Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 5 4 3 0
Số người đang truy cập
8 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 7/8 và 8/8 năm 2014

Hà Nội mới

Cảnh báo nguy cơ dịch bệnh ‘‘nội công, ngoại kích”

Trong khi một số bệnh truyền nhiễm trong nước đang có diễn biến khó lường, nguy cơ bùng phát thành dịch lớn thì Ebola - loại dịch bệnh nguy hiểm gây chết người hàng loạt - đe dọa xâm nhập vào nước ta.Trước tình hình trên, chiều 6-8, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 4 điểm cầu (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên) để bàn phương án đối phó với nguy cơ dịch bệnh "nội công, ngoại kích".

Ebola - dịch bệnh lớn nhất trong 4 thập kỷ

Theo Cục YTDP mức độ nguy hiểm và sự lây lan nhanh chóng từng ngày của bệnh Ebola khiến thế giới lo ngại. Bệnh do virus Ebola là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Virus Ebola gây dịch đầu tiên tại Sudan vào năm 1976 với hơn 600 người mắc. Từ đó đến nay, dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia Châu Phi. Từ tháng 12-2013 đến nay đã có hơn 1.600 người ở 4 quốc gia (Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigieria) mắc Ebola, trong đó có 987 ca tử vong. Điều đáng bàn là dịch bệnh này đã tấn công một số lớn nhân viên y tế, cướp đi sinh mạng của hơn 60 người - những cán bộ y tế đã quên thân để chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm loại virus chết người. Theo WHO, dịch bệnh Ebola chưa có dấu hiệu thuyên giảm, có nhiều nguy cơ lan truyền sang quốc gia khác. Hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh do virus Ebola gây ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trong môi trường hội nhập như hiện nay, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập nước ta rất dễ dàng, đường lây truyền dễ nhất là qua công dân Việt Nam và khách du lịch từ vùng có dịch nhập cảnh vào nước ta. "Dù chưa có ca bệnh nhưng chúng ta phải sẵn sàng các phương án phòng chống dịch, điều trị".

Nguyên nhân gây bệnh lớn nhất: Ô nhiễm môi trường và nguồn nước

Theo đánh giá chung, trong 56 loại bệnh truyền nhiễm được ghi nhận, các dịch bệnh đang lưu hành như tiêu chảy cấp, tả, sốt xuất huyết và viêm não đang đặt ngành y tế trong tình trạng phòng chống chủ động, tích cực. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận xét: Nếu như những ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát chặt chẽ, không còn lây lan thì tại tỉnh Sơn La, hội chứng viêm não cấp, viêm màng não vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng. TP HCM đang rơi vào tình trạng báo động về nguy cơ dịch tả bùng phát. Báo cáo của Cục YTDP cho thấy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 565 trường hợp mắc viêm não virus (22 trường hợp tử vong). Riêng tại tỉnh Sơn La đã ghi nhận 116 trường hợp mắc viêm não (ở 11/12 huyện), trong đó có 13 trường hợp tử vong và 31 trường hợp xét nghiệm dương tính với viêm não Nhật Bản (VNNB). Nguyên nhân khiến dịch bệnh tại đây bùng phát mạnh là do người dân có thói quen nuôi trâu, bò… gần nơi sinh hoạt của gia đình, điều kiện vệ sinh môi trường không bảo đảm, mức độ "phủ sóng" chương trình tiêm chủng VNNB rất thấp. Năm 2007, toàn tỉnh Sơn La mới có 1 huyện triển khai tiêm VNNB, năm 2008 tăng lên 2 huyện. Đến năm 2012, 100% trẻ dưới 5 tuổi đã được tiêm VNNB, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi 3 chỉ đạt 42%. Cũng theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 300 nghìn ca mắc tiêu chảy cấp, trong đó có 3 ca tử vong (1 trường hợp ở Thanh Hóa, 2 ở TP HCM). Tháng 7-2014, Bộ Y tế tổ chức một đoàn giám sát chất lượng nước tại TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy ba nhà máy nước lớn nhất là Thủ Đức, Bình Chánh và Phong Phú (Bình Lợi 3) đều không đạt chỉ tiêu: Clo dư ngay từ gốc, lượng mangan, sắt đều cao hơn mức cho phép. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh khác là vệ sinh môi trường không bảo đảm. TP Hồ Chí Minh hiện có trên 3.000 nhà tiêu ao cá, tập trung chủ yếu ở khu vực ngoại thành như quận 12, huyện Bình Chánh. Tại khu vực xuất hiện ổ dịch tiêu chảy đầu tiên tại thành phố (xã Lê Minh Xuân - huyện Bình Chánh), xung quanh mỗi nhà dân có 3-4 cầu tiêu ao cá, cách nhau chỉ khoảng chục mét và đó là điều kiện thuận lợi để phát sinh vi khuẩn E.coli. Rõ ràng là trong tình trạng hiện nay, việc bảo vệ môi trường sống, cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng là ba trong giải pháp hàng đầu để phòng chống dịch bệnh.

Từ 10-8, Hà Nội sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới

Ngày 6-8, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn gửi đến tất cả các đơn vị trong ngành về việc triển khai thực hiện Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội. Theo đó, bắt đầu từ ngày 10-8 tới, các bệnh viện công lập của Hà Nội sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới, trong đó điều chỉnh tăng giá 1.349 dịch vụ kỹ thuật y tế và bổ sung giá 135 dịch vụ y tế. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tất cả các đơn vị y tế công lập của thành phố khi thực hiện giá viện phí mới như trên phải thực hiện niêm yết bảng giá công khai tại nơi người dân thực hiện khám chữa bệnh. Ngoài ra, phải tăng cường nhân viên tiếp đón, hướng dẫn, kịp thời giải thích thắc mắc của người bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.

Nhân dân

Ngăn chặn gian lận trong lĩnh vực trang, thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế là loại hàng hóa đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến chẩn đoán, điều trị cho người bệnh. Nhưng hiện nay do cơ chế quản lý chưa chặt chẽ mà một số doanh nghiệp cố tình lách luật, có những hành vi gian lận trong kinh doanh mặt hàng này. Vụ việc máy xét nghiệm sinh hóa ở Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín (Hà Nội) hỏng hóc, không sửa chữa, phải đi "mượn" máy của công ty bán hóa chất bị phanh phui đã làm "lộ sáng" một vấn đề rất đáng quan tâm. Ðó là công tác quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT) hiện nay còn quá nhiều kẽ hở. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần XNK khoáng sản đã trúng thầu gói thầu số 4 (mua sắm trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm) cung cấp sáu máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA 240 cho sáu BVĐK: Thường Tín, Hoài Ðức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Vân Ðình và Quốc Oai. Phần lớn các máy xét nghiệm này sau một thời gian đưa vào sử dụng đều gặp vấn đề về chất lượng, hay hỏng hóc, trả lời các kết quả quá chậm. Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là các cơ quan chức năng đã phát hiện những gian lận trong việc nhập khẩu lô máy xét nghiệm này. Theo đó, tháng 7-2010 các máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA 240 được bàn giao cho các đơn vị sử dụng nhưng tháng 8-2010, lô máy này mới được Bộ Y tế cấp phép cho nhập khẩu. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà Công ty TNHH Bình Mai (Hà Nội) lại nhập được lô máy đó về để bán lại cho Công ty cổ phần XNK khoáng sản đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện nêu trên. Trong khi đó, về nguyên tắc mặt hàng máy xét nghiệm phải được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu mới được nhập vào Việt Nam. Việc Công ty TNHH Bình Mai nhập máy về trước khi được Bộ Y tế cấp phép là sai quy định. Hành vi này là gian lận thương mại và qua mặt cơ quan chức năng, thậm chí có dấu hiệu làm giả giấy tờ để nhập khẩu. Vụ trưởng Trang Thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) khẳng định, đối với bộ hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu lô máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA 240 được thực hiện theo đúng các quy trình, đầy đủ các giấy tờ liên quan. Ðể làm rõ vụ việc, toàn bộ hồ sơ này đã được chuyển đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội để tiếp tục điều tra, xác minh. Ðể phục vụ công tác quản lý, Bộ Y tế đã ban hành một danh mục các TTBYT nhập khẩu (với 54 chủng loại) bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu mới được thông quan hải quan. Tuy nhiên hiện nay, quy trình nhập khẩu TTBYT còn bất cập, đó là người ký cho phép nhập khẩu (Bộ Y tế) chỉ được nhìn trên giấy, trong khi người trực tiếp kiểm tra sản phẩm lại là đơn vị khác (hải quan). Hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp kể cả khoáng sản, sơn mài, địa ốc... cũng có thể tham gia xuất nhập khẩu, kinh doanh TTBYT (có trong ngành nghề mà họ đăng ký kinh doanh). Mặt khác TTBYT rất đa dạng và nhiều chủng loại, trong khi yêu cầu cải cách thủ tục hành chính cần phải ngày càng thông thoáng và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tiền kiểm thì được thực hiện trên hồ sơ giấy tờ (theo quy định), còn hậu kiểm cũng chưa giám sát được đầy đủ vì nhân lực còn mỏng... Do vậy rất dễ xảy ra gian lận thương mại trong nhập khẩu TTBYT và chưa thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm nhập khẩu. Việc quản lý nhập khẩu TTBYT hiện nay có vai trò quan trọng của rất nhiều cơ quan liên quan: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư quản lý về đấu thầu mua sắm; Bộ Công thương quản lý trên thị trường, Bộ Tài chính quản lý vấn đề thuế và thủ tục hải quan; UBND các cấp chỉ đạo và quản lý, sử dụng với tư cách là chủ đầu tư khai thác... Do đó, để hạn chế những gian lận trong lĩnh vực TTBYT đòi hỏi cần có sự phối hợp các cơ quan có liên quan và chính quyền các cấp. Ðể tăng cường công tác quản lý TTBYT và đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ cuối năm 2013, Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý TTBYT. Dự thảo Nghị định đề xuất áp dụng hình thức đăng ký lưu hành đối với TTBYT thay hình thức cấp giấy phép nhập khẩu như hiện nay và quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ pháp lý, yêu cầu về nhân sự chuyên môn, hồ sơ kỹ thuật, yêu cầu và trách nhiệm trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa và cung cấp vật tư, phụ kiện thay thế theo hướng tăng cường cam kết và trách nhiệm của tổ chức đứng tên đăng ký lưu hành và nhà sản xuất khi đưa TTBYT lưu hành trên thị trường Việt Nam. Các đơn vị nhập khẩu TTBYT vào thị trường Việt Nam phải đăng ký chất lượng sản phẩm, khi có sai phạm, cơ quan quản lý nhà nước có thể buộc nhà nhập khẩu có biện pháp khắc phục. Quy định này sẽ tăng sự tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng, ràng buộc cao hơn nữa trách nhiệm của người sở hữu số đăng ký sản phẩm, tránh được tình trạng chỉ nhập thiết bị một chuyến, có lãi xong là thôi. Ngoài ra, để kịp thời phát hiện những sai phạm, Thanh tra Bộ Y tế đã thành lập hai đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về TTBYT tại các thành phố lớn Hà Nội, Ðà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ. Các đoàn tập trung kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng TTBYT; phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật trong quản lý TTBYT... đề xuất cơ quan có thẩm quyền các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTBYT. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác quản lý cấp phép nhập khẩu, kiểm tra chất lượng TTBYT nhập khẩu, thủ tục thông quan tại cửa khẩu... để vừa hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị nhập khẩu, vừa tránh các hành vi gian lận thương mại... Qua thực tế vụ việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín: Khi máy xét nghiệm hỏng không thông báo cho đơn vị cung cấp thiết bị mà thông báo cho nhà cung cấp hóa chất, tự ý đưa thiết bị khác vào sử dụng không rõ nguồn gốc thiết bị, bóng hỏng, tốc độ xét nghiệm chậm, không đúng với tính năng kỹ thuật của máy... cũng rất cần tiếp tục được làm rõ nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai để kịp thời chấn chỉnh. Những khuất tất trong việc đấu thầu mua máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA 240 sẽ được cơ quan công an làm sáng tỏ, tuy nhiên vấn đề quan trọng khác rất cần triển khai, đó là sớm có những cơ chế quản lý phù hợp để ngăn chặn những hành vi gian lận.

Số trẻ em viêm đường hô hấp ở Hải Dương tăng đột biến

Theo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Hải Dương, những ngày đầu tháng 7, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tăng nhiều so với tháng trước, nhất là những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Riêng Bệnh viện Nhi Hải Dương trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 120 đến 160 trẻ em đến khám và điều trị bệnh, trong đó tỷ lệ trẻ em bị viêm đường hô hấp tăng đột biến và chiếm tỷ lệ hơn 70%. Biểu hiện ban đầu là trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, ho khò khè, chảy nước mắt, mũi, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc. Khi trẻ mắc bệnh, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh vì sẽ gây lu mờ triệu chứng của bệnh, mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.

Ba trẻ nhỏ ở Cao Bằng tử vong do ăn quả hồng trâu

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa xảy ra một vụ ngộ độc quả dại làm 10 em nhỏ dân tộc H’Mông trú tại xóm Lũng Rạc, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng bị ngộ độc khiến ba em tử vong. Bảy em đang được điều trị, chăm sóc tích cực tại bệnh viện trong tình trạng sức khỏe đang dần hồi phục tốt. Trước đó, 10 em đã hái quả dại mọc trên rừng có màu tím, tròn, hạt bên trong màu hồng về ăn. Sau khoảng sáu giờ, các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ngộ độc với các biểu hiện: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ba em trong số đó đã tử vong. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục An toàn thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cao Bằng đã điều tra, xác minh tại thực địa về loại cây, quả dại mà các em nhỏ đã ăn và bị ngộ độc. Cây quả dại này thường mọc ở khu vực núi đá, nó thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng hai ngón tay người lớn, dài từ khoảng 11-12 cm, màu của lá xanh đậm. Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa vào trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp. Quả dại này người dân tộc H’Mông thường gọi là Chi pản Slua (quả gai xanh). Sau khi xảy ra vụ ngộ độc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cao Bằng đã đã tiến hành điều tra, xử lý, giám sát vụ ngộ độc và lấy mẫu cây, quả dại mà các em đã hái về ăn gửi Trung tâm Phòng chống độc - Học viện Quân y 103 xét nghiệm các độc tố xác định nguyên nhân gây ngộ độc để tìm phương pháp xử trí. Đại tá, GS.TS Hoàng Công Minh - Học viện Quân y 103 cho biết, loài thực vật gây ngộ độc là cây hồng trâu (Cap paris versi color), họ Màn màn (Cap paraceae). Hiện chưa rõ độc tố vì đang thử nghiệm trên động vật.

Nâng độ tuổi tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ em tạiSơn La

Ngày 6-8, tại buổi giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh: Từ đầu tháng 6 đến nay, tỉnh Sơn La ghi nhận 100 trường hợp được chẩn đoán hội chứng não/màng não, trong đó có 13 trường hợp chết. Sau khi tiến hành xét nghiệm đã phát hiện 31 trường hợp viêm não Nhật Bản B (VNNB B). Tuy nhiên, chưa phát hiện trường hợp nào tử vong do VNNB B. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ toàn bộ vắc-xin VNNB B cho các trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ðồng thời, nâng độ tuổi tiêm chủng vắc-xin VNNB B miễn phí tại hai huyện mắc cao nhất là Sông Mã, Quỳnh Nhai, lên độ tuổi từ một đến 15 tuổi. Các huyện còn lại sẽ tiêm vắc-xin VNNB B cho trẻ từ một đến 10 tuổi thời gian tới. Tại buổi giao ban, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Ðắc Phu cho biết: Ðể chủ động phòng, chống bệnh do vi-rút E-bô-la, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin về tình hình bệnh do vi-rút E-bô-la và các khuyến cáo để người dân không lo lắng hoang mang và chủ động phòng bệnh.

Tín hiệu niềm tin

Công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trong thời gian tới chắc chắn còn rất nhiều việc phải làm. Nhưng với các việc làm cụ thể mà các đơn vị đang tích cực triển khai cho thấy những tín hiệu khả quan, bước đầu tạo niềm tin, sự hài lòng của người bệnh đối với thầy thuốc và cơ sở khám, chữa bệnh. Khảo sát kết quả sau một năm thực hiện cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo Quyết định số 1313/QÐ-BYT ngày 22-4-2013 của Bộ trưởng Y tế ở 320 bệnh viện (khoảng 25% tổng số bệnh viện trên cả nước) cho thấy: 62% số bệnh viện có tiến hành cải tạo, mở rộng, bố trí thêm buồng khám tại khoa khám bệnh, trong đó, 10% số bệnh viện tăng hơn 100% số buồng khám; 16% số bệnh viện tăng hơn 50% số buồng khám; 35% số bệnh viện tăng hơn 10% số buồng khám; 75% số bệnh viện có tiến hành khảo sát đo lường thời gian khám bệnh. Cùng với mở rộng phòng khám, các bệnh viện cũng tập trung thực hiện các biện pháp cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, thực hiện cắt giảm các bước không cần thiết. Nhiều bệnh viện giảm quy trình khám, chữa bệnh từ 12 đến 14 bước xuống còn từ bốn đến bảy bước; từ chín, mười bước xuống năm bước... Qua đó, giảm trung bình 40 phút chờ đợi cho một lượt khám bệnh. Người bệnh thì không còn phải chờ đợi lâu, các bác sĩ thì có nhiều thời gian thăm khám, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tại các bệnh viện đều thấy rõ sự thay đổi đó. Mỗi nơi có một cách làm hay cần rút kinh nghiệm, nhân rộng. Ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, tất cả các khâu trong quy trình khám, chữa bệnh, các quy chế chuyên môn trong thường trực cấp cứu, khám bệnh và chăm sóc người bệnh đều được chuẩn hóa. Từ đầu năm 2013, đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình bệnh viện thông minh. Theo đó, người bệnh (có thẻ do bệnh viện phát hành) khi đến khám, chữa bệnh thực hiện mọi thủ tục đăng ký khám bằng cách quẹt thẻ để lấy số thứ tự khám bệnh, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, giảm rất nhiều thời gian chờ đợi. Quá trình này chỉ mất khoảng năm giây, trong khi đó quy trình này đối với người không có thẻ cần khoảng từ 10 đến 20 phút xếp hàng ở khu vực tiếp đón. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể lấy số khám từ xa trên mạng in-tơ-nét, hoặc gọi điện tới tổng đài để đăng ký lấy số khám. Còn Bệnh viện Nhân dân Gia Ðịnh (TP Hồ Chí Minh), việc cải tiến quy trình khám, chữa bệnh được thực hiện đồng bộ và toàn diện, như tổ chức nhiều điểm hướng dẫn và tiếp nhận người bệnh; tăng nhiều điểm thu viện phí; bố trí nhiều bàn khám... Ðể giảm ùn tắc và chờ đợi trong xét nghiệm, mỗi tầng đều có khu vực lấy mẫu và có phiếu hẹn giờ trả kết quả xét nghiệm. Quy trình cấp phát thuốc cũng được cải tiến bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng mã vạch, kiểm tra đơn thuốc, xuất cấp thuốc qua hệ thống mạng. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh và quán triệt tinh thần "lấy phục vụ người bệnh là trung tâm", Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo toàn hệ thống khám, chữa bệnh tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm hạn chế thấp nhất các thủ tục không cần thiết để giảm bớt phiền hà cho người bệnh, nhất là các thủ tục hành chính liên quan bảo hiểm y tế: chuyển viện, tạm ứng, thanh quyết toán bảo hiểm y tế. Ðồng thời rà soát, sắp xếp lại các quy trình lấy mẫu, vận chuyển và trả kết quả, không ngừng rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh...

Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Tiêu chảy cấp gây tử vong

Ngày 6-8, tại giao ban trực tuyến ngành y tế, Cục Y tế dự phòng cho biết: Tiêu chảy là một trong những bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất Việt Nam với khoảng 500 nghìn trường hợp/năm (thời điểm này cả nước đã có hơn 301 nghìn người mắc). Dịch tiêu chảy cấp thường tăng cao vào những tháng hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Thêm vào đó là điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều nơi còn hạn chế. Tuy nhiên những năm trước, rất hiếm các trường hợp tử vong do tiêu chảy. Nhưng theo ghi nhận của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, vào tháng 7-2014, tại ổ dịch tiêu chảy ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), đã có chín trường hợp mắc bệnh, trong đó có một người tử vong. Các biểu hiện chính là đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có mầu vàng. Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm có bốn mẫu dương tính với vi khuẩn E.Coli. Còn tại xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) cũng ghi nhận năm trường hợp tiêu chảy, trong đó có một trường hợp tử vong. Đáng quan ngại là chung quanh ổ dịch có nhiều ao, hồ tù đọng và cầu tiêu trên ao cá. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá: "Dịch tả, tiêu chảy rất khó khống chế nếu nguồn nước không bảo đảm và truyền thông phải đi trước một bước để người dân hiểu. Ngành y tế dự phòng phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí". Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết: "90% số dân thành phố đã được sử dụng nước sạch nông thôn và cuối năm 2014, 100% số dân sẽ được tiếp cận nước sạch". Thế nhưng ngày 5-8, Bộ Y tế kiểm tra và phát hiện tại TP Hồ Chí Minh còn hàng trăm cầu tiêu ao cá (tập trung chủ yếu ở quận 12 và huyện Bình Chánh). Tại khu vực ổ dịch tiêu chảy cấp ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), chung quanh mỗi nhà có... vài cầu tiêu ao cá, mỗi cái chỉ cách nhau vài chục mét. Và nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ dân là nước giếng tự khoan. Kết quả xét nghiệm ở ổ dịch này cho thấy, có tám mẫu nước có tác nhân gây tiêu chảy, là điều kiện thuận lợi để phát sinh vi khuẩn E.Coli. Bộ Trưởng Y tế yêu cầu: "Chấm dứt ngay tình trạng cầu tiêu ao cá, nhanh chóng cấp nước sạch cho dân".

Chưa có vắc-xin phòng ngừa vi-rút E-bô-la

Cũng tại buổi giao ban trực tuyến ngành y tế ngày 6-8, Bộ Y tế cho biết, thế giới đã có 1.603 ca bệnh do mắc vi-rút E-bô-la, số người chết cũng thật kinh hoàng: 887 người (chiếm 55,3%). Phân bố các ca bệnh cho thấy, các quốc gia Li-bê-ri-a, Ni-giê-ri-a, Xi-ê-ra Lê-ôn, Ghi-nê có số người bệnh cao nhất, nhất là có đến 100 cán bộ y tế đã nhiễm vi-rút E-bô-la vì bệnh này lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể người mắc bệnh, tiếp xúc môi trường hay dụng cụ ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc bệnh. Tại giao ban, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh khuyến cáo: "Người mắc bệnh do vi rút E-bô-la thường sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài". Vì chưa phát hiện ca bệnh nào tại Việt Nam cũng như TP Hồ Chí Minh cho nên Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã lưu ý người dân: Sau khi tiếp xúc với người bệnh, cần rửa tay với xà-phòng hoặc chất sát khuẩn; tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi-rút E-bô-la (dơi ăn quả, khỉ, vượn); không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh; thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn; cán bộ y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng, chống nhiễm khuẩn nhằm tránh phơi nhiễm từ khăn trải giường hay kim tiêm, phải sử dụng áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính bảo hộ; cách ly người bệnh nghi mắc bệnh do vi-rút E-bô-la. Cũng trong ngày 6-8, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các bộ: Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Ngoại giao, Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị phối hợp triển khai khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu. Bộ này cho biết, Việt Nam chỉ có Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh có phòng xét nghiệm bảo đảm an toàn sinh học cấp III.Trong trường hợp nghi nhiễm vi rút E-bô-la, mẫu bệnh phẩm cần được thu thập, bảo quản và vận chuyển đúng quy trình về hai đơn vị này.

Tiền phong

Dịch bệnh dồn dập

Chiều 6/8, tại cuộc giao ban trực tuyến dịch bệnh với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, tình hình dịch bệnh hiện nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng diễn biến phức tạp, dồn dập nhiều loại bệnh hơn. Bộ trưởng nhận định, nếu không phòng chống tốt rất dễ bùng phát các ổ dịch. Hiện nay Việt Nam đang đối mặt hàng loạt các dịch bệnh như virus Ebola, tiêu chảy cấp, viêm não Nhật Bản B…

Không chủ quan với dịch bệnh Ebola

TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào do virus Ebola nhưng hiện bệnh đã xuất hiện tại 11 quốc gia, vùng trên thế giới với mức độ lây lan rất nhanh nên cần cảnh giác. Thế giới đã ghi nhận hơn 1.600 trường hợp mắc Ebola, trong đó có 887 trường hợp tử vong tại 4 nước Tây Phi. Đặc biệt, có đến 100 cán bộ y tế lây nhiễm virus Ebola.  Tại cuộc họp, TS Nguyễn Thị Phúc, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hầu hết các ca nhiễm bệnh Ebola đều do tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, chất dịch cơ thể người nhiễm bệnh. Đã tìm thấy động vật nhiễm bệnh Ebola chết trong rừng và bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người.  Để phòng chống dịch bệnh này, WHO khuyến cáo các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác giám sát liên ngành khách nhập cảnh qua các cửa khẩu vào Việt Nam đến từ vùng dịch, phát hiện kịp thời và cách ly hiệu quả, tránh lây lan. Xây dựng kế hoạch hành động, chủ động ứng phó kịp thời khi có dịch.

Lo ngại vi khuẩn tả kháng thuốc

Đối với dịch tiêu chảy cấp, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 301.570 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Thanh Hóa và TPHCM. Các trường hợp tử vong này xảy ra tại những địa phương có điều kiện vệ sinh kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu đặt trên ao cá, rác thải không được thu gom và thiếu nước sạch. Qua kiểm tra, phát hiện các nguồn nước sạch ở đây có rất ít chất clo dư và còn chứa một lượng đáng báo động vi khuẩn rất đáng ngại. Bộ Y tế sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra về nước sinh hoạt và nước uống. Theo Thứ trưởng Long, dịch tiêu chảy tại TPHCM diễn biến phức tạp, có thể tiếp tục gia tăng dù số mắc hiện nay so với cùng kỳ năm ngoái giảm. Dịch tả có nguy cơ xảy ra. Khuẩn tả phát hiện trong ốc bươu là loại từng gây đại dịch tả năm 2007. Lãnh đạo ngành y tế cho rằng, việc phòng chống tiêu chảy phải gắn chặt với đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch và an toàn thực phẩm. Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại, không ngoại trừ vi khuẩn tả kháng thuốc.

Dịch viêm não tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Theo Cục YTDP từ đầu năm đến nay, cả nước phát hiện 565 trường hợp viêm não do virus, tại 30 tỉnh, thành phố; trong đó có 22 trường hợp tử vong. “Tích lũy từ đầu năm đến nay, số mắc hội chứng não cấp và viêm não Nhật Bản ở Sơn La là 100 trường hợp. Trong đó, số điều trị khỏi là 71 ca, số tử vong 13 ca và hiện đang điều trị là 16 ca. Trong đó xét nghiệm 73 mẫu huyết thanh có 31 mẫu dương tính với viêm não Nhật Bản B rải rác tại tất cả các huyện. 13 trường hợp tử vong ở Sơn La không phải do viêm não Nhật Bản. Các trường hợp tử vong này do hội chứng não cấp hoặc viêm não virus. Hiện nay ở Sơn La, tỷ lệ tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản mũi 1 và mũi 2 có tỷ lệ khá cao, tuy nhiên, mũi 3 đến nay, mới đạt khoảng 42%. Do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sơn La mở rộng phạm vi lứa tuổi tiêm phòng từ 1-5 tuổi trước đây lên đến từ 1-15 tuổi tại hai huyện xảy ra tử vong, từ 1-10 tuổi ở những nơi khác, phấn đấu đạt trên 95% trẻ từ 1-15 tuổi được viêm vắc-xin viêm não Nhật Bản. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, mặc dù dịch bệnh viêm não ở Sơn La đã được ngăn chặn nhưng còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn rất phức tạp. 

Tiêu hủy tài liệu ghi thực phẩm chức năng thành 'thuốc'

Sáng nay, Công ty TNHH đầu tư thương mại XNK Bảo Khang ở quận Gò Vấp, TPHCM đã tiêu hủy toàn bộ số tài liệu quảng cáo thực phẩm chức năng thành là “thuốc chữa bệnh”. Hơn 1.350 cuốn “tạp chí giảm cân” và các tờ rơi quảng cáo thực phẩm chức năng giảm cân Express Slimming thành “thuốc giảm cân”, đã được nhân viên của công ty này tiêu hủy bằng cách dùng kéo cắt vụn từng cuốn trước sự chứng kiến của cơ quan chức năng. Đến sáng nay 6/8, các trang web do công ty này quản lý cũng đã được chỉnh sửa và xóa bỏ các chuyên mục ghi thực phẩm chức năng thành “thuốc giảm cân” theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Y tế. Theo ghi nhận, nhân viên Công ty TNHH đầu tư thương mại XNK Bảo Khang cũng đã gỡ bỏ biển hiệu “Dược Bảo Khang” sau khi lực lượng thanh tra của Bộ Y tế phát hiện đơn vị này không có chức năng kinh doanh dược nhưng biển hiệu vẫn ghi “Dược Bảo Khang” gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Duy Bảo- giám đốc Công ty thừa nhận đã sai phạm trong quảng cáo khi dùng một số từ ngữ chưa chính xác khi nói đến sản phẩm. Tuy nhiên, ông Bảo cho rằng sau khi lực lượng chức năng kiểm tra đã khắc phục ngay sau phạm. “Riêng các mẫu sản phẩm gặp lỗi về nhãn tiếng Việt chưa đưa ra thị trường nên chúng tôi đã khắc phục bằng cách dán nhãn đầy đủ, đồng thời vừa cung cấp các giấy tờ liên quan đến sản phẩm cho ngành y tế”- ông Bảo nói.

Thanh niên

Phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu

Chiều 6.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Nhận định về diễn biến dịch bệnh trong nước, ông Long lo ngại, dịch tiêu chảy cấp có thể gia tăng tại TP.HCM do diễn biến phức tạp bởi phát hiện các yếu tố ô nhiễm trong thực phẩm, dù số mắc hiện nay giảm. Đặc biệt tả có nguy cơ xảy ra bởi đã phát hiện vi khuẩn tả trong ốc bươu là vi khuẩn từng gây dịch tả năm 2007. Thực tế đó cho thấy môi trường, tình trạng ô nhiễm, mầm bệnh từ nước, thực phẩm ăn uống là các nguy cơ phát tán mầm bệnh và gây dịch đã rất gần. Nếu mầm bệnh tả có trong nước thì khả năng dịch xảy ra là rất lớn. Ông Long thông báo, kiểm tra tại TP.HCM cho thấy, môi trường sống khu vực ngoại ô thành phố đang ở mức báo động cao, vẫn còn cầu tiêu ao cá là thói quen sinh hoạt rất mất vệ sinh, nguy cơ rất lớn cho nhiễm bệnh dịch trên người. Nguồn thực phẩm xét nghiệm tại chợ đã phát hiện có vi khuẩn E.coli, đặc biệt là tìm thấy vi khuẩn tả trong ốc. Kiểm tra nguồn nước tại các trạm cấp nước trên 1.000 m3 phát hiện hàm lượng clo dư rất thấp và còn tồn tại các vi khuẩn gây bệnh dịch đường tiêu hóa như: E.coli, coliform. Các yếu tố trên cho thấy rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Bộ Y tế có văn bản đề nghị TP.HCM khắc phục tình trạng này.

Giám sát bệnh Ebola đối với hành khách

Trong khi đó, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng rất lo lắng về khả năng dịch Ebola có thể xâm nhập vào VN qua các công dân VN đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch. Dịch nguy hiểm này cũng có thể xâm nhập qua công dân của các quốc gia khác có dịch nhập cảnh; người thân, nhân viên y tế chăm sóc, điều trị, tiếp xúc gần với người nhiễm, nghi nhiễm vi rút Ebola; người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm vi rút Ebola. Ông Phu cũng bày tỏ khó khăn cho việc xác định người về từ vùng có dịch do không có chuyến bay thẳng về VN, vì vậy Bộ Y tế đã đề nghị cơ quan an ninh cửa khẩu sẽ phối hợp, sàng lọc, chuyển các trường hợp về từ vùng có dịch Ebola qua bộ phận khai báo y tế. Ngoài ra, trong nước cũng đang chờ hỗ trợ từ Tổ chức Y tế thế giới, từ các tổ chức quốc tế giúp cho xét nghiệm phát hiện vi rút Ebola. Ngay trong chiều 6.8 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do vi rút Ebola. Theo đó, các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh: sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ; đau họng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy cấp; một số có phát ban, nôn, đi ngoài ra máu; tiền sử đi đến từ vùng, quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người mắc Ebola hoặc động vật nhiễm vi rút Ebola trong vòng 21 ngày. Về dịch Ebola, Cục Y tế dự phòng thông báo, từ đầu vụ dịch năm 2014 đến nay đã ghi nhận hằng ngày trường hợp mắc bao gồm gần 1.000 trường hợp tử vong tại 4 nước Guinea; Liberia, Nigeria và Sierra Leone. Dịch Ebola tại châu Phi vẫn tăng nhanh chóng.

Phẫu thuật nối thành công động mạch khoeo chân

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An vừa phẫu thuật nối thành công động mạch khoeo chân bị đứt do tai nạn giao thông cho người bệnh Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, 19 tuổi ở xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương. Các bác sĩ đã triển khai kỹ thuật mới, dùng một đoạn tĩnh mạch của chính người bệnh để ghép, giúp người bệnh không phải cắt cụt chi, không phải chuyển lên tuyến trên. Việc ghép mạch tự thân, là một kỹ thuật khó, lần đầu tiên triển khai đã giúp bệnh viện chủ động phẫu thuật nối vi phẫu các chi, thể bị đứt rời. Từ thành công này, sắp tới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An tiếp tục ứng dụng kỹ thuật cao trong phẫu thuật khâu nối vi phẫu các chi, thể bị đứt rời, vết thương đứt gân cơ, mạch máu, thần kinh.

Bốn người nhập viện do ăn cá nóc

Chiều 6.8, tin từ Bệnh viện Đà Nẵng cho hay, có bốn trường hợp trú tại phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã nhập viện sau khi ăn phải cá nóc. Theo đó, bốn người gồm: anh Đặng Văn H. (50 tuổi), chị Lương Xuân H. (38 tuổi), anh Đặng Văn D. (50 tuổi) và chị Phạm Thị Phú H. (48 tuổi). Bốn người này sau khi ăn cá nóc được khoảng 5 - 10 phút thì bắt đầu có triệu chứng nôn mửa, tê toàn thân, nhức đầu. Ngay lập tức, các bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó bệnh nhân nặng nhất nhập viện trong tình trạng hôn mê, ngưng thở; các bệnh nhân còn lại thì đầu đau nhức, tiếp tục nôn mửa... Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng đã nhanh chóng súc rửa dạ dày, bơm than hoạt tính để hút toàn bộ độc tố, ngăn ngừa những chất độc của cá nóc xâm lấn vào máu. Đến chiều 5.8, hai trong số bốn bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và được xuất viện. Hai bệnh nhân còn lại vẫn tiếp tục được điều trị tại khoa Y học Nhiệt đới, và rất may đã qua khỏi cơn nguy kịch.

Phẫu thuật thành công ca ghép động mạch khoeo chân

Ngày 6.8, ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An, cho biết bệnh viện đã thực hiện thành công ca ghép động mạch khoeo chân đầu tiên ở Nghệ An. Bệnh nhân là Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (19 tuổi, trú xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng bị đứt động mạch khoeo chân do chấn thương. Bác sĩ Nguyễn Duy Quyết, Trưởng ê kíp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết khuya 2.8, bệnh viện tiếp nhận Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (sinh viên năm 2 Đại học Vinh), bị tai nạn xe máy. Qua thăm khám, bác sĩ xác định đầu gối trái của Quỳnh bị sưng tụ máu, rách toàn bộ bao khớp gối, gối lỏng, mạch khoeo bị dập tắc một đoạn 2 cm, thiếu máu và lạnh buốt. Hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ nối mạch khoeo chân nếu không bệnh nhân sẽ bị hoại tử phần chân trái từ gối trở xuống. Ê kíp thực hiện ca phẫu thuật gồm bốn người, làm việc liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Các bác sĩ tiến hành cắt 2 cm động mạch bị dập tắc ở chân trái bệnh nhân, lấy một đoạn tĩnh mạch hiển chân bên kia để ghép vào đoạn động mạch bị cắt bỏ bên này. Bác sĩ Quyết cho biết ca phẫu thuật rất phức tạp và đã thành công ngoài mong đợi. Đây cũng là kỹ thuật mới lần đầu tiên được triển khai tại Nghệ An, là thành công bước đầu của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trong việc chủ động phẫu thuật nối vi phẫu các chi, thể bị đứt rời. Hiện sức khỏe bệnh nhân Quỳnh tiến triển tốt và dự kiến sẽ được xuất viện sau một tuần nữa.

Khẩn cấp phòng chống dịch bệnh

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh nhưng chưa tìm ra thuốc chữa. Dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola đang báo động ở Tây Phi. Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 4.8 về tình hình mắc mới bệnh này cho biết từ ngày 31.7 - 1.8, tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc mới, có 61 trường hợp tử vong. Con số mắc bệnh tích lũy tính đến ngày 1.8 đã ghi nhận 1.603 trường hợp, với 887 ca tử vong tại 4 nước nói trên.

Nguy cơ vi rút Ebola tràn vào Việt Nam

Bệnh do vi rút Ebola lây từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút. Người mắc bệnh Ebola thường có các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng, chảy máu ngoài da. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Bệnh này đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. “Sốt xuất huyết do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm, có nguy cơ lây lan rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%”. Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cho rằng: “Việt Nam chưa từng ghi nhận ca mắc Ebola. Tuy nhiên, với môi trường hòa nhập như hiện nay thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất dễ dàng. Do vậy, chúng ta vẫn phải sẵn sàng các phương án phòng chống, điều trị”. Cuối tháng 7 vừa qua, Cục YTDP cũng đã chỉ đạo các trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, y tế dự phòng của các tỉnh, thành tăng cường phòng chống bệnh dịch hạch thể phổi. Bởi căn bệnh này đang xảy ra ở Trung Quốc và Mỹ, với 1 trường hợp tử vong ở Trung Quốc. Bệnh nhân khởi phát bệnh sốt, ho và tử vong chỉ sau 1 ngày nhập viện. 4 ca mắc bệnh ở Mỹ, theo thông báo của nước này vào ngày 21.7 thì cả 4 bệnh nhân đều tiếp xúc với chó bị ốm có biểu hiện lâm sàng và bệnh lý của bệnh dịch hạch thể phổi (con chó sau đó đã chết ngày 26.6).

Chuột nhiễm vi rút Hanta, nước ao nhiễm E.coli...

Trong khi đó, báo cáo với đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu hôm qua, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết tháng 7 đã phát hiện thêm 2 trường hợp nhiễm vi rút Hanta ở Q.Tân Bình và Q.Phú Nhuận. Bệnh do vi rút Hanta lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột bị nhiễm vi rút cắn, hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa vi rút. Bệnh không lây từ người qua người. Vi rút Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp, có thể tử vong. Đáng lo ngại là kết quả khảo sát của Trung tâm y tế dự phòng TP và Viện Pasteur TP.HCM cũng đã phát hiện chuột ở Q.8 nhiễm vi rút Hanta, với tỷ lệ 21,7% trên chuột nhắt và 9,3% trên chuột cống. Đặc biệt, lo ngại trước chùm ca bệnh tiêu chảy cấp xảy ra ở H.Bình Chánh (với 2 bệnh nhi tử vong, hơn 10 người mắc bệnh), ngày 4.8, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã trực tiếp tham gia đoàn khảo sát về tận nơi khởi phát ổ dịch tận xã Lê Minh Xuân. Theo ông Nguyễn Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, kết quả xét nghiệm cho thấy nước ao hồ ở xã Lê Minh Xuân đã bị nhiễm E.coli - loại vi khuẩn có trong phân, gây bệnh tiêu chảy. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các mẫu ốc bươu, rau muống, rau giá bày bán ở chợ trên địa bàn xã này cũng hiện diện vi khuẩn gây tiêu chảy. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu chính quyền và ngành y tế địa phương phải tích cực tuyên truyền đến các hộ dân đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt nhằm ngăn chặn bệnh.

Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Ebola tại VN

Cuối ngày 7.8, Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola tại VN. Bản kế hoạch dự kiến 3 tình huống. Tình huống 1: chưa ghi nhận ca bệnh tại VN. Tình huống 2: xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào VN. Tình huống 3: dịch lây lan trong cộng đồng. Theo Cục YTDP hiện chúng ta ở tình huống 1, công tác phòng chống dịch chú trọng vào giám sát, dự phòng, trong đó tăng cường giám sát phát hiện tại cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào VN, áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu quốc tế đối với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch bệnh; nâng cấp các phòng xét nghiệm để chẩn đoán xác định vi rút Ebola tại các Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur TP.HCM. Trong các tình huống tiếp theo, khi có ca bệnh và khi bệnh lây lan trong cộng đồng, các công việc cần triển khai là khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong; thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola. Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, y tế tuyến xã cũng tham gia giám sát các trường hợp điều trị tại nhà. Cùng với nhân viên y tế, lực lượng chống dịch sẽ được huy động là cán bộ phụ nữ, đoàn viên thanh niên.

Công an Nhân dân

42 người nhập viện do ngộ độc sau ăn thịt lợn

Ngày 6/8, hơn 30 người trong vụ ngộ độc sau khi ăn thịt lợn xảy ra tại bản Phiêng Phát 2 và Phiêng Phát 3, xã Trung Đồng (huyện Tân Uyên, Lai Châu), đã được xuất viện. Hiện, vẫn còn 8 người khác đang được tiếp tục theo dõi điều trị tại BVĐK Tân Uyên. Trước đó, từ ngày 2/8, bà con hai bản Phiêng Phát 2 và Phiêng Phát 3 (xã Trung Đồng) có mổ chung 1 con lợn, nặng khoảng 70 kg, mua từ một hộ trong dân, để ăn liên hoan. Sau khi ăn xong, lần lượt 42 người phải vào BVĐK Tân Uyên cấp cứu. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc.

2 cháu bé tử vong vì ăn phải quả rừng độc

Ngày 6/8, Công an huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết, vụ việc đau lòng này vừa xảy ra tại thôn Cò Súng, xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc). Theo đó, vào chiều 2/8, hai anh em ruột là cháu Giàng Mí Má (sinh 2006), Giàng Thị Pà (sinh 2009) cùng em họ Giàng Mí Dí (sinh 2008) rủ nhau đi chăn dê vô tình ăn phải quả rừng độc. Sau khi người dân phát hiện, 3 cháu được đưa đi cấp cứu tại Trạm y tế xã và Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc. Tuy nhiên, đường xa nên lúc đưa các cháu đến bệnh viện huyện đã quá muộn. Do nhiễm độc nặng nên cháu Giàng Mí Má và Giàng Mí Dí tử vong ngay sau đó, riêng cháu Giàng Thị Pà vì ăn ít nên biểu hiện ngộ độc nhẹ, sức khỏe đã ổn định. Theo nguồn tin, quả rừng này rất giống với quả xoài nhưng kích thước lại nhỏ hơn. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ loại quả này để tránh những trường hợp đang tiếc xảy ra.

Nông thôn Ngày nay

3 phương án khẩn cấp để đối phó với đại dịch Ebola

Ngày 6.8, Bộ Y tế đã khẩn cấp ban hành Quyết định về việc hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola (EVD), yêu cầu tăng cường kiểm dịch y tế biên giới.

Nghiêm trọng chưa từng có

Theo Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), chỉ trong vòng 2 ngày (từ 31.7-1.8) tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) đã ghi nhận thêm 163 trường hợp mắc EVD. Tính từ đầu năm đến nay, bệnh EVD đã khiến 1.603 người mắc, trong đó 887 người tử vong và đang có nguy cơ lây lan “xuyên biên giới”. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh EVD xuất hiện tại châu Phi từ năm 1976 với hơn 600 người mắc, với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Sau đó các ca mắc chỉ rải rác với số mắc nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay dịch EDV đang phát triển rất nhanh, được WHO đánh giá là lớn nhất, phức tạp nhất và khó khăn nhất từ trước tới nay. CDC Hoa Kỳ cũng đã đưa ra cảnh báo du lịch ở "cấp độ 3" - mức nghiêm trọng nhất – cho 4 nước đang có bệnh EDV. CDC khuyên các du khách không nên du lịch đến các nước này vì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đặc biệt, hơn 100 nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cũng đã mắc EVD, trong đó gần 70 người đã tử vong. Các chuyên gia đánh giá nếu EVD lan rộng, nó sẽ nghiêm trọng hơn cả đại dịch HIV/AIDS EVD lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc với máu, chất tiết của các động vật bị nhiễm virus như tinh tinh, gorila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương, nhím... Tuy nhiên, điều nguy hại là virus này sau khi truyền sang người lại tiếp tục có khả năng lây truyền từ người sang người. Cơ chế lây khi người lành tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da, niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất tiết của người nhiễm virus. “Các nguồn lây bệnh rất đa dạng nên khả năng người mang bệnh lây qua người khác là rất lớn”.

Cảnh giác với người đi từ vùng dịch

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong thời đại thông thương như hiện nay, Việt Nam cũng không loại trừ khả năng có du khách mang EVD vào trong nước. TS Long cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng 3 phương án để ứng phó với EVD. Trong tình huống 1, khi chưa có ca bệnh tại Việt Nam: Các cửa khẩu cần phải tăng cường kiểm tra sàng lọc có trường hợp nghi ngờ để kịp thời cách ly, đặc biệt với người đến/về từ vùng dịch. Phương áp sàng lọc là bằng máy giám sát thân nhiệt và quan sát, nếu nghi ngờ sẽ cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Còn tại cộng đồng thì cần điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp thuộc diện nghi ngờ. Tình huống 2, khi có ca bệnh vào Việt Nam thì cần giám sát, theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm không chỉ với ca bệnh mà tất cả những người tiếp xúc gần với người bệnh. Còn với tình huống 3, khi bệnh lan ra cộng đồng thì cần phải khẩn trương phát hiện các trường hợp mắc mới, xử lý triệt để ổ dịch, cách ly và lấy mẫu tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Theo TS Long, việc cấp thiết Việt Nam cần làm hiện nay là tăng cường kiểm dịch y tế biên giới nhằm kịp thời phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thì mới ngăn chặn được EVD vào Việt Nam và bùng phát ra cộng đồng.

Infonet

Một người chết, 3 người nguy kịch vì ăn rau muống chấm chao?

Ăn rau muống chấm chao trưa 1/8, đến rạng sáng ngày 2/8, cả bốn người trong gia đình ông V. có triệu chứng đau bụng, tiêu phân lỏng, yếu-liệt các chi, suy hô hấp và hôn mê. Ngày 5/8, bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 cho biết, BV vừa tiếp nhận hai trường hợp bị ngộ độc từ Bình Định chuyển vào cấp cứu. Theo thông tin ban đầu, trưa ngày 1/8, gia đình ông Võ Đức V. (47 tuổi, ngụ tại Bình Định) cùng vợ là Nguyễn Thị P. (47 tuổi) và hai người con (con gái lớn 14 tuổi và một cháu bé chưa rõ danh tính) ăn cơm trưa. Trong bữa ăn có món rau muống luộc chấm chao. Đến rạng sáng ngày 2/8, cả bốn người trong gia đình ông V. có triệu chứng đau bụng, tiêu phân lỏng, yếu-liệt các chi, suy hô hấp và hôn mê. Sau khi phát hiện, người thân của gia đình ông V. đã chuyển bốn người vào BV Đa khoa tỉnh cấp cứu. Do bệnh tình quá nặng, cô con gái 14 tuổi đã tử vong. Riêng vợ chồng ông V. thì đến tối 4/8 được chuyển lên BV Nhân dân 115 (TP.HCM) để cứu chữa. Theo bác sĩ Sóng, cả hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm độc nặng, chưa tiên lượng được tình hình. Theo nhận định của các bác sĩ, thông thường thì trên rau quả có thể nhiễm, sót thuốc trừ sâu và lượng thuốc đó có khả năng gây ngộ độc, nhưng ngộ độc từ rau, quả khó mà nặng như thế. Do ông V. và vợ đều đang trong tình trạng hôn mê nên mọi thông tin đều chưa rõ ràng, cụ thể.

5 triệu người phóng uế bừa bãi: Dịch tiêu chảy rình rập

Theo ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, mỗi ngày cả nước có hàng nghìn tấn phân thải ra môi trường, có khoảng 5 triệu người phóng uế ra môi trường. Trong cuộc họp về dịch bệnh chiều 6/8, Bộ Y tế cho biết, các ca mắc tiêu chảy cấp chủ yếu do điều kiện vệ sinh kém, nhiều nơi nguồn nước còn nhiễm khuẩn. Theo số liệu Bộ Y tế tổng hợp,tính từ đầu năm 2014 đến nay, toàn quốc ghi nhận 301.570 trường hợp mắc tiêu chảy cấp, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Thanh Hóa và TP Hồ Chí Minh. Con số này giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Các trường hợp tử vong này xảy ra tại những địa phương có điều kiện vệ sinh kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu đặt trên ao cá, rác thải không được thu gom và thiếu nước sạch. Qua kiểm tra, phát hiện các nguồn nước sạch ở đây có rất ít chất clo dư và còn chứa một lượng đáng báo động vi khuẩn. Theo ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, mỗi ngày cả nước có hàng nghìn tấn phân thải ra môi trường, có khoảng 5 triệu người phóng uế ra môi trường. Đây là nguy cơ khiến dịch tiêu chảy luôn đe dọa. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 2014 có 62% hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, còn 38% nhà tiêu chưa đạt chuẩn. Tình hình môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Có 6 tỉnh còn tỷ lệ 60% hộ gia đình không có nhà tiêu vệ sinh,10 triệu hộ gia đình sử dụng cầu tiêu ao cá, đặc biệt ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Theo Bộ Y tế, tại TP.HCM, cuối tháng 7 vừa qua đã có 2 ổ dịch tiêu chảy cấp. Ổ dịch đầu tiên tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã có 9 ca mắc, 1 tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy nguyên nhân là do vi khuẩn E.Coli. Bệnh nhân đều có biểu hiện chung đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có màu vàng. Ổ thứ 2 ở ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh với 2 người lớn và 3 trẻ em mắc cũng đã kết thúc với 1 ca tử vong dương tính với E. Coli. Phát biểu tại hội nghị, PGS TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM: Hai ổ dịch này đã được khống chế nhưng điều lo ngại là các hộ gia đình sống ở khu vực tự phát nên vệ sinh thấp kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu, rác thải không được thu gom. Mỗi gia đình có 1 – 2 ao nuôi cá. Nhà vệ sinh được “tọa lạc” trực tiếp trên ao cá, hoặc xây trong nhà nhưng đường dẫn cũng đổ thẳng ra cho cá ăn. Trong khi đó, nguồn nước máy sử dụng cho sinh hoạt hạn chế nên người dân cũng phải lấy nước giếng tự khoan tại nhà, thậm chí rửa bát chén với… nước ao. Ruồi muỗi nhiều, các dụng cụ chứa nước cũng không được che đậy nên cũng bị ruồi bâu. E. Coli không thể “coi thường” vì chính vi khuẩn này đã gây vụ dịch tiêu chảy cấp ở Đức năm 2011 làm 4.000 người mắc và 40 ca tử vong. Cho đến nay, Viện Pasteur TP.HCM đã lấy mẫu ốc bươu tại chợ Cầu Xáng, nơi cung cấp thực phẩm cho rất nhiều hộ dân ở ở xã Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh xét nghiệm và dương tính với phẩy khuẩn tả từng gây ra vụ dịch tả cách đây 5 năm.Viện này đang tiếp tục điều tra về nơi sống của ốc bươu này để khu trú được khu vực nhiễm vi khuẩn này. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởngBộ Y tế cho rằng, môi trường là gốc, nước, thực phẩm rồi mới đến bệnh. Với điều kiện vệ sinh chưa tốt ở nhiều địa phương thì có thể trong thời gian tới vẫn tiếp tục có những ca tiêu chảy cấp, thậm chí là mắc bệnh tả. Dự báo chu kỳ của dịch tả cách đây 3, 4 năm chúng ta nghi do thịt chó, rau sống nhưng gần đây phân tích nước thấy một vài nơi không đảm bảo. Chính vì thế để đảm bảo tiêu chảy không thành dịch cần đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Bản tin đại dịch Ebola ngày 7/8: Hơn 100 cán bộ y tế nhiễm vi rút

Trên 100 cán bộ y tế đã lây nhiễm vi rút Ebola. Bắt đầy từ 0 giờ ngày 15/8/2014, hành khách nhập cảnh trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch Ebola phải khai báo y tế. Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) thuộc Cục Y tế dự phòng đã nhận được thông báo ngày 7/8/2014 từ WHO về tình hình mắc mới bệnh do vi rút Ebola. Các trường hợp mắc mới và chết tiếp tục được báo cáo tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone).  Từ ngày 02-04/8/2014 đã ghi nhận thêm 108 trường hợp mắc mới bao gồm 45 trường hợp tử vong. Cụ thể tại: Guinea (10 mắc, 5 tử vong), Liberia (48 mắc, 27 tử vong), Nigeria (5 mắc, 0 tử vong), Sierra Leone (45 mắc, 13 tử vong). Tính đến ngày 04/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1711 trường hợp nhiễm vi rút Ebola, trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây Phi gồm Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria(9 mắc, 1 tử vong), và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong).  Đặc biệt đã ghi nhận trên 100 cán bộ y tế đã lây nhiễm vi rút Ebola. Hiện nay dịch bệnh đang gia tăng về số người mắc bệnh và tử vong có nhiều nguy cơ lan truyền sang quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam triển khai áp dụng tờ khai y tế theo thông tư số 32/2012/TT -BYT ngày 24/12/2012 đối với người nhập cảnh đến từ các vùng có dịch. Theo đó, đối tượng phải khai báo y tế hành khách nhập cảnh đi trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch bệnh do vi rút Ebola (Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria) trong vòng 21 ngày. Địa điểm áp dụng tác tất cả các cửa khẩu quốc tế, bắt đầy từ 0 giờ ngày 15/8/2014.  Khi làm thủ tục nhập cảnh nếu phát hiện hành khách đến từ các quốc gia vùng dịch chưa qua 21 ngày, cán bộ làm thủ tục nhập cảnh chỉ dẫn hành khách đến bộ phận kiểm dịch y tế để khai tờ khai y tế. Tại đây, nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn hành khách khai báo y tế và đóng dấu xác nhận theo quy định.  Khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế theo quy định. Tờ khai y tế này được in hai mặt, một mặt tiếng Việt và một mặt tiếng Anh.  Nhân viên y tế thấy hành khách khai báo có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc, yêu cầu khách vào khu vực cách ly để khám sàng lọc và báo cáo kịp thời theo quy định.

Tuổi trẻ

Thanh Hóa: thêm trẻ chết do chó dại

Một con chó dại ở bản Âm, xã Vân Am, huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) sau khi phát bệnh đã cắn làm chết và bị thương hai trẻ em tại địa phương vào ngày 1-8 vừa qua. Sáng 5-8, chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc - cho biết nạn nhân bị chó dại cắn dẫn đến tử vong là em C.Q.D. (9 tuổi, trú tại bản Âm, xã Vân Am). Một nạn nhân khác bị con chó dại này cắn bị thương là em L.A.N. (9 tuổi, cùng bản Âm), đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc. Sau khi cắn hai em trên, con chó dại đã chết. Theo người nhà nạn nhân, con chó dại này được gia đình em D. nuôi lâu nay. Chủ nuôi chưa bao giờ tiêm phòng dại cho chó. Sau khi cắn em D. và N. vài ngày, con chó lăn ra chết. Do chủ quan, không hiểu biết về bệnh dại nên gia đình không đưa hai em đi tiêm phòng. Đến khi hai em phát bệnh dại đưa đến bệnh viện thì đã muộn.

Sa thải bảo vệ bệnh viện đánh người thăm bệnh bất tỉnh

Ba bảo vệ kẹp tay, đá vào bụng và lộn áo trùm lên đầu ông Phương. Một bảo vệ dùng vật cứng đánh vào thái dương khiến ông Phương bị chảy máu và sau đó bất tỉnh. Ngày 7-8, ông Văn Quang Tân - giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương - cho biết sau khi họp hội đồng kỷ luật của bệnh viện, giám đốc bệnh viện đã ra quyết định thi hành kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải đối với Đoàn Phước Bình (nhân viên bảo vệ, thuộc phòng hành chính - quản trị của bệnh viện) vì đã có hành vi “cố ý đánh người gây thương tích trong khi thi hành nhiệm vụ”. Theo đơn của ông Hoàng Văn Phương (ngụ đường Lê Hồng Phong, P.Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một), đầu tháng 6-2014, cha vợ ông Phương bị bệnh phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương nên ông vào thăm. Khi tới cửa khoa cấp cứu, ông Phương đọc tên người bệnh và hỏi bác sĩ trực cha vợ mình đang được điều trị ở đâu thì được bác sĩ chỉ đi vào bên trong khoa cấp cứu tìm. Khi ông Phương vào tìm hết trong khoa cấp cứu không thấy cha vợ mình nên đã ra chất vấn “tại sao bệnh viện điều trị mà không biết bệnh nhân nằm ở đâu?”. Khi đó, bác sĩ trực đã gọi bảo vệ vào đưa ông Phương ra ngoài. Ba bảo vệ của bệnh viện đã vào kẹp tay kéo ông Phương, đá vào bụng và lộn áo trùm lên đầu ông Phương. Một bảo vệ dùng vật cứng (nghi là bộ đàm) đánh vào thái dương khiến ông Phương bị chảy máu và sau đó bất tỉnh, được gia đình đưa đi kiểm tra vết thương tại một bệnh viện khác gần đó. Sau khi xảy ra sự việc, Công an P.Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một đã tới bệnh viện lập biên bản và tạm giữ một bộ đàm nghi là vật dùng để đánh người. Trao đổi vớiTuổi Trẻ, ông Văn Quang Tân khẳng định: “Nếu người thăm bệnh lớn tiếng thì bảo vệ phải mời ra ngoài nhưng phải bằng biện pháp phù hợp, để xảy ra xô xát như vậy thì dù gì bảo vệ cũng đã sai”. Ông Tân cũng cho biết đã cử người tới xin lỗi và thăm hỏi ông Phương, đồng thời sẽ nhắc nhở các nhân viên bảo vệ phải biết kiềm chế và giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà thăm bệnh.

Pháp luật

Ba kịch bản đối phó với Ebola

Chiều 6-8, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi các bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao và GTVT đề nghị phối hợp giám sát bệnh Ebola. “Do tính chất nguy hiểm, lại lây lan rất nhanh nên dịch bệnh Ebola từ các nước châu Phi có nguy cơ thâm nhập vào Việt Nam rất cao. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc đặc trị nên cần chủ động phòng tránh, ngăn ngừa dịch bệnh này”. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh thông tin trên tại buổi giao ban trực tuyến tăng cường phòng, chống các dịch bệnh được tổ chức vào chiều 6-8.

Cực kỳ nguy hiểm

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Ebola là bệnh nhiễm virus cấp tính nặng được Việt Nam xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A. Bệnh Ebola cực kỳ nguy hiểm, lây lan nhanh và tử vong cao (90%). Bệnh lây từ người sang người, từ động vật sang người qua đường máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể hoặc tiếp xúc môi trường ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh. Theo ông Phu, dịch Ebola có nhiều nguy cơ lan truyền đến Việt Nam thông qua những người đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch hoặc công dân các quốc gia có dịch nhập cảnh vào Việt Nam. “Người nhiễm bệnh Ebola có triệu chứng sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Sau đó xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, phát ban, suy thận. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng, chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh cho người khác khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nói trên” - ông Phu lưu ý.

Ba tình huống giả định

Ông Phu cho biết Bộ Y tế vừa đưa ra ba tình huống giả định để chủ động giám sát và phòng, chống dịch Ebola vào Việt Nam. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam, phải giám sát chặt tại cửa khẩu và cộng đồng. Tại cửa khẩu, sử dụng máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với trường hợp nghi ngờ. Tại cộng đồng, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhiễm Ebola hoặc có tiền sử đến từ vùng có dịch bệnh. Tình huống 2: Xác định ca bệnh thâm nhập vào Việt Nam thì nhanh chóng giám sát, lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp thuộc diện giám sát. Bên cạnh đó, theo dõi sức khỏe của tất cả người có tiếp xúc trong vòng 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng. Tình huống 3: Dịch Ebola lây lan trong cộng đồng, đối với ổ dịch đã được xác định thì giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp bệnh phát hiện đầu tiên. “Tất cả trường hợp tử vong do nghi ngờ mắc Ebola phải được điều tra, báo cáo và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm” - ông Phu nhấn mạnh.

Đo thân nhiệt khách du lịch tại sân bay Tân Sơn Nhất

Trước nguy cơ Ebola thâm nhập vào Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết Cục đang rốt ráo thành lập hội đồng chuyên môn để xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo sở y tế tỉnh, thành phối hợp chặt các cơ quan chức năng tại cửa khẩu giám sát người nhập cảnh, nhất là những người từ quốc gia có vùng bệnh. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm Ebola và có tiền sử đi về từ vùng có dịch trong vòng 21 ngày thì cách ly và lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm. Bà Tiến cũng yêu cầu Sở Y tế tỉnh, thành chuẩn bị đầy đủ phòng cách ly, trang thiết bị, thuốc, hóa chất trong dự phòng và điều trị Ebola. Do bệnh dễ lây nhiễm nên phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi bệnh, mắc bệnh… Tại TP.HCM, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (Sở Y tế TP.HCM) thực hiện đo thân nhiệt tất cả khách du lịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, một số bệnh viện đang rà soát phòng cách ly, thuốc, trang thiết bị và giám sát chặt những trường hợp nghi ngờ Ebola trong bệnh viện. Sở Y tế TP.HCM cũng tăng cường truyền thông phòng, chống Ebola đến từng hộ dân.

BV ĐH Y Dược TP.HCM mổ tim miễn phí cho trẻ nghèo

TTXVN đưa tin các bác sĩ BV ĐH Y Dược TP.HCM ngày 7-8 đã thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên nằm trong chương trình phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo mang tên “Trái tim Hằng Hữu”. Ca mổ được thực hiện cho bé Đặng Nguyễn Bảo Nam (hai tuổi, nhà ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Chương trình “Trái tim Hằng Hữu” nhằm phẫu thuật và can thiệp tim miễn phí (bình quân 50-70 triệu đồng/ca) cho trẻ em nghèo 1-6 tuổi, đồng thời xem xét những trường hợp 7-16 tuổi có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Chương trình còn hỗ trợ 3-5 triệu đồng chi phí ăn ở cho bệnh nhi và gia đình. 

VOV

Sắp áp dụng tờ khai y tế đối với khách nhập cảnh để phòng bệnh Ebola

Đối tượng thực hiện khai báo y tế gồm những hành khách đến từ vùng dịch trong vòng 21 ngày. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra tại vùng Tây Phi, Bộ Y tế nước ta đã ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch bệnh này; đồng thời vừa có văn bản gửi các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông Vận tải và Ngoại giao về việc phối hợp giám sát và áp dụng tờ khai về tình trạng sức khỏe đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế từ ngày 15/8. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sốt xuất huyết Ebola từ tháng 12/2013 đến ngày 01/8/2014 đã ghi nhận 1.603 người mắc, trong đó có 887 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi (gồm Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria). Đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua của căn bện này, dịch bệnh diễn ra tại khu vực có dân di biến động qua biên giới, có khả năng lây truyền qua đường hàng không, nguy cơ dịch bệnh lan truyền sang các nước là rất lớn, trong đó có Việt Nam. Để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh nguy hiểm ngay từ cửa khẩu, Bộ Y tế đề nghị 4 Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải và Ngoại giao phối hợp và chỉ đạo việc thực hiện khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế. Theo đó, đối tượng thực hiện khai báo y tế gồm những hành khách đến từ vùng dịch trong vòng 21 ngày. Nội dung tờ khai y tế: thực hiện theo Thông tư số 32/2012 của Bộ Y tế quy định về khai báo tình trạng sức khỏe đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam. Khi làm thủ tục nhập cảnh nếu phát hiện hành khách tới từ các quốc gia vùng dịch (chưa qua 21 ngày), cán bộ làm thủ tục xuất nhập cảnh chỉ dẫn hành khách tới bộ phận thực hiện kiểm dịch y tế dể khai Tờ khai y tế. Kiểm dịch y tế có trách nhiệm hướng dẫn hành khách khai báo và đống dấu xác nhận vào Tờ khai y tế theo quy định. Khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh Ebola, kiểm dịch viên y tế sẽ tiến hành cách ly triệt để và thực hiện các biện pháp xử lý y tế theo quy định. Thời gian thực hiện áp dụng Tờ khai y tế từ 00 giờ ngày 15 tháng 8 năm 2014 tại tất cả các cửa khẩu quốc tế trong toàn quốc. Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết. Trường hợp phải đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh, cần tổ chức phổ biến và tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để chủ động phòng lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng.

Vietnamnet

Bị hành hung, bác sĩ gánh hết trách nhiệm?

Trong vấn nạn hành hung bác sĩ, bất an ở các BV, các bác sĩ là nạn nhân của chính họ và những yếu kém có hệ thống của ngành y. Nhiều ý kiến đã mổ xẻ câu chuyện bạo hành bệnh viện, với việc quy trách nhiệm cho cả hai phía (áp lực xã hội và y đức bác sĩ). Nhưng, liệu quản lý Nhà nước của ngành y có vô can?

Yếu kém và thiếu đồng bộ

Ngoài những BVTƯ và một số BV lớn tuyến thành phố, hầu hết các BV cấp tỉnh, huyện đều trong trạng thái thiếu hụt trang thiết bị. Theo thống kê ngân sách quốc gia năm 2012, tổng chi ngân sách của ngành y tế là 5.168.710 triệu đồng, nhưng chi đầu tư xây dựng cơ bản chỉ chiếm khoảng 21,5%. Mức chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi cho đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế còn rất thấp. Trong khi đó, hầu hết, các bác sĩ giỏi đều tập trung ở các BV trung ương và các bệnh viện lớn của tỉnh thành, nơi được đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại. Còn tại các BV tuyến huyện/thị, chất lượng chuyên môn của các y bác sĩ không cao, phần lớn được đào tạo theo hình thức chuyên tu hoặc tại chức. Và ở những cơ sở y tế này, thiết bị luôn thiếu thốn, cũ kỹ và lạc hậu. Mà ngay cả được đào tạo bài bản, thì một đặc điểm của ngành y, môi trường làm việc thiếu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, và đồng nghiệp giỏi, sẽ hạn chế bước tiến tay nghề. Chưa nói đâu xa, các BV tuyến huyện ở Hà Nội, thiết bị y tế cũng luôn ở trạng thái hỏng hóc, kém chất lượng chưa nói gì đến các địa phương vùng sâu vùng xa khác. Gần đây nhất, vụ máy xét nghiệm sinh hóa Greiner GA240 do Sở Y tế Hà Nội làm chủ đầu tư ở trạng thái “vỏ Đức, ruột Trung Quốc”, vừa mới nhập đã hỏng hóc, hoặc sử dụng được nhưng không đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm đang bị dư luận lên án gay gắt và đang phải vào cuộc điều tra làm rõ. Chính vì vậy, những sự cố, rủi ro về chuyên môn ở các BV tuyến địa phương là điều khó tránh khỏi.

Mũ ni che tai hay là?...

Bất cứ nguyên nhân nào về các tồn tại trong hoạt động của ngành y lẫn vấn nạn hành hung bác sĩ đều liên quan đến quản lý ngành. Việc để xảy ra những vụ việc lùm xùm trong BV như vòi vĩnh phong bì bệnh nhân, móc ngoặc với “cò”, kê đơn thuốc ăn hoa hồng của hãng dược và môi trường bệnh viện bất an là lỗi của những người đứng đầu BV. Họ không thể không biết những điều đó, khi mà cả xã hội đang lên án gay gắt. Rõ ràng, hoặc là họ mũ ni che tai ngậm miệng ăn tiền, hoặc là họ trực tiếp “bật đèn xanh” cho các hành động tiêu cực của cán bộ nhân viên dưới quyền. Những sự việc nổi cộm của ngành y trong thời gian qua như nhân bản xét nghiệm máu ở BV đa khoa Hoài Đức, tham ô tài sản tại BV Nội tiết TW, ăn bớt vắc-xin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trục lợi bảo hiểm y tế tại nhiều bệnh viện, trung tâm y tế ở Hải Phòng, đấu thầu thuốc tại các BV, lập khống hồ sơ trục lợi ở BV đa khoa Bưu điện Tp.HCM, hay vụ máy xét nghiệm sinh hóa “vỏ Đức, ruột Trung Quốc” tại các BV tuyến huyện ở Hà Nội,… đã cho thấy có sự thông đồng và tiếp tay đó. Thế nên dư luận không thể không cười buồn khi Bộ Y tế đã ký công văn “xin” tự xử lý vụ tiêu cực tham ô tài sản tại BV Nội tiết TW với lý do rất …. hài hước: “Sai phạm của một số cán bộ thuộc BV Nội tiếtTW là lần đầu, có phần do chủ quan, không nhận thức được các quy định của pháp luật”. May mắn thay, cơ quan điều tra đã bác bỏ việc này. Vấn nạn hành hung bác sĩ xảy ra và trở nên nghiêm trọng trong hơn 02 năm trở lại đây. Khi mà các vụ tử vong của bệnh nhân liên tiếp xảy ra tại các BV gây hoang mang cho xã hội. Chắc chắn rằng các nhà quản lý không thể dửng dưng đổ lỗi rằng “Quy định có rồi, ai sai người đó chịu”. Xảy ra câu chuyện bất an ở các BV, rõ ràng các bác sĩ là nạn nhân của chính họ và nạn nhân của chính những yếu kém có hệ thống trong ngành. Không ai có đủ lý lẽ để biện minh, bênh vực cho những bác sĩ kém y đức, thiếu trách nhiệm . Song đối với các bác sĩ chân chính, xã hội cần phải lên tiếng bảo vệ họ. Và không nên đổ tất cả trách nhiệm lên đầu bác sĩ.

Sài Gòn giải phóng

Tủ thuốc y tế cùng ngư dân bám biển

Những ngày này, ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn dũng cảm, kiên trì ngày đêm bám biển, tham gia đánh bắt thủy sản tại những ngư trường truyền thống của Việt Nam. Hưởng ứng cuộc vận động chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã phát động chương trình “Tủ thuốc y tế cùng ngư dân bám biển” và được sự đồng hành từ chương trình “Vững lòng biển đảo” của Báo SGGP. Vượt gần 800km với hơn 25 giờ từ TPHCM, đoàn công tác xã hội đã tới TP Quảng Ngãi và tiếp tục lên tàu vượt biển đến với đảo Lý Sơn để khám bệnh, phát thuốc và tư vấn sức khỏe miễn phí hơn 300 bà con ngư dân nghèo sống tại 2 xã An Vĩnh và An Hải thuộc đảo Lớn của Lý Sơn. Tại xã An Vĩnh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Báo SGGP, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4) cùng UBND huyện Lý Sơn tặng “Tủ thuốc y tế cùng ngư dân bám biển” trên các con tàu đánh bắt thủy sản tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. “Lần thứ tư ra đảo Lý Sơn, nhưng cảm giác lúc nào cũng như lần đầu tiên, bồn chồn, mong ngóng như người xa quê mong ngày trở về” - đó là cảm xúc của thầy Lê Văn Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, người thường gắn bó các chuyến công tác xã hội của trường. Với các thầy cô và sinh viên của trường, mỗi chuyến đi là sự tiếp sức, đóng góp khả năng chuyên môn đến những vùng xa còn nhiều khó khăn về chăm sóc sức khỏe y tế. Sau gần 4 giờ cùng các bác sĩ của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và bác sĩ quân y của Sư đoàn 9 khám tổng quát, siêu âm bụng, đo điện tim… và phát thuốc miễn phí giúp bà con ngư dân nghèo sống tại 2 xã, còn là một trải nghiệm ấn tượng của các sinh viên. Đến nơi, nhìn bà con có mặt chật khu khám bệnh của Trung tâm Y tế quân dân y tại xã An Vĩnh, mọi mệt mỏi khi đi tàu hầu như tan biến trên những gương mặt trẻ măng của các sinh viên ngành y TPHCM. Ngoài khám tại chỗ, một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn đã được các bác sĩ đến thăm khám tại nhà. Với dân số gần 18.000 người sống tại 3 xã An Vĩnh và An Hải ở đảo Lớn, xã An Bình ở đảo Bé, điều kiện đặc thù ở huyện đảo Lý Sơn còn rất nhiều khó khăn, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe. Tại các xã vẫn chưa có trung tâm y tế, lực lượng cán bộ y tế có chuyên môn cao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe người dân hoàn toàn phụ thuộc vào Trung tâm Y tế quân dân y tại xã An Vĩnh và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản của huyện. Mỗi khi có bệnh nặng, cần chuyển lên tuyến trên, bà con phải thuê tàu chở vào đất liền với giá 18 triệu đồng/lượt. Qua thăm khám sơ bộ, người dân ở đây và ngư dân thường bị viêm loét dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa, gout, sỏi thận, các bệnh do thiếu vitamin, thiếu máu, thiếu sắt… Mong muốn phát huy chuyên môn, góp sức chia sẻ những khó khăn về chăm sóc sức khỏe tại vùng biển đảo Lý Sơn, Ban giám hiệu và Đảng ủy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã có sáng kiến thiết kế một sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu cần thiết về chăm sóc y tế giúp ngư dân khi ra khơi. Đó là công trình “Tủ thuốc y tế cùng ngư dân bám biển”, đã chính thức ra đời sau hơn 1 tháng vận động đóng góp từ nhà trường, với sự chung tay đóng góp 50 triệu đồng từ chương trình “Vững lòng biển đảo” giúp lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân của Báo SGGP, cùng các ban ngành, tổ chức trong xã hội. Đoàn Thanh niên của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã lựa chọn được mẫu thiết kế tủ thuốc phù hợp, gọn nhẹ gắn trên những tàu đánh bắt thủy sản của ngư dân Lý Sơn, với những loại thuốc, vật dụng y tế cùng cẩm nang hướng dẫn sử dụng như một “bác sĩ” cấp cứu khi ngư dân gặp những vấn đề sức khỏe hay tai nạn khác xảy ra ở ngư trường. Ban giám hiệu, Công đoàn và Đoàn Thanh niên nhà trường quyết định trao tặng 160 tủ thuốc ý nghĩa này cho những ngư dân tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong dịp tổng kết chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh năm 2014 tại đây.

Quân đội nhân dân

Đề án thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo định suất

Ngày 6-8, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Sơ kết 6 tháng triển khai Đề án thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo định suất với sự tham gia của lãnh đạo các vụ, cục trực thuộc Bộ Y tế và đại diện một số tỉnh, thành phố. Đề án “Triển khai thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất” được triển khai tại 4 tỉnh (Bắc Ninh, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa). Mục tiêu của đề án là xây dựng các phương án sửa đổi định suất (phạm vi dịch vụ chi trả theo định suất, suất phí cơ bản, hệ số điều chỉnh, suất phí cho trạm y tế xã, phân bổ và sử dụng quỹ); nâng cao năng lực quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đơn vị tham gia thực hiện đề án bao gồm cả hệ thống quản lý thông tin. Đồng thời đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các phương án sửa đổi. Theo Bộ Y tế, sau 6 tháng triển khai, nhìn chung Đề án thí điểm có nhiều điểm mới thể hiện được tính công khai, minh bạch trong việc tính toán suất phí và quỹ định suất; đồng thời khắc phục được một số điểm bất cập của phương thức thanh toán định suất theo Thông tư 09. Bên cạnh đó, các đơn vị đã thống nhất được cách xác định tổng quỹ định suất năm 2014, suất phí bình quân tại các tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký phụ lục hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...

Chủ động ngăn chặn, tăng cường giám sát dịch tễ để phòng, chống dịch tiêu chảy cấp

Trong tháng 7, TP Hồ Chí Minh phát hiện hai ổ dịch tiêu chảy cấp làm hai trường hợp tử vong. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, ngành chức năng đã triển khai khoanh vùng, dập dịch. Bộ Y tế và nhiều cơ quan trực thuộc tiến hành kiểm tra đã phát hiện dịch bệnh tiêu chảy cấp ở địa bàn Thành phố diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát cao, đòi hỏi có nhiều biện pháp ngăn chặn, không để lây lan trong cộng đồng và các tỉnh, thành phố phía Nam.

Hai ổ dịch xảy ra ở khu vực ô nhiễm nặng

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ổ dịch tiêu chảy đầu tiên phát hiện tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh vào ngày 8-7-2014. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện 9 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Tiếp đó, tại ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, ngành chức năng cũng đã phát hiện 5 trường hợp tiêu chảy cấp, trong đó 1 trường hợp tử vong. Điều đáng nói là các trường hợp mắc bệnh đều sống ở khu vực bị ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt kém, nhiều kênh rạch, sử dụng cầu tiêu ở ao cá và rác thải không được thu gom xử lý, nguồn nước sạch chưa được cung cấp. Khi phát hiện hai ổ dịch trên, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã triển khai ngay công tác khoanh vùng, dập dịch, điều tra dịch tễ. Trung tâm Y tế dự phòng thuộc huyện Bình Chánh đã phối hợp với lực lượng thanh niên xung kích, dân quân tại hai xã: Lê Minh Xuân và Vĩnh Lộc A triển khai phun xịt hóa chất khử khuẩn, phát tờ rơi và tuyên truyền trực tiếp cho người dân, giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh…Đồng chí Nguyễn Văn Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết: “Hai ổ dịch xảy ra ở các khu dân cư tự phát, chưa có quy hoạch nên chưa được cung cấp nguồn nước sạch, người dân chủ yếu lấy nguồn nước từ giếng khoan. Nhiều hộ dân làm cầu tiêu tạm bợ ven kênh và quăng súc vật chết, xả rác thải khiến khu vực dân cư và kênh rạch bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, khi các ca bệnh bị mắc tiêu chảy rất khó kiểm soát và phát hiện kịp thời”. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2014 đến nay, Thành phố đã ghi nhận có 3.400 ca tiêu chảy, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng lại phát sinh hai trường hợp tử vong. Dẫn đầu đoàn công tác Bộ Y tế tiến hành kiểm tra tình hình dịch tiêu chảy cấp tại TP Hồ Chí Minh mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Kết quả kiểm tra chất lượng nước ở 3 nhà máy nước lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh là Thủ Đức, Bình Chánh và Phong Phú (Bình Lợi 3) cho thấy đều không đạt chỉ tiêu Clo dư ngay từ gốc; lượng mangan, sắt đều cao hơn mức cho phép. Do đó, không loại trừ khả năng nước sẽ bị nhiễm khuẩn và vi khuẩn dịch tả lây qua đường nước". Ngày 6-8, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã công bố kết quả lấy mẫu môi trường và thực phẩm ở chợ và khu vực xảy ra ổ dịch tại huyện Bình Chánh cho thấy, kết quả xét nghiệm nuôi cấy và PCR phát hiện mẫu ốc bươu ở ổ dịch thuộc huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đã cho dương tính V.cholera O1 tuýp huyết thanh Inaba. Vi khuẩn này đã gây dịch tả tại Việt Nam năm 2007 trên 24 tỉnh, thành phố với hàng nghìn người mắc bệnh.

Chủ động phòng, chống từ cơ sở, khắc phục ô nhiễm

Viện Pasteur TP HCM cho rằng: "Hiện nay đang là mùa mưa, thời điểm của chu kỳ phát sinh, bùng phát các loại bệnh truyền nhiễm ở khu vực phía Nam, nên các ổ dịch cần được phát hiện, giám sát dịch tễ kịp thời. Khi có ổ dịch, các cơ sở cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương và cho Viện Pasteur TP HCM để tiến hành xét nghiệm, điều tra dịch tễ".  Theo Giám đốc Trung tâm YTDP TP HCM, hai ổ dịch được phát hiện khi tổ chức điều tra tại nơi sinh sống của hai ca tử vong ở bệnh viện và đã tiếp tục phát hiện thêm các trường hợp mắc bệnh khác. Các ổ dịch đã được khống chế nhưng nguy cơ bùng phát dịch rất cao, do đó, cần tăng cường giám sát từ cộng đồng, kịp thời phát hiện, khoanh vùng và dập dịch kịp thời. Cần phát huy vai trò cung cấp thông tin, tuyên truyền về kiến thức phòng tránh dịch bệnh, sinh hoạt bảo đảm vệ sinh cho người dân của cán bộ tổ dân phố, của người dân và công tác kiểm tra cơ sở của nhân viên y tế dự phòng ở các xã, phường, thị trấn. Nguồn dịch bệnh còn xuất phát từ nhiều bệnh nhân thuộc các tỉnh, thành phố khác về các cơ sở y tế tuyến cuối tại TP HCM điều trị và từ các du khách nước ngoài, người Việt Nam trở về từ vùng có dịch bệnh, khiến cho TP HCM trở thành “cái phễu” của các loại dịch bệnh. Do đó, các khu vực cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường không cần tăng cường kiểm tra, giám sát dịch tễ, các cơ sở y tế và người nhà bệnh nhân cần có ý thức không để mầm bệnh lây lan trong quá trình điều trị và di chuyển bệnh nhân. Để kịp thời ngăn chặn dịch tiêu chảy, Sở Y tế TP HCM đã chọn tháng 8 để phát động tháng cao điểm phòng, chống dịch bệnh. Chính quyền địa phương và ngành y tế sẽ tổ chức giám sát các khu vực ô nhiễm trọng điểm, có nguy cơ gây bệnh cao ở các quận ngoại thành như: Hóc Môn, Bình Chánh, Thủ Đức, Nhà Bè... Đối với các trường mẫu giáo, mầm non và khu nhà trọ có đông trẻ em, ngành chức năng sẽ tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, tiến hành phun xịt hóa chất khử khuẩn, kịp hoàn tất trước thời điểm học sinh vào năm học mới. Triển khai công văn của Bộ Y tế trong ngăn chặn dịch bệnh do vi-rút Ê-bô-la từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, Sở Y tế và ngành chức năng TP HCM đang chuẩn bị các bước để triển khai công tác kê khai y tế đối với hành khách đến từ vùng có dịch Ê-bô-la tại các cửa khẩu trên địa bàn TP HCM. Trước hết, công tác phòng bệnh phải tiên phong đi trước. Cần tăng cường ý thức vệ sinh cá nhân, đặc biệt là đối với trẻ em, sử dụng nguồn nước, sinh hoạt cần bảo đảm vệ sinh... Qua thực tế kiểm tra các ổ dịch và kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm ở huyện Bình Chánh, TP HCM cho thấy, yếu tố môi trường sinh sống, nguồn nước bị ô nhiễm, hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh… là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy và nhiều loại bệnh khác. Do đó, chính quyền địa phương và ngành y tế phải tổ chức chủ động phun xịt hóa chất khử khuẩn, tuyên truyền hành vi chủ động phòng, chống dịch bệnh trong người dân.

Gia đình xã hội

Dịch Ebola diễn biến phức tạp: Ngày 15/8 sẽ áp dụng tờ khai y tế khi nhập cảnh

Trước tình hình bệnh Ebola đang diễn biến rất phức tạp, khi số mắc và tử vong gia tăng nhanh, ngày 7/8, Bộ Y tế cho biết sẽ triển khai áp dụng tờ khai y tế từ 15/8, nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập vào Việt Nam. Theo đó, tại tất cả các cửa khẩu quốc tế, những hành khách nhập cảnh trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch bệnh Ebola như Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria, trong vòng 21 ngày phải khai báo y tế. Nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn hành khách khai báo và đóng dấu xác nhận. Nếu phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola, kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế theo qui định. Các trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế phải bố trí phát miễn phí tờ khai cho hành khách. Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải và Ngoại giao về việc phối hợp giám sát và áp dụng tờ khai về tình trạng sức khỏe đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế. Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế cử cán bộ đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola khi không cần thiết. Trường hợp phải đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh, cần tổ chức phổ biến và tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý về các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để chủ động phòng lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng…

Hà Nội: Triển khai tiêm vaccine sởi - rubella trên toàn thành phố

Tất cả trẻ từ 1-14 tuổi sống trên toàn bộ 584 xã, phường của 30 quận, huyện toàn thành phố, trừ các trẻ đã tiêm vaccine sởi hoặc sởi- quai bị – rubella trong vòng 1 tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch, sẽ được tiêm vaccine sởi - rubella.Theo đó, từ tháng 8/2014-tháng 3/2015, Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 1-14 tuổi được tiêm vaccine MR. Đối tượng được tiêm phòng đợt này là tất cả trẻ từ 1-14 tuổi sống trên toàn bộ 584 xã, phường của 30 quận, huyện toàn thành phố, trừ các trẻ đã tiêm vaccine sởi hoặc sởi- quai bị – rubella trong vòng 1 tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch. Cụ thể: Đợt 1, tổ chức tiêm vào tháng 10/2014 tại các trạm y tế cho trẻ từ 1-5 tuổi (sinh từ 1/1/2009 đến 31/8/2013). Đợt 2: Tổ chức tiêm vào tháng 12/2014 tại các trường tiểu học cho trẻ từ 6-10 tuổi (sinh từ 1/1/2004 đến 31/12/2008). Đợt 3 : Tổ chức tiêm vào tháng 1/2015 tại các trường Trung học cơ sở cho trẻ từ 11-14 tuổi (sinh từ 1/1/2000 đến 31/12/2003).

Sức khỏe đời sống

Hà Nội: Điều chỉnh giá 1.349 dịch vụ kỹ thuật y tế

UBND TP vừa ban hành Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND điều chỉnh giá 1.349 dịch vụ kỹ thuật y tế, đồng thời bổ sung giá 135 dịch vụ kỹ thuật y tế áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc TP Hà Nội. Theo đó, quy định này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc TP Hà Nội gồm bệnh viện đa khoa; bệnh viện chuyên khoa; Trung tâm chuyên khoa có khám bệnh, chữa bệnh; phòng khám đa khoa khu vực; nhà hộ sinh; trạm y tế xã, phường, thị trấn. Người bệnh đang điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc TP Hà Nội trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành vẫn áp dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của HĐND thành phố cho đến khi xuất viện…

Nghệ An: Nối thành công động mạch khoeo cho bệnh nhân bị tai nạn

Sau 4 tiếng phẫu thuật, động mạch kheo chân của nữ bệnh nhân mới được nối thành công. Đây là lần đầu tiên, BV tỉnh ở Nghệ An thực hiện thành công phẫu thuật nối mạch phức tạp này. Sáng ngày 6/8, bác sỹ Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương, Chỉnh hình Nghệ An cho biết, lần đầu tiên bệnh viện thực hiện thành công ca nối mạch kheo cho bệnh nhân. Trước đó, khoảng 1h sáng ngày 3/8, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân N.T.D.Q (SN 1995, trú Ngọc Sơn, Đô Lương, Nghệ An) trong tình trạng biến dạng đầu gối trái do bị tai nạn giao thông. Kiểm tra không thấy bị trật khớp nhưng chân trái lạnh, mạch không bắt được. Siêu âm mạch cho thấy sự tưới máu nuôi chân yếu nên quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật do bác sỹ Nguyễn Duy Quyết thực hiện. “Khi thực hiện ca phẫu thuật thấy đầu gối của bệnh nhân sưng, tụ máu, rách toàn bộ bao khớp gôi, gối lỏng. Mổ thám sát thì thấy mạch kheo bị dập tắc một đoạn khoảng 2cm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc máu không thể vận chuyển xuống nuôi chân và sẽ dẫn tới nguy cơ hoại tử cẳng chân trái”, bác sỹ Quyết cho biết. Kíp mổ quyết định cắt đoạn mạch kheo bị dập tắc, lấy một đoạn tĩnh mạch hiển của chân phải để nối vào đoạn mạch kheo bị cắt. Đây là vùng có kỹ thuật nối phức tạp nên phải mất 4h sau ca mổ mới kết thúc…

24h

Cứu sống bé gái 4 tuổi hai lần hôn mê do bệnh hiếm gặp

Bệnh nhân là cháu Đỗ Vân Ngọc (4 tuổi, ở Quảng Ninh) đã bình phục trở lại sau 2 lần “chết hụt”. Bệnh nhi 2 lần rơi vào hôn mê. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện vừa cứu sống bé gái 4 tuổi với chẩn đoán tăng ammoniac máu do rối loạn chuyển hóa chu trình ure sau 2 lần hôn mê. Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, chuyên Khoa Nội tiết- Chuyển hóa- Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu Ngọc được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé Ngọc bị viêm ruột do vi khuẩn Helicobacter Pylori đường ruột, suy chức năng gan. Mẹ bệnh nhi cho biết, cách đây 1 tháng, cháu có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém do nôn liên tục. Đỉnh điểm là trước khi nhập viện 1 ngày, bé nôn đến 20 lần, thể trạng rất yếu. Tại khoa Tiêu hóa- Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ nhận thấy kết quả xét nghiệm men gan, ammoniac máu của cháu tăng cao bất thường (400Mg/dL) (trẻ bình thường  ammoniac trong máu thấp hơn 150 Mg/dL). Sau 4 ngày, bé Ngọc li bì và chuyển sang hôn mê. Trước tình trạng bệnh diễn biến nhanh chóng, các bác sĩ được mời hội chẩn và  xác định bệnh nhi bị tăng ammoniac máu do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa chu trình ure.  Ngay lập tức, bé Ngọc được điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu: truyền đường liều cao, dùng thuốc hạ ammoniac máu, nhịn ăn24 giờ. Sau 1 ngày được cấp cứu, bệnh nhi đã thoát cơn hôn mê sâu. Theo bác sĩ Khánh, tuy vượt qua giai đoạn nguy kịch nhưng cháu Ngọc có thể gặp nguy hiểm trở lại nếu không được kiểm soát nồng độ ammoniac máu thường xuyên. Điều cần nhất của các gia đình lúc này là cho trẻ thực hiện chế độ ăn hạn chế protein kết hợp dùng sữa chuyển hóa dành riêng cho bệnh nhi mắc bệnh này. Tuy vậy, do người nhà không tuân thủ hoàn toàn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, chỉ 5 ngày sau cơn hôn mê thứ nhất, bé Ngọc lại tái phát biểu hiện bệnh và rơi vào trạng thái hôn mê lần thứ 2. May mắn thay, lần này cháu lại được cứu sống. Bác sĩ Khánh cho biết, trong cơ thể người, gan có chức năng đào thải các độc tố của cơ thể xâm nhập qua đường tiêu hóa. Ammoniac (NH3) được tạo ra trong cơ thể qua quá trình khử amin hoặc hấp thu từ ruột già vào máu. Ammoniac là một chất độc đối với cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thần kinh.  Những trẻ khỏe mạnh, gan sẽ chuyển hóa amoniac thành urê qua chu trình ure sau đó thải ra qua nước tiểu. Những bệnh nhi bị thiếu hụt chu trình ure như cháu Ngọc, khi trẻ bị ốm, nồng độ ammoniac sẽ tăng cao trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến tình trạng hôn mê ở người bệnh, thậm chí có thể tử vong trong vòng 24 giờ. Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết cũng nhận định, chẩn đoán bệnh này rất khó do các triệu chứng biểu hiện không điển hình nên dễ bị bỏ sót và nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

News-zing

Bộ Y tế: 'Virus Ebola có thể xâm nhập vào Việt Nam'

Trước nguy cơ dịch có thể xâm nhập, Bộ Y tế đã chuẩn bị 3 tình huống đối phó với dịch bệnh, trong đó tình huống xấu nhất là dịch lan rộng. Ngày 7/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp thông tin về tình hình mắc mới bệnh do vi rút Ê-bô-la tới Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và Cục Y tế dự phòng Việt Nam. Theo đó, từ ngày 2-4/8 đã ghi nhận thêm 108 trường hợp mắc mới, bao gồm 45 trường hợp tử vong tại Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone.  Hiện, trên thế giới đã ghi nhận 1.711 ca nhiễm vi rút Ebola, trong đó có 932 ca tử vong tại 4 nước vùng Tây  Phi. Đặc biệt có hơn 100 cán bộ y tế đã lây nhiễm vi rút này.

Có thể xâm nhập Việt Nam, gây bùng phát dịch lớn

Ngày 7/8, Bộ Y tế khẳng định, qua hệ thống giám sát tại các sân bay, chưa ghi nhận ca bệnh nào liên quan đến virus Ebola. Tuy nhiên, Bộ này cũng nhận định, căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống. Lý giải về nhận định này, Bộ Y tế cho rằng, bệnh do virus Ebola lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết và bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật mắc bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người hoặc vật mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong và mắc bệnh tại các nước Tây Phi đang cao từng ngày nên nguy cơ bệnh có thể xâm nhập Việt Nam qua khách du lịch, người lao động về từ vùng Tây Phi hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua quốc gia Tây Phi. Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp này, ngày 7/8 Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam. Mục tiêu của kế hoạch là phát hiện sớm nhất trường hợp mắc bệnh, xử lý kịp thời không để dịch lây lan và hạn chế thấp nhất mức độ tử vong. Bộ đã đưa ra 3 tình huống dịch bệnh: Một là chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam; hai là xuất hiện ca bệnh đã xâm nhập; ba là dịch lây lan trong cộng đồng. Các phương án đều được tính toán các công tác chỉ đạo, giám sát, dự phòng, công tác điều trị, truyền thông và hậu cần. Trong đó, với tình huống xấu nhất là dịch lan rộng, Bộ Y tế cũng đưa ra kế hoạch giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Cụ thể, Bộ sẽ thiết lập mạng lưới các bệnh viện sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân, có kế hoạch mở rộng các cơ sở điều trị trong trường hợp quá tải. Các bệnh viện sẽ thực hiện phân luồng khám bệnh, cách ly điều trị, chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. Ngoài ra, các bệnh viện sẽ chuẩn bị sẵn sàng khu vực tiếp nhận bệnh nhân do virus Ebola, thành lập các nhóm lưu động hỗ trợ các địa phương... Bộ cũng yêu cầu các viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động nghiên cứu dịch tễ học để đá giá nguồn gốc, sự biến đổi và đề xuất các biện pháp phòng chống. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trung ương, địa phương, các trung tâm y tế địa phương, trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh, thành phố cũng được yêu cầu rốt ráo lên phương án phòng chống dịch.

Giao thông vận tải

Cận cảnh bên trong khu cách ly người bệnh nhiễm Ebola

Bệnh Ebola đang bùng phát dữ dội tại các quốc gia ở châu Phi và có nguy cơ trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Các chuyên gia y tế ở khắp các quốc gia thuộc tổ chức bác sĩ không biên giới đã phối hợp cùng WHO tới những ổ dịch tại nơi bùng phát và khẩn trương cứu chữa cho những bệnh nhân nhiễm bệnh. Khu cách ly những bệnh nhân nhiễm Ebola được đảm bảo các yếu tố quy định nghiêm ngặt về y tế và mọi hoạt động ra vào đều được kiểm soát. Tuy nhiên, đã có khoảng 100 nhân viên y tế bị nhiễm virus Ebola bởi cường độ công việc ở đây quá cao, khiến họ rất mệt mỏi và dường như quên mất các biện pháp phòng tránh. Ngay cả những phóng viên của các hãng thông tấn, báo chí trên thế giới cũng không ngần ngại xâm nhập thực tế để cho phát đi toàn cầu những hình ảnh chân thực và khủng khiếp của đại dịch thế kỷ này.

Người lao động

Xét nghiệm mới dự báo di chứng viêm đường tiết niệu

Nhóm nghiên cứu của TS Nader Shaikh tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) và cộng sự đã phát hiện dạng xét nghiệm mới có thể dự báo khả năng dẫn tới sẹo hóa ở thận và nguy cơ suy thận khi trưởng thành ở trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu một cách đơn giản hơn nhiều.Lâu nay, các thầy thuốc sử dụng biện pháp kép là đặt ống thông và ghi hình X-quangđể phát hiện nguy cơ dẫn tới sẹo hóa thận ở bệnh nhi bị viêm đường tiết niệu. Xét nghiệm đòi hỏi đặt ống vào bàng quang có thuốc nhuộm màu đặc biệt. Bệnh nhi được yêu cầu đi tiểu trong lúc thầy thuốc ghi hình X-quang dòng chảy nước tiểu có màu sắc khác biệt để biết được những tổn hại ở thận. Trong công trình được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics mới đây, các nhà khoa học đề xuất phương pháp chẩn đoán đơn giản là căn cứ vào những triệu chứng của bệnh nhi để dự báo khả năng sẹo hóa thận. Phương pháp mới gồm 3 yếu tố là triệu chứng sốt cao hơn 39 độ C; dạng khuẩn bị nhiễm khác với khuẩn E. coli và đọc kết quả siêu âm để phát hiện bất thường ở thận. Những dữ liệu khảo sát trước đây cho thấy có khoảng 15% ca viêm đường tiết niệu dẫn tới sẹo hóa thận. Phương pháp mới dự báo được 45% trường hợp di chứng này và tỉ lệ dự báo chỉ kém phương pháp cũ từ 5% đến 3% nhưng đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. (Báo điện tử Người lao động)

Saigon times

Dịch bệnh tăng do nguồn nước và môi trường nhiễm bẩn

Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam nói rằng tất cả các dịch bệnh như Ebola, tiêu chảy cấp, dịch tả, viêm não Nhật Bản,… đều do môi trường, nguồn nước và thực phẩm gây ra. Đề cập đến công tác tăng cường phòng chống dịch bệnh hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định, hiện Việt Nam có nguy cơ phải đối phó với rất nhiều các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang đe dọa, ngoài dịch Ebola, còn có dịch tiêu chảy cấp, dịch tả, viêm não Nhật Bản,… Tất cả những dịch bệnh này do môi trường, nguồn nước và thực phẩm gây ra.

Nước sạch không đủ chuẩn

Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận hơn 300 ngàn ca tiêu chảy, trong đó có năm trường hợp tử vong. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ đầu năm đến nay thành phố đã ghi nhận 3.500 ca tiêu chảy, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước nhưng đáng chú ý là đã xuất hiện hai chùm ca bệnh tiêu chảy cấp tại huyện Bình Chánh trong tháng 7 đã làm hai trẻ tử vong. Bà Tiến cho rằng, riêng với bệnh tiêu chảy cấp, việc phòng chống phải gắn chặt với đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nguồn nước sạch tại các thành phố lớn hiện nay nhiều nơi chưa đủ chuẩn (duy trì nồng độ Clo dư 0,3 – 0,5mg/lít) tại vòi sử dụng. Theo kết quả kiểm tra của Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế), đến tháng 6-2014, cơ quan này đã kiểm tra, lấy mẫu 1.722 cơ sở cấp nước có công suất trên 1.000m3/ngày đêm, trong đó số lượng không đạt chỉ tiêu lý hóa chiếm khoảng 18% và không đạt chỉ tiêu vi sinh 6%. Tại TPHCM còn có đến ba nhà máy cung cấp nước trên 1.000 m3/ngày/đêm không đạt tiêu chuẩn vì có hàm lượng mangan và sắt cao hơn mức độ cho phép. Bên cạnh đó, ở một số nhà máy khác có hàm lượng clorua không đạt chỉ tiêu ở cuối nguồn nước, có chỗ như khu vực quận 8, cơ quan chức năng lại không tìm thấy clorua. Đại diện Cục Quản lý môi trường bức xúc tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Các bồn cấp nước đã cũ, gỉ sét nên không đảm bảo vệ sinh. Xét nghiệm nước có một số chỉ tiêu không đạt như mangan, sắt, clourua dư, độ đục, coliform... Vẫn còn tình trạng cầu tiêu ao cá như một số xã ở huyện Bình Chánh. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị UBND TPHCM giám sát chặt chẽ hơn công tác vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, vì đây là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh tật, dịch bệnh nếu bị ô nhiễm. Ngay trong tuần này, Bộ Y tế sẽ lập 5 đoàn kiểm tra về nước sinh hoạt và nước uống để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa.

Các bệnh truyền nhiễm gia tăng

Hầu hết những ca viêm não Nhật Bản tập trung ở các tỉnh phía bắc, tính đến nay cả nước có 565 ca viêm não, với 22 ca tử vong, trong đó viêm não Nhật Bản B là 140 ca. Trong số các địa phương thì Sơn La là địa phương có số ca mắc cao nhất với 100 trẻ mắc hội chứng não cấp, trong đó có 34 ca viêm não Nhật Bản, tập trung nhiều nhất ở huyện Sông Mã và Quỳnh Nhai. Các bệnh sốt xuất huyết cũng gia tăng, riêng trong tháng 7 vừa qua, cả nước ghi nhận 1.700 trường hợp mắc, trong đó có một ca tử vong. Tính từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 13.000 trường hợp mắc bệnh tại 45 tỉnh, thành phố, trong đó 8 ca tử vong. Theo ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ nay đến cuối năm, nguy cơ phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng là rất cao. Mặc dù, bệnh tay chân miệng trong tháng 7 có giảm hơn so với tháng 6, số ca nhập viện trong tuần dao động khoảng 100 đến 200 ca . Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ năm ngoái thì số ca mắc tay chân miệng nhập viện tăng khoảng 31%, với gần 5.000 trường hợp. Riêng số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 7 tăng 47% so với tháng trước. Hầu hết các quận - huyện có số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện đều tăng so với tháng trước, trong đó Hóc Môn có số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện cao nhất, lên đến 84 ca. Bệnh tay chân miệng, cả nước ghi nhận trong tháng 7 có hơn 7.000  ca mắc. Tính từ đầu năm 2014 cả nước ghi nhận 38.217 trường hợp mắc, trong đó 2 ca tử vong. Ghi nhận về bệnh sởi cho thấy, trong tháng 7 cả nước có hơn 2.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 2 ca tử vong. Còn từ đầu năm đến ngày 17-7 cả nước ghi nhận 33.500 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 63/63 tỉnh, thành phố, 147 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng trong thời gian tới, bệnh sốt xuất huyết sẽ gia tăng do mùa mưa, nước tồn đọng nhiều. Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, tay chân miệng… gia tăng cũng do nguồn nước, môi trường, và thực phẩm chưa sạch.

Vnmedia

Lo ngại vi khuẩn tả kháng thuốc

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 301.570 trường hợp tiêu chảy, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại tỉnh Thanh Hóa và TP.HCM. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Các trường hợp tử vong trên xảy ra tại những địa phương có điều kiện vệ sinh kém, nước ao hồ tù đọng, cầu tiêu đặt trên ao cá, rác thải không được thu gom và thiếu nước sạch.  Hiện dịch tiêu chảy tại TP.HCM diễn biến phức tạp, có thể tiếp tục gia tăng dù số mắc hiện nay so với cùng kỳ năm ngoái giảm. Dịch tả có nguy cơ xảy ra. Qua kiểm tra tại TPHCM cho thấy, nguồn thực phẩm xét nghiệm tại chợ đã phát hiện có vi khuẩn E.coli, đặc biệt là tìm thấy vi khuẩn tả trong ốc bươu là loại từng gây đại dịch tả năm 2007. Kiểm tra nguồn nước tại các trạm cấp nước trên 1.000 m3 phát hiện hàm lượng clo dư rất thấp và còn tồn tại các vi khuẩn gây bệnh dịch đường tiêu hóa như: E.coli, coliform. Các yếu tố trên cho thấy rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch.  Thực tế đó cho thấy môi trường, tình trạng ô nhiễm, mầm bệnh từ nước, thực phẩm ăn uống là các nguy cơ phát tán mầm bệnh và gây dịch đã rất gần. Nếu mầm bệnh tả có trong nước thì khả năng dịch xảy ra là rất lớn. Vì vậy, lãnh đạo ngành y tế cho rằng, việc phòng chống tiêu chảy phải gắn chặt với đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch và an toàn thực phẩm.

Vietnamplus

Triển khai kỹ thuật tế bào gốc dây rốn cộng đồng từ tháng 5/2014, Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học-Truền máu Trung ương (Bộ Y tế) đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thu thập, xử lý và lưu trữ miễn phí hơn 100 mẫu máu dây rốn đủ tiêu chuẩn để tách tế bào gốc do các sản phụ hiến tặng phần máu dây rốn của con mình. Đây là ứng dụng khoa học chuyên sâu hiện đại nhất trong việc cấy ghép tế bào gốc điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu, đạt tỉ lệ thành công 70-80%.

VTV

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát phòng và chống bệnh do virus Ebola. Bộ trưởng Y tế cũng đã chỉ đạo tới các địa phương cần giám sát phát hiện sớm, triển khai áp dụng tờ khai y tế ngoài sân bay và các cửa khẩu, khuyến cáo hạn chế đi du lịch, tham khảo phác đồ điều trị, chuẩn bị cơ số thuốc và nơi điều trị nếu có dịch xảy ra. Đặc biệt, những hành khách nhập cảnh đi trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch bệnh do virus Eboal, gồm 4 nước Tây Phi: Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria phải có tờ khai y tế trong vòng 21 ngày. Từ 15/8, Việt Nam sẽ áp dụng tờ khai y tế với hành khách đến từ vùng có dịch.

Afamily

Bộ Y tế tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Chiều 6/8, Bộ Y tế đã họp trực tuyến với 4 điểm cầu gồm Hà Nội, TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện VSDT Tây Nguyên để kịp thời tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

Việt Nam đối phó nhiều dịch bệnh 

Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 301.570 trường hợp mắc tiêu chảy trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Thanh Hóa có 1 trường hợp và Thành phố Hồ Chí Minh với 2 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắc bệnh tiêu chảygiảm 14,9%. Về bệnh viêm não, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, cả nước đã phát hiện 565 trường hợp viêm não do virus tại 30 tỉnh, thành phố; trong đó có 22 trường hợp tử vong. Tỉnh Sơn La có số ca tử vong cao nhất cả nước. Tại tỉnh này, từ tháng Sáu đến nay, ghi nhận hơn 100 ca mắc hội chứng não-màng não; trong đó có 13 ca tử vong. Qua kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, Bộ Y tế khẳng định, 13 trường hợp tử vong ở Sơn La thời gian qua không phải do viêm não Nhật Bản B mà do hội chứng não cấp hoặc viêm não do virus. Đối với bệnh tay, chân, miệng, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 31.139 trường hợp mắc, trong đó có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu . So với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắcbệnh tay chân miệngcả nước giảm 7,6% và số tử vong giảm 9 trường hợp. Tuýp vi rút gây bệnh lưu hành là EV 71 (57,6%) và các EV khác. Vì vậy, trong thời gian công tác truyền thông phải được đẩy mạnh hơn nữa, đa dạng hình thức thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo viết, báo mạng, trên mạng viễn thông, tổ chức các buổi tọa đàm,…Tuyên truyền người dân và cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường (diệt muỗi, diệt bọ gậy/lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết), vệ sinh cá nhân, trường học phòng bệnh tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác… Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Đề phòng Ebola - dịch bệnh chết người

Hiện nay dịch Ebola  ở các nước Tây phi đã ghi nhận 1603 trưởng hợp mắc bao gồm 887  ca tử vong tính đến ngày 1/8/2014. WHO nhận định đây là dịch bệnh diễn biến tồi tệ nhất trong lịch sử 40 năm qua tại các nước Tây Phi. Đặc biệt chỉ trong vòng hai ngày (31/7 và 1/8); 4 nước Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone báo cáo thêm 163 trường hợp mắc mới, 61 ca tử vong. Guinea có 13 ca mắc mới nhưng đến 12 người tử vong, con số này tại Liberia 77 và 28 người tử vong.Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã cảnh báo với dịchbệnh nguy hiểmnày. Tại cuộc họp gia ban,Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tổ chức thế giới (WHO) nhận định Ebola là dịch lớn nhất trong vòng 40 năm qua tại các nước Châu Phi. Bệnh lây truyền nhanh, tử vong cao, nếu không nỗ lực kiểm soát phòng chống, tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ và nhiều sinh mạng sẽ bị cướp đi. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì cuộc họp yêu cầu các đơn vị tập trung giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, phát hiện sớm ca bệnh do vi rút Ebola nếu có. Hiện Việt Nam có nguy cơ phải đối phó với rất nhiều các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang đe dọa như: dịch Ebola,  viêm đường hô hấp cấp Trung Đông (MERS-CoV), dịch tả, viêm não Nhật Bản, H7N9… do đó tất cả các hoạt động phòng chống dịch tại các cửa khẩu không được lơ là, mất cảnh giác. Ngành y tế cần tập hợp các trang thiết bị, cơ sở vật chất để điều trị, chuẩn bị tập hợp các máy thở cho các bệnh viện tuyến cuối, chuẩn bị phòng cách ly, thuốc điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn trong tình huống sẵn sàng. Theo TS Trần Đắc Phu, bệnh do vi rútEbola(sốt xuất huyết do vi rút Ebola) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (thuộc nhóm A), có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong cao tới 90%. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, cơ quan, tổ chức cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh. Người mắc bệnh do vi rút Ebola có các triệu chứng sốt cao kéo dài, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (ban xuất huyết hoặc dát sần, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, đi ngoài ra máu…). Thể nặng thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não, có thể suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc. Bệnh nguy hiểm bởi tốc độ lan truyền, nguy cơ tử vong cao và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu. Để phòng bệnh, người dân cần lưu vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; Không cầm/nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó; Nếu đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng (sốt, đau đầu, đau họng, ỉa chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt) cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Dân Trí

Tình trạng “bát nháo” tại BV Phụ sản: Cương quyết xử lý những sai phạm

Sau khi báo Dân trí có bài phản ánh: “Bát nháo” công tác khám, chăm sóc tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, lãnh đạo bệnh viện này đã cho kiểm tra, làm rõ những vẫn đề báo nêu và cương quyết xử lý những người vi phạm có liên quan. Sáng ngày 7/8, ông Võ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc BV Phụ sản Thanh Hóa cho biết: “Sau khi báoDân tríđăng tải bài viết phản ánh về bệnh viện (BV), lãnh đạo BV đã chỉ đạo các khoa, phòng có liên quan yêu cầu điều tra làm rõ những vẫn đề báo nêu. Bệnh viện rất cương quyết trong việc xử lý những sai phạm, những vẫn đề còn gây bức xúc cho bệnh nhân và người nhà khi đến khám điều trị tại bệnh viện”. Theo đó, những thông tin trong bài viết mà báoDân tríphản ánh ông Hùng cho hay: đây là một kênh thông tin cực kỳ quan trọng góp thêm nguồn thông tin hữu ích cho BV trong công tác quản lý cán bộ nhân viên y tế của toàn BV. Đặc biệt là công tác quản lý về khám, chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân nội trú. Một số phòng ban có liên quan mà lãnh đạo BV Phụ sản Thanh Hóa yêu cầu làm rõ như: Yêu cầu Khoa Phụ nội làm rõ việc thăm khám và chăm sóc sức khỏe hàng ngày của các bệnh nhân đã và đang điều trị tại đây.  Lãnh đạo BV Phụ sản đã yêu khoa này làm rõ những sai phạm, sự tắc trách của các y, bác sĩ trong khoa trong việc thăm khám bệnh nhân hàng ngày. “Đây là vấn đề quan trọng nhất mà phía bệnh viện cần chấn chỉnh ngay. Điều này không chỉ làm mất lòng tin của bệnh nhân đối với BV mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân khi điều trị. Bên cạnh đó, việc này còn thể hiện sai phạm cũng như y đức của nhân viện y tế”, ông Hùng nói. Về phía Khoa khám bệnh, lãnh đạo BV Phụ sản cũng đã yêu cầu giải trình và làm rõ những vấn đề mà báo nêu như việc thờ ơ trong công tác đón tiếp bệnh nhân đến cấp cứu, đến khám bệnh, việc mua bán giấy vệ sinh như người nhà bệnh nhân phản ánh tại đây… Phía phòng Hành chính của BV cũng phải làm rõ việc quản lý nhân sự, kiểm tra lại tổng thể công tác quản lý toàn bệnh viện, các loại dịch vụ, loại dịch vụ tràn vào bệnh viện cần phải dẹp bỏ ngay… Ông Hùng cho biết thêm: “Sau khi có kết quả điều tra làm rõ, BV sẽ xử lý nghiêm khắc, kiểm điểm trách nhiệm cao nhất đối với những người có liên quan vi phạm. Quan điểm của bệnh viện là ai sai đến đâu sẽ xử lý dứt điểm đến đó, không để tình trạng trên tiếp tục tái diễn, đem lại sự yên tâm cho bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị tại BV”. Phía BV Phụ sản cũng đã có báo cáo với Sở Y tế Thanh Hóa về vấn đề báo nêu. Đồng thời, từ báo cáo của BV Phụ sản, Sở Y tế Thanh Hóa cũng đã cho chỉ đạo kiểm tra tại BV Phụ sản sau đó có báo cá cụ thể với Bộ Y tế.

Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chính thức đi vào hoạt động

Bệnh viện Nhi Sản Quảng Ninh là bệnh viện vệ tinh của BV phụ sản Trung ương và BV Nhi trung ương tại địa phương này. Bệnh viện này hoạt động giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm quá tải cho tuyến trung ương. Sáng nay, 7/8, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai trương Bệnh viện Sản Nhi – bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương - tại phường Đại Yên, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trước đó, trong 3 tuần đầu tiên đi vào hoạt động, Bệnh viện Sản Nhi đã khám và điều trị trên 1.000 lượt bệnh nhân, trong đó có nhiều ca phức tạp, đẻ non thiếu tháng, ca mổ khó. Đây là bệnh viện chuyên biệt cấp tỉnh đầu tiên về sản nhi của Quảng Ninh, được xây dựng trên diện tích 31.500 m2 với tổng mức đầu tư hơn 538 tỷ đồng. Hiện bệnh viện có 54 bác sỹ, 77 điều dưỡng, 18 kỹ thuật viên, 6 dược sỹ, 25 nữ hộ sinh làm việc tại 3 phòng chuyên môn và 10 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Tất cả đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng đều là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, trong đó nhiều người được điều chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, BV đa khoa Bãi Cháy sang công tác để đảm bảo việc khám chữa bệnh. Một trong những nét nổi bật của Bệnh viện này là việc đưa vào hoạt động Trung tâm hỗ trợ sinh sản điều trị cho các trường hợp hiếm muộn; khám sàng lọc trước sinh - điều mà trước đây bệnh nhân phải đến khám và điều trị tại bệnh viện tuyến trên. Đây là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương là cơ hội để BV Sản Nhi tỉnh QN phát triển về mọi mặt, đặc biệt là các kỹ thuật mới, chuyên sâu, các dịch vụ y tế chất lượng cao và hiện đại nhằm nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân, hạn chế những chi phí cho người bệnh do chuyển tuyến.

42 người bị ngộ độc do ăn thịt lợn

Ông Tòng Văn Muôn, Chủ tịch UBND xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, Lai Châu xác nhận với PV Dân trí, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ ngộ độc khiến 42 người phải nhập viện cấp cứu, đến nay các bệnh nhân này đều đã xuất viện. Thông tin từ UBND xã Trung Đồng, ngày 2/8, sau khi hoàn thành việc trồng rừng, một hộ gia đình trong xã đã mua một con lợn về thịt để liên hoan. Sau khi mổ con lợn khoảng 70kg, gia đình này đã mời rất đông người đến dự bữa cơm. Sau bữa ăn, hàng chục người đồng loạt xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc, đau bụng. Tiếp nhận thông tin về vụ ngộ độc, chính quyền địa phương đã kịp thời có mặt để có phương án sơ cấp cứu ban đầu và đưa các nạn nhân tới bệnh viện để cấp cứu. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu đã có mặt để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, phân tích để tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc. Theo thống kê ban đầu, đã có 42 trường hợp ở hai bản Phiêng Phát 2 và Phiêng Phát 3, thuộc xã Trung Đồng phải đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Uyên để cấp cứu. Qua công tác xét nghiệm và khám sàng lọc ban đầu, những bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ đã được trở về nhà ngay sau đó. Được biết, gia đình này đã mua một con lợn từ một hộ dân trong vùng chuyên làm nghề nấu rượu. Trong đó, những người ăn món lòng lợn bị ngộ độc nặng hơn cả. Sáng 7/8, ông Tòng Văn Muôn, Chủ tịch UBND xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết: Tính đến chiều qua (6/8), bệnh nhân cuối cùng trong số 42 người bị ngộ độc đều được xuất viện sau 4 ngày điều trị, hiện sức khỏe các bệnh nhân này đều đã bình phục trở lại. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ ngộ độc.

Bệnh viện hết thuốc chỉ là “chiêu bài” của hãng dược

“Tất cả các công ty chuyên kinh doanh dược phẩm luôn “lót ổ” trong bệnh viện. Hết thuốc chỉ là thông tin ảo, theo hướng có lợi cho doanh nghiệp dược, nhằm gây sức ép lên cơ quan quản lý. Bệnh viện nào báo hết thuốc tôi sẽ chỉ định cho thanh tra kho dược”. Thông tin từ ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TPHCM trong cuộc họp về các vấn đề Y tế do Bộ trưởng Kim Tiến chủ trì (ngày 5/8) đã mở ra một góc nhìn mới về vấn đề “thiếu thuốc điều trị” tại các bệnh viện. TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện đấu thầu thuốc tập trung. Khi bàn về vấn đề này, Bộ trưởng Kim Tiến cho biết: “Một số doanh nghiệp dược thắc mắc khi áp thầu, doanh nghiệp trong nước trúng thầu nhiều hơn, các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị làm khó”. Trước vấn đề Bộ trưởng nêu, ông Hứa Ngọc Thuận khẳng định: “Thành phố triển khai đấu thầu thuốc tập trung công khai theo luật đấu thầu, không có sự hậu thuẫn cho ngành dược trong nước. Các công ty dược nước ngoài không trúng thầu là do cùng một hoạt chất như nhau nhưng giá thành của họ không hợp lý. Theo quy luật, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại thì giá thành phải rẻ nhưng thực tế giá thành của họ đang đi ngược lại, việc kêu lên Bộ bị làm khó đó chỉ là ngụy biện”. Ông Thuận cho biết thêm: “Trong quá trình đấu thầu, một số loại thuốc thông thường nhưng doanh nghiệp nước ngoài đưa vào “biệt dược” là ăn gian. Mặt khác, việc bảo hộ cho các doanh nghiệp dược trong nước có giá cả hợp lý cũng là chuyện hiển nhiên bởi chúng ta đang thực hiện theo chỉ thị “người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt” của Bộ Chính trị nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, dần tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển kinh tế đất nước”. Theo phân tích của ông Thuận, trước khi thực hiện đấu thầu tập trung, các nhóm lợi ích tồn tại và “làm mưa làm gió” đội giá thuốc lên cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thành phố đã phải rất quyết tâm để thực hiện việc đấu thầu tập trung gần 4.000 mặt hàng dược phẩm. Là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện đấu thầu thuốc tập trung. Khi xây dựng kế hoạch, các bệnh viện lúng túng hoặc lảng tránh, trì hoãn việc đấu thầu, hồ sơ làm chậm, không thống nhất,… Thời điểm chuẩn bị đấu thầu, các doanh nghiệp dược tung thông tin hết thuốc tại một số bệnh viện. “Tôi khẳng định đó chỉ là thông tin ảo, theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp dược, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài nhằm mục đích gây sức ép lên cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả các công ty chuyên kinh doanh dược phẩm luôn “lót ổ” trong bệnh viện… Bệnh viện nào báo hết thuốc tôi sẽ chỉ định cho thanh tra kho dược”, ông Thuận cho hay. Thành phố đã làm rất quyết liệt mới thực hiện thành công việc đấu thầu thuốc tập trung. Qua hai đợt đấu thầu đã giúp giảm giá thuốc nhiều mặt hàng, tiết kiệm 2.600 tỷ đồng. “Việc đấu thầu thuốc tập trung, người dân sẽ được hưởng lợi bởi giá thuốc điều trị rẻ hơn trước, chẳng những tiết kiệm cho túi tiền của người bệnh mà còn giúp bà con được chăm sóc y tế tốt hơn”. Kết thúc vấn đề trên, ông Ngọc Thuận cho biết, thành phố đang chuẩn bị tiến tới đấu thầu tập trung mua sắm trang thiết bị y tế. “Đây là cuộc cạnh tranh lớn của các doanh nghiệp, cùng với dược phẩm, một lần nữa chúng tôi tin tưởng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân bằng các trang thiết bị y tế chuẩn về chất lượng, hợp lý về giá thành, tránh tình trạng bao bì Đức nhưng ruột Trung Quốc.” Bên cạnh đó, ông Hứa Ngọc Thuận kiến nghị Bộ Y tế cần sớm phê duyệt và triển khai thống nhất trên cả nước về việc đầu thầu tập trung. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã hoan nghênh những ý tưởng táo bạo và tiên phong trong việc thực hiện của TPHCM. Bộ trưởng khẳng định sẽ xem xét mô hình thành phố đang thực hiện và áp dụng cho các địa phương khác nếu các phương án triển khai thực sự khả quan.

Ngày 12/08/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích