Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 5 3 0
Số người đang truy cập
1 0
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 6/6 và 7/6 năm 2015

96,7% người trưởng thành mắc bệnh răng miệng; Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè: trách nhiệm của cả cộng đồng; Chủ động phòng dịch MERS-CoV tại cửa khẩu; Hàn Quốc ghi nhận thêm 9 trường hợp nhiễm virus MERS-CoV; Nắng nóng, bọ xít hút máu lại tấn công!...

Thanh niên

96,7% người trưởng thành mắc bệnh răng miệng

Tại hội thảo “Tăng cường chăm sóc sức khỏe răng miệng cho thanh niên VN” đã được Hội Răng hàm mặt VN tổ chức ngày 5.6 tại Hà Nội, Hội Răng hàm mặt VN, đã lên tiếng báo động về sức khỏe răng miệng người VN. Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc cho thấy 71,4% trẻ từ 12 - 14 tuổi mắc bệnh vùng quanh răng, tỷ lệ này ở người trên 18 tuổi là 96,7%. Bệnh vùng quanh răng (phổ biến nhất là bệnh viêm lợi và viêm quanh răng) là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trên 45 tuổi. Ở độ tuổi 18, trung bình mỗi người sâu gần 3 răng và chỉ mất 0,52 răng nhưng lứa tuổi 45, trung bình số răng bị sâu lên đến 9 răng và mất 6,64 răng.

Hà Nội mới

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè: trách nhiệm của cả cộng đồng

Nắng nóng gay gắt liên tiếp những ngày cuối tháng 5 vừa qua đã khiến cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn và ảnh hưởng nặng nề. Trước diễn biến khó lường của thời tiết và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, các chuyên gia y tế dự báo, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, khó lường trong các tháng mùa hè năm 2015…

Chủ động phòng dịch MERS-CoV tại cửa khẩu

Trước nguy cơ lây lan dịch MERS-CoV, ngày 5-6 tại nhiều địa phương có đường biên giới, sân bay, bến cảng có khách quốc tế xuất nhập cảnh đã chủ động các biện pháp phòng chống. Chiều 5-6, bà Ngô Thị Kim Yến, phó giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết Bộ Y tế yêu cầu từ ngày 5-6, các địa phương phải áp dụng tờ khai y tế đối với du khách đến từ vùng bệnh nhưng ngành y tế Đà Nẵng đã chủ động cho triển khai từ ngày 3-6 tại sân bay Đà Nẵng. Theo bà Yến, trong trường hợp nếu nghi ngờ có ca bị bệnh MERS-CoV thì sẽ cho cách ly điều trị tại khoa y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng). Sở Y tế Đà Nẵng lo ngại nguy cơ lây truyền dịch bệnh MERS-CoV vào Đà Nẵng khi mỗi tuần sân bay quốc tế Đà Nẵng có 22 chuyến bay đến từ Hàn Quốc với khoảng 4.500 hành khách. Cùng với đó là 63 chuyến bay/tuần với 12.000-13.000 người đến từ Trung Quốc (hai quốc gia có dịch bệnh MERS-CoV).

Đo thân nhiệt tại cửa khẩu

Vào chiều 5-6, Tuổi Trẻ ghi nhận công tác lấy tờ khai y tế tại sân bay Đà Nẵng đối với chuyến bay chở 166 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn đến từ Incheon (Hàn Quốc) được thực hiện khá nhanh. Tổ kiểm dịch đã bố trí bốn bàn khai y tế bổ sung trong trường hợp khách chưa kịp làm tờ khai trên máy bay. Các kiểm dịch viên kiểm tra lại các nội dung tờ khai y tế và tiến hành đo thân nhiệt, trung bình mỗi hành khách chỉ mất 15-20 giây cho các hoạt động này. Tại Lào Cai, Chi cục Kiểm dịch y tế tỉnh chủ động tăng cường nhân lực, thiết bị phát hiện sớm, dung dịch sát khuẩn tại các cửa khẩu để phòng chống dịch MERS-CoV. Ghi nhận ngày 5-6, tại hai cửa xuất cảnh và nhập cảnh thuộc cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng đã lắp đặt hai máy đo thân nhiệt của người làm thủ tục xuất và nhập cảnh qua biên giới Việt - Trung. Tại đây, cán bộ kiểm dịch y tế hướng dẫn du khách nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam khai báo y tế, đo thân nhiệt bằng máy để phát hiện những trường hợp sốt cao bất thường, nghi nhiễm MERS-CoV. Ông Trần Đức Hùng, phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế Lào Cai, cho biết hiện đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát đối với người xuất nhập cảnh có đi/đến/ở từ vùng dịch; người có nguy cơ cao như công dân, người lao động, khách du lịch có tiếp xúc, làm công việc ở nông trại liên quan đến lạc đà, thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện bằng máy đo thân nhiệt từ xa và các biện pháp chuyên môn khác. Mục tiêu là nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc MERS-CoV để có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng. Tại Lạng Sơn, nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch lây nhiễm qua các cửa khẩu vào Việt Nam, cơ quan y tế Lạng Sơn đã phối hợp với biên phòng, hải quan... hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV đối với các trường hợp đến từ vùng có dịch bệnh. Cụ thể, tại hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận đường sắt quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) hằng ngày có hơn 2.500 lượt khách xuất nhập cảnh qua lại. Để kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn (thuộc Sở Y tế Lạng Sơn) bố trí cán bộ y tế trực 24/24 giờ, thực hiện giám sát phòng dịch, kiểm tra y tế đối với người nhập cảnh, theo dõi thân nhiệt khách nhập cảnh qua máy đo thân nhiệt từ xa, phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện sốt, viêm đường hô hấp cấp không rõ nguyên nhân. Trong khi đó, ông Hoàng Văn Hảo, phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An, ngày 5-6 cho biết sở đã nhận sự chỉ đạo của Bộ Y tế tập trung theo dõi và sẵn sàng chống dịch cũng như kịp thời phản ứng trong mọi tình huống. Cụ thể, Sở Y tế đã triển khai các đội kiểm dịch tại cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) và cụm cảng Cửa Lò. Các máy đo thân nhiệt cũng được đặt ở hai địa điểm này để sẵn sàng phát hiện dịch MERS-CoV cũng như các dịch cúm khác. Cán bộ trong ngành cũng đã được tập huấn công tác chống dịch, chuẩn bị phác đồ điều trị cho mọi tình huống. Còn tại Hải Phòng, Sở Y tế phối hợp với cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cảng Hải Phòng triển khai các phương án giám sát, phòng chống dịch MERS-CoV. Bà Phạm Thu Xanh, giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, cho biết tại địa phương chưa phát hiện trường hợp nào nghi ngờ nhiễm dịch bệnh nguy hiểm này. Tại sân bay Cát Bi được bố trí một máy đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe hành khách đến Hải Phòng.

Du khách hủy tour đi Hàn Quốc

Theo các công ty du lịch trên địa bàn TP.HCM, một lượng đáng kể du khách Việt đã thông báo hủy tour du lịch Hàn Quốc. Các công ty này cho biết sau nhiều ngày chủ động gọi điện thoại hỏi thăm thông tin về dịch. MERS-CoV, đến sáng 5-6 nhiều du khách Việt đã yêu cầu được hoãn, dời tour, thậm chí là hủy tour du lịch sang Hàn Quốc vì sợ có thể bị nhiễm dịch. Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt Trần Văn Long cho biết lượng khách của công ty bỏ tour khá nhiều, tính đến chiều 5-6 có đến hơn một nửa số khách đã đăng ký mua tour đề nghị hủy không đi và chủ động xin dời lịch khởi hành sang dịp khác. Tương tự, bà Đoàn Thị Thanh Trà, giám đốc truyền thông tiếp thị Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist (STS), thông tin có một số khách chủ động hủy tour, còn phần lớn khách yêu cầu cung cấp thông tin về các tour khác có giá tương đương hoặc thời gian khởi hành phù hợp với lịch của khách để chuyển sang. Hiện công ty chủ động cập nhật thông tin từ đối tác và Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại VN để chuyển thông tin cho khách qua email. “Cũng có khách đến tận công ty để hỏi tình hình và nhờ tư vấn” - bà Trà cho hay. STS cũng đề nghị khách có thể mua tour nội địa hoặc chuyển khách sang các tour có ngày khởi hành gần cuối tháng 6 cho khách chủ động lựa chọn. Theo nhiều công ty du lịch, tour Hàn Quốc hiện đang bán khá chạy vì giá cả hợp lý, lịch bay dày đặc, hơn nữa đang là dịp hè nên lượng khách đăng ký rất đông. Các công ty du lịch lớn mỗi tuần có trung bình 2-3 đoàn (mỗi đoàn 20-25 khách) du lịch sang Hàn Quốc nhưng tình hình này nhiều khả năng lượng khách mua tour Hàn Quốc sẽ giảm mạnh. Các đề nghị chuyển tour sang các điểm đến khác có giá tương đương như Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản... cũng sẽ khó giải quyết vì số chỗ trên các chuyến bay mà các hãng hàng không dành cho công ty du lịch không còn nhiều, hơn nữa phải mất thêm chi phí và thời gian xin visa.

Nguy cơ dịch bệnh "nội công, ngoại kích"

Sáng 6-6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (SXH)". Dịch bệnh trong nước vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp thì trong những ngày qua, ngành y tế liên tục tổ chức các cuộc họp khẩn cấp và đưa ra cảnh báo về hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV). Thời điểm này, ngành y tế đang "căng mình" đối phó với nguy cơ dịch bệnh "nội công, ngoại kích".

Nỗi lo lây nhiễm chéo

Về tình hình dịch bệnh hiện nay, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh nhận định: Diễn biến tình hình dịch bệnh từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố ổn định, tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng bất thường như những ngày qua, dịch bệnh có nguy cơ diễn biến phức tạp, nhất là dịch SXH. Do đó, nếu công tác phòng chống dịch bệnh không tốt sẽ khiến nhiều loại dịch bệnh bùng phát, khó kiểm soát. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm nay, trên địa bàn ghi nhận 90 ca mắc ho gà, trong đó có 1 trường hợp tử vong, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 2 ca mắc và không có trường hợp tử vong. Tương tự, bệnh tay chân miệng có 584 ca mắc (tăng 411 ca so với cùng kỳ). Riêng số ca mắc SXH bắt đầu ghi nhận sự gia tăng từ đầu tháng 5. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 102 ca mắc SXH (tăng 62 ca so với cùng kỳ). Bệnh nhân xuất hiện tại 19/30 (chiếm 63%) quận, huyện, thị xã và 59/584 (chiếm 10%) xã, phường. Đáng lưu ý, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số ổ dịch SXH nhỏ (từ 2-3 người mắc), nhiều nhất là ở phường Trương Định (quận Hai Bà Trưng) - có 9 người mắc. Trong khi dịch bệnh ở các tỉnh phía Bắc vẫn đang trong tầm kiểm soát thì tình hình dịch bệnh ở phía Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện bệnh SXH đã vào mùa với số mắc chiếm 89% cả nước, đặc biệt là trong số gần 10.000 trường hợp mắc đã có 10 trường hợp tử vong. Khu vực này cũng là nơi ghi nhận ca mắc và tử vong do tay chân miệng cao nhất cả nước. Cụ thể, số mắc tay chân miệng tại phía Nam là gần 11 nghìn trường hợp, trong đó có 2 trường hợp tử vong (chiếm 66% cả nước). Cùng lúc đối diện với nguy cơ có nhiều dịch bệnh diễn biến khó lường, chúng ta còn phải lo đối phó với nguy cơ xâm nhập của dịch MERS-CoV vốn đang lây lan mạnh tại Hàn Quốc. Trong tuần, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống MERS-CoV tại BV Chợ Rẫy và BV Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh. Đây là những BV đã có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm và cũng là BV đầu ngành, được giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác chuyên môn cũng như hỗ trợ phòng chống dịch cho tuyến phía Nam. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, BV Chợ Rẫy đang trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, lượng bệnh nhân của BV này đang ở mức quá tải, khoảng 2.700 ca mỗi ngày. Do đó, nếu có ca bệnh MERS-CoV xuất hiện thì việc kiểm soát lây nhiễm chéo rất khó khăn. Thêm vào đó, hiện BV Chợ Rẫy có 110 máy thở nhưng đã sử dụng hết công suất... Trước thực tế trên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý các BV cần tổ chức thật tốt công tác cách ly bệnh nhân ngay khi nghi ngờ ca mắc MERS-CoV. Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong điều trị loại bệnh này, do đó các cơ sở y tế cần phải thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin với bạn bè quốc tế về kinh nghiệm chuyên môn.

Hợp sức phòng chống dịch bệnh

Tính tới thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm MERS-CoV, nhưng tình hình dịch bệnh đang hết sức phức tạp. Tại Hàn Quốc đã xuất hiện trường hợp lây nhiễm thế hệ thứ 3, thứ 4. Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo, tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh MERS-CoV tại Hàn Quốc còn nhanh hơn cả tại Trung Đông. Điều đó khiến các nhà khoa học bất ngờ và cho thấy việc lây nhiễm bệnh này giữa người với người diễn ra tương đối dễ dàng. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, công tác phòng, chống MERS-CoV phức tạp hơn so với việc phòng dịch Ebola trước đó, bởi Ebola xuất phát từ Tây Phi, sự giao lưu của Việt Nam với các nước này tương đối ít. Nhưng với dịch xuất phát từ các nước Trung Đông, đặc biệt là tại Hàn Quốc (một quốc gia đang có dịch) thì hoàn toàn khác. Hơn thế nữa, bệnh MERS-CoV có thời gian ủ bệnh rất lâu (14 ngày), dấu hiệu ban đầu giống như những bệnh cảm cúm thông thường khác nên khó phát hiện sớm. Do đó, những người về từ vùng dịch cần thực hiện nghiêm túc việc điền tờ khai y tế tại sân bay, tự giác cách ly tại gia đình, theo dõi sức khỏe, chỉ cần bị sốt là phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được cách ly.

Hàn Quốc ghi nhận thêm 9 trường hợp nhiễm virus MERS-CoV

Ngày 6-6, Bộ Y tế Hàn Quốc đã xác nhận thêm 9 trường hợp nhiễm MERS-CoV, nâng tổng số ca nhiễm MERS-CoV tại nước này lên 50 ca. Bộ trên cho biết cả 9 ca nhiễm mới đều từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm MERS-CoV đầu tiên tại Hàn Quốc, trong đó có một nhân viên y tế tham gia công tác điều trị cho bệnh nhân này. Ngoài ra, Bộ Y tế Hàn Quốc xác nhận một bệnh nhân nhiễm MERS-CoV đã hồi phục và là trường hợp đầu tiên được ra viện. Kể từ khi trường hợp nhiễm MERS-CoV đầu tiên được ghi nhận tại Hàn Quốc ngày 20-5, tới nay đã có 4 ca tử vong tại quốc gia này. Tình trạng lây lan của virus MERS-CoV đã gây hoang mang trong xã hội Hàn Quốc, trong khi chính phủ nước này đổ lỗi cho việc thiếu kiểm soát ban đầu khi cho phép một người đàn ông nhiễm MERS-CoV được nhập cảnh sau khi trở về từ Saudi Arabia.

Lao động

Đà Nẵng: Điều trị riêng khi phát hiện ca viêm đường hô hấp cấp tính

Hiện lượng khách từ vùng dịch MERS-CoV đến Đà Nẵng khá lớn. Mỗi tuần có khoảng 22 chuyến bay trực tiếp từ Hàn Quốc đến Đà Nẵng (4.500 khách) và 63 chuyến đến từ Trung Quốc (hơn 12.000 khách). Hiện Đà Nẵng đã thực hiện kê khai y tế đối với hành khách đến từ Hàn Quốc qua đường thủy và đường không…

An ninh thủ đô

Bộ Y tế lập 4 đội phản ứng nhanh phòng chống MERS

Ngày 5-6, Bộ Y tế đã có Quyết định thành lập 4 đội phản ứng nhanh phòng, chống lây chiễm Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do viruscorona (MERS) tại 4 khu vực: miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Đội phản ứng nhanh này có nhiệm vụ thường trực công tác phòng chống dịch bệnh MERS trên địa bàn phụ trách, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ chỉ đạo điều tra, giám sát, xác minh, tổ chức các hoạt động cách ly, điều trị bệnh nhân và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi có trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh trên địa bàn. Riêng Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh MERS khu vực miền Bắc ngoài trách nhiệm phụ trách địa bàn miền Bắc còn có trách nhiệm đáp ứng, hỗ trợ các khu vực khác trên phạm vi toàn quốc khi có yêu cầu hoặc tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp.

Nắng nóng, bọ xít hút máu lại tấn công!

Hàng loạt bọ xít hút máu đã bò vào nhà dân ở Ninh Thuận để hút máu người gây đau nhức và sưng tấy khiến nhiều người dân lo sợ. Trước đây tại Hà Nội cũng ra từng có bọ xít hút máu… Ông Nguyễn Lâm Cảnh, ở phường Mỹ Phước bị bọ xít đốt, hai bắp vẫn còn sưng tấy kể lại rằng do thời điểm này thời tiết ở Ninh Thuận nóng như thiêu như đốt và đã xuất hiện bọ xít hút máu. Trong nhà không chỉ mình ông bị đốt. Cả nhà tìm quanh thì thấy loại côn trùng, xung quanh người toàn gai, mùi hăng hăng chúng bò lổm ngổm quanh giường. Xoa dầu vào vết thương nhưng mãi vẫn không thấy vết thương lành mà cứ tấy lên, thế là phải đến cơ sở y tế để hút chất độc. Các bác sỹ cho biết đó là loại bọ xít hút máu người. Nó có kích thước chiều dài 3-4cm. Cũng như ông Cảnh, bà Lê Thị Hà, sống ngay bên nhà ông Cảnh năm nay đã ngoài 70 tuổi cũng bị loại côn trùng tương tự đốt. Các bác sỹ ở Trung tâm y tế Phan Rang cho biết, ông Cảnh và bà Hà vào trung tâm trong tình trạng ngứa toàn thân, huyết áp tụt mạnh. Khi người nhà các bệnh nhân đưa con côn trùng lạ để đối chiếu vết cắn cũng như chất độc có trong người nạn nhân thì ban đầu  xác định nguyên nhân bệnh nhân nhập viên do bị bọ xít hút máu cắn. Chúng tôi điều trị thuốc chống dị ứng và thuốc tăng huyết áp cho bệnh nhân. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, sức khỏe của ổn định, không còn mối nguy hiểm đến sức khỏe nữa. Tuy nhiên, với người mẫn cảm với côn trùng thì vết đốt có thể sưng tấy to, bị phù, gây sốt. Có người sốt kéo dài phải cần tới sự can thiệp của các bác sĩ, nhất là đối với trẻ em - đối tượng rất ưa thích của bọ xít hút máu. Sau khi bị bọ xít hút máu, người dân đã bắt gom lại mang đến Trung tâm Phòng chống sốt rét Ninh Thuận để phân tích. Sau khi tiếp nhận hàng loạt con bọ xít hút máu người từ những người dân gom bắt mang tới, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Ninh Thuận cho biết, qua đối chiếu các mẫu bọ xít do người dân bắt gom với các dữ liệu về côn trùng cho thấy loài bọ xít này thuộc giống Panstrongylus, thường gọi trong dân gian là bọ xít hút máu. Loại bọ xít này khá nguy hiểm, thường cư trú và xuất hiện ở các khu ẩm thấp, các khu ao hồ ô nhiễm, các khu chứa nước thải. Đặc biệt là vào những mùa nắng nóng này, khi mà ao hồ cạn kiệt thì một số đầm còn nước chính là nơi sinh sôi và trú ngụ cho loài bọ xít này.

Cẩn trọng khi bị đốt

Nhiều người dân lo ngại  bị bọ xít hút máu người tấn công sẽ bị truyền bệnh nhưng Trung tâm PCSR Ninh Thuận khẳng định: Hiện nay, chưa phát hiện bọ xít hút máu truyền bệnh sang người. Nhiều năm gần đây, bọ xít hút máu người xuất hiện một cách ồ ạt tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào... Tại Việt Nam, bọ xít hút máu người đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011. Hiện nay, loài bọ xít này đã phát tán ra nhiều tỉnh thành khác nhau. Nhất là các địa phương có thời tiết khắc nghiệt. Hà Nội cũng đã từng có bệnh nhân bị bọ xít hút máu đốt. Để tránh bị bọ xít hút máu đốt người dân nên thực hiện tốt các việc, thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, đặc biệt là những nơi ẩm thấp. Loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng. Thường xuyên nằm ngủ màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít không chui vào. Khi bị bọ xít đốt nên rửa ngay bằng xà phòng, không gãi tại vết đốt. Nếu vết đốt sưng, phù nề cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng. Tuy nhiên loài bọ xít này có khả năng sinh sôi và thường “tấn công” bất ngờ. Nếu tiêu diệt chúng khi phát hiện cũng cần có phương pháp. Khi phát hiện nên tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm và diệt bọ xít.

Gặp lại người ghép tim đầu tiên tại Việt Nam từ tim của một người chết não

Mắc phải căn bệnh suy tim giai đoạn cuối, cuộc sống của anh Trần Mậu Đức (31 tuổi, trú tại đường Nguyễn Công Trứ, phường Phú Hội, TP Huế) là những chuỗi ngày sống trong sự dày vò của bệnh tật. Đang trong lúc tuyệt vọng nhất thì một may mắn đã đến khi có người đồng ý hiến tặng trái tim cho anh cấy ghép mong tìm lại sự sống. Vào thời điểm ấy, ca ghép tim của anh Đức là ca ghép tim đầu tiên của cả nước do 100% bác sĩ Việt Nam thực hiện. 

Sự tương hợp kỳ diệu

Là con thứ tư trong gia đình, từ lúc mới sinh ra anh Trần Mậu Đức vốn là một người khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện đau ốm, bệnh tật. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, vì gia đình không có điều kiện học tiếp nên anh đành xin phép bố mẹ vào Bình Dương làm thuê kiếm sống. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu có những dấu hiệu khó thở vào những lúc trời nắng nhưng cũng không đáng kể. Về Đà Nẵng vào năm 2006, anh xin vào làm việc ở một công trình xây dựng nhưng trong một lần đang làm việc thì bỗng nhiên anh bị ngất lịm giữa công trường và được bạn bè đưa ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Tại đây, anh vô cùng bất ngờ khi các bác sĩ cho biết rằng mình đang bị giãn cơ tim và suy tim cấp độ 4 (giai đoạn cuối của bệnh suy tim) rất nghi hiểm đến tính mạng. Những người bị bệnh này thì tim đã hết sự đàn hồi, thường chỉ còn sống được vài năm ngắn ngủi và chỉ có một cách duy nhất mới cứu sống được là phải thay tim. Nhưng điều quan trọng là phải tìm được người cho tim. Điều này không phải là dễ. “Trong lúc tuyệt vọng nhất thì một tia hy vọng đã lóe lên với tôi khi bác sĩ Bùi Đức Phú (Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế) báo cho tôi biết rằng đã có người đồng ý hiến tim cho tôi. Bác sĩ Phú cũng cho tôi biết rằng tỷ lệ thành công của ca ghép này là 50 - 50 nhưng đối với tôi, còn nước thì còn tát”, anh Đức cho biết. Đến 21h ngày 1-3-2011, các bác sĩ bắt đầu mở ngực người hiến tim, đưa tim ra khỏi lồng ngực và sau đó mở lồng ngực Đức để tiến hành ghép. Ca phẫu thuật kéo dài trong đến 3h sáng ngày hôm sau thì hoàn thành. Sau đó, anh Đức được đưa vào khu vực cách ly chờ hồi sức trong tâm trạng hôn mê. Đến 5h chiều ngày hôm sau, anh tỉnh táo trở lại và có thể nói chuyện trong sự vui mừng của các y, bác sĩ bệnh viện lẫn người nhà bệnh nhân. 

Có một tình yêu vượt mọi ngăn cách

Trước khi được ghép tim thành công, ít ai biết được rằng động lực giúp cho anh Đức có tinh thần vượt qua được những ngày tháng bị bệnh tật hành hạ chính là người vợ thảo hiền mà anh đang chung sống bây giờ. Bỏ mặc tất cả những cấm cản từ phía gia đình, vợ anh đã dành trọn vẹn tình yêu thương cho anh, động viên anh tiếp tục nuôi hy vọng cũng như có niềm tin trong cuộc sống. Chị Võ Mỹ Nương (26 tuổi) vợ anh Đức vốn quê ở huyện Tân Tiến (Hậu Giang). Hai anh chị quen nhau lúc anh Đức vào làm công nhân ở Bình Dương. Dù chỉ gặp mặt nhau được vài tháng rồi anh Đức chuyển ra Đà Nẵng làm việc nhưng chừng đó thời gian cũng đủ để cho 2 con người vốn xa lạ hiểu được phần nào về nhau rồi quý mến nhau. Sau gần 1 năm ở Huế chăm sóc anh thì cuối cùng gia đình chị Nương cũng biết chuyện rồi gọi chị về nhà. Biết con gái mình bỏ việc để ra Huế chăm sóc người yêu bị mắc bệnh suy tim độ nên bố mẹ chị Nương ra sức cấm cảm. Lần thứ 2 chị Nương ra Huế cũng là lúc bệnh tình anh Đức ngày càng nặng hơn. Những ngày đó, chị luôn ở bên cạnh động viên anh Đức vượt qua nỗi đau, cố gắng sống thật vui vẻ mà chiến đấu với bệnh tật. Năm 2008, dù trong người Đức đang mang bệnh nhưng cả hai vẫn quyết định đến với nhau bằng một đám cưới nhỏ. 2 năm sau đó, hai vợ chồng anh chị đón nhận niềm vui khi đứa con gái đầu lòng chào đời. Sau ngày xuất viện, các bác sĩ căn dặn là từ nay không nên làm việc nặng vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng vì cuộc sống gia đình khó khăn, lại nuôi con nhỏ nên anh xin đi làm bốc vác hàng hóa để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Biết được điều này, bác sĩ Phú đã nhận anh vào làm giữ xe ở bệnh viện với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Được sống lần thứ hai bằng trái tim của người khác nên trong lòng anh chưa bào giờ có thể quên được người ân nhân đã sinh ra anh lần thứ hai này. Sau thời gian ra viện, anh đã cố gắng liên hệ nhiều nơi để tìm kiếm địa chỉ của người hiến tim cho mình mà không thể nào tìm ra. “Phải mất 1 năm làm trong bệnh viện thì tôi mới biết được những thông tin ban đâu đồng thời ở nhà xác bệnh viện cũng có đặt một ban thờ của anh. Từ đó, tôi lấy ngày mình được ghép tim làm ngày giỗ của anh và cứ đến ngày này bảo vợ làm một mâm cơm để cúng cho anh đồng thời mua út hoa quả, nhang đèn xuống áng thờ ở nhà xác để thắp hương cho anh. Tôi đã nhiều lần đến mộ thắp hương, nguyện cầu cho linh hồn anh ấy được siêu thoát. Trong suốt cuộc đời tôi sẽ không quên ân nghĩa này. Bởi thế, từ giờ tới cuối đời, tôi sẽ làm mọi điều có thể để tìm ra được tên tuổi, quê quán của anh. Tới lúc đó trong lòng mình mới cảm thấy nhẹ nhõm được”.

Nhân dân

Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các đơn vị quân y Hải quân

Ngày 6-6, tại Tp. Hải Phòng, BV Bạch Mai và Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho Viện YHHQ và một số đơn vị quân y trong Quân chủng Hải quân giai đoạn 2015-2020”. Đây là hoạt động thiết thực của BV Bạch Mai nhằm cụ thể hóa Quyết định số 317/QĐ-BYT ngày 7-2-2013 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”, hướng về biển đảo, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Theo biên bản hợp tác được hai bên ký kết tại hội nghị, Bệnh viện Bạch Mai ưu tiên, đề xuất đưa Viện Y học Hải quân (YHHQ) vào các dự án, đề án của Bộ Y tế đang thực hiện tại BV Bạch Mai nhằm hỗ trợ toàn diện về chuyên môn kỹ thuật cho Viện YHHQ ở tất cả các chuyên ngành liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân vùng biển đảo. Từng bước hỗ trợ nâng cao năng lực cho Viện YHHQ và các đơn vị Quân Y Hải Quân thông qua đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Phối hợp, hỗ trợ về chuyên ngành y học biển và y học dưới nước tập trung các lĩnh vực như: bệnh nghề nghiệp do hoạt động trong môi trường nước, môi trường áp suất cao, cấp cứu, chống độc, dị ứng, thận nhân tạo, dinh dưỡng, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa… Trong đó, ưu tiên đặc biệt là các chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu, dinh dưỡng, môi trường, sức khỏe tâm thần… để chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân sinh hoạt trên môi trường đảo xa bờ. Ngay trong năm 2015, BV Bạch Mai sẽ hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật thận nhân tạo và giúp Viện YHHQ xây dựng thành công đơn vị thận nhân tạo, đồng thời tặng hai máy thận nhân tạo (đã qua sử dụng). Nâng cao khả năng ứng phó các tình huống cấp cứu trên biển, đảo. Tập trung đào tạo các kíp cán bộ, nhân viên Viện YHHQ về cấp cứu ban đầu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc. Nâng cao chất lượng chuyên ngành Mắt phục vụ công tác khám tuyển, giám định sức khỏe cho lực lượng đặc thù. Ưu tiên hỗ trợ Viện YHHQ thiết lập hệ thống kết nối trực tuyến với BV Bạch Mai. Hiện nay, Viện YHHQ và nhiều đơn vị quân y của Quân chủng Hải quân đang cần hỗ trợ về các lĩnh vực chuyên môn, từ khám chữa bệnh, cấp cứu, hồi sức, điều trị nội khoa, ngoại khoa, chuyên khoa, đến quản lý, tổ chức y tế, đào tạo và chỉ đạo tuyến. Ưu tiên hàng đầu hiện nay của viện là phát triển chuyên ngành hồi sức cấp cứu. Ngày sau khi ký kết chương trình hợp tác, viện sẽ cử các bác sĩ luân phiên lên BV Bạch Mai để học tập các kỹ thuật hồi sức cấp cứu để có đủ khả năng ứng phó trong các tình huống cấp cứu trên biển. Trước tình hình của đất nước, bệnh viện xác định ưu tiên hỗ trợ cho y tế biển đảo, góp phần để các chiến sĩ và ngư dân được chăm sóc sức khỏe, bảo đảm tính mạng một cách tốt nhất. Chúng tôi sẽ phối hợp đào tạo cho các cán bộ quân y toàn tuyến của Hải quân thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật về hồi sức chống độc, cấp cứu, đặc biệt là cấp cứu về tai nạn nghề nghiệp trên biển. Biện viện đã xác định hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thời gian tới. Bệnh viện Bạch Mai cũng kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tăng cường đầu tư trang thiết bị cho quân y Hải quân để việc chuyển giao các kỹ thuật đạt kết quả cao. Với sự hỗ trợ của ngành y tế, Viện YHHQ đặt mục tiêu đến năm 2020, phát triển đơn vị từ một bệnh viện đa khoa hạng hai thành bệnh viện chuyên khoa hạng một chuyên ngành y học biển và y học dưới nước; đến năm 2030, trở thành bệnh viện đầu ngành về y học biển và y học dưới nước. Đồng thời, giúp các đơn vị quân y khác trong Quân chủng Hải quân phát triển chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm, ngày càng làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ Hải quân và người dân.

Tuổi trẻ

Bệnh viện chậm xây vì thủ tục

Hai trong số các bệnh viện thuộc chương trình “giảm tải” của TP.HCM đều chậm, dù đã triển khai từ nhiều năm qua. Nghe đọc bài: Bệnh viện chậm xây vì thủ tục Đó là dự án xây dựng Bệnh viện (BV) Chấn thương chỉnh hình tại xã Bình Hưng (H.Bình Chánh) và dự án khu khám và điều trị kỹ thuật cao của BV Ung bướu (47 Nguyễn Huy Lượng, Q.Bình Thạnh).

Dân chờ tiền bồi thường

UBND H.Bình Chánh cho biết tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất của dự án xây dựng BV Chấn thương chỉnh hình đang bị ngưng lại do chủ đầu tư (Tổng công ty CP Đền bù giải tỏa) không chuyển tiền để UBND huyện chi tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho dân. UBND H.Bình Chánh đã ban hành 62/62 quyết định thu hồi đất của các hộ dân, có 14 hộ đồng ý bàn giao mặt bằng nhưng chủ đầu tư mới chuyển tiền bồi thường cho 11 hộ. Còn ba hộ dân đã đồng ý bàn giao mặt bằng nhưng chưa nhận được tiền bồi thường với tổng giá trị hơn 8,6 tỉ đồng. Bà Nguyễn Thị Luận (xã Bình Hưng) đã ký biên bản đồng ý giao đất cho Nhà nước từ cuối tháng 7-2014 cùng lượt với nhiều người khác. Những người hàng xóm của bà Luận đã nhận được tiền bồi thường ngay sau đó, riêng bà Luận đến nay chưa được bồi thường. Từ nhiều tháng nay, gia đình bà nhiều lần đến Ban bồi thường H.Bình Chánh, đến cả trụ sở của chủ đầu tư ở Q.5 hỏi thăm nhưng vẫn chưa nhận được tiền. “Gia đình tôi đã tìm được miếng đất vừa ý ở xã Phong Phú nhưng chưa dám đặt cọc vì chưa biết khi nào Nhà nước chi tiền” - chồng bà Luận cho biết. Tổng số tiền bồi thường của gia đình bà Luận gần 6,7 tỉ đồng. Nhiều người dân có đất trong dự án BV Chấn thương chỉnh hình cho biết đã nghe thông tin nhà đất nằm trong ranh dự án từ năm 2010 nhưng chờ đến năm 2014 chính quyền mới công bố phương án bồi thường. Theo UBND H.Bình Chánh, việc chưa có tiền bồi thường cho những hộ dân đã đồng ý di dời làm ảnh hưởng đến tâm lý của những hộ dân khác trong dự án. Nhiều hộ thấy hàng xóm chưa nhận được tiền bồi thường nên chưa muốn giao mặt bằng. “UBND huyện đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án chuyển tiền bồi thường nhưng đến nay vẫn chưa nhận được số tiền còn thiếu” - ông Nguyễn Văn Trường, phó chủ tịch UBND H.Bình Chánh, nói. Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Đền bù giải tỏa, cho biết công ty có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, do chưa được ngân hàng đồng ý cho vay vốn để thực hiện dự án. “Vốn tự có của doanh nghiệp đủ để bồi thường cho người dân. Nhưng sau khi doanh nghiệp bồi thường mà không được ngân hàng cho vay vốn để thực hiện dự án thì công ty sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, công ty quyết định ngừng việc chi trả tiền bồi thường cho dân, khi nào ngân hàng đồng ý cho vay vốn, công ty sẽ tiếp tục chi tiền bồi thường cộng với lãi suất, không để người dân chịu thiệt” - ông Lâm khẳng định.

Chủ đầu tư kêu với thủ tục

Giải thích nguyên nhân ngân hàng chưa đồng ý cho vay tiền để thực hiện dự án, ông Phạm Ngọc Lâm cho biết phía ngân hàng yêu cầu dự án phải có giấy chứng nhận đầu tư, quy hoạch chi tiết 1/500 (của BV mới và BV cũ), hồ sơ thiết kế, phê duyệt dự án, phê duyệt tổng vốn đầu tư... Để có những hồ sơ này, chủ đầu tư phải thực hiện các bước như khảo sát địa chất, thiết kế công trình... nhưng chưa có đất “sạch” (đất đã bồi thường giải tỏa) nên chưa thể thực hiện các bước trên. Về tài sản thế chấp ngân hàng để vay vốn, UBND TP hứa sẽ bán cho công ty trụ sở BV Chấn thương chỉnh hình cũ (929 Trần Hưng Đạo, Q.5) để trừ vào tiền đầu tư dự án BV mới. Tuy nhiên, đến nay chưa biết UBND TP sẽ bán trụ sở BV cũ giá bao nhiêu nên ngân hàng chưa đồng ý nhận thế chấp. Theo định giá sơ bộ ban đầu, khu đất BV cũ có giá trị quyền sử dụng đất khoảng 500 tỉ đồng, trong khi trị giá dự án BV khoảng 1.000 tỉ đồng. Hiện UBND TP cũng chưa có phương án trả phần tiền chênh lệch này.Trong khi đó, dự án khu khám và điều trị kỹ thuật cao của BV Ung bướu cũng tiếp tục dời ngày khởi công để hoàn thiện các thủ tục. Được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2004 và giao cho BV Ung bướu làm chủ đầu tư nhưng qua nhiều lần điều chỉnh, vốn đầu tư của công trình từ 46 tỉ đồng đã tăng lên hơn 76 tỉ vào năm 2008. Đến năm 2012, dự án vẫn còn trên giấy nên UBND TP quyết định hủy dự án cũ để lập dự án mới và giao cho Sở Y tế làm chủ đầu tư. Tháng 5-2014, trong lần giám sát của HĐND TP về dự án này, Sở Y tế TP cho biết sẽ khởi công vào tháng 10-2014. Sau đó, cơ quan chức năng dời ngày khởi công vào dịp 30-4-2015. Đến nay, Sở Y tế cho biết phải đến tháng 10-2015 mới có thể khởi công khu khám bệnh và điều trị kỹ thuật cao này vì chưa hoàn thành thủ tục. Theo đại diện BV Ung bướu, tháng 4-2012 BV đã bàn giao toàn bộ hồ sơ của dự án về Sở Y tế. Nhưng theo Sở Y tế thì đến tháng 7-2013, sở mới chính thức được UBND TP giao làm chủ đầu tư dự án. Và đến cuối tháng 4-2015 sở chọn được tư vấn thiết kế cho công trình và bắt tay vào thiết kế bản vẽ thi công công trình. Thời gian thiết kế trong vòng bốn tháng, đến khoảng tháng 10-2015 mới có thể thi công công trình. 

Sẵn sàng trả lại dự án

Dự án xây dựng BV Chấn thương chỉnh hình được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Theo quy định, Tổng công ty CP Đền bù giải tỏa sẽ bỏ tiền ra xây dựng BV mới. Sau khi bàn giao BV mới, UBND TP sẽ định giá quyền sử dụng khu đất BV cũ rồi giao cho chủ đầu tư để “trừ” số tiền mà chủ đầu tư đã bỏ ra. Phần còn thiếu ngân sách TP sẽ trả thêm. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án và ngân hàng đều kiến nghị TP cho phép định giá trị quyền sử dụng đất của khu đất BV cũ vào thời điểm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BV mới. Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nếu muốn chuyển giao dự án khác cho chủ đầu tư trước khi hoàn thành dự án BT, UBND TP.HCM quyết định trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Theo ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Đền bù giải tỏa, công ty sẵn sàng trả dự án lại cho UBND TP để UBND TP giao cho doanh nghiệp có năng lực. Công ty sẽ chuyển giao hết những tài liệu, công đoạn của dự án đã thực hiện và chủ đầu tư mới phải trả lại chi phí ban đầu (tiền thiết kế, đền bù) khoảng 30 tỉ đồng.

Sức khoẻ đời sống

Sân bay Tân Sơn Nhất khẩn cấp kiểm dịch MERS

Làm việc với Sở Y tế TP HCM tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 6/6, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP HCM cho biết, trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đã chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, trang thiết bị, hóa chất... để ứng phó với mọi diễn biến về MERS trong thời gian tới. Kiểm dịch quốc tế được Bộ Y tế xác định là "lá chắn đầu tiên" của ngành y tế với nhiệm vụ giám sát chặt chẽ và sàng lọc ca bệnh nghi ngờ ngay từ cửa khẩu. Theo bác sĩ Tâm, cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã tiến hành đo thân nhiệt từ xa bằng máy chuyên dụng cho tất cả hành khách nhập cảng. Từ ngày 5/6, tất cả hành khách đến từ Hàn Quốc và Bahrain phải tiến hành thủ tục tờ khai y tế. Khách từ 9 quốc gia Trung Đông đến Tân Sơn Nhất lâu nay đã áp dụng khai y tế. Hiện mỗi ngày sân bay đón 3 chuyến bay đến từ Trung Đông với khoảng 550 hành khách (22% đến từ vùng dịch), 7 chuyến bay từ Hàn Quốc với 1.200 hành khách. Khai báo y tế là hành khách đến từ các vùng dịch phải điền thông tin vào tờ khai y tế theo nội dung do Bộ Y tế quy định và nộp cho kiểm dịch viên y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh. Kiểm dịch viên y tế sẽ triển khai các thông tin được điền trong tờ khai y tế và đóng dấu xác nhận đã kiểm tra để hành khách tiếp tục làm thủ tục nhập cảnh. Trong tờ khai y tế có 3 nhóm thông tin chính về triệu chứng bệnh, dịch tễ, thông tin cá nhân và địa chỉ liên lạc, thông tin hướng dẫn hành khách biết cách xử trí nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sau khi đã nhập cảnh. Theo ông Tâm, dựa vào các thông tin trên tờ khai y tế, kết hợp với thân nhiệt đo trên máy, kiểm dịch viên y tế sẽ phát hiện các hành khách có các yếu tố nghi ngờ nhiễm MERS để mời vào khu vực cách ly và tiến hành kiểm tra y tế. Nếu không loại trừ nghi ngờ nhiễm MERS, kiểm dịch viên y tế sẽ tổ chức chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để cách ly, xét nghiệm và điều trị. Kiểm dịch viên y tế được phân thành 3 ca trực mỗi ngày, hoạt động 24/7. Mỗi kíp trực có đầy đủ các thành phần chuyên môn gồm bác sĩ, điều dưỡng, khử trùng và lái xe. Công tác sàng lọc ca bệnh nghi ngờ từ các dấu hiệu lâm sàng và ca bệnh dịch tễ được tăng cường. Việc cách ly, chuyển viện, khử trùng máy bay, xe chuyên chở hành khách, các khu vực bệnh nhân đi qua... đều được chuẩn bị. Khi xuất hiện ca bệnh, sân bay sẽ lập danh sách hành khách ngồi trên chuyến bay và chuyển về Cục Y tế dự phòng để nơi này gửi cho các địa phương tiếp tục giám sát. Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết hiện Sở đã chỉ đạo tăng cường giám sát để phát hiện sớm các ca bệnh nếu có xâm nhập vào Việt Nam, tập trung ở các khu vực sân bay, cảng biển, bệnh viện và cộng đồng. Thành phố đã thành lập 4 đội cơ động thực hiện các công việc phòng chống dịch. Các bệnh viện đang gấp rút trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị để cách ly, theo dõi sức khỏe bệnh nhân. Trong quá trình khám chú ý giám sát chặt chẽ bệnh nhân viêm đường hô hấp. Trên cơ sở đó, khai thác xem nếu những người này có yếu tố dịch tễ, đã từng đến những nước đang có dịch trong vòng 14 ngày hoặc từng tiếp xúc với những người có triệu chứng nghi ngờ thì phải lập tức theo dõi sát sao, làm thêm xét nghiệm để xác định có bị nhiễm vius Mers hay không.

Xây dựng lực lượng hiến máu dự bị trên Đảo tiền tiêu

Thực hiện Dự án An toàn truyền máu năm 2015 và Đề án Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức đoàn công tác thực hiện việc xây dựng lực lượng hiến máu dự bị và đảm bảo an toàn truyền máu trên huyện đảo Cồn Cỏ - Tỉnh Quảng Trị. Đoàn công tác do GS. TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương dẫn đầu cùng sự tham gia tiếp thu quy trình của đại diện Trung tâm Huyết học - Truyền máu Huế, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị. Ngay từ đầu giờ sáng đã có hơn 50 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương tập trung về Trung tâm văn hóa thanh niên để tham gia đăng ký lực lượng hiến máu dự bị. Trong lời phát biểu khai mạc, GS. TS Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng hiến máu dự bị tại chỗ an toàn, đặc biệt đảo Cồn Cỏ là nơi đảo tiền tiêu, là con mắt của Vịnh Bắc Bộ nên công tác xây dựng lực lượng hiến máu dự bị có ý nghĩa hơn nhiều. Về phía huyện đảo, trực tiếp đồng chí Bí thư huyện ủy đăng ký lực lượng hiến máu dự bị đầu tiên. Trong lời phát biểu của đại diện Lãnh đạo huyện, đồng chí Cao Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND Huyện đặc biệt cảm ơn GS. Nguyễn Anh Trí và đoàn công tác đã lựa chọn đảo Cồn Cỏ là điểm đầu tiên thực hiện xây dựng lực lượng hiến máu dự bị năm 2015. Đây là dự án vô cùng có ý nghĩa với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Cồn Cỏ, đây cũng là niềm động viên rất lớn của đất liền với biển đảo quê hương. Với dân số huyện đảo hơn 400 người, đoàn công tác đã tiến hành khám sức khỏe, làm xét nghiệm nhóm máu, sàng lọc virus viêm gan B, HIV cho hơn hơn 40 người và lựa chọn ra 13 người có đủ sức khỏe, nhóm máu phù hợp để xây dựng lực lượng hiến máu dự bị an toàn trên huyện đảo. Đặc biệt trong số 13 người HMDB có đồng chí Bí thư huyện ủy, Bí thư huyện đoàn là những người đăng ký đầu tiên. Phát biểu cảm tưởng của mình, đồng chí Phạm Thanh Tuấn cho biết: “Tôi rất vinh dự khi được là một trong 13 người hiến máu dự bị của đảo. Tôi sẽ luôn giữ sức khỏe thật tốt để đảm bảo là người HMDB an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo”. Chắc chắn với 13 người hiến máu dự bị an toàn trên đảo sẽ góp thêm niềm tin về mặt y tế để mỗi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo yên tâm công tác, bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Bệnh nhân ung thư phổi nhảy lầu tự tử tại BV Bạch Mai

Một bệnh nhân đang điều trị tại khoa Hô hấp (BV Bạch Mai) đã nhảy từ tầng 6 xuống đất tự tử và đã tử vong sáng ngày 7/6. TS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của BV cho biết, bệnh nhân là ông T.C.Đ (53 tuổi, quê Hà Nội) bị ung thư phổi giai đoạn cuối đã xạ trị cách đây 4 tháng. Bệnh nhân nhập viện từ ngày 29/5/2015 trong tình trạng ung thư phổi, tràn dịch màng phổi. Tuy biết bệnh nhân mắc ung thư phổi ở giai đoạn cuối, cuộc sống tính bằng tuần nhưng gia đình vẫn cố gắng chạy chữa cho người thân. Theo phản ánh của các bác sĩ khoa Hô hấp - nơi bệnh nhân đang được điều trị, gia đình ông Đ. chăm sóc ông rất cẩn thận, chu đáo. Sáng 7/6, khi người con trai chạy ra ngoài một lúc, vào không thấy ông Đ. đâu còn vội vàng hỏi người xung quanh và đi tìm. Đang đi tìm thì người con trai nghe thấy tiếng hô hoán có người nhảy lầu tự tử, anh hốt hoảng chạy đến và sốc nặng khi nhận ra bố mình. TS. Hùng cho biết, ngay khi nhận thông tin về ca tử vong, lãnh đạo BV Bạch Mai đã có mặt động viên, chia sẻ với gia đình, thăm hỏi và tạo điều kiện cho gia đình làm ma chay. “Sau khi xem xét lại hồ sơ, bệnh án và các thuốc sử dụng cho bệnh nhân, các bác sĩ khẳng định trong các loại thuốc này không có loại nào có phản ứng phụ gây ảo giác. Có thể bệnh nhân tự tử vì biết bệnh tật của mình”- TS Hùng nói thêm.

Sẵn sàng phương án cách ly toàn bộ bệnh viện khi dịch MERS-CoV xảy ra

Đây là yêu cầu của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cho phòng, chống dịch MERS-CoV tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bắc Thăng Long, Tp Hà Nội .Bệnh viện nhiệt đới Trung ương: 12 máy xét nghiệm có khả năng cho kết quả xét nghiệm virus MERS-CoV, cho kết quả sau Báo cáo với Thứ trưởng cùng đoàn công tác, PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện cho biết: Bệnh viện đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận, điều trị và phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh này. Bệnh viện xây dựng kế hoạch phòng, chống MERS-CoV tại bệnh viện, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, thành lập đội cấp cứu ngoại viện, phân công nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung, phân loại bệnh nhân, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế; chuẩn bị các nguồn lực đảm bảo triển khai các hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả cao cũng như sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra, phân công đảm bảo chế độ trực Lãnh đạo, chuyên môn, trực phòng chống dịch theo 4 cấp 24/24h; đào tạo chỉ đạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn... TS Nguyễn Văn Kính cũng cho biết, bệnh viện đã tăng cường công tác truyền thông cho cán bộ nhân viên bệnh viện cũng như gia đình người nhà bênh nhân về bệnh dịch, đường lây truyền, các cách phòng chống cũng như theo khuyến cáo và thông tin tình hình về dịch của Bộ Y tế; bệnh viện đã chuẩn bị cho phòng Labo để chẩn đoán được ngay, xét nghiệm 4 tiếng có kết quả, đã xây dựng quy trình để xử lý mẫu bệnh phẩm cũng như lên chương trình tập huấn: cho bệnh viện, cho tuyến dưới đặc biệt là các cửa khẩu. Bên cạnh đó bệnh viện thường xuyên thực hiện hoạt động khử trùng môi trường, khử khuẩn không khí, xử lý chất thải bệnh viện theo quy định, phòng chống lây chéo trong và xung quanh bệnh viện; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Viện Vệ sinh dịch tế TW, cùng nhiều đơn vị để thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp triển khai các hoạt động; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là một trong 2 cơ sở trong cả nước có hệ thống xét nghiệm chuẩn quốc tế. 12 máy xét nghiệm của bệnh viện có khả năng xét nghiệm được virus MERS-CoV, cho kết quả sau 4 giờ đồng hồ. Tại buổi làm việc TS Nguyễn Văn Kính cũng cho biết, diễn biến viêm đường hô hấp cấp rất nặng, thở máy thông thường thì không giải quyết được mà phải thở Ecmo - kỹ thuật tim phổi nhân tạo, mới có cơ máy cứu sống người bệnh. Ngoài ra bệnh MERS gây suy thận nhiều hơn SARS, lọc thận thông thường chỉ giải quyết được một phần. Vì thế, ông Kính kiến nghị Bộ Y tế bổ sung thêm trang thiết bị y tế cho khu vực điều trị tích cực cấp cứu.

Bệnh viện Bắc Thăng Long (đơn vị phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội): Chủ động nhân lực, vật lực cho công tác phòng chống dịch MERS-CoV

Tại bệnh viện này đoàn công tác cũng được nghe báo cáo của Bệnh viện Bắc Thăng Long cũng như Sở Y tế Hà Nội trong công tác triển khai phòng, chống dịch MERS –CoV. Theo đó, ngay sau khi nhận được công văn của Bộ Y tế, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong Thành phố nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch phòng, chống MERS –CoV đã đề ra. Bệnh viện đã chủ động trong việc tổ chức thông tin cũng như tăng cường công tác truyền thông tới người bệnh và gia đình bệnh nhân thông tin về dịch bệnh, nguồn lây, và cách phòng chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, cơ sở y tế cũng đã chủ động sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra giám sát các bộ phận khoa phòng; củng cố nâng cao khả năng tiếp nhận vận chuyển điều trị và xử lý môi trường; tăng cường công tác vệ sinh môi trường tại các khu vực trong và xung quanh bệnh viện; tập huấn cho nhân viên bệnh viện về dịch MERS –CoV. Ngoài ra Sở Y tế thành phố Hà Nội cũng đã triển khai và tăng cường giám sát tại các trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay Nội Bài và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới đây Sở Y tế Hà Nội sẽ rổ chức tập huấn cho các trung tâm y tế cũng như cơ sở y tế trên địa bàn thành phố về công tác phòng, chống dịch MERS –CoV. Phát biểu tại buổi kiểm tra hai bệnh viện trên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết tình hình dịch bệnh Mers ở Hàn Quốc đang diễn biến rất nhanh và phức tạp. Để chuẩn bị đối phó với tình hình dịch bệnh nếu có xảy ra tại Việt Nam Thứ trưởng đề nghị các bệnh viện nâng mức độ giám sát dịch, chỉ cần xuất hiện một trong các triệu chứng của bệnh (sốt, ho, khó thở…) và có tiền sử dịch tễ đi về từ vùng có dịch phải được lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định Mers-Cov. Các bệnh viện cần tăng cường việc phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, có phương án cách ly, khoanh vùng để xử lý ổ dịch, chẩn đoán điều trị kịp thời, tích cực hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Bên cạnh việc rà soát, xem xét lại thuốc, dịch truyền, trang thiết bị y tế, trang thiết bị phòng hộ cá nhân cho các khoa: Khám bệnh, Khoa truyền nhiễm, Hồi sức tích cực chống độc, Labo xét nghiệm, bệnh viện cần bố trí khoa phòng để cách ly cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân Mers, có phương án bố trí khoa phòng, vận chuyển khi số lượng bệnh nhân tăng, kể cả tính đến trường hợp xấu nhất sẵn sàng cách ly cả bệnh viện. Kết thúc buổi kiểm tra Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã biểu dương và ghi nhận công tác chuẩn bị, cũng như tinh thần của tập thể cán bộ y, bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện trong việc phòng, chống dịch bệnh MERS -CoV. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của bệnh MERS –CoV, bên cạnh việc đồng thời tăng cường công tác giám sát, công tác dự phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, Thứ trưởng đề nghị các bệnh viện cần động viên kịp thời cho các nhân viên và cán bộ y tế, tăng cường việc đào tạo tập huấn và hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho cơ sở y tế tuyến dưới, mặt khác cần tuyên truyền cho người dân biết về tình hình dịch bệnh cũng như các khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân không hoang mang, lo lắng và chủ động trong công tác phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ngay sau khi kết thúc buổi làm việc tại BV Bắc Thăng Long, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã trả lời báo chí về những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh MERS-CoV .

"Nỗ lực của ngành y tế cần có sự hợp tác của người dân"

Qua kiểm tra từ thực tiễn tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng như thông tin đưa ra từ các cuộc họp về công tác phòng chống dịch MERS-CoV , chúng tôi có thể khẳng định rằng gành y tế đã sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh MERS-CoV trong mọi tình huống. Ngay tại các cơ sở y tế đã tiến hành tập huấn về phòng chống dịch bệnh MERS-CoV và có các kịch bản cụ thể để ứng phó với dịch bệnh MERS-CoV , thậm chí trong trường hợp cần thiết, cả bệnh viện có thể cách ly để đối phó với dịch MERS-CoV ; tiếp đến là toàn bộ nhân viên y tế của các cơ sở khám chữa bệnh đã được cung cấp thông tin đầy đủ về dịch bệnh và chủ động ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt là việc họ có thể sẵn sàng cách ly cả bản thân mình để tránh lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có cơ sở vật chất khá đầy đủ để có thể đáp ứng được nhu cầu phát hiện, chẩn đoán và điều trị dịch bệnh này. Hiện nay các bệnh viện đều có trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế và cho cả bệnh nhân, đồng thời có các cơ số máy thở, máy lọc máu… Hiện nay chúng tôi cũng đã yêu cầu tiểu ban hậu cần tổng hợp nhu cầu cụ thể của các bệnh viện về trang thiết bị phục vụ nhu cầu Đối với dịch bệnh Mers-CoV , việc phát hiện các ca bệnh đầu tiên rất quan trọng giúp cho việc chúng ta có thể ngăn chặn và phòng lây nhiễm từ các bệnh nhân đó ra cộng đồng. Chúng tôi đã áp dụng nâng cấp biện pháp giám sát với dịch bệnh MERS-CoV , nếu như trước đây chỉ có những người bị viêm đường hô hấp nặng và đi từ vùng dịch về, chúng tôi mới giám sát thì hiện nay tất cả những bệnh nhân bị ho, sốt, sổ mũi… đi từ vùng dịch về đều được giám sát. Bên cạnh đó, hiện nay ngành y tế đã có thể có kết quả giám sát trong vòng 4 h. Chúng tôi tin rằng hệ thống giám sát của chúng ta có thể giám sát và phát hiện ca bệnh trong thời gian ngắn nhất. Nỗ lực của ngành y tế là thế, tuy nhiên để việc phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, phát hiện ngay từ ca bệnh đầu tiên, tôi cho rằng rất cần có sự hợp tác của người dân đặc biệt là những ngươi dân trở về từ vùng dịch. Việc này không chỉ góp phần giúp cho bệnh nhân mà còn cho cả gia đình và cộng đồng trong việc ngăn chặn ca bệnh MERS-CoV lây lan.

Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV

Trước thông tin cho rằng Việt Nam đã có trường hợp đầu tiên nghi nhiễm MERS-CoV, tối ngày 7/6, Cục YTDP- Bộ Y tế đã bác tin này và cho biết đến 19 giờ 00 ngày 07/6/2015 chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tại Việt Nam tính đến 19 giờ 00 ngày 7/6/2015 cho biết chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS-CoV. Theo báo cáo của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, có 01 bệnh nhân nữ 52 tuổi trở về nước từ Dubai (UEA) qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi; được nhập Bệnh viện Nhiêt đới TP. Hồ Chí Minh ngày 5/6/2015. Bệnh nhân đã được cách ly, điều trị và làm các xét nghiệm cần thiết, kết quả xét nghiệm: âm tính với vi rút MERS-CoV. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương,ngày 4/6/2015 có 1 bệnh nhân nữ, 54 tuổi trở về nước từ Hàn Quốc qua cửa khẩu sân bay Nội Bài ngày 1/6/2015, đến ngày 4/6/2015 có các triệu chứng: sốt, ho khan; được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm: âm tính với vi rút MERS-CoV. Theo báo cáo của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ngày 4/6/2015 có 1 bệnh nhân nam, 30 tuổi trở về nước từ Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái ngày 3/6/2015 và có các triệu chứng: sốt, ho, khó thở; bệnh nhân đã được nhập viện, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và có kết quả xét nghiệm: âm tính với vi rút MERS-CoV. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh MERS-CoV và thông báo kịp thời tại địa chỉ website: http://vncdc.gov.vn

Người bị bệnh mạn tính không nên đi du lịch vùng có dịch MERS-CoV

Tối 7/6, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 7/ 6/ 2015, đã có 1.209 trường hợp mắc dịch bệnh MERS-CoV, trong đó có 448 trường hợp tử vong tại 26 quốc gia: vùng Trung Đông: 9 quốc gia, Mỹ, châu Âu: 12 quốc gia, châu Á: 4 quốc gia gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Riêng tại Hàn Quốc đã có 64 trường hợp mắc, với 5 trường hợp tử vong. Để chủ động phòng chống dịch bệnh MERS-CoV, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đối với người đi du lịch

Hạn chế đi du lịch tới các vùng đang có dịch, đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch …. Nếu phải đi, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; lúc về phải khai tờ khai y tế khi nhập cảnh, tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh; Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người; Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

Các khuyến cáo chung:

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Tăng cường thông khí nơi ở, nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa; Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác; Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời; Thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh MERS-CoV trên website: http://moh.gov.vn ; http://vncdc.gov.vn và các nguồn thông tin chính thống khác. Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, vi rút MERS-CoV có thể có nguồn gốc từ loài dơi rồi truyền sang lạc đà, sau đó lạc đà trở thành ổ chứa vi rút chính lây bệnh tiên phát sang người. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp trong nhóm người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Người bệnh có biểu hiện từ nhẹ như sốt, ho đến nặng hơn như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; tỷ lệ chết/mắc từ 35% - 40%. Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng rất nhẹ, gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến cáo các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không nên tổ chức đưa khách du lịch đến các vùng đang có dịch bệnh MERS-Cov, chủ động kiểm soát những đoàn khách từ vùng đang có dịch bệnh đến Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế liên tục cập nhật thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế, thông tin đầy đủ cho khách du lịch. Khi đón các đoàn khách quốc tế đến từ các thị trường liên quan đến dịch bệnh, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với Cơ quan kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế để thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm tra sức khỏe cho du khách theo đúng quy định của Bộ Y tế.

VietnamPlus

Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động phòng chống MERS-CoV

Ngày 6/6, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết trước tình hình Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virusCorana (MERS-CoV) đang diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động phòng chống MERS-CoV tại Việt Nam nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh này và xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Theo đó, Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) do virus Corona gây nên. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính như sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp; ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận nguy cơ tử vong cao. Kế hoạch được chia thành 3 tình huống gồm tình huống 1 là chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam (ngành y tế sẽ tập trung vào việc phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế); tình huống 2 là xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam (ngành y tế sẽ tiến hành khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lân lay ra cộng đồng); tình huống 3 là dịch lây lan trong cộng đồng (đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan rộng trong cộng đồng). Kế hoạch nêu rõ để giảm các trường hợp mắc bệnh, ngành y tế tiếp tục tăng cường năng lực giám sát dịch bệnh MERS-CoV, đảm bảo đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có các biện pháp thu dung, điều trị, xử lý kịp thời; đẩy mạnh việc kiểm soát tình hình dịch bệnh tại các cửa khẩu, hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia, tại các bệnh viện và cộng đồng. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc công tác phòng hộ cá nhân cho các cán bộ y tế trong việc khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân để tránh lây nhiễm; củng cố và duy trì hoạt động của đội cơ động phòng chống dịch tại đơn vị y tế. Bên cạnh đó, ngành y tế thiết lập các mạng lưới bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân MERS-CoV; có kế hoạch mở rộng các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân theo từng tình huống dịch để tránh quá tải; thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám bệnh, cách lý, điều trị, công tác chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các bệnh viện; rà soát, cập nhật và bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị MERS-CoV... Bộ Y tế nhận định căn cứ và đặc điểm tình hình dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng là rất lớn nếu không chủ động các biện pháp phòng chống. Nguyên nhân là do MERS-CoV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần; đặc biệt đã ghi nhận các trường hợp là các cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Bệnh đã lây truyền từ một số nước Trung Đông sang các quốc gia khác. Hiện bệnh chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.../.

Kiểm tra công tác phòng dịch MERS tại các bệnh viện ở Hà Nội

Ngày 7/6, Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng chống bệnh MERS-CoV và thăm các khoa phòng cấp cứu, cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV Bắc Thăng Long (Sở Y tế Hà Nội). Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Giám đốc Nguyễn Văn Kính cho biết để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, Bệnh viện đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho các thành viên; đồng thời kiện toàn và nâng cao năng lực ba đội cấp cứu phòng chống dịch ngoại viện; sẵn sàng tham gia các đoàn công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế tại các địa phương để hỗ trợ chuyên môn khi được điều động. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch, can thiệp kịp thời, hiệu quả khi có dịch xảy ra; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để thu dung, điều trị và chăm sóc bệnh nhân; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y bác sỹ. Ông Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh khi có đại dịch xảy ra, Bệnh viện sẽ thực hiện các biện pháp giảm tải như tăng việc khám, điều trị nội trú; mở rộng khu điều trị nội trú, tổ chức cách ly, hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện; thực hiện chuyển tuyến điều trị tại các bệnh viện vệ tinh, tập trung nguồn lực để điều trị các ca bệnh nặng theo phân tuyến; thành lập các bệnh viện dã chiến trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, Bệnh viện thực hiện khử trùng môi trường, khử khuẩn không khí phòng chống lây chéo trong và xung quanh bệnh viện; xử lý chất thải y tế theo qui định. Giám đốc bệnh viện Nguyễn Văn Kính đề nghị Bộ Y tế bổ sung thêm một số trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc cấp cứu bệnh nhân suy hô hấp và suy thận nặng. Tại BV Bắc Thăng Long, để chủ động trong công tác phòng chống dịch MERS-CoV, BV đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch với các nội dung như làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân dân về cách phòng chống dịch bệnh; kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch, đội điều trị cấp cứu cơ động, đội hậu cần, đội vận chuyển cấp cứu. Đồng thời, Bệnh viện củng cố và nâng cao khả năng tiếp nhận-vận chuyển-điều trị, xử lý môi trường; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và cơ số thuốc phòng chống dịch. Kế hoạch phòng chống dịch MERS-CoV của BV được chia thành bốn cấp độ. Theo đó, cấp độ 1 là khi có dưới 10 bệnh nhân vào điều trị; cấp độ 2 là có từ 11-30 bệnh nhân điều trị; cấp độ 3 là có từ 31-150 bệnh nhân điều trị và cấp độ 4 là trên 150 bệnh nhân điều trị. Giám đốc bệnh viện Đỗ Quang Thuần đề nghị Sở Y tế, Bộ Y tế cấp thêm xe cứu thương đề phòng trường hợp có nhiều bệnh nhân mắc bệnh MERS-CoV đến điều trị tại bệnh viện... Bộ Y tế đánh giá cao công tác chuẩn bị phòng chống dịch bệnh và tinh thần sẵn sàng ứng phó với dịch của các cán bộ y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV Bắc Thăng Long. Tình hình dịch bệnh MERS-CoV hiện đang rất nóng do số trường hợp mắc bệnh tại Hàn Quốc đang tăng nhanh. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã liên tục có những cảnh báo, chỉ đạo những phương án, tình huống cụ thể để phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Đối với BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, các cán bộ y tế đã xử lý tốt đối với hai trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; đặc biệt ngay sau 4 giờ đồng hồ đã có kết quả xét nghiệm âm tính với MERS-CoV. thời gian tới, BV cần tuyên tuyền tích cực cho người dân về sự nguy hiểm của bệnh để họ chủ động đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh. Chủ động khám sàng lọc và phân loại bệnh nhân; đặc biệt chú ý đến yếu tố dịch tễ đối với những người có các triệu chứng của bệnh (như có sốt cao kéo dài, đau đầu, viêm họng, tiêu chảy...). Đối với BV Bắc Thăng Long, cần phối hợp chặt chẽ với bệnh viện tuyến trên trong việc chuyển tuyến đối với những bệnh nhân nặng; có kế hoạch hỗ trợ về nhân lực khi có dịch xảy ra; đồng thời tổ chức cách ly tốt và đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực khi có bệnh nhân nghi mắc bệnh MERS-CoV./.

Dân trí

Cảm động câu chuyện nghề ô sin bệnh viện

Cắt tóc, cạo râu, tiếp xúc với những vết thương lở loét, truyền nhiễm, thậm chí lau rửa, trang điểm cho những bệnh nhân đã qua đời... là công việc thường nhật của chị Trần Thị Mỳ (Hạ Hòa, Phú Thọ) trong 15 năm qua. Quãng thời gian gắn bó với cái nghề ô sin bệnh viện, nhiều câu chuyện bi hài đã diễn ra, có thời điểm tưởng chừng như người đàn bà này đã… bỏ mạng vì nghề.

Thêm điểm tựa cho bệnh nhân neo đơn

Theo chỉ dẫn của một bảo vệ ở Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi liên lạc với chị Trần Thị Mỳ và được biết hiện chị đang chăm sóc một bệnh nhân liệt não, viêm phổi tại Bệnh viện Xây dựng. Tìm gặp chị vào đầu giờ chiều và chứng kiến cảnh chị chăm người bệnh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi các thao tác nhanh nhẹn, chính xác được thực hiện từ bàn tay nghiệp dư nhưng lại thuần thục như một hộ lý chuyên nghiệp. Xong việc, tranh thủ chút thời gian rảnh, người phụ nữ ngoài 50 tuổi nhớ lại những ngày tháng “đóng thế” làm phúc của mình. Chị Mỳ cho biết, vì gia cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất, các con còn đang tuổi cắp sách đến trường, năm 2000 chị đành phải xa nhà xuống Hà Nội tìm việc. Sau đó, nhờ người giới thiệu, chị vào viện trông một cụ già bị bệnh nan y phải nằm điều trị lâu ngày. Tuy được trả thù lao khá nhưng công việc của chị rất vất vả. Lúc đầu chưa quen việc và không hiểu về các thuật ngữ chuyên môn trong ngành y nên chị lóng ngóng như “cô dâu mới về nhà chồng”. Lâu dần, làm lụng chăm chỉ, biết lắng nghe và học hỏi nên chị Mỳ thạo việc hơn và bắt đầu được mọi người tin tưởng, gọi chị trông nom người thân khi họ có nhu cầu. “Có người nhờ là mình làm, không phân biệt nam hay nữ, bệnh nhân lở loét, liệt, thần kinh hay truyền nhiễm. Ban đầu cũng sợ bị lây nhiễm nhưng làm nhiều thành quen. Mình cứ nhiệt tình giúp họ, coi như người thân trong nhà thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn”, chị chia sẻ. Khi được hỏi về số lượng bệnh nhân chị đã từng chăm sóc, người phụ nữ này kể vanh vách tên, tính cách, địa chỉ của từng người. Hơn 10 năm làm nghề, chị đã quen với cơm bệnh viện và những đêm dài thức trắng. Nhờ những người như chị mà các bệnh nhân neo đơn không nơi nương tựa, các y bác sỹ cũng đỡ phần vất vả khi chăm sóc bệnh nhân.

Suýt mất mạng vì nghề

Vẫn biết “trăm hay không bằng tay quen” nhưng nhiều lúc chị Mỳ cũng gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”, thậm chí có lần suýt… mất mạng vì nghề. Chị Mỳ kể, lần nhận chăm một bệnh nhân nam cao tuổi bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, chị được một phen sợ “tái mặt”. Lần ấy, chị được thuê chăm người bệnh với mức thù lao khá cao do người nhà bận việc nên rất ít khi vào thăm bệnh nhân. Một mình chị phải vật lộn với người bệnh. Bệnh nhân kể cho chị nghe những năm tháng thời trai trẻ và nguyên nhân khiến ông đổ bệnh. Hiểu câu chuyện của ông, chị càng đồng cảm và động viên để ông lạc quan lấy sức đối đầu với cơn bạo bệnh. Trong một lần lau rửa vết thương cho người bệnh, do sơ ý, máu của bệnh nhân dính vào người khiến chị mất ăn mất ngủ mấy ngày trời. Sau đó, chị Mỳ đã phải đi xét nghiệm máu. “Trước khi nhận kết quả, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý, nếu vô tình nhiễm HIV thật, tôi cũng không oán trách ai cả. Có thể đó là do số mệnh của tôi, chỉ thương đàn con nhỏ đã khốn khó này càng khổ hơn. Đã có lúc trong đầu thoảng qua ý nghĩ sẽ tìm đến cái chết để người thân không phải lo lắng”, chị chia sẻ. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm âm tính đã cho chị “một phiếu” ở lại với đời, với nghề. Việc thường xuyên ngủ mà không có màn che chắn cũng khiến chị Mỳ nhiều lần gặp họa. “Sáng dậy thấy mặt ngứa ngáy, khó chịu. Vào soi gương mới thấy mặt mình chi chít nốt muỗi đốt chẳng khác nào “gai mít”. Cứ nghĩ không sao, vài ba hôm là lặn, nào ngờ lần ấy tôi bị sốt xuất huyết và suýt chết. Nhiều người ở viện nghĩ tôi không qua khỏi, gọi gia đình đến để đưa về quê, đợi ngày… lo hậu sự. Ấy thế mà tôi vẫn sống đến bây giờ”, chị Mỳ cười và kể lại một lần “chết hụt” của mình cách đây hơn 3 năm.

Bệnh nhân…chết trên tay

Làm cái nghề thường xuyên tiếp xúc với người ốm, đặc biệt là những người bị bệnh nặng, hiểm nghèo mà với họ cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Vì vậy, chị Mỳ đã nhiều lần “chết đứng” khi người bệnh… chết trên tay mình. Không ít lần chị đã rớt nước mắt khi chứng kiến sự ra đi của người bệnh khi họ từ giã cõi đời mà chưa kịp nhìn mặt người thân lần cuối và lúc đó chỉ có chị là “người nhà” duy nhất trong căn phòng lạnh lẽo ấy. Khi bệnh nhân mất, chị tận tình lau rửa, trang điểm cho tử thi như người thân của mình. Ngày mùng Một và ngày Rằm mỗi tháng, chị Mỳ đều đến chùa thắp hương, cầu nguyện cho gia đình mình và cầu cho các bệnh nhân đã mất của chị sớm được siêu thoát. Ngồi cho bệnh nhân ăn, chị Mỳ nói về mong ước của cuộc đời mình là làm sao cho những người thân trong gia đình được sống yên vui, những người bệnh sớm bình phục để sớm đoàn tụ với gia đình của họ. Về phần mình, chị cũng ước có được giấc ngủ ngon, ăn bữa cơm tự nấu và được hưởng cái Tết sum vầy bên gia đình. Chị Trần Thị Mỳ cho biết, không chỉ chăm sóc cho những bệnh nhân là người Việt Nam, chị cũng từng nhận trông nhiều người bệnh là người nước ngoài. Dù trong quá trình chăm sóc không giao tiếp bằng ngôn ngữ được với nhau nhưng giữa chị và người bệnh vẫn có một sợi dây ngầm, hiểu nhau qua những cử chỉ, hành động. Có một bệnh nhân người Lào, nhờ sự chăm sóc tận tình của chị, bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, trở về nước và vẫn đến cảm ơn, thăm hỏi chị mỗi khi có dịp trở lại Việt Nam.

Loạn tin đồn trên facebook bệnh nhân nghi mắc dịch hô hấp cấp MERS

Từ thông tin facebook cá nhân, một số trang tin đã “giật tít” về bệnh nhân cách ly vì nghi nhiễm MERS - CoV. Bộ Y tế khẳng định, đến thời điểm này Việt Nam chưa có dịch MERS xâm nhập. Trước đó, trong thời điểm dịch Ebola hoành hành ở Châu Phi, người đăng thông tin trên mạng xã hội khẳng định Việt Nam có trường hợp nhiễm Ebola cũng đã bị xử phạt hành chính vì tung tin gây hoang mang dư luận xã hội. Ngày 6/6 Bộ Y tế cho biết đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì sẽ kiểm tra công tác phòng chống bệnh MERS – CoV tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và BV Bắc Thăng Long Hà Nội. Bên cạnh việc chuẩn bị công tác phòng chống nguy cơ dịch bệnh từ hệ thống bệnh viện, Bộ Y tế cũng kêu gọi cần làm tốt phối hợp liên ngành để phòng chống dịch MERS-CoV trong mọi tình huống. Thực hiện Công điện số 790/CĐ-TTg ngày 3/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh MERS-CoV, Văn phòng đáp ứng dịch khẩn cấp của Bộ Y tế đã họp với các Bộ, ngành liên để bàn phương án phối hợp đáp ứng khẩn cấp và hiệu quả với tình huống dịch, đặc biệt nếu dịch MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam và lan ra diện rộng. Theo đó, các Bộ, ngành liên quan đều có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo trong toàn hệ thống và phối hợp tốt với ngành Y tế và chính quyền các địa phương trong công tác phòng chống dịch. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cửa khẩu tại sân bay tiếp tục phối hợp với cơ quan kiểm dịch y tế triển khai tốt các hoạt động giám sát và phòng chống dịch tại sân bay, cung cấp danh sách và phối hợp theo dõi người tiếp xúc nếu phát hiện trường hợp nhiễm MERS-CoV, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội nếu dịch bệnh lan rộng và có diễn biến phức tạp tại cộng đồng. Bộ Giao thông vận tải phối hợp bố trí phát tờ khai y tế dành cho hành khách ngay trên máy bay trước khi xuống sân bay để giúp hạn chế ùn tắc trong khi nhập cảnh tại sân bay. Cục Hàng không chịu trách nhiệm bố trí đủ phòng cách ly, phối hợp theo dõi những người tiếp xúc với người bệnh nếu có ca bệnh xảy ra, phòng tránh  lây nhiễm cho cán bộ và nhân viên sân bay. Các đơn vị khác của Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tiến hành các biện pháp theo dõi người tiếp xúc với ca bệnh trên các phương tiện giao thông vận tải. Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp giám sát tại cửa khẩu đường bộ, các cửa khẩu khu vực biên giới. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm và điều trị kịp thời nếu có bệnh nhân trong quân đội. Đặc biệt, phối hợp tổ chức bệnh viện dã chiến khi số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh chóng với số lượng lớn. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện tích cực công tác truyền thông, thông tin về dịch bệnh nhằm giúp bệnh nhân cũng như xã hội hiểu đúng về bệnh, không hoang mang, chủ động phòng chống dịch. Nếu có trường hợp nhiễm MERS-CoV, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp thông tin danh sách những người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân để có hướng dẫn biện pháp phòng chống và theo dõi đầy đủ hoặc khuyến cáo người dân tự khai báo... Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhận công tác thông tin, phòng chống dịch trong trường học hoặc thực hiện đóng cửa trường học khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu tình huống dịch bệnh xảy ra. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm tốt công tác tuyên truyền cho khách du lịch về các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, phối hợp cung cấp danh sách khách du lịch và theo dõi các trường hợp có nghi ngờ để có biện pháp giám sát, theo dõi và cách ly theo quy định. Cũng trong ngày 6/6/2015, Tổ chức Y tế thế giới thông báo Hàn quốc ghi nhận thêm 05 trường hợp mới nhiễm MERS-CoV trong đó có 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số trường hợp nhiễm tại Hàn Quốc lên 41 trường hợp bao gồm 4 trường hợp tử vong. Cùng này, Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Ả Rập Xê Út thông báo từ ngày 1-4/6/2015, nước này ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới bao gồm 1 tử vong và 3 trường hợp tử vong (các trường hợp đã báo cáo mắc trước đó). Như vậy, đến nay thế giới đã ghi nhận 1.195 mắc/ 448 tử vong tại 26 nước.

Quảng Ngãi: Bệnh nhi tăng nhanh mùa nắng nóng

Theo thống kê của Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi, mỗi ngày có khoảng 30 trẻ nhập viện, trung bình có khoảng 150 - 200 trẻ nằm nội trú/ngày, trong khi Khoa Nhi tại bệnh viện chỉ có 90 giường bệnh. Trong thời điểm mùa năng nóng, số lượng trẻ nhập viện tăng khoảng 30% so với tháng 4. Chị Trần Thị Ái Nhi (SN 1982, ngụ phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi) cho biết: “Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, khiến con tôi làm biếng ăn, mệt mỏi, nôn ói và dần sốt cao. Ngay lập tức, tôi đưa con vào bệnh viện kịp thời”. Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ. ,rưởng Khoa Nhi cho biết, với thời tiết nắng nóng, vi sinh vật dễ phát triển mạnh và nguy cơ lây bệnh ở trẻ em rất cao, cụ thể các bệnh thường gặp về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, chân tay miệng, lở loét, viêm não… Bác sĩ Phụ lý giải, nguyên nhân bệnh tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, trẻ có biểu hiện đi ngoài phân tóe nước hoặc phân lỏng, gây mất nước cho cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Về lâu dài, nếu trẻ không được chăm sóc tốt, có thể gây tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ sau này. Ngoài tiêu chảy cấp do các nguyên nhân vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, trẻ còn có thể bị ngộ độc thức ăn, dẫn đến tình trạng nôn mửa và tiêu chảy trong khoảng 1 buổi- 1 ngày. Đối với tình trạng sốt xuất huyết, trẻ em có dấu hiệu sốt từ 2-7 ngày kèm theo dấu hiệu xuất huyết, nguy cơ dẫn đến chảy máu ở dưới da bằng những nốt chấm xuất huyết hoặc nốt chảy máu ở niêm mạc mũi, niêm mạc lợi răng và trẻ có thể đi ngoài ra máu. Giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, biểu hiện thường gặp như hạ nhiệt, tay chân lạnh, nằm li bì, đau tức vùng gan, kém linh hoạt,… Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi trẻ có triệu chứng bất thường. Trường hợp bệnh viêm não, nguy cơ xuất hiện bệnh rơi vào mùa hè do một loại vi-rút truyền bởi muỗi đốt. Trẻ mắc bệnh này thường có biểu hiện sốt cao, nhứt đầu, nôn mửa, có thể co giật, li bì, hôn mê,… Theo khảo sát của PV Dân trí, giai đoạn xảy ra thời tiết nắng nóng từ 37-39 độ C, hầu hết các trường mầm non đều cho trẻ nghỉ hè, do đó, thời gian trẻ tiếp xúc với trực tiếp với nắng nóng thường xuyên hơn. “Nếu cho trẻ ở môi trường có máy điều hòa, nên điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời khoảng 7 độ C và tránh hơi lạnh quạt trực tiếp vào cơ thể trẻ”, bác sĩ Phụ chia sẻ.

Phát hiện ca bệnh nghi nhiễm MERS, áp dụng “kịch bản” khẩn cấp

Qua việc phát tờ khai y tế ngay trong hành trình bay và kiểm tra thân nhiệt, hành khách nghi nhiễm dịch MERS đến từ vùng dịch được phát hiện, ngay lập tức phương án khẩn cấp phòng chống dịch kích hoạt. Đây là kịch bản được Sở Y tế TPHCM chuẩn bị sẵn sàng.

Khai y tế ngay trong chuyến bay

Dịch MERS đang hoành hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, và các nước trong khu vực. Với hơn 1.000 người nhập cảnh, quá cảnh đến từ vùng dịch, cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất là điểm nóng nhất cả nước về nguy cơ dịch MERS xâm nhập. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và UBND TPHCM, Sở Y tế đã có những bước chuẩn bị để ứng phó với dịch bệnh. Bên cạnh việc chỉ đạo các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới chuẩn bị sẵn vật tư, trang thiết bị, cơ số thuốc cần thiết sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; chuẩn bị tập huấn phòng chống MERS cho cả khối điều trị và khối dự phòng, ngày 6/6 các phòng ban Sở Y tế do BS Nguyễn Hữu Hưng làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra hoạt động phòng chống dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Những phương án khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh đã được vạch ra. Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, cho hay, từ ngày 5/6 đơn vị này đã áp dụng hình thức tờ khai y tế đối với hành khách đến từ 2 quốc gia là Hàn Quốc và Bahrain. Để chủ động thực hiện đầy đủ các thông tin cần thiết và tiết kiệm thời gian cho hành khách, Trung tâm Kiểm dịch đã phối hợp với các hãng máy bay phát tờ khai y tế để hành khách điền thông tin ngay lúc đang bay. Sự kết hợp này sẽ tránh được tình trạng bị ùn ứ khi hành khách tại sân bay có thể xảy ra nếu khách xuống sân bay mới phát tờ khai. Trên thực tế, sau khi đã cung cấp đầy đủ các thông tin trong tờ khai, hành khách còn phải tiếp tục kiểm tra thân nhiệt bằng máy quét tự động, có luồng đi riêng. Phải có dấu xác nhận đã thực hiện tờ khai y tế và kiểm tra thân nhiệt hoàn toàn bình thường hành khách mới được làm các thủ tục nhập cảnh.

Kích hoạt quy trình thu dung, điều trị khẩn cấp

Trong trường hợp sàng lọc, phát hiện hành khách nghi ngờ, ngay lập tức quy trình khẩn cấp ứng phó với dịch MERS sẽ được kích hoạt từ sân bay đến nơi điều trị. Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế sẽ phối hợp với Công an cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục cách ly lập tức cho người nghi nhiễm bệnh tại khu vực cách ly của sân bay. Cùng thời điểm này, công tác kiểm tra dịch tễ, vệ sinh khử trùng và điều tra với những người đã tiếp xúc với người nghi nhiễm sẽ được thực hiện, nhân viên y tế là người có trách nhiệm hướng dẫn những người có liên quan về việc theo dõi sức khỏe và thông báo với đơn vị y tế khi có những biểu hiện bất thường. Người nghi nhiễm bệnh sau đó sẽ được xe chống dịch chuyên dụng đưa từ sân bay về bệnh viện để kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm truy tìm vi rút gây bệnh. Suốt quá trình chuyển bệnh, một lối đi riêng sẽ được triển khai để tránh nguy cơ vi rút gây bệnh phát tán. Nếu xác định người bệnh bị nhiễm MERS phác đồ điều trị các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ được áp dụng.  Suốt quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ phải cách li nghiêm ngặt cho đến khi sức khỏe hoàn toàn bình thường. Ông Lương Ngọc Khuê, cục Trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay: Toàn bộ chi phí cho quá trình điều trị của người bệnh nghi nhiễm MERS sẽ được nhà nước chi trả từ nguồn kinh phí của chương trình phòng chống dịch nguy hiểm khẩn cấp. Bên cạnh hoạt động trên, BS Nguyễn Hữu Hưng cho biết, Sở Y tế đã kiện toàn 4 đội cơ động phòng chống dịch bệnh và đội phòng chống dịch tại mỗi quận huyện. Sở đã chỉ đạo cho tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố, khi khám bệnh phát hiện bệnh nhân bị viêm đường hô hấp phải theo dõi đặc biệt và khai thác yếu tố dịch tễ, nếu bệnh nhân đã từng đến vùng có dịch MERS thì phải tiến hành các xét nghiệm lâm sàng để xác định.  Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, để chủ động phòng chống dịch MERS, bảo vệ sức khỏe bản thân và toàn xã hội, hành khách quốc tế, người Việt Nam sinh sống, học tập ở các quốc gia đang có dịch MERS lưu hành, khi nhập cảnh vào Việt Nam cần tuân thủ các quy trình kiểm dịch của ngành Y tế; theo dõi sức khỏe bản thân ít nhất 2 tuần kể từ ngày nhập cảnh; thông báo kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và xử lý khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe. Người dân trong nước, nếu không phải việc khẩn thiết, nên hạn chế đi đến các quốc gia đang có dịch MERS; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, mang khẩu trang khi đến nơi đông người… là những biện pháp đơn giản để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung và phòng dịch MERS nói riêng.

3 trường hợp đầu tiên cách ly tại bệnh viện âm tính với vi rút Mers

Theo đó, trường hợp được giám sát tại TP Hồ Chí Minh là bệnh nhân nữ 52 tuổi trở về nước từ Dubai (UEA) qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi; được nhập Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh ngày 05/6/2015. Ngay khi tiếp nhận, bệnh viện đã tiến hành cách ly bệnh nhân, điều trị và làm các xét nghiệm cần thiết và kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhânâm tínhvới vi rút MERS-CoV. Còn tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngày 04/6/2015 có 1 bệnh nhân nữ, 54 tuổi trở về nước từ Hàn Quốc qua cửa khẩu sân bay Nội Bài ngày 01/6/2015. Sau 3 ngày về Việt Nam bệnh nhân có các triệu chứng: sốt, ho khan; được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy âm tính với vi rút MERS-CoV. Cùng ngày 4/6 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có bệnh nhân nam, 30 tuổi trở về nước từ Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái ngày 03/6/2015 và có các triệu chứng: sốt, ho, khó thở; bệnh nhân đã được nhập viện, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và có kết quả xét nghiệm cũngâm tínhvới vi rút MERS-CoV. Sáng 7/6, tại buổi kiểm tra hoạt động phòng chống dịch tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện phải hết sức lưu ý khi cóbệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho, sốt đến khám. “Có bệnh nhân có dấu hiệu này các bác sĩ cần khai thác ngay tiền sử dịch tễ có đi từ vùng có dịch hay không, nâng mức độ giám sát đối với có dịch. Chỉ cần bệnh nhân sốt mà có yếu tố dịch tễ cần đưa ngay vào giám sát, lấy mẫu xét nghiệm khẳng định”, GS Long chỉ đạo. Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương, thời gian tới, số người cần theo dõi cách ly chắc chắn vẫn còn tiếp tục tăng lên, nhưng mọi người không nên quá lo lắng bởi đây là quy trình giám sát thông thường, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng có dịch trong thời điểm này ngoài việc giám sát thân nhiệt tại sân bay, khai báo y tế… đều được y tế cơ sở theo dõi tại nơi cư trú để kịp thời phát hiện dấu hiệu nguy cơ.Dấu hiệu sốt, ho có thể chỉ đơn giản là viêm đường hô hấp thông thường, còn nếu là MERS - oV thì cũng sẽ kịp thời và đã đảm bảo yếu tố cách ly, hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng và được điều trị sớm.

Không nên đi du lịch tới vùng có dịch

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, vi rútMERS-CoV có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp trong nhóm người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Người bệnh có biểu hiện từ nhẹ như sốt, ho đến nặng hơn như khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao; tỷ lệ chết/mắc từ 35 - 40%. Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng rất nhẹ, gây khó khăn cho việc phát hiện. Vì là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc, tỉ lệ tử vong cao, trong khi đó ngay nước châu Á là Hàn Quốc, Trung Quốc (bệnh nhân xâm nhập từ Hàn Quốc) đã ghi nhận bệnh nhân, nguy cơ tràn vào Việt Nam rất lớn nên Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi du lịch tới các vùng đang có dịch. Đặc biệt là đối với những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch …. Nếu phải đi, cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân; lúc về phải khai tờ khai y tế khi nhập cảnh, tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. TS Phu cũng khuyến cáo, kêu gọi người dân khi có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Nếu là đối tượng có yếu tố dịch tễ thì cần ý thức cách ly rồi nhanh chóng báo với y tế địa phương để kịp thời được cách ly theo dõi, tránh lây lan ra cộng đồng. Người bệnh viêm đường hô hấp cũng tránh tiếp xúc với nhiều người, đeo khẩu trang, không đến nơi đông người. Khi ho, hắt hơi cần che miệng bằng khăn giấy, khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp nói chung, trong đó có MERS - CoV, người bệnh cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Tăng cường thông khí nơi ở, nơi làm việc, trường học, cơ sở y tế... bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa; Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác; Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời. Theo WHO đến ngày 07 tháng 6 năm 2015, đã có 1.209 trường hợp mắc, trong đó có 448 trường hợp tử vong tại 26 quốc gia, trong đó có 4 quốc gia châu Ágồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Malaysia. Riêng tại Hàn Quốc đã có 64 trường hợp mắc, với 5 trường hợp tử vong.

Sở Y tế thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch MERS

Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch MERS tại TPHCM. Tại cuộc làm việc với bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Thứ trưởng Thanh Long nhấn mạnh, dịch MESR đang lây lan với tốc độ nhanh tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, TPHCM mỗi ngày tiếp nhận khoảng hơn 1.000 người nhập cảnh, quá cảnh từ vùng dịch, đây là địa phương có nguy cơ bị dịch MERS xâm nhập rất cao. Thứ trưởng yêu cầu, ngoài việc triển khai các biện pháp phòng chống như tăng cường tấp huấn cho nhân viên y tế, chủ động chuẩn bị vật tư, nhân lực, thuốc men sẵn sàng ứng phó khi xuất hiện ca bệnh, ngành Y tế cần đẩy mạnh công tác truyền thông cho hành khách nhập cảnh hiểu chủ trương của Việt Nam trong việc phòng chống dịch MERS. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng phải tăng cường tuyên truyền các biện pháp để người dân chủ động phòng bệnh và ứng phó với dịch MERS. Tuy nhiên, trong buổi làm việc của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch MERS, không có sự tham dự của Ban giám đốc Sở Y tế TPHCM. Tại bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có duy nhất BS Vương Anh Tài, Phó phòng Nghiệp vụ xuất hiện. Đến cuối buổi làm việc với bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, khi đoàn công tác của Bộ Y tế chuẩn bị ra về thì BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng mới “hớt hải” chạy tới. Dịch bệnh nguy hiểm cận kề, khiến Bộ Y tế như “ngồi trên đống lửa” nhưng Sở Y tế TPHCM tỏ ra bàng quan. Không chỉ là sự vắng mặt của những người “đứng mũi chịu sào” trong buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 4/6, ngoài những báo cáo của 2 bệnh viện Chợ Rẫy và Nhiệt Đới, vị bác sĩ thuộc cấp của Sở Y tế TPHCM không có bất kỳ ý kiến gì về về sự chuẩn bị của Sở. Trước sự thờ ơ đến khó hiểu của Sở Y tế TPHCM, một lãnh đạo của Bộ Y tế khôi hài “có lẽ lãnh đạo Sở Y tế chưa nắm được lịch công tác của Bộ”. Không chỉ dừng lại ở đó, sáng ngày 5/6 văn phòng Sở Y tế gửi email đến các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn TPHCM thông báo về việc 8 giờ sáng ngày 6/6 Sở sẽ tiến hành kiểm tra công tác phòng chống dịch MERS tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Quy trình kiểm soát an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất được thực hiện rất nghiêm ngặt, muốn tác nghiệp tại đây, phóng viên phải được lực lượng an ninh cấp thẻ ra vào. Năm 2014, khi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống dịch Ebola tại Tân Sơn Nhất và tập huấn phòng chống Ebola, Bộ Y tế đã chủ động hỗ trợ các cơ quan báo chí bằng cách lên danh sách những phóng viên tham dự sự kiện và kết nối với Ban an ninh của sân bay để làm thẻ. Do thời gian thông báo của Sở Y tế về sự kiện quá gấp, phóng viên Dân trí và phóng viên nhiều báo đài khác đã chủ động liên hệ với Sở Y tế TPHCM đề nghị hỗ trợ việc đăng ký làm thẻ ra vào sân bay. Tuy nhiên, BS Vương Anh Tài đã từ chối đề nghị này vì lý do “chúng tôi bận rất nhiều việc” và yêu cầu phóng viên trực tiếp đăng ký với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và không hướng dẫn gì thêm. Với hy vọng sẽ được tham dự sự kiện, đưa thông tin kịp thời đến cộng đồng về công tác phòng chống MERS của ngành Y tế, chiều 5/6 hàng chục phóng viên đã mang công lệnh, giấy giới thiệu, thẻ nhà báo đến liên hệ với sân bay xin được cấp thẻ ra vào. Tuy nhiên, do không được thông báo trước và ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng vụ Hàng không Quốc tế, đang tham dự một cuộc họp nên hàng chục phóng viên đã phải chầu chực tại sân bay. Bức xúc trước cách làm việc thiếu trách nhiệm của Sở Y tế, nhà báo Huyền Nga (báo Công An Nhân Dân) cho rằng: “Nếu không hỗ trợ thủ tục đăng ký thẻ cho chúng tôi, Sở Y tế cần thông báo lịch làm việc sớm hơn để chúng tôi chủ động liên hệ với sân bay. Chẳng những họ đã thông báo lịch kiểm tra dịch MERS rất trễ mà còn không có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Từ trưa đến giờ chúng tôi đã phải chạy khắp nơi nhưng vẫn không thể đăng ký làm thẻ ra vào được vì quy trình làm thẻ ra vào cho báo chí tác nghiệp tại sân bay phải qua nhiều công đoạn từ xác nhận của Cảng vụ đến xác nhận của Đồn An ninh sân bay và xác nhận của Bộ phận tiếp dân rồi mới được cấp thẻ”. Việc hàng chục phóng viên đến liên hệ làm thẻ cũng gây ra sự khó hiểu đối với Cảng vụ Hàng không Tân Sơn Nhất. Một vị đại diện của Cảng vụ cho hay: “Cách làm của Sở Y tế khiến chúng tôi thấy rối vô cùng, trước đây mỗi khi kiểm tra dịch bệnh ngành Y tế chỉ cần gửi 1 công văn duy nhất với danh sách thông tin cá nhân, đơn vị công tác của những phóng viên sẽ tham dự chúng tôi sẽ thực hiện thủ tục cấp thẻ. Nhưng không hiểu vì sao lần này các nhà báo lại tự đến làm thủ tục ra vào tác nghiệp tại sân bay, việc đăng ký lẻ tẻ và thời gian quá gấp nên chúng tôi khó đáp ứng được nhu cầu”. Thông cảm trước sự chờ đợi của các phóng viên từ nhiều cơ quan truyền thông, chiều tối ngày 5/6 sau khi tan cuộc họp ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế, đã vội vã trở lại văn phòng ký xác nhận trên công lệnh xin cấp thẻ ra vào cho từng người. Tuy nhiên, thời điểm trên đã hết giờ làm việc nên tất cả phóng viên chỉ còn biết cầm công lệnh trên tay ra về vì không kịp thời gian để xin tiếp sự xác nhận của 2 đơn vị An ninh sân bay và Phòng tiếp dân. Nhiều người đã thở dài ngao ngán và lo lắng sáng 6/6 phải làm thế nào để cung cấp thông tin phòng chống dịch MERS tại điểm nóng là cửa khẩu Tân Sơn Nhất đến cộng đồng.  

Cuộc sống tại "tâm dịch" Mers Hàn Quốc đang diễn ra như thế nào?

Tại sân bay quốc tế In cheon, mọi hoạt động đi lại vẫn nhộn nhịp. Các nhân viên làm việc tại sân bay vẫn làm tốt công việc của mình, nhiều hành khách đến sân bay cũng đã chủ động phòng ngừa cho bản thân bằng các loại khẩu trang y tế. Các lối đi lại từ khu bay vào nhà ga hàng không được đặt máy đo thân nhiệt tự động, công tác phòng chống dịch bệnh Mers được tăng cường, mọi hành khách đến và đi từ sân bay này đều được kiểm soát. Lực lượng hải quan cửa khẩu giám sát chặt chẽ hành khách từ khu vực Trung Đông nhập cảnh vào Hàn Quốc và chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó khi phát hiện hành khách có dấu hiệu mắc bệnh để phối hợp thực hiện hỗ trợ y tế và cách ly ngay tại sân bay. Trong khi đó, tại sân bay quốc tế Jeju và khu vực đảo Jeju, dù dịch Mers được cho là đang có diễn biến phức tạp nhưng lượng khách du lịch đến đây vẫn rất đông, bao gồm cả khách quốc tế và người dân Hàn Quốc đi nghỉ hè. Khách sạn tại đảo Jeju vẫn nêm kín khách, các nhà hàng, quán ăn tại đây vẫn đông đúc và nhộn nhịp. Khách đến các điểm vui chơi cũng không thể hiện những áp lực hay lo lắng nhiều về dịch bệnh. Ghi nhận tại một số sân bay quốc nội tại Hàn Quốc cũng cho thấy, dù thận trọng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình nhưng các hành khách đều hợp tác tích cực với cơ quan có trách nhiệm để cùng ngăn chặn dịch Mers. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc những ngày này nhịp sống vẫn diễn ra bình thường, người dân và khách du lịch không tỏ ra quá lo lắng để làm ảnh hưởng, xáo trộn sinh hoạt hàng ngày. Theo nhiều người dân nước sở tại - những người đang sống tại nơi được cho là "tâm dịch" Mers - Cov, Chính phủ nước này đang nỗ lực hết sức để đối phó với dịch bệnh, những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ có dấu hiệu mắc bệnh đều được cách ly tuyệt đối. Những thông tin về tình hình dịch bệnh và cách phòng ngừa được tuyên truyền và đăng tải hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên đường phố và các khu vực công cộng. Theo nhà chức trách Hàn Quốc, tính đến ngày 5/6, tại Hàn Quốc có 40 trường hợp mắc bệnh Mers và 4 người đã tử vong. Những trường hợp tử vong đều thuộc nhóm có đề kháng kém do vừa trải qua điều trị ung thư hoặc tuổi đã già. Chính phủ Hàn Quốc cam kết huy động mọi nhân lực và trang thiết bị y tế tốt nhất trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh này. Để khống chế dịch bệnh, không chỉ khách nước ngoài mà người dân Hàn Quốc nếu mắc bệnh cũng không được nhập cảnh. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra khuyến đối với tất cả người dân nếu không có việc bất khả kháng thì không nên tới các nước thuộc khu vực Trung Đông. Trong khi đó, người dân các nước ở Trung Đông khi tới Hàn Quốc sẽ bị kiểm soát nghiên ngặt và phải khai báo địa chỉ lưu trú tại Hàn Quốc để tiện cho việc liên lạc, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng nước sở tại về nguy cơ nhiễm bệnh (nếu có) trong thời gian lưu lại. Nói về sự ảnh hưởng của dịch bệnh Mers đối với hoạt động du lịch, ông Moon Joon Kim - Trưởng phòng Phát triển khu vực Đông Nam Á và Trung Đông, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hàn Quốc - cho biết, hiện ngành du lịch nước này vẫn đang phối hợp tốt với cơ quan chức năng để ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh Mers, lượng khách du lịch đến Hàn Quốc chưa có nhiều biến động. Tổng cục Du lịch Hàn Quốc có tổng đài tư vấn và hỗ trợ y tế cho hành khách 1330, đối với khách du lịch bị nhiễm bệnh Mers sẽ được hỗ trợ 100% chi phí điều trị và hỗ trợ tối đa mọi điều kiện có thể cho hành khách.

Sẽ cách ly toàn bộ bệnh viện nếu có bệnh nhân MERS

PGS.TS Nguyễn Văn Kính cho biết, cả 2 trường hợp sốt đều có yếu tố dịch tễ từ Hàn Quốc trở về nên nhanh chóng được cách ly, theo dõi. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cũng khẳng định bệnh nhân không nhiễm MERS – CoV. Tuy nhiên, việc một số trang tin điện tử giật những thông tin về các trường hợp nghi nhiễm MERS - CoV phải cách ly khiến dư luận xã hội hoang mang. Thực tế, đây là quy trình giám sát thông thường, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam từ Hàn Quốc trong thời điểm này ngoài việc giám sát thân nhiệt tại sân bay, khai báo y tế… đều được y tế cơ sở theo dõi tại nơi cư trú để kịp thời phát hiện dấu hiệu nguy cơ. TS Kính cũng cho biết bệnh viện đã xây dựng nhanh bản kế hoạch, mục tiêu của kế hoạch phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, cách ly, khoanh vùng để xử lý ổ dịch, chẩn đoán điều trị kịp thời, tích cực hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Tại BV hiện cũng đã áp dụng quy trình tiếp nhận người bệnh tại phòng khám, người có yếu tố dịch tế, nghi ngờ sẽ được khám riêng, đi theo quy trình 1 chiều, đi cầu thang riêng để nếu nghi ngờ được chuyển thẳng vào thẳng phòng cách ly, hạn chế được nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã thành lập 3 đội đặc nhiệm phòng chống dịch lưu động, luôn luôn trong tình trạng thường trực. Hệ thống chống nhiễm khuẩn bệnh viện được tăng cường bằng cách lắp đặt hệ thống chống nhiễm khuẩn bay hơi, tiệt trùng không khí…Ngoài ra, phòng Labo chẩn đoán cũng được đầu tư, đảm bảo xét nghiệm 4 tiếng là có kết quả. Tuy nhiên, do MERS là một bệnh suy hô hấp cấp tính rất nhanh, vì thế phòng nguy cơ có bệnh nhân cần cấp cứu, BV đề nghị bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ cấp cứu người bệnh như trang bị thêm hệ thống ECMO, bổ sung thêm máy để làm ECMO, chống suy thận, chạy thận nhân tạo bình thường; dự phòng thêm sinh phẩm xét nghiệm; các đội hồi sức cấp cứu cũng cần thêm các máy thở ôxy trên các xe cấp cứu…Trước đề nghị của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh cho biết bệnh viện cần lên phương án về hóa chất, vật tư tiêu hao, thuốc điều trị, trang phục phòng hộ…  Ông Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng sẽ hỗ trợ cho bệnh viện hóa chất khử khuẩn, bố trí kinh phí cho các lớp tập huấn. Tại buổi kiểm tra, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp tục bày tỏ sự quan ngại dịch lây vào Việt Nam bởi tình trạng lây nhiễm MERS - CoV ở Hàn Quốc tăng rất nhanh, tăng nhanh hơn so với tốc độ dự đoán của các nhà khoa học, chuyên gia, với 64 trường hợp nhiễm và 5 tử vong. “BV đã lên phương án triển khai các tình huống cụ thể, từ xây dựng kế hoạch, đào tạo cán bộ, trang thiết bị, chẩn đoán, điều trị. Về mặt tinh thần BV rất là sẵn sàng, chủ động ứng phó, kể cả trong trường hợp xấu nhất sẵn sàng cách ly cả bệnh viện”, TS Kính khẳng định. GS Long lưu ý, khi có bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho, sốt đến khám các bác sĩ cần khai thác ngay tiền sử dịch tễ có đi từ vùng có dịch hay không, nâng mức độ giám sát đối với có dịch. “Chỉ cần bệnh nhân sốt  mà có yếu tố dịch tễ cần đưa ngay vào giám sát, lấy mẫu xét nghiệm khẳng định”, GS Long chỉ đạo. Thứ trưởng Long cũng khẳng định về các sinh phẩm chẩn đoán, thuốc… sẽ không để các bệnh viện bị thiếu. Các BV sẽ tạm ứng trước để mua, Bộ sẽ cấp kinh phí mua sau. Tại BV Bắc Thăng Long cũng đã xây dựng các cấp độ của dịch bệnh để sẵn sàng ứng phó khi xuất hiện bệnh nhân. Khoa khám bệnh cũng đã thành lập phòng khám cách ly khám các bệnh hô hấp và phân loại; bố trí phòng cách ly khi có bệnh nhân nghi ngờ; đầu tư các kỹ thuật lọc máu, điều trị tích cực nếu từ 40 BN trở xuống khoa truyền nhiễm có thể đáp ứng được. Trong trường hợp bệnh nhân đông sẽ bố trí thêm khoa phòng khác… Trong kịch bản của BV cũng đã lên phương án cách ly, cô lập khi có 1 bệnh nhân, cách ly khoa truyền nhiễm, khi có thêm bệnh nhân cách ly thêm khoa khác và sẵn sàng cách ly toàn bộ bệnh viện khi có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, BV Bắc Thăng long đã lên kịch bản tương đối chi tiết. Thứ trưởng hoan nghênh tinh thần cán bộ y tế rất sẵn sàng, kể cả tự cách ly mình. GS Long cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội lên phương án hỗ trợ cho BV Bắc Thăng Long và các cơ sở y tế khác. “Dịch bệnh tại Hàn Quốc diễn biến rất phức tạp, vì thế các bệnh viện phải luôn chủ động trước nguy cơ dịch MERS - CoV xâm nhập. Ngoài ra các bệnh viện cần tuyên truyền phổ biến cho người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh, tăng cường ý thức của nhân viên y tế… để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh MERS - CoV”, Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo.

Ngày 12/06/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích