nên sau ba ngày thực hiện, tỉ lệ chỉ đạt 97,17%. Ngày 5-8, Trung tâm YTDP Quảng Nam, cho biết trung tâm vừa gửi báo cáo Viện Pasteur Nha Trang về đợt tiêm chủng phòng chống dịch bạch hầu tại xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Theo đó, trung tâm đã triển khai tiêm chủng cho người dân của sáu thôn xã Phước Lộc. Trong đó, số trẻ dưới 1 tuổi tiêm Quinvaxem mũi 1 đạt tỉ lệ 75%. Số trẻ từ 1-6 tuổi tiêm DPT1 đạt tỉ lệ 93,45%. Nhóm người dân trên 7 tuổi tiêm Td1 đạt tỉ lệ 97,7%. Mặc dù vậy, theo ông Hoàn, do người dân tại xã, đặc biệt là hai thôn 8A, 8B (nơi xảy ra ổ dịch bạch hầu) còn sợ tiêm, chưa hiểu hết những lợi ích của tiêm chủng nên vẫn có nhiều người không chịu tiêm chủng nên sau ba ngày thực hiện, tỉ lệ chỉ đạt 97,17%. Theo Trung tâm YTDP Quảng Nam, sắp tới vào tháng 8 và tháng 9-2015, trung tâm sẽ tổ chức hai đợt tiêm chủng nữa cho người dân xã Phước Lộc. Với những người dân chưa được tiêm trong đợt 1 sẽ vận động tiêm cho các đợt tới và đưa vào danh sách tiêm trong các buổi tiêm chủng thường xuyên sau chiến dịch để đủ 3 mũi tiêm.

 

Sẽ có 200.000 liều văcxin 5 trong 1 dịch vụ

Đây là thông báo của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế trước tình hình liên tiếp thiếu văcxin dịch vụ thời gian qua. Theo Cục Quản lý dược, lý do chính khiến văcxin 5 và 6 trong 1 dịch vụ đứt hàng thời gian qua là do nhà sản xuất. Sáu tháng đầu năm 2015 có rất ít văcxin 5 trong 1 dịch vụ được nhập khẩu về VN vì nhà máy thay đổi quy trình xuất xưởng, nguồn cung bị ảnh hưởng kể cả tại Pháp và nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ riêng VN, nhưng sáu tháng cuối năm dự kiến có 200.000 liều văcxin 5 trong 1 Pentaxim về VN. Với văcxin 6 trong 1, Cục Quản lý dược cho biết do nhà sản xuất GSK Bỉ thay đổi địa điểm sản xuất, lượng văcxin cung cấp được giảm mạnh và công ty chỉ có thể cung cấp lại văcxin này vào năm 2017.

Tiền phong 

Mỗi ngày có 350 tấn rác thải y tế

Đây là con số được đưa ra tại cuộc hội thảo về xử lý rác thải y tế vừa diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Tại đây, các chuyên gia cũng đã đánh giá về tác động của cách xử lý rác thải hiện nay tại nhiều địa phương đến môi trường sống và giới thiệu về công nghệ xử lý mới bắt đầu được tiến hành. Theo báo cáo thống kê, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện trong cả nước khoảng 350 tấn/ngày. Trong khi đó, chỉ một số bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương được đầu tư các lò đốt và xử lý. Các đơn vị tuyến huyện, đặc biệt là tuyến xã thì hầu như đều xử lý bằng cách chôn xuống đất; một số nơi xử lý bằng các lò đốt nhưng công nghệ cũ nên khá ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Đứng trước thực trạng trên, tổ chức Lux Dev đã phối hợp với, Bộ Y tế, Dự án VIE/027- hỗi trợ chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo tại Cao Bằng và Bắc Kạn cùng chính quyền địa phương 2 tỉnh tiến hành lắp đặt và đào tạo sử dụng tại chỗ các lò hấp rác thải công nghệ mới cho 6 bệnh viện huyện và trung tâm y tế huyện, 17 trạm y tế xã. Theo đánh giá ban đầu, các lò hấp công nghệ mới đã không còn gây ra tình trạng khói bụi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào việc xử lý chất thải đánh giá rất cao sự “thân thiện với môi trường” của công nghệ mới này. Thông qua các đánh giá ban đầu, các chuyên gia mong muốn được mở rộng mô hình áp dụng công nghệ mới trong xử lý chất thải y tế ra nhiều địa phương để hạn chế các ảnh hưởng độc hại từ rác thải y tế hiện nay đối với cuộc sống con người. Theo chương trình từ tháng 5/2015, Dự án hỗ trợ lắp đặt 23 máy hấp xử lý chất thải y tế tại 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và 17 trung tâm y tế của 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn. Trong đó, Cao Bằng có 3 huyện được hưởng lợi là: Trùng Khánh, Hà Quảng, Nguyên Bình.

Lao động

Huy động trong y – bác sĩ 2 lít máu hiếm cứu sản phụ

Ngày 4-8, bác sĩ Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cho biết sản phụ Nguyễn Hạ Mai Trâm, (31 tuổi ngụ phường Ba Ngòi, TP Cam Ranh) đã ổn định sau ca phẫu thuật hơn 3 giờ. Sản phụ này đã mang thai lần 3 nhưng 2 lần sinh mổ trước, cả 2 đứa con đều chết vì bệnh tim bẩm sinh khi mới 9 tháng tuổi. Do đó, đứa con này có ý nghĩa rất quan trọng. Sản phụ được mổ lấy thai lúc 14 giờ 40 ngày 3-8, kíp mổ đã đưa thai nhi ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, sản phụ có bánh nhau bị cài răng lược, xuyên cơ tử cung và đâm thẳng vào dây chằng rộng do đó gây chảy máu dữ dội. Sản phụ bị choáng trên bàn mổ do mất máu quá nhiều. “Vì sản phụ có nhóm máu AB, là nhóm máu ít gặp nên bệnh viện đã huy động tất cả y bác sĩ tình nguyện hiến máu cứu sản phụ. Rất may, có 1 bác sĩ phù hợp nhóm máu này. Chúng tôi phải truyền 7 đơn vị máu, trong đó phải truyền thêm máu O để cứu sống sản phụ”.

Khoa học & đời sống

Cấp cứu bệnh nhân tắc ruột do u đại tràng

Tắc ruột là một trong những cấp cứu thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa. Tắc ruột có nhiều nguyên nhân, xong nếu không được cấp cứu, xử lý kịp thời sẽ mang lại nhiều biến chứng, nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh nhân Vũ Thị Hợi (83 tuổi, Ý Yên, Nam Định) nhập Bệnh viện 103 trong tình trạng bụng chướng, căng tròn, người sốt… Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tắc ruột do u đại tràng, viêm túi mật… Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu nội soi cắt đại tràng phải và túi mật.

Sức khỏe & đời sống

Cứu sống thai phụ bị giun đũa làm tổ, xoắn thành búi gây viêm tụy cấp

Ngày 4/8, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã phát hiện và can thiệp kịp thời cho trường hợp hiếm gặp của một thai phụ mang bầu tuần thứ 25 bị nhiễm giun đũa làm tổ, xoắn thành búi trong tá tràng và ống tụy, đường mật gây viêm tụy cấp. Khi tiến hành nội soi, các bác sĩ đã phát hiện từng búi giun đũa kết lại trong tá tràng. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn, khuyên gia đình thai phụ nên tẩy giun. Điều đáng nói là việc tẩy giun với phụ nữ mang thai rất cần cân nhắc, tuy nhiên trong trường hợp này, nếu không tẩy giun, sẽ không thể dùng phương pháp nội soi để gắp hết giun và tình trạng viêm tụy cấp của thai phụ có nguy cơ đe dọa tử vong.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Phát triển mô hình BS gia đình nâng chất lượng sống cho người bệnh

Ngày 4/8, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 – 2020. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ trì và chỉ đạo hội nghị. Ngày 4/8, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 – 2020. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ trì và chỉ đạo hội nghị. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên… Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỷ XX. Tại Việt Nam, hoạt động bác sĩ gia đình bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TP HCM với các mô hình khác nhau như trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình… Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi các nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mãn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên… Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020”, đến nay, đã có 6/8 Sở Y tế tổ chức thực hiện mô hình bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình tại địa phương và bước đầu đã thu được kết quả khích lệ như Sở Y tế TP.HCM, Sở Y tế TP. Hà Nội, Sở Y tế Thừa Thiên Huế. Theo báo cáo của 6/8 tỉnh, năm 2013 đến tháng 6/2014, tại các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, 7..2 ca thủi thuật và chuyển tuyến 11.514 ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn 9.879 cuộc, phục hồi chức năng: 87 ca. Một số phòng khám hoạt động rất tốt như phòng khám tư nhân Thành Công, Phòng khám BSGĐ tại BV Quận 2. Các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến… Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng… Đây là những kết quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết búc xúc của xã hội. Để tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình BSGĐ rất cần thiết được nhân rộng.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra mô hình phòng khám bác sĩ gia đình

SKĐS - Chiều ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến thăm và làm việc với Bệnh viện (BV) quận 2 nhằm kiểm tra, đánh giá mô hình bác sĩ gia đình đang triển khai tại bệnh viện. Báo cáo với Bộ trưởng và Đoàn công tác, BS. Trần Văn Khanh, Giám đốc BV quận 2, cho biết từ khi thành lập năm 2013, Phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại BV thu hút bệnh nhân khá đông, từ 20-30 người/ngày, đến nay BV tiếp nhận trung bình 150 người/ngày, tổng lượt khám trung bình khoảng 1.835 lượt/tháng. Bệnh nhân khám và được BHYT thanh toán thuốc chênh lệch theo quy định (tiền khám 80 ngàn đồng/lượt), mỗi người được khám, tư vấn 10-15 phút. Bên cạnh đó, người dân vẫn chưa biết nhiều đến mô hình BSGĐ, sự khác biệt giữa BSGĐ khác với BS tổng quát, người dân còn nhầm tưởng BSGĐ là bác sĩ tới tận nhà khám bệnh. Do vậy, Bộ trưởng đề nghị BV tiếp tục tuyên truyền để người dân biết tham gia, vì đây là mô hình chăm sóc sức khoẻ ban đầu liên tục, xuyên suốt, giảm thời gian chờ đợi, giảm chuyển tuyến trên... PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao mô hình BSGĐ tại BV quận 2, bởi phòng khám không chỉ là cơ sở thực hành của Bộ môn Y học Gia đình, BV Đại học Y dược TP.HCM mà còn khám bệnh làm giảm tải tốt cho tuyến trên (40%). Đây là một mô hình rất đặc thù so với cả nước. Bộ trưởng cũng lưu ý BV chú trọng công tác đào tạo nhân lực cho phòng khám. Cũng trong chiều ngày 3/8, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế cùng Đoàn công tác Bộ Y tế đã đi thăm và kiểm tra mô hình BSGĐ tại BV Đa khoa quận Tân Phú. Phòng khám BSGĐ tại bênh viện ĐK quận Tân Phú mặc dù mới được thành lập hơn 2 năm (17- 6- 2013) nhưng đến nay, mạng lưới phòng khám BSGĐ tại quận Tân Phú đã có tới 4 phòng khám (1 cấp quận và 3 tại các trạm y tế phường). Mặc dù số bác sĩ còn ít, chỉ có 4 bác sĩ và 4 điều dưỡng nhưng trong năm 2014, phòng khám bác sĩ gia đình quận Tân Phú đã khám cho 15.277 người, tư vấn sức khỏe cho 764 lượt và khám tư vấn tiêm chủng là 6.900 lượt. Hiện tại, trang thiết bị của phòng khám bác sĩ gia đình đã được cung cấp các loại máy đo ECG, máy siêu âm, máy chụp X quang, nội soi dạ dày tá tràng, các test tâm lý… Đặc biệt, tại phòng khám bác sĩ gia đình của quận Tân Phú đã có phần mềm bệnh án ngoại trú điện tử cho phép theo dõi sức khỏe và chăm sóc trẻ từ khi mang bầu cho đến lúc trưởng thành. Kể từ ngày 15/7/2014, khi mô hình bác sĩ gia đình trong đó khám cho cả người có thẻ bảo hiểm y tế được thí điểm triển khai tại 8 tỉnh, thành phố trong cả nước, TP. HCM luôn đi đầu trong phong trào này. Tính đến nay, trong số 23 BVĐK trên toàn địa bàn thành phố thì đã có đến 20 bệnh viện có phòng khám bác sĩ gia đình, còn trong số 319 trạm y tế phường xã thì cũng đã có đến 136 trạm có phòng khám bác sĩ gia đình. 40% phòng khám có khám chữa cho bệnh nhân có thẻ BHYT.

Vietnamnet 

Bác sĩ gia đình giảm tải tuyến trên: Khó khăn trăm mối!

Chồng chéo trong quản lý, cơ chế chưa rõ ràng, quyền hạn bác sĩ gia đình bị hạn chế dẫn tới ảnh hưởng lợi ích bệnh nhân là các vấn đề mô hình bác sĩ gia đình sau 2 năm hoạt động thí điểm đang gặp phải.

Nhiều rối rắm, bất cập

Ngày 4/8, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị sơ kết đề án thí điểm bác sĩ gia đình do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, là người thầy thuốc gần dân nhất. Bác sĩ gia đình hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Nhưng trên thực tế, nhiều người dân vẫn hiểu chưa đúng về bác sĩ gia đình và cứ nghĩ bác sĩ gia đình nhất thiết phải tới tận nhà khám, chữa bệnh cho họ. Tại Việt Nam, năm 2000 Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I y học gia đình. Sau đó, hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu tổ chức tại một số thành phố lớn. Tuy nhiên, mô hình hoạt động bác sĩ gia đình tại nước ta còn mới, chưa được quan tâm và đầu tư tương xứng, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Bộ trưởng Y tế đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại sau khi mô hình bác sĩ gia đình được triển khai thí điểm: một số bệnh viện quận huyện, trung tâm y tế có bác sĩ gia đình nhưng vai trò mờ nhạt do bác sĩ gia đình còn kiêm nhiệm quá nhiều việc, ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế (quản lý bệnh án điện tử chưa toàn diện, mỗi nơi một kiểu), chưa kết nối được với bệnh viện các tuyến nên chuyển viện cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn… Bộ trưởng Y tế nói: “Phòng khám bác sĩ gia đình không thể chỉ mỗi khám bệnh mà còn cần cả xét nghiệm. Thế nhưng chẳng nhẽ lại sắm thêm cho mỗi trạm y tế một máy làm xét nghiệm thì quá lãng phí. Ta cần học tập mô hình bác sĩ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi buổi sáng họ có xe đi thu sinh bệnh phẩm rồi đem về một trung tâm làm đầu mối xét nghiệm”. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh việc chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào mạng lưới bác sĩ gia đình là một trở ngại, hạn chế sự kết nối giữa các bác sĩ gia đình với nhau và với các tuyến y tế khác, cũng như công tác quản lý thông tin, bệnh án bệnh nhân. Trong khi đó, theo PGS – TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), mạng lưới bác sĩ gia đình hiện nay cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, mặc dù nếu khai thác được mô hình bác sĩ gia đình ở các phòng khám này sẽ góp phần lớn về giảm tải cho những bệnh viện tuyến trên. “Phòng khám tư nhân thu từ 100 – 200 ngàn đồng/lần khám bệnh, nhưng bảo hiểm y tế lại chỉ cho trả có 20 ngàn đồng. Vì thế, nếu mở bác sĩ gia đình tại phòng khám tư với cơ chế như vậy sẽ như đi câu, bệnh nhân lúc có lúc không”, TS Khuê nói. Bảo hiểm y tế cũng là một trắc trở khi triển khai mô hình bác sĩ gia đình. Bảo hiểm y tế đồng ý thanh toán cho bệnh nhân thì ai là người ký, ai là người kiểm tra, trong khi mỗi phòng khám có mỗi một bác sĩ? Chẳng nhẽ lại đẻ ra thêm bộ phận hành chính để phục vụ việc này? Đặc biệt, trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, bác sĩ có quyền tự do lựa chọn công việc, họ sẽ theo xu thế chọn làm bác sĩ nha khoa, thẩm mỹ, ngoại khoa vì thu nhập cao, ít người chọn làm bác sĩ gia đình đi khám bệnh ở cơ sở ban đầu, vừa vất vả, vừa ít tiền. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 bác sĩ gia đình nên nhân lực còn quá mỏng.

Đưa bác sĩ tên tuổi xuống khám để tạo niềm tin

Tuy nhiên, trong buổi hội nghị, Bộ Y tế đánh giá cao cách quản lý, tổ chức, đào tạo bác sĩ gia đình của Đại học Y dược TP.HCM, cho rằng cần nhân rộng. Trung tâm đào tạo bác sĩ gia đình (Đại học Y dược TP.HCM) cho biết đơn vị mình cầm tay chỉ việc cho phòng khám gia đình ở một số bệnh viện tuyến cơ sở, đặc biệt là Bệnh viện quận 2, thực hiện đề án 1816 (đưa bác sĩ xuống chuyển giao kỹ thuật) cho tới khi nào phòng khám hoạt động ổn định mới rút người đi nơi khác. Nhờ thương hiệu của giáo sư, bác sĩ tên tuổi xuống khám chữa bệnh cố định tại phòng khám gia đình tuyến cơ sở nên bệnh nhân tin tưởng tới khám. “Từ năm 2013 chúng tôi đã quản lý hơn 121 ngàn lượt bệnh, hiện đang quản lý 139 hộ gia đình với tổng số 282 người. Chúng tôi quản lý theo vòng đời từ trẻ đến già, nhận thấy số bệnh nhân quay trở lại khám trên 10 lần ngày càng nhiều”. Không chỉ thế, mạng lưới bác sĩ gia đình được Đại học Y dược triển khai bằng bệnh án điện tử và bệnh án giấy, ứng dụng được công nghệ thông tin cao. Các bác sĩ gia đình có thể hỗ trợ nhau trực tuyến và khi cần chuyển tuyến bệnh nhân cũng sẽ thực hiện trên mạng.

"Anh ấy bật khóc vì nhân viên y tế không chịu nghe mình nói..."

“Tình trạng bệnh, cách điều trị thân bệnh nhân sẽ chấp nhận hết, bởi vào bệnh viện là họ phó thác mình cho bác sĩ. Xung đột chủ yếu toàn xảy ra do cách ứng xử của nhân viên y tế…”.

Hậu quả khôn lường từ cách ứng xử

Nhiều năm công tác chuyên khoa Nhiễm nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, Ths – bác sĩ Trương Hữu Khanh đã đúc rút được rất nhiều bài học xương máu trong thái độ ứng xử, nói chuyện với thân, bệnh nhân. Thông qua những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ nhưng do cách xử lý không khéo của một số nhân viên y tế đã gây ra hậu quả và bức xúc khó lường. Bác sĩ Khanh vẫn chưa quên được chuyện xảy ra cách đây khoảng 4 năm, một bệnh nhi có tật bẩm sinh ở não, phổi, đang trong tình trạng viêm phổi nặng. “Em bé bị ho gà, tình trạng ngày mỗi trầm trọng. Nhân viên y tế chỉ nói với gia đình là bé nặng lắm, nhưng không nói rõ nặng ra làm sao, tại sao nặng.”, bác sĩ Khanh kể. Thấy không ai chịu nghe mình nói, quá bức xúc, bố của em bé đã dọa chém cả khoa. Tình thế lúc ấy vô cùng căng thẳng. "Cháu bé được chuyển xuống khoa của tôi, tất cả nhân viên đều lo lắng bởi thái độ của phụ huynh rất khó chịu, quát tháo ầm ĩ. Lúc đó, tôi phải mời ông bố vào phòng làm việc của mình hỏi chuyện và trấn an.”, bác sĩ Khanh kể. Được bác sĩ hỏi han, ông bố đã bật khóc, tâm sự: “Con tôi nặng, tôi biết rồi nhưng nặng thế nào, tại sao nặng. Tôi hỏi không ai giải thích cho tôi cả, không ai nghe tôi nói.” Cuối cùng em bé không qua khỏi và tử vong. Gia đình em bé không trách móc bác sĩ về chuyện con họ qua đời, bởi họ hiểu bệnh tình bé khó cứu. Họ chỉ bức xúc mỗi một điều: nhân viên y tế không nghe họ nói, không hiểu họ thắc mắc gì. Một câu chuyện khác từng xảy ra tại khoa Nhiễm được bác sĩ Khanh dẫn chứng để cho thấy cách ứng xử của nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng thế nào. Bác sĩ Khanh kể: “bệnh nhi sốt cao và bị nổi ban. Mẹ của cháu bé lo lắng bế con lên tìm bác sĩ và hỏi sao con mình bị nổi ban? Thay vì giải thích cho phụ huynh, nhân viên y tế lại đáp: ban là ban chứ sao, có gì đâu mà cứ bế lên bế xuống.” Bà mẹ cho rằng bác sĩ không những không lắng nghe mà còn coi thường mình, nổi nóng kiện cáo lên tận ban giám đốc. Khi được nhắc nhở, yêu cầu xin lỗi bệnh nhân vị bác sĩ kia dứt khoát không chịu vì cho rằng mình không sai, đích thân bác sĩ Khanh phải mời bà mẹ vào phòng làm việc để xin lỗi. “Mẹ của cháu bé rất thông cảm và hiểu chuyện. Chị ta còn bảo không dám nhận lời xin lỗi này vì bác có làm gì sai đâu. Từ đó cho thấy cần phải thay đổi cách hành xử với thân bệnh nhân từ trong nhận thức của nhân viên y tế. Mình làm lỗi thì xin lỗi, một lời xin lỗi mà giải quyết êm thấm mọi chuyện, có mất gì đâu!”, bác sĩ Khanh nhắn nhủ.

“Phải lắng nghe xem bệnh nhân muốn gì!”

Theo bác sĩ Khanh, tình trạng bệnh, cách điều trị thế nào thân bệnh nhân sẽ chấp nhận hết. Bởi vào bệnh viện là họ đã phó thác mình cho bác sĩ. Xung đột chủ yếu toàn xảy ra do cách ứng xử của nhân viên y tế. Không phải ai đọc bảng hướng dẫn cũng hiểu vì trình độ dân trí mỗi người một khác. Ngay bản thân chúng ta khi bước vào bệnh viện lạ, đứng trước sơ đồ chỉ đường còn hoa cả mắt chứ đừng nói các bệnh nhân lao động chân tay. “Bác sĩ phải bỏ ngay cách nói bà đừng hỏi thêm nữa vì tôi có nói bà cũng không biết gì đâu. Câu nói đó như tạt nước lạnh vào mặt, khiến thân bệnh nhân cảm thấy mình bị coi thường. Thay vào đó, nhân viên y tế hãy lựa chọn cách diễn giải dân dã dễ hiểu nhất cho người bệnh.”, bác sĩ Khanh chia sẻ. Nhìn nhận về xung đột giữa nhân viên y tế và thân bệnh nhân, ngoài thái độ ứng xử, bác sĩ Khanh cho rằng người dân thường khắt khe với điều dưỡng hơn bác sĩ. Sở dĩ như vậy vì họ nghĩ bác sĩ là người chữa bệnh cho mình, học cao hơn điều dưỡng nên bác sĩ nói họ sẽ nghe, còn điều dưỡng chỉ là người chăm sóc, đo đó không hợp tác bằng. Ngoài ra, điều dưỡng đa số trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm ứng xử. Quan niệm như vậy vô cùng sai lầm, bởi vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng. Bác sĩ là người khám, đưa ra phương hướng điều trị, nhưng để đạt hiệu quả việc chăm sóc, theo dõi bệnh nhân của người điều dưỡng đóng góp vai trò không nhỏ. Nhằm khắc phục mâu thuẫn không đáng có giữa nhân viên y tế và thân bệnh nhân, tại Khoa Nhiễm – thần kinh, sáng nào họp giao ban bác sĩ Khanh cũng nhắc nhở về cách hành xử trong giao tiếp. Nhiều mẫu tình huống giao tiếp ứng xử đã được đặt ra để làm ví dụ cho các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý trong khoa tham khảo. Quan trọng nhất trong các cuộc hội thoại, nhân viên y tế được yêu cầu phải lắng nghe xem thân bệnh nhân đang muốn gì. “Đừng giành nói với họ mà phải nghe họ nói. Thậm chí phải có không gian cho họ bày tỏ trước khi bức xúc tới mức muốn bùng nổ. Các bệnh viện cần có người phụ trách chăm sóc khách hàng ở mỗi khoa. Khi có mâu thuẫn xảy ra, nhân viên chăm sóc khách hàng của khoa đó lập tức có mặt ngay để giải quyết. Làm được việc đó thì bệnh nhân chẳng có lý gì bức xúc với y bác sĩ.”, bác sĩ Khanh đề xuất. Trước đó, ngày 3/8, tại Hội nghị triển khai kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh diễn ra tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh: “cơ sở vật chất khang trang, kỹ thuật cao nhưng nhân viên y tế thái độ ứng xử kém, thủ tục hành chính rườm rà, thời gian chờ đợi lâu thì bệnh nhân vẫn…quay lưng với bệnh viện.”

Công an

Cả nước mới chỉ có 240 phòng khám bác sĩ gia đình

Hiện cả nước chỉ có 240 phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại TP.HCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Cần Thơ; trong đó TP.HCM là địa có nhiều phòng khám BSGĐ nhất. Đề án: “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ" được Bộ Y tế phê duyệt từ năm 2013 nhằm thực hiện đề án Đề án giảm quá tải bệnh viện của Chính phủ. Tại TP.HCM, hiện đã có 20/23 bệnh viện quận, huyện thành lập phòng khám BSGĐ với cơ cấu từ 1 đến 4 bàn khám. Cùng với đó có 136/319 trạm y tế đã có phòng khám BSGĐ với cơ cấu từ 1 bàn khám trở lên. Ngoài ra, còn có một số cơ sở y tế tư nhân đã tham gia mô hình này. Các Phòng khám BSGĐ đều do các bác sĩ chuyên ngành Y học gia đình phụ trách. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ năm 2013 đến 6-2015, các phòng khám BSGĐ trong cả nước đã thực hiện được 353.000 lượt khám, chữa bệnh; cấp cứu cho 2.743 trường hợp; thực hiện thủ thuật cho hơn 7.000 lượt bệnh nhân và chuyển tuyến 11.514 ca; khám bệnh tại nhà cho 2.391 trường hợp và tư vấn 9.879 lượt bệnh nhân. PGS-TS Lương Ngọc Khuê, cho biết bệnh nhân đến phòng khám BSGĐ được nhiều cái lợi. Thứ nhất là được BS khai thác kỹ về tiền sử bệnh. Thứ hai, được tư vấn, tổ chức khám sàng lọc, quản lý bệnh, hướng dẫn phương pháp điều trị,... Thứ ba, nếu bệnh nhân bị bệnh nặng thì phòng khám BSGĐ sẽ chuyển lên tuyến trên nhanh chóng, kịp thời và theo dõi xuyên suốt... Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện người dân suy nghĩ BSGĐ là một hình thức tới tại gia khám, chữa bệnh và lấy tiền dịch vụ rất cao nên chưa mặn mà với mô hình này.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Người dân chưa có lòng tin với bác sĩ gia đình ở trạm y tế

Mô hình bác sĩ gia đình lồng ghép với trạm y tế hiện nay chưa tạo được lòng tin của người dân, một phần do năng lực của đội ngũ bác sĩ tham gia, một phần do thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh, theo Hội nghị sơ kết đề án thí điểm bác sĩ gia đình diễn ra hôm nay, 4-8, tại TP.HCM do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có sáu tỉnh thành đã thực hiện mô hình bác sĩ và phòng khám gia đình, với 240 phòng khám bác sĩ gia đình đang hoạt động. Từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2015, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được hơn 195.000 hồ sơ sức khỏe, khám sàng lọc được gần 5,1 triệu lượt bệnh nhân, trong đó phát hiện 246.000 ca bệnh tật và chuyển viện 3.600 ca… Đặc biệt, hai phòng khám tại TPHCM đã áp dụng thành công mô hình này là Phòng khám Bệnh viện Quận 2 và Phòng khám đa khoa Thành Công. Các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử, hội chẩn trực tuyến, sử dụng phần mềm quản lý phòng khám. Tuy nhiên, việc thành lập mô hình phòng khám bác sĩ gia đình còn chưa hấp dẫn đối với tư nhân nên các phòng khám bác sĩ gia đình khối tư nhân còn quá ít. Hơn nữa người dân chưa thực sự hiểu đầy đủ về bác sĩ gia đình, hầu hết nghĩ rằng bác sĩ gia đình là đến nhà khám chữa bệnh. Tại TPHCM, 20/23 bệnh viện quận/huyện đã thành lập phòng khám bác sĩ gia đình tại khoa khám bệnh, và 136/319 trạm y tế phường/xã đã thành lập một phòng khám bác sĩ gia đình với ít nhất một bàn khám do bác sĩ chuyên môn y học gia đình phụ trách. Giá một lượt khám bệnh thu theo giá khám như ở bệnh viện với 45.000 đồng/ca, trong khi các phòng khám tư nhân hiện thu giá khám từ 100.000 đến 200.000 đồng/lượt khám. Theo Sở Y tế TPHCM, mô hình bác sĩ gia đình lồng ghép với trạm y tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do người dân chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế nên không đến khám. Người đến trạm y tế đa số là những người nghèo do không đủ điều kiện chi trả phí dịch vụ, nhưng số bệnh nhân đến khám tại trạm y tế vẫn còn ít, đặc biệt là tại những thành phố lớn. Hơn nữa, danh mục được phép khám chữa bệnh tại trạm y tế còn hạn chế; các trang thiết bị y tế, thuốc điều trị chưa đầy đủ, hạn hẹp về số lượng và chủng loại; một số thuốc điều trị các bệnh mãn tính như đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… không được cấp tại trạm y tế. Năng lực khám chữa bệnh của trạm y tế phường/xã chưa phù hợp với yêu cầu của mô hình phòng khám bác sĩ gia đình; kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cơ bản như siêu âm tổng quát, chụp X-quang, đo điện tim… còn chưa được thực hiện do chưa có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo; và đa số các y bác sĩ tập trung phục vụ công tác tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, các chương trình tư vấn sức khỏe… nên không đủ lực để làm bác sĩ gia đình.

Báo điện tử Chính phủ

Dành chế độ cao nhất cho điều dưỡng tử vong khi làm nhiệm vụ

Sau điều dưỡng Võ Văn Đấu, công tác tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang, người bị bỏng nặng sau khi bị bệnh nhân tâm thần tưới xăng đốt vào ngày 12/7, đã tử vong ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi thư chia buồn. Theo báo cáo của Bệnh viện Tâm thần và Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, ông Võ Văn Đấu, sinh năm 1989, viên chức Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang bị bỏng 70% trong khi thực hiện nhiệm vụ đưa bệnh nhân tâm thần đang trong giai đoạn kích động trốn viện trở lại BV. Bộ Y tế đánh giá cao hành động dũng cảm quên mình cứu người của điều dưỡng Võ Văn Đấu, đây là tấm gương sáng để cán bộ, nhân viên ngành y tế học tập và noi gương. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Sở Y tế tỉnh Tiền Giang phát động phong trào học tập tấm gương của điều dưỡng Võ Văn Đấu, đồng thường quan tâm, động viên, giúp đỡ gia đình điều dưỡng Võ Văn Đấu vượt qua mất mát quá lớn. Trong công văn gửi ngày 5/8, Bộ Y tế đã đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang căn cứ các quy định của pháp luật xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách cao nhất đối với điều dưỡng Võ Văn Đấu để đảm bảo quyền lợi đối với viên chức y tế đang thực hiện nhiệm vụ, đồng thời động viên tinh thần gia đình ông Võ Văn Đấu và các cán bộ y tế đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp BVCSSKND.

Sẽ tổ chức tiêm vaccine sởi-rubella cho người từ 15-25 tuổi

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sau thành công của chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi, Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine này cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, từ 15-25 tuổi. Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, rubella là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Hội chứng rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh. Khi người phụ nữ bị nhiễm virus rubella trong giai đoạn 3 tháng đầu của quá trình mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh sẽ phải gánh chịu những dị tật nặng nề, như điếc, dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hằng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng rubella bẩm sinh. Bệnh sởi và rubella chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là cách tốt nhất và chủ động để phòng bệnh sởi, rubella. Chính vì vậy, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella (vaccine MR) cho phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 trên cả nước. Hiện, vaccine này đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ em, nhằm giảm số mắc và tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2017 và khống chế bệnh rubella. Trước đó, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai vaccine sởi-rubella trong tiêm chủng mở rộng, từ tháng 9/2014, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella miễn phí lớn nhất từ trước đến nay cho hơn 23 triệu trẻ 1-14 tuổi. Tính đến tháng 5/2015, cả nước đã có gần 20 triệu trẻ đã được tiêm miễn phí vaccine này. Dự kiến, theo lộ trình, trong năm 2016, vaccine bại liệt tiêm cũng sẽ được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng; vaccine tiêu chảy do Việt Nam sản xuất cũng sẽ được đưa vào Chương trình.

Hàn Quốc bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế vì dịch MERC

Ngày 4/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã bãi nhiệm Bộ trưởng Y tế Moon Hyung-Pyo, người bị quy trách nhiệm về những phản ứng yếu kém của Chính phủ khi Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) bùng phát tại nước này. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng cho biết Giáo sư Chung Chin-Youb của Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul sẽ tiếp quản vị trí của ông Moon Hyung-Pyo. Sự thay đổi trên diễn ra 1 tuần sau khi Hàn Quốc tuyên bố đã kết thúc dịch MERS và hiện chỉ còn 1 bệnh nhân vẫn đang điều trị tại bệnh viện. Cùng ngày, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết tính nước này không ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm MERS trong suốt 30 ngày và cũng không có ca tử vong do MERS trong 24 ngày qua.

Tổ chức Hội nghị quốc tế về phòng chống dịch bệnh

Hội nghị quốc tế về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 8/2015. Thủ tướng đồng ý Bộ Y tế và Bộ NNPTNT đồng tổ chức Hội nghị này và yêu cầu 2 Bộ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra. Hội nghị nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực và thế giới trong việc phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người với 8 phiên họp toàn thể và thảo luận nhóm; chia sẻ kinh nghiệm và bài học, thách thức trong công tác phòng chống dịch bệnh; xác định cơ hội hợp tác trong khu vực và trên thế giới trong công tác phòng chống dịch bệnh sẽ có khoảng 170 đại biểu đến từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á, các quốc gia cam kết tham gia Chương trình Hợp tác An ninh y tế toàn cầu (GHS), các tổ chức, cơ quan quốc tế liên quan tham dự Hội nghị.

Báo mới

Chiến dịch tiêm chủng Sởi-Rubella: Thành công lớn, bài học hay

Chiến dịch tiêm phòng vaccine Sởi - Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trong tiêm chủng mở rộng từ tháng (9-2014 đến tháng 5-2015) - chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, đang đến hồi kết và sẽ được tổng kết trong vài ngày tới. Gần 20 triệu trẻ, gần ¼ dân số, 98,2% số trẻ trong độ tuổi nói trên đã được tiêm loại vaccine này. Trên quy mô phường, xã có 11.150/11.173 xã, đạt tỷ lệ trên 95%. Theo Cục Y tế dự phòng, hiện còn đến 23 xã vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi khó khăn chưa đạt 95%. Số này sẽ được phấn đất đạt 100% trong tháng 8 năm nay. Một thực tế đáng ghi nhận là trong 7 tháng qua, rất ít xảy ra mắc Sởi và không xuất hiện bất key một ổ dịch sởi nào trên phạm vi toàn quốc. Kết quả trên, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, sẽ làm tiền đề đi đến thành công loại trừ được bệnh Sởi, khống chế bệnh Rubella năm 2017. Trả lời báo chí về chiến dịch này, tại đây, các chuyên gia, các nhà quản lý Bộ Y tế và các đơn vị liên quan cho hay: Về lâu dài, Cục Y tế dự phòng đang xây dựng phần mềm có thể quản lý vấn đề tiêm chủng cho trẻ từ khi mới lọt lòng để từ đó, có thể bao quát, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác tiêm chủng. Phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua, 4-8, của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Sở dĩ tại sao với hai loại bệnh này, việc tiêm chủng đã diễn ra thường xuyên hàng năm mà vẫn phải tổ chức một chiến dịch với quy mô lớn như vậy là vì Sởi và Rubella là hai căn bệnh có tỷ lệ mắc cao và rộng nhất trong xã hội. Trong các đợt tiêm chủng, vẫn có những phần trăm dân số chưa được quan tâm. Việc triển khai này tạo ra mục đích kép và rất cần thiết để loại trừ căn bệnh này trong tương lai. Cục Y tế dự phòng đang chỉ đạo ráo riết các địa phương nắm thật chắc số xã còn chưa đạt 95% để tiếp tục tiêm vét trong thời gian tới. Trong chiến dịch này, theo ông Phu, lo nhất là công tác đảm bảo an toàn và theo ông, đến giờ phút này, chúng ta có thể khẳng đinh: Chiến dịch đã rất an toàn. Các phản ứng sau tiêm đều được xử lý kịp thời, không gây bất cứ trường hợp tử vong nào. Đối với một số trường hợp như các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lao Cai có một số phản ứng tâm lý chóng mặt, nhức đầu của trẻ cũng đã giải quyết tốt. Bài học lớn được rút ra trong thành công này là do có sự quyết tâm, đồng thuận, phối hợp rất tốt của các cấp, các ngành trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại cuộc họp báo, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh vai trò đặc biệt của báo chí trong chiến dịch này đã góp phần lớn trong công tác truyền thông, nhờ đó, nâng cao một bước nhận thức người dân. Nguyên nhân dẫn đến thành công của chiến dịch còn phải kể đến công tác kiểm tra rất ráo diết của Bộ Y tế đến từng người dân ở tận vùng sâu, vùng xa. Theo GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2015, 2 loại vaccine mới được đưa vào tiêm phòng thường xuyên là vaccine bại liệt dạng tiêm IPV và vaccine Rota phòng tiêu chảy cấp trẻ em.

24h

Vắc-xin dịch vụ 6 trong 1 còn khan hiếm dài ngày”

Đó là khẳng định của PGS.TS.Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế bên lề buổi họp báo thông tin về tình kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi-rubella diễn ra chiều 4.8. Trao đổi với phóng viên, ông Phu cho biết, tình trạng khan hiếm vắc-xin “6 trong 1” hiện chưa có để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng dịch vụ cho người dân. Ông Phu lý giải, do nhà sản xuất thay đổi dây chuyền sản xuất, lô sản xuất vắc-xin bị hỏng… dẫn tới hiện tượng thiếu vắc-xin. Cũng theo ông Phu, trước nguy cơ khan hiếm vắc-xin, ngay từ đầu năm 2015, Bộ Y tế đã có yêu cầu nhà sản xuất phải công bố số lượng vắc-xin có thể cung ứng được trong năm 2015 để thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết. Kết quả cho thấy, loại vắc-xin tiêm chủng dịch vụ như vắc-xin “6 trong 1” và "5 trong 1" chỉ đáp ứng được 100.000 trẻ trong khi Việt Nam có tới 1,6 triệu trẻ. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã yêu cầu các điểm tiêm chủng dịch vụ phải có vắc-xin tổng hợp Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc-xin này sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ. Điều này khiến các điểm tiêm chủng dịch vụ vất vả hơn nhưng Bộ Y tế đưa ra quyết định trên để đảm bảo quyền lợi của trẻ em. “Tại Hà Nội, thời gian qua đã có 20.000 trẻ được tiêm vắc-xin tổng hợp Quinvaxem ở điểm tiêm chủng dịch vụ”, ông Phu nói. Ông Phu cho biết, hiện nhiều người dân nhầm lẫn cho rằng vắc-xin của chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc-xin nội. Vắc-xin dịch vụ là vắc-xin ngoại, điều này chưa chính xác. Vắc-xin của chương trình tiêm chủng mở rộng cũng có nhiều loại vắc-xin ngoại, ngược lại, vắc-xin dịch vụ cũng sử dụng vắc-xin do trong nước sản xuất. Ông Phu khuyến cáo, các bà mẹ nên tin tưởng về tính an toàn và chất lượng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tất cả các loại vắc-xin đều phải qua kiểm định, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới được đưa vào sử dụng. Hiện nay, vắc-xin Việt Nam đã được thế giới công nhận và đánh giá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Để giảm thiểu các nguy cơ phản ứng sau tiêm, khi đưa con đi tiêm chủng, các bà mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ và thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình, như tiền sử quá trình sinh đẻ, bệnh tật, tiêm chủng của trẻ, đặc biệt lưu ý các phản ứng mạnh với lần tiêm trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm... để có chỉ định tiêm vắc-xin phù hợp. Đặc biệt, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm chủng. Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái... để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người lao động

Viện phí sắp tăng mạnh

Liên Bộ Y tế - Tài chính sắp ban hành thông tư điều chỉnh giá hàng ngàn dịch vụ y tế, trong đó tính thêm phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và cả tiền lương của nhân viên y tế. Với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế cộng thêm kết cấu tiền lương vào viện phí, bệnh nhân sẽ phải trả thêm chi phí điều trị. Trong đó, người không có thẻ BHYT sẽ là đối tượng bị tác động mạnh nhất nếu đau ốm.

Nhiều dịch vụ “gánh” thêm tiền triệu

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế - cho biết Thông tư 50 quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật theo từng chuyên ngành và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật đã được bộ ký ban hành từ cuối năm 2014 với hơn 17.500 kỹ thuật. Dự kiến, từ ngày 1-8 vừa qua, chi phí trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật bắt đầu được tính vào giá dịch vụ y tế. Song, qua quá trình làm việc giữa các bộ, ngành, có một số điểm cần thống nhất, phải xin ý kiến của Thủ tướng. Vì vậy, sau khi Thủ tướng có ý kiến chính thức, liên Bộ Y tế - Tài chính sẽ hoàn chỉnh dự thảo và ban hành thông tư. Theo dự thảo thông tư này, có 26 loại hình dịch vụ y tế với hàng chục ngàn hạng mục thuộc các chuyên ngành: hồi sức cấp cứu và chống độc, nội khoa, nhi khoa, ngoại lao, da liễu, tâm thần, nội tiết, ngoại khoa, bỏng, ung bướu, phụ sản, tạo hình thẩm mỹ, nội soi… được kết cấu giá theo mức phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt, loại I, II và III. Trong đó, phẫu thuật ngoại khoa và nội soi có mức phụ cấp đặc biệt được đề xuất cao nhất là 1.520.000 đồng/ca với kíp mổ gồm 8 người. Với phẫu thuật loại 1, mức phụ cấp là 660.000 đồng/ca cho kíp mổ 7 người; loại II là 310.000 đồng/ca cho kíp mổ 6 người và loại III là 175.000 đồng/ca/kíp mổ 5 người. Với các chuyên ngành phụ sản, bỏng, răng hàm mặt, tạo hình thẩm mỹ, tai mũi họng, nội tiết, ung bướu…, phụ cấp phẫu thuật đặc biệt dự kiến ở mức 1.280.000-1.480.000 đồng/ca cho kíp 6- 7 người... Lý giải về việc nhiều dịch vụ y tế sẽ “gánh” thêm hơn 1,5 triệu đồng phụ cấp trong thời gian tới, ông Nguyễn Nam Liên cho rằng thủ thuật loại đặc biệt đòi hỏi người khám bệnh, chữa bệnh phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng... “Nhìn số tiền phụ cấp trên 1 dịch vụ thì khá lớn nhưng nếu chia cho một kíp mổ 8 người thì lại không lớn. Ngay cả với bệnh nhân có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% viện phí thì số tiền tăng tối đa cũng không quá 1,5  triệu đồng” - ông Liên giải thích.

“Cõng” cả lương bác sĩ

Không chỉ “gánh” khoản tiền phụ cấp, dự kiến từ đầu năm 2016, các dịch vụ y tế sẽ tiếp tục “cõng” thêm chi phí lương của nhân viên y tế. Theo dự thảo nêu trên, việc đưa lương vào các dịch vụ y tế chuyên khoa kéo theo dịch vụ này sẽ tăng khoảng 700.000 đến 1 triệu đồng/ca phẫu thuật loại đặc biệt (tùy chuyên khoa) và 400.000 - 600.000 đồng/ca phẫu thuật loại I. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội), so với chi phí vật tư và thuốc thì chi phí cho nhân viên y tế chẳng thấm tháp gì. Thực tế, có những ca phẫu thuật thay khớp lên tới hàng trăm triệu đồng, trong khi phụ cấp cho cả kíp mổ với 7-8 người làm việc liên tục khoảng 4-5 giờ chỉ khoảng 1-2 triệu đồng. Nếu chia đều thì mỗi bác sĩ cũng chỉ được 100.000- 200.000 đồng. Bà Hường cho rằng muốn giảm chi phí y tế để bớt tiền túi của người dân cũng như giảm gánh nặng cho BHYT, cách tốt nhất là làm giảm chi phí vật tư y tế cũng như tiền thuốc. “Tiền công của bác sĩ cho dù tăng thêm cũng chỉ chiếm chưa đầy 20% viện phí. Trong khi đó, công sức, trí tuệ mà họ bỏ ra cho mỗi ca phẫu thuật, giành giật sự sống cho bệnh nhân là không thể đo đếm được” - bà Hường nhìn nhận. Theo ông Nguyễn Nam Liên, với lộ trình thực hiện điều chỉnh viện phí như hiện nay, điều quan trọng là phải bảo đảm tăng độ bao phủ của BHYT để bệnh nhân không phải chi trả thêm. “Nhiều dịch vụ do trước đây mức thu thấp, BV không có kinh phí để triển khai, nay được điều chỉnh mức thu nên sẽ triển khai, bệnh nhân BHYT sẽ được hưởng bởi chi phí hầu hết do BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT” - ông Liên giải thích. Theo một chuyên gia y tế, việc điều chỉnh giá hàng chục ngàn kỹ thuật y tế chắc chắn sẽ tác động mạnh đến người không có thẻ BHYT nếu chẳng may ốm đau. Với nguồn quỹ BHYT đang kết dư, việc chi trả cho bệnh nhân BHYT có thể bảo đảm khi các dịch vụ y tế tính thêm chi phí tiền lương và phẫu thuật, thủ thuật. Tuy vậy, để quỹ không bị “vỡ”, các cơ quan chức năng sẽ phải tính đến việc tăng mức đóng BHYT hoặc có nhiều mệnh giá thẻ cho người dân lựa chọn.  

Giá khám bệnh sẽ tăng gấp đôi

Bộ Y tế đang lấy ý kiến các cơ sở y tế về việc đưa tiền lương vào giá khám bệnh, giá giường nằm, giá dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và các phẫu thuật, thủ thuật theo chuyên khoa. Theo dự thảo, với BV hạng đặc biệt và hạng I, chi phí tiền lương là 140.000 đồng/giường bệnh, trong đó cơ cấu lương bác sĩ 33.000 đồng; điều dưỡng, y tá 86.000 đồng và các chi phí quản lý, gián tiếp 20.000 đồng. Cũng theo dự thảo, mức giá khám bệnh sau khi đã được kết cấu chi phí trực tiếp và tiền lương: BV hạng đặc biệt và hạng I là 40.000 đồng/lượt, hạng II: 39.000 đồng, hạng III: 34.000 đồng và hạng IV: 31.000 đồng. Hiện nay, mức thu tối đa tiền khám bệnh của các hạng BV này lần lượt là 20.000, 15.000, 10.000 và 7.000 đồng.

Đông trùng hạ thảo “made in Việt Nam”

Sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, Việt Nam là nước thứ 5 nghiên cứu thành công việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo Một nhóm nhà khoa học Việt Nam vừa công bố nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo, được nhận định là có giá trị về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn.

Hành trình 6 năm

Nhóm tác giả công trình này là TS Trương Bình Nguyên (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao - ĐH Đà Lạt) cùng 2 cộng sự là TS Đinh Minh Hiệp (Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM) và PGS-TS Lê Huyền Ái Thúy (Trường ĐH Mở TP HCM). Công trình vừa được hội đồng khoa học lĩnh vực nghiên cứu vi sinh vật và công nghệ sinh học Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM đánh giá, nghiệm thu. Theo các chuyên gia, qua phân tích ADN và các thành phần lý hóa, sản phẩm thu được từ công trình là sinh khối đông trùng hạ thảo được nuôi cấy từ nguồn gien Cordyceps Sinensis. TS Đinh Minh Hiệp cho biết trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo chỉ có ở vùng núi cao trên 4.000 m. Cách nay hàng ngàn năm, người phương Đông đã biết đây là loại dược liệu quý nhất trong các loại thảo dược, rất bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh. Đông trùng hạ thảo “made in Vietnam” là nấm được phân lập nuôi cấy từ đông trùng hạ thảo tự nhiên. Nhóm nghiên cứu đã triển khai công trình này từ năm 2009 tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Theo TS Trương Bình Nguyên, nguyên liệu đông trùng hạ thảo để thực hiện nghiên cứu này do một giáo sư người Nhật tặng. Công trình được đầu tư khá nhiều thời gian, trong đó có sự hỗ trợ không nhỏ về tài chính từ bạn bè. Để thực hiện, nhóm đã phải mày mò tìm kiếm tham khảo trên 300 tài liệu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Quy trình nghiên cứu được chia nhiều giai đoạn. “Từ nguyên liệu được tặng, ban đầu chúng tôi tập trung khẳng định có loài nấm quý này hay không. Bước kế tiếp là định danh nhờ sinh học phân tử. Tiếp nữa là xây dựng quy trình nuôi cấy, sinh khối và tiến hành nhiều chứng minh thực tiễn sản phẩm có giá trị hiệu nghiệm đối với sức khỏe con người…” - TS Nguyên cho biết. Theo ông, hành trình nghiên cứu sản phẩm này cũng gặp một số khó khăn nhất định. Ông đã nhiều lần thử nghiệm thất bại và phải mất 6 năm để đi đến kết quả này.

Hướng đến xuất khẩu

Tại buổi đánh giá nghiệm thu, giới khoa học nhận định công trình này đã khắc phục được điểm yếu của Việt Nam so với thế giới, đó là tạo ra chế phẩm nấm y dược. Hiện nay, trên thế giới mới có 4 nước nghiên cứu thành công công nghệ nuôi cấy chi nấm Cordyceps Sinensis là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Việt Nam là quốc gia thứ 5 góp mặt trong danh sách. Sản phẩm của 5 nước có chất lượng tương đương nhau. GS-TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, cho biết nhiều nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis có 25 tác dụng tốt cho sức khỏe, như: bảo vệ thận, hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, giảm cholesterol trong máu... Với những lợi ích này, TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho rằng nhu cầu sử dụng đông trùng hạ thảo trong nước là rất lớn. Nếu giá thành của sản phẩm này rẻ hơn nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có chất lượng tốt thì trong tương lai, Việt Nam không phải nhập khẩu đông trùng hạ thảo từ nước ngoài. GS-TS Nguyễn Minh Đức - Trưởng Ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, Khoa Dược Trường ĐH Y Dược TP HCM - nhận định đây là một công trình công phu, độ tin cậy cao, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, cần được ủng hộ. Theo TS Đinh Minh Hiệp, công trình này sẽ được ứng dụng sản xuất đại trà phục vụ người Việt và hướng tới xuất khẩu.

VOV

Thêm 1 đến 2 loại vắc xin mới vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chiều 4/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức thông tin kết quả Chiến dịch tiêm miễn phí vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trên phạm vi toàn quốc. Thời gian tới, sẽ có thêm từ 1 đến 2 loại vắc xin mới vào Chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí cho trẻ em. Theo Bộ Y tế, Chiến dịch tiêm miễn phí vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 9/2014. Đến nay, hơn 20 triệu trẻ em trong độ tuổi trong cả nước được tiêm vắc xin này, đạt tỷ lệ trên 98%. Đoàn giám sát của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi Đồng Liên hợp quốc tổ chức đánh giá ngẫu nhiên kết quả của chiến dịch tiêm chủng này tại một số tỉnh ở khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam cho thấy, tỷ lệ tiêm chủng tương ứng với báo cáo của Bộ Y tế. Hiện, cả nước còn 23 xã vùng sâu, vùng xa khó khăn chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng dưới 95% nên đang tiếp tục tổ chức tiêm vét trong tháng 8 này . Sau chiến dịch này, Bộ Y tế sẽ đưa vắc xin sởi-rubella vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm miễn phí hàng tháng cho trẻ 18 tháng tuổi, thay cho mũi sởi thứ 2 mà trước đây trẻ ở độ tuổi này được tiêm. Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tiêm loại vắc xin phối hợp này cho trẻ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi và rubella: “Trong thời gian tới, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Bộ Y tế) sẽ triển khai thêm một số chiến dịch tiêm chủng hoặc đưa thêm một số vắc xin mới vào tiêm miễn phí, phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em. Chúng tôi đã có kế hoạch đưa 1 đến 2 vắc xin mới vào tiêm chủng mở rộng, trong đó có vắc vin phòng tiêu chảy do virus Rota. Hiện nay, nước ta đã sản xuất được vắc xin này nên chúng tôi mong muốn đưa vắc xin này vào sử dụng”. Ngày 7/8 tới, tại Hà Nội, Bộ Y tế sẽ tổ chức tổng kết chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi./.

Dân trí

Sẽ thay thế vắc xin bại liệt uống thành tiêm

Dân trí Ngày 4/8, TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết hiện Viện đang lên kế hoạch để sử dụng vắc xin bại liệt dạng tiêm (vắc xin bại liệt bất hoạt) thay cho vắc xin bại liệt đường uống giảm độc lực hiện nay. Dự kiến từ tháng 5/2016 vắc xin bại liệt tiêm bất hoạt sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Giải thích về sự thay đổi vắc xin này, GS.TS Đức Anh cho biết, về tác dụng phòng bệnh cả hai loại vắc xin bại liệt bất hoạt hay giảm độc lực đều có giá trị phòng bệnh như nhau. Bằng chứng là tại Việt Nam sử dụng vắc xin bại liệt đường uống giảm độc lực và đã thanh toán được bệnh bại liệt từ năm 2000 và đến nay vẫn duy trì thành quả. “Tuy nhiên về lâu dài để duy trì được thành quả thanh toán bệnh bại liệt thì việc chuyển sang vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm là cần thiết. Bởi khi sử dụng vắc xin bại liệt đường uống, đây là vắc xin giảm độc lực và khi loại uống thải vắc xin, vi rút sống giảm độc lực còn lại trong vỏ lọ có thể ra ngoài môi trường, trong điều kiện nhất định độc lực quay trở lại có thể gây bệnh và chúng ta vẫn phải duy trì tiêm để phòng nguy cơ này. Trong khi đó, nếu dùng vắc xin bại liệt đường tiêm thì sau vài năm thì có thể dừng vắc xin bại liệt vì môi trường sạch”, TS Đức Anh giải thích. Được biết, chiến lược thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu cũng khuyến cáo các nước chuyển dần từ vắc xin bại iệt đường uống sang vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm. Vắc xin đường uống được sử dụng khi bệnh dịch đang lưu hành có tác dụng rất hiệu quả, tạo miễn dịch cao, cắt đứt đường lây nhiễm. Đến khi ca bệnh giảm ổn định thì để tiến tới thanh toán bệnh toàn cầu thì chuyển sang dạng tiêm. Theo đó, dự kiến tháng 5/2016 sẽ đưa vắc xin bại liệt tiêm thay thế cho vắc xin bại liệt uống trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, vắc xin ngừa tiêu chảy do rota vi rút cũng đang được lên kế hoạch đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến nay, hiện đã có 12 loại vắc xin được đưa vào tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em (mới nhất là thêm vắc xin sởi - rubella dành cho trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên đã được triển khai tiêm từ tháng 6/2015). Cũng tại buổi họp báo chiều 4/8 công bố thông tin về kết quả triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1- 14 tuổi, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ tháng 9-/2014 đến tháng 5/2015 đã có gần 20 triệu trẻ được tiêm chủng vắc-xin sởi- rubella an toàn. Số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nặng được ghi nhận là 8 trường hợp và đã được Hội đồng chuyên môn điều tra, đánh giá nguyên nhân. Thống kê cho thấy 8 trường hợp phản ứng sau tiêm trên gần 20 triệu trẻ em là một con số rất nhỏ. Trong đó có 3 trường hợp liên quan đến phản ứng của vắc xin gồm 1 trường hợp sốt cao co giật, 2 trường hợp sốc phản vệ sau tiêm vắc xin. Cả 3 trường hợp trên đều được xử trí kịp thời và hồi phục. Ghi nhận 15.866 trường hợp phản ứng nhẹ thông thường được báo cáo (sốt, đau tại chỗ tiêm, nhức đầu….) chiếm 0,08%, thấp hơn so với thông báo của nhà sản xuất. Bộ Y tế cũng khuyến cáo để duy trì thành quả của chiến dịch này các bà mẹ cần ghi nhớ cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. Bởi mỗi năm có hàng triệu trẻ được sinh ra, nếu không được tiêm chủng đầy đủ lại sẽ hình thành “vùng lõm” trẻ không được bảo vệ vắc xin và có thể xảy ra dịch bệnh.

Cứu sống sản phụ chảy máu dữ dội do bánh nhau cài răng lược

Chiều 4/8, bác sỹ Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa), cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một sản phụ do bánh nhau bị cài răng lược dẫn đến chảy máu dữ dội. Trước đó, vào khoảng 7h45 ngày 3/8, chị Nguyễn Hạ M.T (31 tuổi, trú tại Khánh Cam 1, phường Ba Ngòi (TP Cam Ranh) vào viện sinh và được chẩn đoán thai lần 3, 37 tuần, ngôi đầu, con hiếm. Sản phụ có tiền sử sinh mổ 2 lần và cả 2 đứa con đều chết vì bệnh tim bẩm sinh khi 9 tháng tuổi. Ngay sau đó, sản phụ đã được các bác sỹ mổ lấy thai lúc 14h40 cùng ngày và kíp mổ đã đưa thai nhi ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, do bánh nhau bị cài răng lược, xuyên cơ tử cung và đâm thẳng vào dây chằng rộng gây chảy máu dữ dội, sản phụ bị choáng trên bàn mổ do mất máu rất nhiều. Vì sản phụ có nhóm máu AB - nhóm máu rất hiếm, nên ngoài việc chuyền máu O, bệnh viện đã huy động các nhân viên, y bác sỹ có nhóm máu AB trong đội hiến máu tình nguyện của bệnh viện hiến máu cứu sản phụ. Trao đổi với PV Dân trí, bác sỹ Quang cho biết trong và sau mổ thì sản phụ đã được truyền 7 đơn vị máu. Sau hơn 3h phẫu thuật, sản phụ đã qua cơn nguy kịch và hiện sức khỏe đã ổn định. “Nhiều nhân viên của bệnh viện đã tham gia hiến máu nhưng chỉ có hộ lý Lê Thị Đông Thọ, Khoa sản có nhóm máu AB cùng với sản phụ”.

Vụ cháu bé chết bất thường sau tiêm vắc xin phòng lao: Do phản ứng quá mẫn sau tiêm

Liên quan đến cái chết bất thường của cháu bé 13 ngày tuổi ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) sau khi tiêm vắc xin phòng lao, Cơ quan chức năng vừa đưa ra kết luận nguyên nhân là do phản ứng quá mẫn sau tiêm vắc-xin. Tin từ gia đình cháu bé Trịnh Thanh Bình cho biết, ngày 30/7 vừa qua, gia đình đã nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thọ Xuân về nguyên nhân cái chết của cháu Bình. Trong bản thông báo tới gia đình cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thọ Xuân đã kết hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, đồng thời trưng cầu Viện Khoa học hình sự - Tổng cục cảnh sát Bộ Công an giám định pháp y tử thi nhằm xác định nguyên nhân cái chết của nạn nhân Bình. Ngày 28/7/2015, Cơ quan CSĐT- Công an huyện Thọ Xuân nhận được nhận được kết luận giám định số 4472/C54 (TT1) ngày 22-7-2015 của Viện Khoa học hình sự - Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an nêu rõ: “Nguyên nhân chết của cháu Trịnh Thanh Bình là phản ứng quá mẫn sau tiêm vắc-xin BCG (phòng Lao)”. Trước đó, như Dân trí đã thông tin, cháu Trịnh Thanh Bình (13 ngày tuổi) con của chị Lê Thị Thủy (SN 1982, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã tử vong bất thường sau 4 giờ tiêm vắc xin phòng lao tại trạm y tế xã. Bức xúc và cho rằng các nhân viên y tế tại Trạm y tế xã Xuân Thắng chưa làm tròn trách nhiệm, Người thân đã ôm thi thể cháu Bình ngồi tại trạm y tế này hơn 5 giờ đồng hồ. Sau khi được cơ quan chức năng vận động, phân tích gia đình mới đồng ý mang thi thể cháu về thành phố Thanh Hóa để tiến hành mổ tử thi, tìm hiểu nguyên nhân sự việc.

Thanh niên 

Giao lưu trực tuyến : ‘Bệnh viện vệ tinh: thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế’

Sau hơn hai năm thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh (2013 - 2015), các bệnh viện thuộc Bộ Y tế triển khai đã chuyển giao được hàng trăm kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới, tập trung các chuyên khoa quá tải: Ung bướu, Sản khoa, ngoại chấn thương, tim mạch và nhi khoa. Một số bệnh viện vệ tinh đã làm chủ được các kỹ thuật y học cao do bệnh viện hạt nhân chuyển giao, thiết thực giúp người bệnh, nhất là người bệnh nghèo được tiếp cận và được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh. Để cung cấp đầy đủ hơn về tiến bộ trong ứng dụng kỹ thuật điều trị tại y tế tuyến dưới, giúp người dân thuận lợi tiếp cận dịch vụ y tế, Thanh Niên o­nline và Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến “Bệnh viện vệ tinh: thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế”. Các chuyên gia của Bộ Y tế, chuyên gia của các bệnh viện hạt nhân (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) và BV vệ tinh (đơn vị tiếp nhận kỹ thuật) sẽ chia sẻ thông tin về những dịch vụ y tế đang được mở rộng tại tuyến dưới, đến gần hơn với người dân. Thời gian: 14 - 16 giờ ngày 6.8.2015.

VietnamPlus

Số người nhập viện vì nắng nóng tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục

Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn nguồn tin từ Cơ quan Cứu hỏa và Quản lý Thiên tai Nhật Bản (FDMA) cho biết đã có 11.672 người dân nước này phải nhập viện do nắng nóng trong một tuần qua, mức kỷ lục kể từ khi cơ quan này thực hiện thống kê lần đầu tiên vào năm 2008. Theo FDMA, trong số những người nhập viện vì nắng nóng lần này, 25 người đã tử vong và 312 người đang trong tình trạng nguy kịch cần được điều trị từ ba tuần trở lên. Trong đó, nạn nhân đa phần là người có độ tuổi từ 65 trở lên với tổng cộng 5.689 người, chiếm tỷ lệ 48,7%. FDMA đã bắt đầu tiến hành thống kê từ tuần trước khi con số nạn nhân tăng nhanh liên tục lên mức 7.743 người do đợt nắng nóng kéo dài ở nhiều vùng, miền trên toàn nước Nhật. Tokyo có số lượng lớn nhất với 1.095 người, tiếp theo là các tỉnh Aichi 989 người và Saitama 805 người. Xứ sở hoa anh đào từng đối mặt với nhiều đợt nắng nóng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 6/2011, có 26 người đột quỵ và gần 13.000 người phải đi cấp cứu. Hơn 50.000 người nhập viện vì nhiệt độ tăng cao từ tháng 5-9/2014./.

Một thế giới

Điều dưỡng viên bị bệnh nhân tâm thần “thiêu sống” đã qua đời

Trước đó, ngày 3.8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm điều dưỡng Võ Văn Đấu tại khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 4.8, theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, sau một thời gian điều trị  tích cực nhưng  tình trạng vết thương ngày càng chuyển biến nặng, điều dưỡng viên Võ Văn Đấu ( 26 tuổi, công tác tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang) đã trút hơi thở cuối cùng. Điều dưỡng viên này đã không thể "vượt qua tình trạng sức khỏe "nghìn cân treo sợi tóc" như mong muốn của Bộ trưởng Y tế. Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết  do tình trạng bỏng quá nặng, trong những ngày gần đây, điều dưỡng Đấu bị suy thận cấp, viêm phổi, nhiễm trùng huyết... Nạn nhân đã không thể vượt qua cơn nguy kịch và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 20 giờ 30 ngày 3.8. Hiện gia đình của điều dưỡng Đấu đã làm thủ tục để đưa thi thể anh về Tiền Giang để lo hậu sự. “Trong những ngày qua, tập thể y bác sĩ của bệnh viện đã nỗ lực hết sức, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất để cứu chữa cho điều dưỡng Đấu, nhưng do tình trạng bỏng của bệnh nhân quá nặng gây suy thận cấp, viêm phổi, nhiễm nấm huyết khiến anh không thể qua khỏi. Chúng tôi lấy làm tiếc và xin thành thật chia buồn với gia đình về sự mất mát đau đớn này”, bác sĩ Đạo chia sẻ. Trước đó, điều dưỡng viên Võ Văn Đấu nhận được thông tin từ Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang thông báo, có một bệnh nhân tâm thần đang đòi đốt nhà, cần anh đến không chế bệnh nhân tâm thần này. Dù bệnh nhân tỏ ra khá hung hãn, nhưng với quyết tâm không để bệnh nhân này hành động, anh Đấu lao vào khống chế bệnh nhân. Trong lúc giằng co vật lộn, bệnh nhân phản kháng quyết liệt, tạt thùng xăng lên người anh Đấu. Vị trí tạt xăng gần với một lò bánh, bất ngờ hơi xăng bắt lửa, bùng lên dữ dội. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến anh Đấu không kịp phản ứng, ngọn lửa nhanh chóng trùm lấy toàn bộ cơ thể anh. Khi mọi người dập tắt lửa thì toàn thân anh đã bị bỏng nặng, nhiều vùng da bị tuột ra dưới sức nóng của lửa. Cảm phục trước hành động bất chấp hiểm nguy, quên mình vì công việc, sáng 3.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến tận phòng chăm sóc đặc biệt của khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm và động viên gia đình điều đưỡng Đấu. Khi chứng kiến hình ảnh điều dưỡng Đấu bị trướng bụng, tri giác lơ mơ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã tỏ ra xúc động. Bộ trưởng yều cầu Bệnh viện Chợ Rẫy phải sử dụng mọi phương tiện hiện đại nhất đang có để giành lại sự sống cho điều dưỡng Đấu – một  điều dưỡng tận tâm với nghề, chấp nhận hy sinh vì nghề. Điều dưỡng Đấu ra đi, để lại người vợ trẻ và đứa con gái mới 4 tuổi trong hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn chồng chất.

Bệnh dịch Ebola sẽ được ngăn chặn tức thì

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công vắc-xin Ebola. Đây có thể là sự bắt đầu, để kết thúc đại dịch Ebola. Sau khi các nhà y tế học thử nghiệm vắc-xin đơn liều mới, đã cho thấy sự hiệu nghiệm  chỉ sau một tuần. Kết quả của cuộc thử nghiệm liên quan đến tính mạng của hơn 4.000 người tại Guinea đã hé lộ một bằng chứng đầy hứa hẹn rằng chúng ta có khả năng chống lại dịch Ebola. Được biết đến với tên viết tắt VSV_ZEBOV, vắc-xin đang được thử nghiệm trên bệnh nhân mới nhiễm bệnh, và nếu tất cả đều đi theo dự tính như kế hoạch, đây sẽ trở thành vắc-xin trị Ebola đầu tiên được cấp phép. Bởi hiện tại, khoảng 28.000 người tại Guinew, Sierra Leone và Libera đã mắc phải dịch Ebola và đã có hơn 11.000 người tử vong. Cuộc thử nghiệm mới nhất liên quan đến việc tiêm phòng ngay lập tức cho 4.123 người có nguy cơ mắc bệnh cao ngay sau khi tiếp xúc với những người bị bệnh. Không ai trong số họ có dấu hiệu mắc bệnh. Nhóm thí nghiệm thứ hai bao gồm 3.528 người bị lây nhiễm Ebola 3 tuần được tiêm phòng; trong vòng 6 ngày, 16 người trong số đó phát bệnh, còn lại hoàn toàn không có dấu hiệu phát sốt.  “Thật ra, không có triệu chứng nào xảy ra sau 6 ngày tiêm phòng vắc-xin, bất kể là tiêm phòng ngay lập tức hay hoãn lại”, theo báo cáo nghiên cứu của The Lancet. Sau khi có kết quả khả quan từ những người được tiêm phòng, đội ngũ nghiên cứu quốc tế quyết định tiến hành tiêm chủng cho những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đại đoàn kết

Bộ trưởng Bộ Y tế chia buồn với gia đình điều dưỡng viên Võ Văn Đấu

Điều dưỡng viên Võ Văn Đấu, công tác tại BV Tâm thần tỉnh Tiền Giang, người bị bỏng nặng sau khi bị bệnh nhân tâm thần tưới xăng đốt vào ngày 12/7/2015 đã qua đời vào tối ngày 3/8/2015. Thay mặt Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế, ngày 5/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có thư chia buồn sâu sắc tới gia đình nạn nhân Đấu. Để đảm bảo quyền lợi của anh Đấu cũng như động viên gia đình anh và các cán bộ y tế đã và đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cùng ngày, Bộ Y tế cũng có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị căn cứ vào các quy định của pháp luật, xem xét báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện chế độ chính sách cao nhất - công nhận liệt sĩ đối với điều dưỡng Võ Văn Đấu. Theo Điều 15 Luật Viên chức, trường hợp viên chức bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.

 

Infonet

“Nếu không tốt bụng và tử tế, bệnh nhân sẽ quay lưng với bệnh viện”

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh đến tính cấp thiết phải thay đổi thái độ phục vụ trong các bệnh viện hiện nay. Qua kiểm tra, giám sát thực tế tại các bệnh viện cũng như phản ánh của người dân trên facebook và fanpage của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá người dân “sợ” và phàn nàn nhiều về bệnh viện công vì phòng ốc nhếch nhác, thái độ của nhân viên y tế cáu bẳn, thủ tục rườm rà. Mặc dù nhiều bệnh viện đã được xây mới, chỉnh trang nhưng thái độ đối với bệnh nhân vẫn không thay đổi, trong khi đó, tại các phòng khám tư, thái độ của bác sĩ và nhân viên y tế rất tốt. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trăn trở: "Sao bác sĩ không đem tình yêu, tinh thần đó từ phòng mạch tư vào bệnh viện công. Bộ trưởng yêu cầu cán bộ y tế phải thay đổi thái độ từ coi việc khám bệnh là ban ơn, sang phục vụ. Các bệnh viện cần tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh cho cán bộ y tế từ bảo vệ, giữ xe, nhân viên thu ngân, làm thủ tục, đến các y bác sĩ, y tá, hộ lý, trưởng khoa phòng và lãnh đạo bệnh viện. Đồng thời, các bệnh viện phải triển khai bộ phận chăm sóc khách hàng tại bệnh viện; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện đường dây nóng 24/24. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: "Khi giá dịch vụ y tế tính đúng tính đủ thì sẽ có cạnh tranh lành mạnh giữa y tế công lập và ngoài công lập và ngay cả giữa các cơ sở y tế công lập với nhau. Vì vậy nếu chúng ta không tử tế, tốt bụng, yêu quý và tôn trọng bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ quay lưng lại với chúng ta". Đóng góp ý kiến về vấn đề này, BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, cần phải đưa phong cách giao tiếp, ứng xử vào các trường đào tạo ngành y để dạy cho các y, bác sĩ tương lai. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần xây dựng mô hình giao tiếp chuẩn cho các bệnh viện học tập, cùng với đó là có kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và xử phạt thích đáng.

Tin tức

Đường dây nóng ngành y phát huy hiệu quả

Hơn 62 cán bộ y tế đã bị kỷ luật sau những cuộc gọi phản ánh của người dân thời gian qua đến đường dây nóng. Như một phương tiện giám sát công cộng, đường dây nóng đã giúp ngành y tế vào cuộc, xử lý được rất nhiều trường hợp sai phạm, cũng như biểu dương kịp thời nhiều tấm gương, góp phần “xốc” lại vấn đề y đức cho ngành y.

Xử lý triệt để

Ngày 2/5/2015, anh Nguyễn Văn Phú (Lạc Thủy, Hòa Bình), chồng sản phụ Nguyễn Thị Linh Đức, đã gọi điện lên đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh việc: Ngày 16/4/2015, chị Đức có đến Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, siêu âm thai được 3,8 kg. Đến ngày 19/4/2015, chị Đức chuyển dạ và quay lại bệnh viện sinh. Do thai to, gia đình xin bệnh viện cho sinh mổ, nhưng bệnh viện không đồng ý và để sinh thường. Khi sinh ra, bé được 4,6 kg, nhưng 1 tay của bé không cử động được. Anh Phú có hỏi bác sĩ về tình trạng của bé, thì được trả lời là không có vấn đề gì. “Cảm thấy không yên tâm, nên sau đó tôi cho con đến Bệnh viện Nhi TƯ khám thì xác định bé bị gãy xương bả vai. Tôi đã yêu cầu bệnh viện làm rõ trách nhiệm, nhưng bệnh viện chỉ nói chuyển bé lên bệnh viện tỉnh điều trị”, anh Phú bức xúc và đã yêu cầu đường dây nóng kiểm tra lại trường hợp của anh. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Phú, tổ trực đường dây nóng đã gọi điện đến Bệnh viện Nhi TƯ, yêu cầu xác minh thông tin trường hợp này và báo cáo kết quả xử lý vụ việc cho người dân. Sau khi Bệnh viện Nhi TƯ xác minh đúng thông tin, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy đã phải nhận trách nhiệm. Ngày 4/5/2015, anh Phú gọi lại thông báo đã được bệnh viện hỗ trợ giải quyết thỏa đáng và cảm ơn đường dây nóng Bộ Y tế. Với nhiều trường hợp bức xúc trước thái độ của y, bác sĩ, chất lượng, quy trình khám chữa bệnh, cơ sở vật chất… phản ánh lên đường dây nóng của Bộ Y tế đã được giải quyết thỏa đáng. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2015, đã có 8.441 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095, trong đó có 3.159 (37,4%) cuộc gọi đúng phạm vi giải quyết. “Phân loại các trường hợp gọi đến, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xử lý khẩn trương, kịp thời các vụ việc. Trong 6 tháng đầu năm nay đã nhắc nhở, rút kinh nghiệm 2.092 trường hợp, xử lý kỷ luật 62 trường hợp, cắt thi đua 62 trường hợp, cải thiện cơ sở vật chất 188 trường hợp, khen thưởng 79 trường hợp”, ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết. Cũng theo ông Trường, nhờ những xử lý, rút kinh nghiệm kịp thời, mà các cuộc gọi phản ánh về thái độ của nhân viên y tế giảm mạnh, không chỉ ở tổng đài của Bộ Y tế, mà cả ở hệ thống đường dây nóng ở các bệnh viện, các Sở Y tế ở các tỉnh như tỉnh Vĩnh Phúc giảm từ 114 cuộc gọi (năm 2014) xuống còn 44 cuộc; Thanh Hóa giảm từ 206 cuộc (năm 2014) xuống còn 115 cuộc… Bên cạnh những phản ánh về sai phạm, nhiều người còn gọi đến để biểu dương y đức của nhiều y, bác sĩ tận tâm với bệnh nhân.

Cùng vào cuộc

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh văn phòng Bộ Y tế: Để đường dây nóng hoạt động có hiệu quả hơn nữa, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Tổng công ty viễn thông Viettel xây dựng Đề án triển khai mở rộng và quản lý các thuê bao đường dây nóng của Bộ Y tế ở 3 cấp để tiếp nhận các ý kiến bức xúc của người dân. Hoàn thiện quy trình tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân tới đường dây nóng. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất tại các bệnh viện, các Sở y tế về việc triển khai thực hiện tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng. Đồng thời xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật để tạo nguồn động lực khuyến khích cán bộ nhân viên y tế tích cực hoạt động. Cũng theo ông Trường, các bệnh viện cần thiết lập hệ thống quản lý, theo dõi thông tin phản ánh của người dân và kết quả xử lý sai phạm của Bộ Y tế, công khai bảng thông báo số điện thoại đường dây nóng. Đặc biệt khi có phản ánh của người dân cần nhanh chóng vào cuộc tổ chức xác minh, kiểm tra thông tin để phát hiện sai phạm và xử lý một cách thỏa đáng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, đường dây nóng là một trong những giải pháp tăng cường sự giám sát của người dân với các hoạt động y tế. Tuy nhiên, 2/3 số cuộc gọi đến lại không đúng phạm vi giải quyết, thậm chí nhiều cuộc gọi còn không đúng sự thật, làm mất thời gian điều tra. Ngành Y tế kêu gọi người dân khi phản ánh thông tin cũng cần cân nhắc về nội dung, không xuyên tạc, tố cáo khi không có cơ sở, để đường dây nóng hoạt động thực sự hiệu quả, mang lại những giá trị hữu ích cho người dân.

Pháp Luật TP.HCM

Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Quyết định này được Hà Nội ký sau khi Bộ Y tế có kế hoạch triển khai thự hiện trên toàn quốc về việc đổi mới thái độ, phong cách phục vụ của bác sĩ, y tá trong bệnh viện (Quyết định số 2151/QĐ- BYT ngày 4-6 của Bộ Y tế), sau đó ngày 24-7, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép thực hiện kế hoạch của Bộ. Theo đó, Ban chỉ đạo đổi mới thái độ phục vụ của cán bộ y tế gồm có 18 người do ông Nguyễn Khắc Hiền, giám đốc Sở Y tế làm trưởng ban, 15 thành viên khác của ban đều là người của Sở Y tế Hà Nội, chỉ có 2 thành viên còn lại là người của bệnh viện – nơi trực tiếp điều trị bệnh nhân gồm: Giám đốc BV Xanh Pôn và Phó tổng giám đốc BV Vinmex. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” theo quy định. Đôn đốc, kiểm tra, giám việc thành lập các ban chỉ đạo tại cơ sở cũng như triển khai các nội dung của kế hoạch…

 

Mổ tim miễn phí lại còn được được hỗ trợ tiền ăn uống, đi lại

Thông tin trên được bà Đinh Thị Liễu, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Sở Y tế TP.HCM cho biết vào ngày 5-8. Trong thông báo gởi cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh nói rõ: Trẻ em (dưới 16 tuổi) trên địa bàn TP.HCM, bị bệnh tim bẩm sinh có thẻ BHYT (BHYT) thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật (gồm: Trẻ đang sống tại cộng đồng, các trung tâm, cơ sở bảo trợ công lập, ngoài công lập hợp pháp) sẽ được TP chi tiền ngoài BHYT chi trả, tiền ăn ở, đi lại trong thời gian khám, chữa bệnh. Cụ thể, TP sẽ hỗ trợ chi phí cho đợt điều trị nội trú phẫu thuật, can thiệp tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh (phần còn lại sau khi đã trừ chi phí được BHYT thanh toán, hoặc ngoài danh mục BHYT chi trả). Hỗ trợ tiền ăn là 100.000 đồng/ngày/trẻ trong thời gian điều trị nội trú nhưng tối đa không quá 15 ngày. Nếu điều trị từ ngày thứ 16 trở đi, mức hỗ trợ tiền ăn cho trẻ thuộc hộ nghèo là 35.000 đồng/ngày/trẻ. Bên cạnh đó, trẻ còn được hỗ trợ chi phí đi lại từ 100.000 - 500.000 đồng/trẻ/hai lượt đi về tùy theo khoảng cách địa lý của các quận/huyện nơi trẻ cư ngụ, căn cứ vào địa chỉ ghi trên thẻ BHYT của trẻ hoặc đơn xác nhận của phường, xã hoặc của cơ sở bảo trợ. Mức hỗ trợ cụ thể: Quận 1, 3, 5, 10: 100.000 đồng/em; quận 4, 6, 8, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận: 200.000 đồng/em; quận 2, 7, Tân Bình, Gò Vấp, Tân Phú: 300.000 đồng/em; quận quận 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Tân: 400.000 đồng/em; huyện Củ chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ: 500.000 đồng/em. Giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Tấn Bỉnh lưu ý chế độ hỗ trợ từ ngân sách chỉ áp dụng cho trẻ em TP khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP.HCM (kể cả Viện Tim) có ký hợp đồng khám, chữa bệnh với cơ quan BHXH và phải khám tuyến đúng (hoặc chuyển tuyến hợp lệ). Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh ứng trước ba loại kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân, sau đó tổng hợp chi phí kèm hồ sơ, chứng từ gửi về Sở Y tế để thanh toán lại. Về thời gian hưởng, đối với trẻ thuộc đối tượng được hỗ trợ đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập trước ngày 1-8 và xuất viện sau ngày 1-8 trở đi, vẫn thực hiện chế độ hỗ trợ.

 

BV Tâm thần TP.HCM không đưa người tâm thần vào BV

Sáng 5-8, gọi điện đến Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hai (quận Gò Vấp, TP.HCM) cho biết bà có người con trai (28 tuổi) mắc bệnh tâm thần khá lâu. Mỗi khi kích động, con trai bà thường la hét, đập phá, cầm cây dọa đánh những người chung quanh. “Trong trường hợp này, tôi có thể liên hệ nhờ BV Tâm thần TP.HCM cử nhân viên đến nhà và đưa con tôi vào BV điều trị được không?” – bà Hai thắc mắc. BS Vũ Kim Hoàn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp BV Tâm thần TP.HCM, cho biết BV Tâm thần TP.HCM không có chủ trương cử nhân viên y tế của BV đến nhà để đưa bệnh nhân tâm thần vào BV điều trị theo yêu cầu của người nhà. Do vậy, khi người nhà muốn đưa bệnh nhân tâm thần (đang có tình trạng kích động hành vi gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người nhà hoặc những người xung quanh) đến BV Tâm thần TP.HCM để điều trị thì liên hệ với chính quyền địa phương như tổ trưởng dân phố, công an khu vực, dân phòng. Những người này sẽ khuyên nhủ, động viên hoặc có khi phải dùng biện pháp cưỡng chế đưa bệnh nhân vào BV. “Khi đã đưa bệnh nhân vào BV, nhân viên y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ và các BS sẽ khám cho bệnh nhân kỹ càng. Nếu có chỉ định nhập viện sẽ làm hồ sơ bệnh án và đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú tại BV, sau khi đã có đầy đủ chữ ký xác nhận của công an và cam kết của người thân bệnh nhân” – BS Hoàn cho biết thêm

 

Pháp luật Việt Nam

Danh sách 2091 mỹ phẩm có chứa chất cấm bị đình chỉ lưu hành

Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 2.091 sản phẩm mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất paraben. Cục Quản lý Dược vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc các sản phẩm mỹ phẩm nêu tại Danh mục I - Các sản phẩm mỹ phẩm nước ngoài bị thu hồi và Danh mục II - Các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước bị thu hồi kèm theo công văn này. Lý do thu hồi do sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức đã công bố có chứa Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben là các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định mới cập nhật của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN. Thời gian thực hiện việc đình chỉ lưu hành và thu hồi từ ngày 31/7/2015. Cục Quản lý dược yêu cầu các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường có tên tại danh mục đính kèm công văn này phải: Gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng và tiến hành thu hồi toàn bộ các sản phẩm nêu trên; Gửi báo cáo thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm nêu trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/8/2015. Cục Quản lý dược cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tiến hành thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này. Đồng thời, tiến hành thu hồi tất cả các số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben do Sở Y tế đã cấp cho các tổ chức, cá nhân đứng tên công bố tại Sở Y tế theo quy định, báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/8/2015. Ngoài ra, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát việc thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben theo danh mục các sản phẩm mỹ phẩm và doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nêu trong công văn này và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (www.dav.gov.vn/Quản lý mỹ phẩm). Cùng với đó, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc việc thu hồi các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben, Pentylparaben và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/08/2015. Được biết, quyết định trên của Cục Quản lý Dược căn cứ Quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN về việc cập nhật Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben vào danh mục các chất không được dùng trong mỹ phẩm (Phụ lục II- Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN); Đây cũng là hoạt động tiếp theo sau khi Cục Quản lý Dược có Công văn số 6577/QLD-MP, ngày 13/4/2015, về việc cập nhật các chất dùng trong mỹ phẩm, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ông Nguyễn Tất Đạt – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược - cho biết thêm, Cục vừa áp dụng việc công bố lưu hành sản phẩm qua mạngInternet, giúp kiểm soát thành phần sản phẩm hiệu quả hơn. “Sau khi sản phẩm lưu hành, nếu doanh nghiệp cố tình sử dụng paraben và các chất bị cấm trong sản phẩm thì ngoài phạt tiền còn có hình phạt bổ sung là rút chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm, thu hồi, ngừng lưu hành sản phẩm”, ông Đạt cho hay. Các dẫn chất paraben được sử dụng với vai trò làm chất bảo quản trong mỹ phẩm rất phổ biến. Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả thuốc, mỹ phẩm. Tuy nhiên, nghi ngờ isoparaben (là dẫn chất của paraben) có thể gây ung thư vú cho người sử dụng, ngày 18/9/2014, Ủy ban mỹ phẩm cộng đồng Châu Âu đã cập nhật 5 dẫn chất paraben trên vào danh mục các chất không dùng trong mỹ phẩm. Tiếp đó, Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN cũng quy định các dẫn chất của paraben không được có trong thành phần mỹ phẩm./.

 

Nhân dân

Chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa

Mặc dù so với giai đoạn 2010 - 2014, số người mắc sốt xuất huyết (SXH) năm 2015 cả nước giảm 32,2%, tử vong giảm 45,9%. Tuy nhiên, hiện nay tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía nam có số mắc tích lũy tăng cao so với cùng kỳ năm 2014. Để chủ động ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát, lan rộng, nhất là vào mùa mưa tại khu vực này, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, cần có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh và vắc-xin – sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Đồng Nai, BS Dương Cường cho biết: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 2.445 ca mắc SXH, tăng 92,52% so với cùng kỳ, trong đó có hai trường hợp tử vong (tăng một trường hợp). Điều đáng nói, địa phương có số ca SXH tăng cao không phải vùng sâu, vùng xa mà nằm ngay TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom nơi có mật độ đô thị hóa cao và số người mắc SXH tăng đột biến thời gian gần đây. Đáng lo ngại, tình hình dịch SXH trong tháng bảy trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng, chỉ tính trong tuần cuối tháng bảy, toàn tỉnh ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc SXH tại 10 trên 11 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, số ca dưới 15 tuổi chiếm gần 110 trường hợp, tăng 9,84% so với tuần trước đó. Trước tình hình số ca mắc SXH liên tục tăng trong những tuần gần đây và dự kiến còn tăng trong những tháng tới (tháng cao điểm hằng năm), TTYTDP Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn chủ động khoanh vùng nguy cơ; xây dựng kế hoạch phun hóa chất không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình dịch, trung tâm sẽ chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch diệt lăng quăng khi có ca bệnh tăng cao; tăng cường công tác giám sát ca bệnh, phát hiện và xử lý triệt để; lập bản đồ dịch tễ và tăng cường công tác truyền thông cho người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh SXH trên địa bàn… Cũng như Đồng Nai, tỉnh Đồng Tháp có tỷ lệ người mắc SXH cao thời gian qua. Theo TS, BS Nguyễn Ngọc Ấn, Giám đốc TTYTDP tỉnh Đồng Tháp, tính đến cuối tháng bảy, toàn tỉnh có 743 trường hợp mắc SXH, tăng 89,1% (350 ca) so với cùng kỳ 2014, trong đó có 64 ca SXH nặng và có một trường hợp tử vong. Trước tình hình nêu trên, TTYTDP tỉnh đã triển khai chiến dịch diệt lăng quăng đợt ba tại các xã có nguy cơ trong toàn tỉnh; tham mưu chính quyền địa phương và vận động kinh phí để chủ động thực hiện hàng tháng, hàng tuần hoặc nhiều đợt diệt lăng quăng tại những nơi nguy cơ cao. Trong thời gian tới, các đơn vị y tế thực hiện nghiêm công tác thống kê, báo cáo hàng ngày, hàng tuần và cập nhật, phản hồi danh sách ca bệnh, theo dõi sát tình hình mắc, tử vong và thực hiện vẽ biểu đồ dự báo dịch hàng tuần để xử lý; tiến hành xử lý kịp thời các ổ dịch SXH trong vòng 48 giờ, tránh bỏ sót ổ dịch và bảo đảm phạm vi xử lý, quy trình đúng kỹ thuật. Thực hiện công tác giám sát véc- tơ SXH thường xuyên hàng tháng tại các điểm giám sát cố định và tại các ổ dịch, nhằm phát hiện kịp thời những nơi nguy cơ cao để tiến hành phun hóa chất chủ động hoặc dập dịch diện rộng; duy trì công tác giám sát vi-rút và huyết thanh học để góp phần vào công tác dự báo dịch… PGS, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Kiểm tra tại một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương… cho thấy, công tác phòng, chống dịch SXH đã được ngành y tế các địa phương triển khai ngay từ đầu năm, với sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể. Tuy nhiên, tại một số khu vực dân cư, ý thức của người dân trong công tác này còn nhiều hạn chế. Như tại phường Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi có số mắc SXH cao, mặc dù các đơn vị y tế vừa mới xử lý ổ dịch, nhưng vẫn còn 50% số hộ gia đình có lăng quăng, muỗi truyền bệnh SXH; nhiều dụng cụ chứa nước đọng là nguồn phát sinh ổ bọ gậy... Hay tại TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), hiện còn tỷ lệ lớn các hộ gia đình trong khu vực ổ dịch, nhất là khu nhà trọ của công nhân chưa thực hiện việc diệt lăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi… Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch SXH, ngăn chặn sự gia tăng, bùng phát và lan rộng, nhất là vào mùa mưa, Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, xử lý triệt để ổ dịch; thành lập đội đặc nhiệm làm công tác phòng chống sốt xuất huyết cho từng khu phố. Có giải pháp tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi diện rộng một cách triệt để, bao phủ 100% các hộ gia đình tại các khu vực nguy cơ, tránh tình trạng có nhà không được phun, phun không hết các buồng, các tầng. Làm việc với ban quản lý các khu công nghiệp để vận động công nhân thực hiện diệt lăng quăng tại khu vực nhà trọ, bố trí thời gian phun hóa chất tại khu vực nhà trọ phù hợp giờ làm của công nhân, bảo đảm tất cả hộ công nhân thuộc khu vực nguy cơ xảy ra dịch đều được phun hóa chất diệt muỗi. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị người bệnh, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do SXH; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ cao, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch. Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vật tư và bảo đảm không để thiếu vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch...

 

Đề nghị xét công nhận liệt sĩ cho nhân viên y tế chết khi làm nhiệm vụ

Ngày 5-8, Bộ Y tế có công văn đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang căn cứ các quy định hiện hành làm các thủ tục cần thiết để xét, công nhận điều dưỡng Võ Văn Đấu, viên chức Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang là liệt sĩ. Trước đó, ngày 12-7, điều dưỡng Võ Văn Đấu cùng một số cán bộ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Tiền Giang đi bắt người bệnh đang bị rối loạn tinh thần, đòi đốt nhà. Khi anh Đấu vật lộn khống chế thì bị người bệnh tạt xăng vào người, do đang đứng gần lò bánh nên anh Đấu bị ngọn lửa bén nhanh. Người dân đã dập lửa và đưa anh vào bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy với diện tích bỏng lên đến hơn 70% cơ thể. Mặc dù được các y, bác sĩ cứu chữa tận tình và hỗ trợ tối đa về cơ sở vật chất, thuốc men nhưng sau hơn 20 ngày điều trị tích cực, anh Đấu đã chết vào tối ngày 3-8.

 

Gần 20 triệu trẻ được tiêm vắc xin sởi – Rubella

Chiều 4-8, Bộ Y tế họp báo cho biết, sau khi kết thúc Chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi - Rubella miễn phí cho tất cả trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trên phạm vi toàn quốc (từ tháng 9-2014 đến tháng 5-2015), có gần 20 triệu trẻ đã được tiêm vắc xin sởi - Rubella. 100% số huyện đều đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - Rubella trên 95%. Trên quy mô xã, phường có 11.150 xã/11.173 xã đạt tỷ lệ tiêm trên 95%. Theo thống kê Bộ Y tế, đến nay còn 23 xã vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi khó khăn chưa đạt chỉ tiêu 95%. Các tỉnh đang chỉ đạo tiếp tục tiêm vét phấn đấu cả nước đạt 100% số xã đạt tỷ lệ tiêm trên 95% trong tháng 8 năm 2015. Kết quả này của chiến dịch đã góp phần rất lớn trong việc khống chế hoàn toàn dịch sởi tại Việt Nam trong năm 2015. Trong bảy tháng đầu năm 2015 chỉ ghi nhận rất ít trường hợp mắc sởi, trên phạm vi toàn quốc không ghi nhận các ổ dịch sởi. Sởi - Rubella là hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra, bệnh có tính lây truyền cao và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh sau khi mắc. Nếu người mẹ nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra xảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ mới sinh. Bệnh sởi và Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu, bởi vậy, tiêm vắc xin là cách tốt nhất và chủ động để phòng các dịch bệnh này. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục YTDP khẳng định: “Mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng mở rộng lần này là làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi và Rubella, giảm gánh nặng bệnh tật của hội chứng Rubella bẩm sinh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay. Kết quả chiến dịch phải đạt tỷ lệ 95% trên quy mô xã, phường, thị trấn với việc tiêm cho khoảng 20 triệu trẻ em trên phạm vi cả nước. Phấn đấu đạt kết quả như vậy để giải quyết việc bảo đảm tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao, đồng thời các trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng khó tiếp cận mới được tiêm chủng, giải quyết được vùng “lõm” về tiêm chủng để phòng bệnh”.

 

Tổng thống Hàn Quốc bổ nhiệm Bộ trưởng Y tế mới

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye ngày 4-8 đã bổ nhiệm ông Chung Chin-youb làm Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi mới của nước này. Ông Chung Chin-youb là một giáo sư tại bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul ở thành phố Bundang, phía nam Thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của bà Park Geun-hye, Min Kyung-wook, cho biết, “ông Chung Chin-youb là người phù hợp, có thể củng cố và tăng cường hệ thống y tế công cộng đồng thời bảo đảm ổn định sức khỏe của người dân” nhờ sự am hiểu sâu sắc về hệ thống y tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông Min Kyung-wook không nêu lý do dẫn đến việc bổ nhiệm ông Chung Chin-youb là Bộ trưởng Y tế mới của Hàn Quốc. Ông Chung Chin-youb sẽ thay Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc hiện tại là Moon Hyung-pyo, người đã bị chỉ trích do quyết định không công khai tên các bệnh viện đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm MERS trong thời gian đầu bùng phát dịch bệnh này tại Hàn Quốc, gây ra sự hoang mang cho người dân. Dịch MERS bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Hàn Quốc, với tốc độ tăng trưởng trong quý II-2015 ở mức thấp nhất trong vòng hơn sáu năm qua, khi dịch bệnh này đã buộc Hàn Quốc phải tạm đóng cửa hàng ngàn trường học, người tiêu dùng phải ở nhà và gây hoang mang cho các khách du lịch nước ngoài. Tuần trước, Hàn Quốc đã tuyên bố chấm dứt dịch MERS trên thực tế tại nước này, vào thời điểm hai tháng sau khi phát hiện trường hợp nhiễm MERS đầu tiên tại Hàn Quốc. Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, tính đến ngày 4-8, Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm MERS trong vòng 30 ngày liên tiếp, 12 bệnh nhân MERS vẫn được điều trị tại bệnh viện nhưng chỉ còn một người có xét nghiệm dương tính với virus này. Dịch MERS đã làm 186 người tại Hàn Quốc bị nhiễm, 36 người tử vong và gần 17 nghìn người phải cách ly do nghi nhiễm căn bệnh này.

 

Ngăn chặn kịp thời dịch sởi, rubella

Sau tám tháng triển khai, chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin sởi-rubella đã thành công đạt và vượt các mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng ngăn chặn kịp thời dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng trở lại. Đáng chú ý, đây là chiến dịch tiêm vắc- xin phòng bệnh có quy mô và số đối tượng lớn nhất từ trước tới nay được triển khai. Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em. Trong những năm qua, bệnh sởi tại Việt Nam đã được khống chế cơ bản nhờ triển khai tiêm chủng vắc-xin sởi cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Tuy nhiên, trong các năm gần đây vẫn tiếp tục ghi nhận tình trạng vi-rút sởi lưu hành, chủ yếu tập trung ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đủ hai mũi vắc-xin sởi. Nhất là nửa đầu năm 2014, dịch sởi quay trở lại làm hơn mười nghìn trẻ mắc bệnh. Bên cạnh đó, kể từ khi bệnh rubella được đưa vào giám sát, liên tục trong nhiều năm dịch rubella xuất hiện tại các địa phương với hàng nghìn đến hàng chục nghìn ca mắc, tập trung ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Với các trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm rubella trong quá trình mang thai thường bị hội chứng rubella bẩm sinh với các dị tật nguy hiểm như: điếc bẩm sinh, tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần và vận động, bệnh xương thủy tinh… Tuy nhiên trước năm 2014, vắc-xin này chưa được đưa vào chương trình TCMR. Trước diễn biến phức tạp của sởi và rubella, được sự hỗ trợ của liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) ngành y tế đã triển khai chiến dịch trên quy mô toàn quốc thực hiện tiêm miễn phí vắc-xin sởi - rubella cho tất cả số trẻ từ 1 đến 14 tuổi. TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Trưởng văn phòng TCMR Quốc gia cho biết: Để thực hiện thành công chiến dịch, công tác chuẩn bị rất kỹ càng, Bộ Y tế, Dự án TCMR cùng các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pa-xtơ chủ động thực hiện trước cả năm. Ban chỉ đạo chiến dịch được thành lập từ quy mô quốc gia xuống tất cả các cấp với sự tham gia của các bộ, ban, ngành liên quan. Tổng số có 325.886 lượt cán bộ y tế và 645.076 lượt cán bộ từ ban, ngành và chính quyền các cấp và người tình nguyện tham gia chiến dịch. Việc điều tra, lập danh sách đối tượng được thực hiện chặt chẽ từ trường học đến tại cộng đồng, rà soát tất cả các hộ gia đình có trẻ trong diện tiêm chủng chiến dịch, nhất là tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng giáp ranh, vùng di biến động dân cư. Tại các tuyến được bổ sung: 16.000 chiếc phích đựng vắc-xin, 16.840 chiếc nhiệt kế, 420 tủ lạnh, 120 tủ đá, 840 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động. Chương trình TCMR quốc gia tiếp nhận 27.052.100 liều vắc-xin sởi - rubella, 25.220.000 chiếc bơm kim tiêm tự khóa 0,5ml; 2.976.000 chiếc bơm kim tiêm sử dụng một lần 5ml và 310.150 chiếc hộp an toàn để cấp phát đủ cho các địa phương, các điểm tiêm chủng. Để phù hợp với khả năng và bảo đảm đạt mục tiêu, chiến dịch không thực hiện đồng loạt cho toàn bộ trẻ em từ 1 đến 14 tuổi, mà triển khai thành ba đợt: cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi; cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi; cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi. Riêng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biệt lập, do đặc thù về địa lý, điều kiện đi lại khó khăn cho nên các địa phương triển khai theo phương thức tiêm chủng đồng loạt cho trẻ 1 đến 14 tuổi và phân chia đợt chiến dịch theo địa bàn (cụm xã, cụm huyện). Bằng sự vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, đến hết tháng 6- 2015, chiến dịch trên phạm vi toàn quốc đã hoàn thành. Tổng số có 19.735.753 trẻ trong tổng số 20.095.947 trẻ từ 1 đến 14 tuổi được tiêm vắc-xin sởi -rubella, đạt tỷ lệ 98,2%. Chỉ còn 23 xã trong cả nước chưa đạt mục tiêu tiêm cho hơn 95% số trẻ trong độ tuổi sẽ tiếp tục được tiêm vét để đạt chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý, việc triển khai chiến dịch trên quy mô toàn quốc và công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng luôn được ưu tiên đặc biệt. Một số phản ứng sau tiêm chủng đã được các chuyên gia dịch tễ và nhi khoa phân tích, đánh giá và xử trí kịp thời, không để xảy ra các rủi ro đáng tiếc. Thành công của chiến dịch đã góp phần ngăn chặn kịp thời dịch sởi khi năm 2014 có hơn 15 nghìn ca mắc thì trong bảy tháng đầu năm 2015 chỉ còn 80 ca. Từ tháng 5-2015, vắc-xin sởi - rubella đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên trong TCMR miễn phí cho trẻ 18 tháng tuổi.

 

Ngày 12/08/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích