Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 8 6 1
Số người đang truy cập
8 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
(ảnh sưu tầm)
Điểm báo về các thông tin liên quan đến y tế từ ngày 8/3 đến 10/3 năm 2014

Thanh niên

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Hoài Đức nhận mức án cảnh cáo

9 bị cáo đều có mặt đầy đủ, trong đó 2 bị cáo là nguyên Giám đốc BVĐK Hoài Đức Nguyễn Trí Liêm (52 tuổi) và nguyên Phó giám đốc BVĐKHĐ Nguyễn Thị Nhiên (55 tuổi). 7 bị cáo khác gồm: Vương Thị Kim Thành (55 tuổi, nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm BVĐKHĐ), Nguyễn Thị Xuyên (53 tuổi), Nguyễn Thị Ngà (30 tuổi), Vương Thị Lan (26 tuổi), Nguyễn Thị Thu Trang (24 tuổi), Nguyễn Thị Hồng Nhung (24 tuổi) và Nguyễn Đồng Sơn (25 tuổi,) đều là nhân viên Khoa Xét nghiệm BVĐKHĐ. Theo cáo trạng công bố tại tòa, trong khoảng thời gian từ ngày 1.8.2012 đến 31.5.2013, Vương Thị Kim Thành cùng 6 kỹ thuật viên dưới quyền đã làm xét nghiệm huyết học một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu), sau đó in thành nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm, trước khi trả kết quả cho các bệnh nhân và đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế với tổng cộng 789 kết quả xét nghiệm huyết học khống. Trong số các phiếu kết quả xét nghiệm này, Cơ quan điều tra đã làm rõ: Thành và Xuyên cùng có 18 phiếu, Sơn 45 phiếu, Lan 132 phiếu, Nhung 161 phiếu, Trang 188 phiếu và Ngà nhiều nhất là 209 phiếu.

Đổ hết cho người tố cáo

Trong phần xét hỏi tại tòa, bị cáo Vương Thị Lan, làm nhiệm vụ tiếp đón bệnh nhân, lấy máu và làm các xét nghiệm, thừa nhận đã in khống hơn 200 phiếu kết quả xét nghiệm. “Bị cáo biết là sai nhưng vẫn phải làm theo chỉ đạo của kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh (người đồng tố cáo vụ việc, đã được miễn truy tố - PV). Tôi được bảo làm thế để sau tăng thêm thu nhập cho nhân viên trong bệnh viện”, bị cáo Lan khai. Bị cáo Nguyễn Đồng Sơn cũng khai là nhân viên hợp đồng nên khi được kỹ thuật viên trưởng của bệnh viện chỉ đạo, đã lo sợ và phải in ra một loạt các kết quả xét nghiệm giống nhau. Còn bị cáo Nguyễn Thị Xuyên khai do “bị cáo nể nang đồng nghiệp nên nhân viên trong các khoa ai đến xin thì cho”. Bị cáo cũng khai đã in khống khoảng 18 phiếu xét nghiệm. Tương tự, các bị cáo Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Ngà cũng khai nhận làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kỹ thuật viên trưởng và được quán triệt “nhân viên trong bệnh viện ai đến xin thì cho”. Nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm Vương Thị Kim Thành phủ nhận việc trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền in khống kết quả xét nghiệm, mà giao cho kỹ thuật viên trưởng trực tiếp điều hành công việc hằng ngày. Bị cáo cũng khai đã trực tiếp cho một số người thân quen của nhân viên, cán bộ trong bệnh viện kết quả khống vì lý do “nể nang”. Còn với bệnh nhân thì làm xét nghiệm khống rồi in ra để tăng thêm thu nhập. Xung quanh những lời khai này, đại diện Viện KSND tại tòa nêu rõ bà Phan Thị Oanh có hành vi in một số kết quả, không thực hiện đúng chức trách của kỹ thuật viên trưởng... Tuy nhiên, tại hồ sơ có căn cứ xác định bà Oanh là một trong những người ký tên, tố cáo sai phạm để bà Hoàng Thị Nguyệt gửi đơn tố cáo tới cơ quan chức năng, hợp tác cung cấp thông tin cho người đi tố cáo, thành khẩn khai báo tại cơ quan điều tra... Vì vậy, Viện KSND TP.Hà Nội đã có quyết định đình chỉ điều tra vụ án, miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Oanh.

Kiểm tra nhưng... không biết

Là người cuối cùng bước ra vành móng ngựa, bị cáo Nguyễn Trí Liêm, nguyên Giám đốc BVĐKHĐ, khai đã phân công các phó giám đốc phụ trách trực tiếp các khoa, phòng và thường xuyên kiểm tra. Công tác kiểm tra có cả thường kỳ lẫn đột xuất, nhưng vẫn không phát hiện ra các sai phạm. “Thưa tòa, bị cáo đã làm hết trách nhiệm nhưng người ta làm giấu thì sao mà quản lý và biết được. Sau khi có đơn thư, bị cáo đã kiểm tra nhưng cũng không phát hiện ra”, bị cáo Liêm nói. Đại diện Viện KSND cho rằng Nguyễn Trí Liêm và Nguyễn Thị Nhiên, với vai trò là lãnh đạo BVĐKHĐ, đã buông lỏng quản lý, không thực hiện hết chức trách, nên không phát hiện ra những sai phạm có tính hệ thống, diễn ra trong thời gian dài tại Khoa Xét nghiệm. Trong phần tuyên án sau đó, bị cáo Liêm sau đó nhận mức án cảnh cáo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; bị cáo Nguyễn Thị Nhiên nhận mức án 10 tháng cải tạo không giam giữ.

Cứu sống một sản phụ nguy kịch do băng huyết nặng sau sinh

Sau khi sinh một thai nhi đã chết lưu, sản phụ bị băng huyết nặng do rối loạn đông máu toàn bộ. Rất may, sản phụ đã được cấp cứu kịp thời.Chiều 7.3, Bệnh viện đa khoa Trung ương (ĐKTƯ) Cần Thơ cho biết bệnh viện này vừa cấp cứu thành công một ca băng huyết nặng sau sinh, nguy hiểm đến tính mạng.Trước đó, sáng 6.3, sản phụ N.T.H.T (35 tuổi,ngụ ở Bình Minh, Vĩnh Long, đã có hai con) được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mang thai gần 36 tuần. Kết quả siêu âm cho thấy thai đã chết lưu trong bụng mẹ. Sản phụ chuyển dạ, nước ối đã vỡ, âm đạo ra máu tươi nhiều và rối loạn đông máu toàn bộ.Sau đó sản phụ T. sinh ra một bé trai 2,5 kg đã chết. Sau sinh, sản phụ T bị băng huyết nặng do rối loạn đông máu. Hiện tại, sản phụ đã qua cơn nguy kịch, các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định.Theo Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, trong quá trình cấp cứu, sản phụ T. đã được nhiều sinh viên y khoa đang thực tập tại bệnh viên hiến máu để cứu chữa.

Nhà thuốc chẩn bệnh, chích thuốc chui

Nhằm lôi kéo nhiều người đến khám, người của nhà thuốc Nhật Thanh (72 Lê Đức Thọ, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM) “tư vấn” chích thuốc corticoide, khiến mặt bệnh nhân sưng phù. Nghe nhiều người mách người của nhà thuốc Nhật Thanh “chích thuốc mát tay”, bệnh nhanh khỏi, anh S. (ngụ TP.HCM) tìm đến đây khi bị ngứa ở chân tóc. Anh S. được nhân viên nhà thuốc Nhật Thanh hỏi và chẩn bệnh luôn “bị vảy nến da”, rồi tư vấn vào trong chích thuốc với giá 170.000 đồng/mũi. Sau đó, anh S. được đưa vào phòng, nằm lên ghế sofa gỗ để chích thuốc. Sau hai lần chích, S. cảm thấy bệnh giảm nên nghĩ “bác sĩ” nơi đây mát tay thiệt. Khi bệnh cũ tái phát, S. tiếp tục được người của nhà thuốc Nhật Thanh chích nhiều mũi nữa. Hậu quả là gương mặt của S. sưng vù, ửng đỏ, nổi nhiều mụn, ngứa ngáy. Đến lúc này, S. mới lo sợ, đến một cơ sở khám chữa bệnh thì được bác sĩ cho biết anh đã bị chích loại thuốc chứa corticoide; người không có chuyên môn, sử dụng bừa bãi sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm.

Chốt cửa trốn đoàn kiểm tra

Sau khi nhận được phản ánh từ anh S., phóng viên Thanh Niên đã chuyển toàn bộ thông tin tới Thanh tra Sở Y tế. Chiều 7.3, Thanh tra Sở Y tế tiến hành kiểm tra nhà thuốc Nhật Thanh. Thời điểm này nhà thuốc có gần 10 nhân viên, khi phát hiện đoàn kiểm tra, một nhân viên lập tức chốt trái cửa phòng chích thuốc. Sau nhiều lần yêu cầu, nhân viên nhà thuốc vẫn không chịu mở cửa, buộc đoàn kiểm tra phải mời đại diện công an phường đến yêu cầu nhà thuốc mở cửa. Trong lúc đoàn kiểm tra làm việc, vẫn có bệnh nhân cũ từng chích thuốc tại đây quay lại khám. Đại diện nhà thuốc, ông Nguyễn Văn Đức thừa nhận cùngmột nhân viên nữ có chích cho người bệnh đến mua thuốc, và nơi chích là ghế sofa gỗ! Ông Đức cũng cho biết ông không phải là bác sĩ, mà là y sĩ. Đoàn phát hiện nơi đây có rất nhiều thùng carton chứa sổ ghi chép liên quan đến người bệnh và một số thuốc đã hết hạn sử dụng; thuốc không có số đăng ký. Đoàn đã lập biên bản, chờ tuần tới mời đại diện nhà thuốc lên sở làm việc và có quyết định xử phạt. Theo đoàn thanh tra, việc tổ chức khám bệnh và chích thuốc tại nhà thuốc Nhật Thanh là sai phạm (vì không có phép, không có chuyên môn), có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao

Ngày 8.3, thông tin từ khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết trong ngày cuối tuần ghi nhận gần 200 trẻ đến khám, cấp cứu, trong khi bình thường khoảng 120 trẻ. Phần lớn trẻ đến khám do mắc bệnh đường hô hấp. Trong ngày, 7/10 ca nặng phải nhập viện là các trường hợp bị viêm phổi. TS-BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết các tháng thời tiết mưa ẩm thường xuyên quá tải bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân khởi đầu do vi rút: chảy nước mũi, sốt, ho, sau đó bội nhiễm viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ có thể kèm tiêu chảy, nôn. Đáng lưu ý gần đây nhiều trẻ nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) phải nhập viện và nhiều trường hợp viêm phổi do biến chứng sởi. Bác sĩ lưu ý phụ huynh nên đưa con đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và dùng thuốc đúng. Thực tế có nhiều gia đình tự ý mua kháng sinh điều trị, trong khi nếu trẻ ốm sốt do vi rút thì không chỉ định kháng sinh. Trường hợp trẻ sốt cao, khó thở, nôn nhiều, tiêu chảy nhiều cần được khẩn trương đến khám tại cơ sở y tế.

Phục bia cho chồng say rồi cắt 'của quý'

Thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, khuya 8.3, các bác sĩ khoa Ngoại niệu ghép thận của bệnh viện này đã phẫu thuật nối thành công dương vật bị đứt cho một người đàn ông. Nạn nhân là ông L.Q.P (42 tuổi, ở TP.HCM), được đưa vào viện trong tình trạng bị đứt 2/3 dương vật (chưa đứt lìa). Thạc sĩ - bác sĩ Trương Hoàng Minh (Trưởng khoa Ngoại niệu ghép thận) cho PV Thanh Niên o­nline biết, bệnh nhân được Bệnh viện Hóc Môn (TP.HCM) chuyển đến lúc 23 giờ đêm, sau khi đã sơ cứu cầm máu. “Rất may, bệnh nhân chỉ đứt 2/3 dương vật, đứt thể hang, phần mềm, nhưng chưa đứt niệu đạo. Chúng tôi tiến hành phẫu thuật nối dương vật, nối mạch máu… thành công. Sáng 9.3, dương vật đã có tưới máu, hồng hào trở lại…”, bác sĩ Minh nói. Theo thông tin ban đầu, vợ của ông P. cho ông uống bia. Khi ông P. ngủ thì bà này “ra tay” bằng dao lam. Nguyên nhân được cho là người vợ ông P. nghi ngờ chồng có “người khác”.

Nhân dân

Tiến tới loại trừ bệnh sởi ở Việt Nam

Đến nay, hầu hết các khu vực trên thế giới đều cam kết thực hiện mục tiêu đến năm 2015 giảm 95% tỷ lệ tử vong của bệnh sởi so với năm 2000. Đồng thời hướng tới loại trừ sởi trước năm 2020. Khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2017. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả trẻ em phải được tiêm đủ hai mũi vắc-xin sởi. Khi tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng cao, sẽ làm ngăn chặn sự lưu hành của vi-rút sởi, duy trì tỷ lệ đạt trên 95% trong nhiều năm liên tục sẽ dẫn đến loại trừ bệnh sởi. Chiến lược loại trừ bệnh sởi đã được trình bày rõ trong Kế hoạch hành động tiêm chủng vắc-xin toàn cầu 2012 - 2020 và được các nước thành viên của Đại hội đồng Y tế thế giới thông qua năm 2012. Kế hoạch gồm các chiến lược: Đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao với hai mũi vắc-xin sởi thông qua tiêm chủng thường xuyên theo lịch và tiêm chủng chiến dịch cho tất cả trẻ em, không bỏ sót trẻ em ở các vùng nghèo, di biến động ở các vùng núi, vùng nông thôn và thành phố. Giám sát chặt chẽ bệnh sởi, phát hiện sớm nguồn bệnh và theo dõi đánh giá tiến bộ của chương trình loại trừ sởi thông qua Ủy ban quốc gia xác nhận loại trừ sởi. Xây dựng và duy trì các kế hoạch ứng phó nhanh với dịch bùng phát tại chỗ hay xâm nhập từ nơi khác đến, ngăn chặn lây truyền và tái thiết lập sự lây truyền dịch sởi; truyền thông và xây dựng lòng tin và đáp ứng nhu cầu về tiêm chủng của cộng đồng. Tiến hành các nghiên cứu nhằm phát triển các hoạt động có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng tiêm chủng và cải thiện các công cụ chẩn đoán. Tuy nhiên thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong phòng, chống bệnh sởi. Ước tính khoảng 20 triệu trẻ em trên thế giới chưa được tiêm mũi một vắc-xin sởi. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong dự phòng và điều trị, nhưng đến năm 2012 vẫn còn tới 122 nghìn trẻ bị chết vì bệnh sởi, nhiều nước vẫn để xảy ra bùng phát dịch sởi quy mô lớn. Như vậy, để đạt được mục tiêu loại trừ sởi, cần triển khai các chiến dịch tiêm vắc-xin với tỷ lệ trên 95%... Tại Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được chính thức triển khai từ năm 1985 với sáu mũi vắc-xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi, trong đó có vắc-xin phòng bệnh sởi. Thực tế và kinh nghiệm của chương trình trong gần 30 năm qua, và ở các nước trên thế giới cho thấy tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Bằng việc thực hiện tiêm chủng vắc-xin, tỷ lệ mắc sởi năm 2012 đã giảm 573 lần so với năm 1984. Thông qua việc triển khai thành công chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế khác, Việt Nam giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuổi, và đang tiến tới đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ thứ tư vào năm 2015 (giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trong giai đoạn 1990 - 2015). Các biện pháp khống chế bệnh sởi trong nhiều năm qua đã được thực hiện bao gồm: Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng về bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống; triển khai tiêm chủng theo lịch cho trẻ hai mũi vắc-xin lúc chín tháng và lúc 18 tháng tuổi. Đồng thời triển khai các chiến dịch phòng bệnh sởi cho trẻ từ chín đến 24 tháng tuổi ở những vùng có nguy cơ cao và trên phạm vi toàn quốc; triển khai tiêm vắc-xin chống dịch ở những vùng có dịch và có nguy cơ cao bùng phát dịch. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh ở tất cả các tuyến, điều tra và lấy mẫu bệnh phẩm; cách ly sớm các ca bệnh sởi và những người tiếp xúc nguy cơ cao tại cộng đồng hoặc tại bệnh viện theo quy định; quản lý và điều trị ca bệnh sởi, đặc biệt tất cả những trường hợp có nguy cơ hoặc những trường hợp nặng tại cơ sở y tế để hạn chế biến chứng và tử vong. Tại Việt Nam từ giữa năm 2013 đến những tháng đầu năm 2014 đã có hơn 20 tỉnh, thành phố ghi nhận khoảng 1.500 trường hợp mắc bệnh sởi. Hầu hết bệnh xuất hiện rải rác ở các tỉnh, chỉ có bảy tỉnh báo cáo có dịch trên quy mô nhỏ và vừa là: Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắc-xin sởi hoặc tiêm vắcxin chưa đủ mũi, đặc biệt tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi đạt thấp trong những năm trước đây, và những vùng có biến động dân cư cao. Hiện nay bệnh sởi ở Việt Nam chưa được loại trừ, nghĩa là vi-rút sởi hiện vẫn đang còn lưu hành trong cộng đồng. Với chu kỳ ba, bốn năm xuất hiện một lần, tình hình bệnh sởi năm 2013 - 2014 hiện nay nằm trong chu kỳ dịch, với số ca mắc thấp hơn nhiều so với chu kỳ trước (năm 2009 -2010). Trong thời gian vừa qua, nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc sởi như Phili-pin, Nhật Bản, Lào, đặc biệt tại Trung Quốc dịch sởi xuất hiện trên diện rộng và tại một số tỉnh biên giới giáp với Việt Nam gây ảnh hưởng xấu đến tình hình dịch bệnh trong nước. Trước những diễn biến tình hình dịch sởi, để khẩn trương khống chế dịch sởi, song song với việc tăng cường tiêm chủng thường xuyên, Bộ Y tế đã và đang triển khai kế hoạch tiêm vét vắc-xin sởi trong các tháng 2, 3 và 4-2014. Đối tượng tiêm vét là tiêm mũi một cho trẻ từ chín tháng đến hai tuổi chưa được tiêm vắc-xin sởi, tiêm mũi hai cho trẻ từ 18 tháng đến hai tuổi đã tiêm một mũi vắc-xin sởi. Để bảo đảm không bị bỏ sót, các địa phương đang rà soát danh sách tất cả các đối tượng cần được tiêm trên địa bàn, kể cả đối tượng vãng lai; chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư. Nhằm giảm tỷ lệ mắc các bệnh sởi, rubella góp phần tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2017, giảm gánh nặng bệnh tật của hội chứng Rubella bẩm sinh, tiến tới loại trừ bệnh Rubella trong tương lai, từ đó nâng cao thể chất của trẻ em Việt Nam, được sự hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI) và được Bộ Y tế phê duyệt, Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam dự kiến sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi -rubella miễn phí vào quý IV năm 2014 cho khoảng hơn 23 triệu trẻ từ 9 tháng đến 14 tuổi trong toàn quốc. Thông qua chiến dịch này, toàn bộ hệ thống TCMR cũng được nâng cao chất lượng về mọi mặt như tổ chức, truyền thông, năng lực chuyên môn kỹ thuật, xã hội hóa...

Trao danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

Sáng 7-3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức trao danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú lần thứ 11 và Hội nghị Hội đồng khoa học y học quân sự (KHYHQS), chuyên viên quân y (CVQY) năm 2014. Tới dự, có các đồng chí: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng; Trung tướng Phạm Xuân Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất đánh giá: Năm 2013, Hội đồng KHYHQS Bộ Quốc phòng và các CVQY đã làm tốt công tác tham mưu, tư vấn cho Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về chiến lược phát triển KHYHQS, tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học quân y trong toàn quân; hợp tác khoa học kỹ thuật quân y, các chủ trương, chính sách liên quan đến việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và xây dựng ngành. Tích cực nghiên cứu khoa học; giảng dạy, đào tạo và huấn luyện cán bộ, nhân viên quân y... Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh biểu dương những nỗ lực và thành tích của Hội đồng KHYHQS Bộ Quốc phòng, các nhà khoa học, các CVQY đạt được trong những năm qua. Đồng thời, đề nghị Hội đồng KHYHQS Bộ Quốc phòng, CVQY năm 2014 và các năm tiếp theo cần tập trung tham mưu, tư vấn và tham gia các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ngành quân y; trước mắt xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể ngành quân y, quy hoạch hệ thống bệnh viện và hệ thống y học dự phòng trong toàn quân. Nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đội ngũ bác sĩ, dược sĩ... Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú lần thứ 11 tặng 78 cán bộ là y, bác sĩ quân đội; tặng hoa chúc mừng chín cán bộ, y, bác sĩ quân đội được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân -những thầy thuốc quân y xuất sắc có nhiều công lao đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân. *Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai tập thể và một cá nhân thuộc tỉnh Lai Châu, đã có thành tích trong công tác cấp cứu các nạn nhân vụ sập cầu treo Chu Va 6, tại huyện Tam Đường. Hai tập thể là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu và Trung tâm Y tế huyện Tam Đường. Cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng là Thầy thuốc Ưu tú Đỗ Văn Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định tặng Bằng khen cho tập thể cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai đã có thành tích xuất sắc trong công tác cấp cứu các nạn nhân vụ lật cầu treo Chu Va 6.

Cứu sống một phụ nữ Mông bị nhiễm khuẩn máu, suy đa tạng

Sáng 8-3, bác sĩ Nguyễn Bá Huệ - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Lào Cai cho biết: Sau gần hai tháng nỗ lực thực hiện các biện pháp y tế, với quyết tâm cao, Bệnh viện đã cứu sống chị Ma Thị Plây, bị nhiễm khuẩn máu, suy đa tạng. Đây là ca bệnh phức tạp Bệnh viện chưa từng gặp, thường phải chuyển tuyến trên. Sau khi sinh con được hai ngày, ngày 19-1, bệnh nhân Ma Thị Plây, 24 tuổi, dân tộc Mông, ở xã Cao Sơn (Mường Khương, Lào Cai) được người nhà nhập Bệnh viện đa khoa Lào Cai trong tình trạng mặt và vùng sàn miệng sưng rất to, do bị nhiễm khuẩn máu. Bệnh nhân suy hô hấp, huyết áp giảm, tràn mủ màng phổi hai bên, rất nguy kịch. Nhận định nếu chuyển lên tuyến trên (Hà Nội), có thể bệnh nhân sẽ tử vong trên đường nên các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lào Cai đã quyết định phẫu thuật vùng sàn miệng, dẫn lưu hơn bốn lít mủ màng phổi hai bên, dẫn lưu ổ áp-xe vùng cổ; kết hợp với hỗ trợ chức năng hô hấp, tuần hoàn, chống nhiễm khuẩn máu và hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh nhân. Kết quả, đã cứu sống được bệnh nhân Ma Thị Plây. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, tự thở bằng đường ôxy qua mũi (không phải thở máy); dự kiến, khoảng 20 ngày nữa bệnh nhân xuất viện. Bệnh viện đa khoa Lào Cai hỗ trợ toàn bộ gần 200 triệu đồng viện phí.

Học viện Quân y nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

Sáng 8-3, tại Hà Nội, Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) tổ chức đón nhận Huân chương Ðộc lập hạng ba và gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống (10-3-1949 - 10-3-2014). Tới dự, có đồng chí Ðại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Quốc phòng; đại diện các bộ, ban, ngành ở T.Ư. 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện Quân y đã đoàn kết, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, bám sát chiến trường, đơn vị và bộ đội; hết lòng phục vụ thương binh, bệnh binh và người bệnh; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học... Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Ðại tướng Phùng Quang Thanh đã trao Huân chương Ðộc lập hạng ba tặng Học viện Quân y, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng, Ðại tướng Phùng Quang Thanh biểu dương những nỗ lực và thành tích của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện đạt được trong 65 năm qua. Ðồng thời, đề nghị thời gian tới, Học viện cần tập trung thực hiện tốt năm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, cần coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận, hội nhập với trình độ khoa học công nghệ và nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Tiếp tục nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ; chú trọng phát triển các chuyên ngành y học quân sự; coi trọng giáo dục về y đức; nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh..., góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân.

Ðể đường dây nóng luôn "nóng"

Nhằm kịp thời ghi nhận và khẩn trương giải đáp những thắc mắc, phản ánh của người bệnh và thân nhân đối với các cơ sở y tế, Bộ Y tế thiết lập lại đường dây nóng (ÐDN) từ Bộ Y tế đến các Sở Y tế tỉnh, thành phố, bệnh viện quận, huyện trong cả nước. Rất nhiều ý kiến phản hồi của người bệnh đã được tiếp nhận và Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện xử lý kịp thời. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều bạn đọc, hoạt động ÐDN ở các bệnh viện vẫn chưa "nóng", còn tồn tại một số vướng mắc bất cập, cần khắc phục. Không phải là điều mới, nhưng chuyện về ÐDN ở các bệnh viện lại được "nóng" lên, khi mới đây Bộ trưởng Y tế có Chỉ thị số 09/CT-BYT về tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua ÐDN. Ðồng thời, yêu cầu người đứng đầu các sở y tế, các bệnh viện phải trực tiếp tiếp nhận thông tin từ người bệnh và thân nhân của họ. Ngay sau khi Chỉ thị được ban hành, Thủ trưởng các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân đã triển khai ngay việc công khai số điện thoại ÐDN của Sở Y tế và số ÐDN của Bộ Y tế ở những nơi dễ thấy nhất. Có thể nói rằng, việc "xốc" lại ÐDN bệnh viện là nỗ lực rất lớn của toàn ngành y tế nhằm tiếp tục chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế; kịp thời giải quyết những tình huống cấp cứu khẩn cấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Sau ba tháng triển khai, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng đài Viettel đã thống kê có 4.520 cuộc gọi đến, trong đó có 1.350 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận, chiếm 29,87%. Nội dung của các ý kiến phần lớn đều tập trung về chuyên môn, thái độ tinh thần, trách nhiệm của y, bác sĩ đối với người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất (40%). Trên cơ sở rà soát các ý kiến phản ánh, Bộ Y tế đã dự thảo và gửi 140 công văn chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố xử lý khẩn trương, kịp thời các vụ việc. Mới đây nhất là trường hợp cháu Nguyễn Tấn Phát, năm tháng tuổi, được bố mẹ đưa đi tiêm vắc-xin tại Trạm Y tế xã Lộc An (Ðức Hòa, Long An), nhưng bị từ chối vì lý do không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn. Sau khi gia đình cháu Phát phản ánh sự việc qua ÐDN Bộ Y tế, ngay sau đó Sở Y tế tỉnh Long An đã tiếp nhận thông tin, chỉ đạo Trạm Y tế thực hiện ngay việc tiêm phòng cho cháu. Như vậy, từ khâu tiếp nhận đến xử lý thông tin và có kết quả giải quyết sự việc chỉ diễn ra trong vòng hai giờ đồng hồ. Cũng thông qua việc tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân qua ÐDN, thời gian qua, Bộ Y tế còn chỉ đạo các đơn vị, địa phương có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với một số nhân viên y tế có thái độ chưa chuẩn mực trong quá trình khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Ðiển hình là việc xảy ra tháng 2-2013, hộ lý Kiều Loan công tác tại Bệnh viện Ða khoa Bạc Liêu có hành vi nhận tiền "bồi dưỡng" của người nhà bệnh nhân. Ngay sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo Khoa sản Bệnh viện Ða khoa Bạc Liêu đã đề nghị buộc thôi việc đối với hộ lý Kiều Loan, do hai lần nhận tiền của người nhà bệnh nhân, vì đây là hành vi vi phạm y đức nghiêm trọng. Cùng với những chỉ đạo kịp thời đối với những thái độ, hành vi tiêu cực của đội ngũ y, bác sĩ, Bộ cũng kịp thời biểu dương lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) vì đã có hình thức xử lý nghiêm đối với trường hợp nữ bác sĩ có thái độ bất nhã với bệnh nhân... Những vụ "xử nóng" trên có thể cũng chưa xóa hết những tiêu cực diễn ra lâu nay trong ngành y tế, nhưng đó cũng là điểm sáng đáng ghi nhận về thái độ cương quyết, kịp thời, công minh của lãnh đạo các bệnh viện. Kết quả của việc thiết lập lại ÐDN của bệnh viện là không thể phủ nhận, song theo phản ánh của các bệnh nhân nói riêng và bạn đọc nói chung, thì ÐDN ở một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Qua khảo sát tại một số Bệnh viện như: K, Nhi Trung ương, Bạch Mai, Việt Nam - Cu-ba, nhiều người dân đi khám bệnh, nhưng không biết, thậm chí không quan tâm lắm đến số điện thoại ÐDN. Nguyên do ở một số bệnh viện đặt biển, hoặc dán số điện thoại của ÐDN ở nơi khuất, số điện thoại hướng dẫn rất nhỏ, chưa rõ ràng, vì vậy rất ít bệnh nhân biết về số điện thoại ÐDN của bệnh viện. Ðó là chưa kể người bệnh luôn mang tâm lý phải "hàm ơn" thầy thuốc, cho nên cũng rất ngại phản ánh đến ÐDN khi có bức xúc. Ðiều này lý giải cho tình trạng trộm cắp, cò, tiêu cực... ở nhiều bệnh viện vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Mặt khác, mục đích của ÐDN là tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, người bệnh về thái độ phục vụ của y bác sĩ, nhân viên y tế cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên trong thời gian qua, phần lớn ÐDN của không ít các bệnh viện đều phải tiếp nhận nhiều câu hỏi, phản ánh không đúng mục đích này. Ðiều đó khiến hiệu quả của đường dây nóng còn hạn chế, trong khi y bác sĩ lại phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí là phiền toái, mệt mỏi. Ðường dây nóng được coi là một trong những giải pháp tức thì bước đầu giải quyết những bức xúc của người dân về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần chấn chỉnh tinh thần thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Có thể coi đó là động thái tích cực của ngành y tế nhằm từng bước xây dựng hình ảnh người bác sĩ vì nhân dân phục vụ. Tuy nhiên, để ÐDN thật sự "nóng" và trở thành công cụ giám sát hoạt động ở các bệnh viện, về phía bệnh viện cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận các thông tin và tiến hành thẩm tra, xác minh, xử lý kịp thời. Số điện thoại ÐDN cần được công khai trong bệnh viện nơi mọi người dễ thấy nhất. Quá trình thực hiện, các bệnh viện cũng cần có sự rút kinh nghiệm hoạt động của ÐDN vào những thời điểm thích hợp, công bố công khai biện pháp xử lý đối với những trường hợp sai phạm. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc phản ánh đúng, kịp thời những sự việc chưa hợp lý trong quá trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Ngành y tế cần tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn phản ánh những điều tốt và chưa tốt của ngành. Ðồng thời nên tổ chức sơ kết, đánh giá công tác thực hiện ÐDN, có cơ chế khen thưởng với những cơ sở khám chữa bệnh làm tốt công tác này hoặc cảnh cáo những cơ sở chưa làm tốt. Làm tốt các giải pháp này chắc chắn những hiện tượng tiêu cực trong ngành y tế sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi; từng bước lấy lại niềm tin trong nhân dân. Việc thiết lập ÐDN bệnh viện là chủ trương đúng đắn. Ðây không chỉ là một kênh thu thập thông tin về chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người dân, ÐDN bệnh viện còn là công cụ rất tốt giúp cho việc quản lý, giám sát trong ngành y tế. Ðể hoạt động ÐDN đi vào nề nếp, hiệu quả, các cơ sở y tế và bệnh viện cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của ÐDN, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ được phân công trực ÐDN, có phương án giải quyết nhanh chóng, kịp thời những phản ánh từ người bệnh...

Nghệ An: Cứu sống bệnh nhân Hàn Quốc vỡ phình động mạch não

BS Lê Quang Toàn, Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, ông Beak Jin Ho, 42 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc, cán bộ chuyên gia đang làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), nhập viện cấp cứu lúc 1 giờ ngày 7-3 trong tình trạng hôn mê bất động, nguy kịch. Các bác sĩ Khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã nhanh chóng khám và chẩn đoán bệnh nhân bị chảy máu não do vỡ phình động mạch não. Kịp trực do bác sĩ Lê Quang Toàn trực tiếp cấp cứu đã tổ chức can thiệp nút túi phình vỡ trong tình trạng rất nguy hiểm đến tính mạng, do quá trình trên đường vận chuyển hơn 100 km từ Vũng Áng đến bệnh viện, bệnh nhân đã bị vỡ phình động mạch não lần thứ 2. Hiện bệnh nhân đang được hồi sức đặc biệt, đã qua cơn nguy kịch, tình trạng đã ổn định và tiến triển tốt. Theo BS Toàn, đây là một trong hai phương pháp hiện đại nhất, áp dụng điều trị cho bệnh nhân thứ 40 phình mạch não được bệnh viện thực hiện điều trị thành công trong thời gian qua.

Tuổi trẻ

Ghép tụy: cơ hội mới cho bệnh nhân đái tháo đường

Ngày 4-3, ba ngày sau ca mổ đặc biệt ghép thận - tụy cùng lúc, ông P.T.H., 43 tuổi, ở Sơn La, đã rất tỉnh táo, chỉ số đường huyết gần như bình thường.Trước ca mổ, ông H. bị đái tháo đường biến chứng nặng dẫn đến suy thận độ 2, không kiểm soát được đường huyết, thường xuyên ngất xỉu và phải nhập viện điều trị nội trú.

Có thể ghép tụy - thận cùng lúc

"Người được ghép tụy không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời, mà lượng thuốc phải sử dụng sẽ giảm dần đến khi có thể ngừng sử dụng thuốc. PGS.TS Hoàng Mạnh An - giám đốc Bệnh viện 103, nơi tiến hành ca ghép thận - tụy cho ông H., tỏ ra cực kỳ vui mừng về thành công mới này.Theo ông An, dù chưa thống kê số lượng bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn nặng có chỉ định ghép tụy nhưng lượng bệnh nhân đái tháo đường nặng, có biến chứng sang mắt, tim mạch, thận, bàn chân... ở VN gia tăng nhanh trong năm năm gần đây.“Thế giới đã thực hiện ghép tụy từ những năm 1950-1960. Ở VN chúng tôi chuẩn bị rất kỹ để có ca ghép này, trong đó có việc đưa phẫu thuật viên đi học ở nước ngoài, nhiều nhất là học ở Nhật Bản. Bệnh viện cũng tiến hành phẫu thuật thực nghiệm trên 50 cặp động vật và đã thành công trên nhiều cặp động vật thực nghiệm. Ở Nhật, bệnh nhân đái tháo đường được ghép tụy có thời gian sống sau ghép 5-10 năm hoặc hơn nữa, trong khi các trường hợp bệnh nặng, không được ghép tụy, không kiểm soát được đường huyết, bệnh nhân có khả năng tử vong khi đường huyết xuống thấp mà không được cấp cứu kịp thời” - PGS An nói.Ông An cũng cho biết thêm trong trường hợp có người hiến tặng mô tạng chết não, bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng suy thận có thể được ghép tụy - thận cùng lúc, các trường hợp khác có thể ghép tụy đơn lập.Trong đó, tụy hiến có thể lấy từ người cho chết não hoặc người hiến còn sống, gồm cha mẹ hiến tặng tụy cho con hoặc ngược lại.Thông thường ngoài phần bám vào tá tràng, tụy còn có phần thân và đuôi tụy treo lỏng lẻo trong ổ bụng mỗi người. Phẫu thuật viên sẽ lấy phần thân và đuôi tụy này để ghép cho người bệnh.

Hiệu quả với cả hai type đái tháo đường

Biện pháp ghép tụy, theo PGS An, là có hiệu quả trên cả bệnh nhân tiểu đường type 1 (bẩm sinh) và type 2 (là bệnh mắc phải do lối sống, ăn uống không hợp lý và các nguyên nhân khác).Trước đây người ta thường chỉ ghép tụy cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 do bệnh thường phát rất sớm, bệnh nhân dễ gặp các biến chứng như loét bàn chân, mù, tim mạch... từ khi tuổi còn trẻ.Nhưng gần đây do bệnh nhân tiểu đường type 2 gia tăng mạnh, bệnh nhân ngày càng trẻ hóa và gặp nhiều biến chứng nên việc ghép tụy cho bệnh nhân tiểu đường type 2 cũng được tiến hành khá phổ biến.Ở ca phẫu thuật ghép thận- tụy đầu tiên cho anh H., Bệnh viện 103 và Học viện Quân y đã huy động tới 150 phẫu thuật viên, y tá, bác sĩ gây mê, hồi sức cấp cứu...Tuy nhiên, số người thực tế tham gia ca phẫu thuật tinh gọn hơn nhiều và trong trường hợp có tạng hiến tặng, bệnh viện sẵn sàng thực hiện các ca ghép kế tiếp do bệnh nhân tiểu đường giai đoạn muộn, nhiều biến chứng đang chờ đợi được ghép tạng rất nhiều.Ông An cho rằng với những bệnh nhân còn trẻ tuổi, việc bố mẹ tặng một phần tụy cho con hầu như không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tụy (ngoại trừ phải chịu đựng một ca phẫu thuật lấy tụy), trong khi chi phí ghép tụy rẻ và hiệu quả hơn so với biện pháp dùng thuốc thông thường.Khác với các tạng khác được ghép, ông An cho rằng người được ghép tụy không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời, mà lượng thuốc phải sử dụng sẽ giảm dần đến khi có thể ngừng sử dụng thuốc.Ngoài Bệnh viện 103, hiện Bệnh viện Việt Đức cũng đang chuẩn bị để có thể ghép nhiều loại mô tạng khác như ghép ruột, ghép tụy...Cho đến nay Việt Nam đã triển khai thường quy ghép gan, tim, thận, giác mạc, van tim, vừa qua là tiến hành ghép tụy với chi phí rẻ hơn từ 2/3 so với các trung tâm ghép tạng tại khu vực châu Á.

Chữa lành bệnh nhân viêm tắc hoàn toàn động mạch chi dưới

Ngày 7-3, Bệnh viện Trường ĐHYD Huế cho biết vừa cứu chữa thành công cho một bệnh nhân bị viêm tắc hoàn toàn động mạch chi dưới (chân phải) bằng thuốc tiêu sợi huyết thế hệ mới Alteplase.Bệnh nhân nam 50 tuổi, quê ở Quảng Bình, nhập viện ngày 26-2 trong tình trạng bị đau dữ dội, tím tái toàn bộ chân phải, có nguy cơ hoại tử phải cắt bỏ chân. Kết quả chụp mạch máu lần đầu cho thấy bệnh nhân bị viêm tắc hoàn toàn động mạch chân phải. Ngày 4-3, êkip thực hiện gồm các bác sĩ Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Văn Điền, Trần Xuân Tín và Hồ Anh Tuấn đã quyết định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết thế hệ mới Alteplase bơm vào vị trí tắc mạch.Sau một đêm truyền thuốc, sáng 5-3 chân bệnh nhân đã được cải thiện và bắt đầu hồi phục. Kết quả hình ảnh mạch máu cho thấy mạch máu chi dưới chân phải đã thông suốt.GS.TS Huỳnh Văn Minh, phó giám đốc bệnh viện, cho biết ưu điểm của thuốc tiêu sợi huyết thế hệ mới Alteplase là có thể dùng bơm vào vị trí tắc mạch tại chỗ, có tác dụng mạnh gấp 10 lần so với thuốc Streptokonise, ít tai biến hơn và thời gian sử dụng ngắn hơn. Theo GS.TS Minh, ca điều trị này còn cho thấy Alteplase có thể sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ hoại tử cao, cả bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và nhồi máu não cấp tính.Tuy nhiên nhược điểm của loại thuốc này là giá đắt gấp 10 lần so với thuốc Streptokonise và chưa có trong danh mục sử dụng chính thức của bảo hiểm y tế tại Thừa Thiên - Huế. Bệnh nhân hiện đã có thể đi lại được và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Thêm người chết vì virus cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc

Dịch cúm gia cầm H7N9 tại Trung Quốc tiếp tục lan rộng ở Quảng Đông vừa cướp đi sinh mạng của hai người nữa. Theo Tân Hoa xã, mới đây một người đàn ông 75 tuổi thiệt mạng tại thành phố Quảng Châu vì nội tạng bị suy thoái. Các xét nghiệm cho thấy người này bị nhiễm virus H7N9. Ngoài ra vừa có thêm một bệnh nhân H7N9 chết trong bệnh viện. Trong khi đó, nhà chức trách xác nhận một người đàn ông 39 tuổi ở thành phố Phật Sơn bị nhiễm virus H7N9. Hiện người này đã được đưa vào bệnh viện ở Quảng Châu và đang trong trạng thái ổn định. Tại Hong Kong, chính quyền thông báo mới phát hiện một trẻ sơ sinh bị nhiễm virus H7N9. Trước đó bé gái này sống cùng gia đình ở thành phố Phật Sơn. Nhà chức trách cũng đã cách ly toàn bộ người thân trong gia đình cô bé này. Đến nay, virus H7N9 đã lây nhiễm cho hơn 120 người ở Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay, đã có ít nhất 36 người thiệt mạng.

TP.HCM: bắt đầu chích vét văcxin sởi

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết trong đợt tiêm vét văcxin sởi đợt đầu ngày 7 và 8-3 đã có 12 quận, huyện TP tổ chức tiêm tại các trạm y tế. “Để phụ huynh yên tâm đưa trẻ đi tiêm ngừa, khâu chuẩn bị về văcxin, đội ngũ và việc triển khai tiêm chủng phải đúng quy định của Bộ Y tế. Qua kiểm tra, các trạm y tế có tổ chức tiêm chủng đều thực hiện tốt các quy định này” - bác sĩ Dũng nói. Bác sĩ Dũng thông tin thêm trong những ngày tiếp theo, các quận huyện còn lại và một số trạm y tế chưa kịp tổ chức tiêm vét văcxin sởi trong đợt đầu sẽ tổ chức tiêm cho trẻ.

Tặng 1.180 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo

HDBank đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM vừa tặng 1.180 thẻ bảo hiểm y tế cho bà con các hộ cận nghèo tỉnh Bến Tre (ảnh). Đây là năm thứ ba liên tiếp đơn vị này tặng thẻ cho bà con ở Bến Tre, thuộc chương trình 10.000 thẻ bảo hiểm y tế HDBank tặng bà con nghèo cả nước. Cùng với chương trình nói trên, đơn vị này còn có nhiều hoạt động khác hướng về đồng bào nghèo (tặng nhà tình thương, mổ mắt miễn phí), hướng về trẻ em mồ côi, khuyết tật tại các mái ấm cũng như tặng học bổng và chương trình đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi...

Lao động

Người phụ nữ làm nên kỳ tích vaccine!

Thành công rực rỡ của đề tài nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh rotavirus ở trẻ em đã đưa tên tuổi của PGS-TS Lê Thị Luân - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) - lên bục vinh quang: Được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013 - một giải thưởng lớn tôn vinh các nhà khoa học nữ của Việt Nam. Không thể không hãnh diện khi vaccine Rotavin - M1 - “tác phẩm” của PGS-TS Luân - đã đưa Việt Nam vào danh sách 1 trong 4 quốc gia trên thế giới tự sản xuất thành công vaccine phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em.

25 năm coi phòng thí nghiệm là nhà

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và hoàn thành bác sĩ nội trú vi sinh, năm 1989 PGS-TS Lê Thị Luân về công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Từ đó bắt đầu một quá trình miệt mài nghiên cứu về vaccine. Chị luôn làm bạn với chiếc kính hiển vi, với phòng thí nghiệm và những mẫu bệnh phẩm.Năm 1998, khi Việt Nam được chọn tham gia dự án giám sát về bệnh tiêu chảy ở trẻ em của Tổ chức Y tế thế giới, chị được các thầy giao nhiệm vụ. Qua những lần đến bệnh viện, chứng kiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy rất nhiều chị đã đưa ra quyết tâm phải sản xuất bằng được vaccine phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em.Từ đó, chị như tìm cho mình được mục tiêu và tập trung hướng vào nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota.16 năm nghiên cứu và đi đến sản xuất thành công vaccine Rotavin-M1 và đạt kết quả nghiệm thu xuất sắc mang tính khoa học và ứng dụng cao trong y học. Khi nói về thành công này, chị chỉ đưa ra những con số: “Với việc sử dụngvaccine Rotavin - M1 do chúng ta tự sản xuất, Việt Nam sẽ giảm khoảng 7.000 ca tử vong hằng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm đến 820.000 lượt thăm khám của trẻ và giảm 122.000- 140.000 lần trẻ phải nhập viện do mắc tiêu chảy virus Rota.Như vậy, sẽ tiết kiệm được 5,3 triệu USD, trong đó 3,1 triệu cho chi phí trực tiếp, 685.000USD cho chi phí không thuộc lĩnh vực y tế và 1,5 triệu USD cho chi phí gián tiếp để điều trị bệnh tiêu chảy do virus Rota ở Việt Nam...”. Có lẽ phải có tấm lòng yêu thương bệnh nhân, có sự đam mê nghiên cứu khoa học đến nhường nào thì chị mới làm nên một kỳ tích đáng khâm phục như thế.

Nghị lực vượt khó

16 năm đau đáu chỉ với "con virus", PGS-TS Lê Thị Luân đã cống hiến tất cả thời gian, sức lực. Đã có lúc tưởng chừng như thất bại, song chị với trọng trách là người “chủ trì” cùng các đồng nghiệp không hề nao núng lại lao vào nghiên cứu để đến được đích cuối cùng. Chị đã từng mất ngủ dài ngày khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm vaccine trên trẻ nhỏ mới 6-12 tuần tuổi. Vì chỉ một tai biến nhỏ xảy ra, có thể sẽ thất bại.Chị cũng không ngần ngại bỏ thủ đô hằng tuần ra sống ở đảo khỉ (Quảng Ninh) để lấy máu xét nghiệm từng con khỉ, theo dõi từng bãi phân của khỉ sau khi tiêm thử vaccine. Và trong những năm đó, người bạn đời của chị đã vội vã ra đi, bỏ lại chị với 2 đứa con.Chị lại gắng gượng để hoàn thành tốt công việc và chăm lo cho con. Sau những năm dài làm việc không mệt mỏi, năm 2011, kết quả thử nghiệm công trình khoa học cấp nhà nước “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vaccine Rotavin-M1 sống giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Việt Nam” đã chứng minh vaccine Rota sản xuất tại Việt Nam có tính an toàn và đáp ứng miễn dịch tốt trên trẻ 6-12 tuần tuổi tương đương với vaccine Rotarix của Bỉ, nhưng giá chỉ bằng 1/3 so với vaccine nhập ngoại.Vaccine Rotavin-M1 chính thức được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ năm 2011, tới nay đã có gần 100.000 liều vaccine đã đến với trẻ em. Đây là bước ngoặt trong ngành vaccine, Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 của Châu Á và là 1 trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được vaccine Rota với công nghệ mới.Với thành tích xuất sắc đó, PGS-TS Lê Thị Luân đã vinh dự được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013, một giải thưởng lớn tôn vinh các nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị kinh tế - xã hội, được ứng dụng trong thực tiễn của Việt Nam.“Tôi thực sự xúc động khi nhận được tin mình được vinh dự nhận giải thưởng danh giá Kovalevskaia vào đúng ngày 8.3. Đây chính là sự ghi nhận những đóng góp, sự phấn đấu vươn lên bền bỉ của tôi trong suốt 23 năm qua...” - TS Luân nói. Người thầy của chị -GS Nguyễn Văn Mẫn – nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế - đã dành cho học trò của mình những lời khen ngợi.“TS Luân thật sự là một nhà khoa học giỏi, năng động, chịu khó tìm tòi để hoàn thiện các đề tài khoa học. TS Luân đến với khoa học rất nghiêm túc, hết lòng vì công việc và có nghị lực rất lớn, rất xứng đáng được nhận giải thưởng tôn vinh các nhà khoa học nữ có cống hiến cho khoa học...” - GS Mẫn nhận xét.

Quảng Trị: “Ém” thông tin xuất hiện bệnh lở mồm long móng ở bò nhập khẩu

Mặc dù phát hiện bệnh lở mồm long móng (LMLM) xuất hiện ở đàn bò nhập khẩu từ Thái Lan về thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa), nhưng chính quyền địa phương này không được thông báo sự việc. Đến khi nhận được thông tin thì cán bộ ở đây lại ngao ngán bởi bệnh xuất hiện ở khu cách ly “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, cán bộ địa phương không được phép tiếp cận.

Khu cách ly không có gì là… cách ly

Cty TNHH Xuân Phú có trụ sở tại tỉnh Hải Dương, từ năm 2012 Cty này có giấy phép nhập khẩu bò Thái Lan về Việt Nam tiêu thụ. Sau khi bò nhập vào cửa khẩu qua sự kiểm tra của Trạm kiểm dịch động vật Lao Bảo (thuộc Cơ quan Thú y Vùng 3), thì được đưa vào khu cách ly tại khóm Tây Chín, thị trấn Lao Bảo. Ngày 26.2, Cty nhập 34 con bò rồi đưa về trạm kiểm dịch, nhưng chỉ 1 ngày sau, đàn bò có dấu hiệu bệnh LMLM. Ông Nguyễn Xuân Thủy – Trưởng trạm kiểm dịch động vật Lao Bảo – cho biết: "Chúng tôi đã khoanh vùng, cách ly 6 con có dấu hiệu bệnh. Sau đó tiêu độc khử trùng, tiêm vaccine phòng bệnh những con còn lại. Hiện đã tiêu hủy 1 con. Ở khu cách ly này còn 68 con đang trong quá trình được theo dõi”. Ông Thủy cho biết thêm, đã gửi mẫu bệnh ra Cơ quan Thú y Vùng 3, bước đầu có kết luận là bị týp 0 LMLM. “Hiện chúng tôi đã kiểm soát được, khu cách ly “nội bất xuất, ngoại bất nhập” nên không lo có vấn đề bệnh lan ra ngoài” – ông Thủy khẳng định. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn đến khu cách ly thì không được chấp nhận, vì: “Muốn vào đó phải có ủng, đồ bảo hộ, phải khám sức khỏe trước”. Khu cách ly động vật của Cty Xuân Phú nằm sát đường bêtông dẫn vào bãi rác của thị trấn Lao Bảo, hằng ngày có nhiều người qua lại. Những người ở trong khu cách ly có bệnh này không có đồ bảo hộ lao động và có thể ra vào tự do. Cách khu cách ly không xa, người dân địa phương có chăn thả trâu, bò, nên chính quyền địa phương và người dân lo lắng bệnh này có thể lây lan bất cứ lúc nào.

Nghe mà sốc

Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo – bất ngờ khi nhận được thông tin từ phóng viên là trên địa bàn có xảy ra bệnh LMLM. Ông Dũng cho biết, không nhận được thông tin nào về việc này. Trưởng thú y thị trấn Lao Bảo – ông Lê Văn Kỳ – bức xúc: “Nghe mà sốc. Đơn vị này không hợp tác, chúng tôi không được vào kiểm tra. Mặc dù đóng trên địa bàn, nhưng họ không thông qua chính quyền địa phương, mà chỉ kết hợp với Trạm kiểm dịch động vật”. Chiều 5.3, chính quyền thị trấn Lao Bảo cũng chỉ được đứng ngoài hàng rào của khu cách ly... để nhìn, chứ không được vào kiểm tra bên trong. Khi chúng tôi gặp lại ông Thủy, thắc mắc về vấn đề tại sao không thông báo có bệnh trên đàn gia súc, ông Thủy cho biết: “Việc thông báo với chính quyền địa phương có dịch bệnh là của Cơ quan Thú y Vùng 3, tôi đã thông báo cho cơ quan này nên không có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương”. Theo tìm hiểu thì từ ngày 26.2 đến nay, Cty Xuân Phú đã nhập về thêm tổng cộng 133 con bò, nhưng hiện ở khu vực cách ly chỉ còn 68 con (1 con tiêu hủy). Trong quá trình tiếp cận khu vực cách ly, chúng tôi đã phát hiện có 2 xe ôtô mang biển số Lào đi vào địa điểm này. Nhưng khi cơ quan địa phương có mặt thì 2 ôtô này nhanh chóng rời đi. Cán bộ địa phương và người dân ở đây lo sợ rằng, liệu đã có việc tẩu tán số bò bị bệnh hay không? Và Cty này chỉ liên kết với Cơ quan Thú y Vùng 3 mà không thông qua địa phương thì nguy cơ “ém nhẹm” thông tin có bệnh là điều không tránh khỏi. “Mặc dù đã đề xuất nhiều lần, nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Để có thể phòng, chống dịch bệnh được tốt, chúng tôi đề nghị đơn vị phải hợp tác. Không thể vì quyền lợi của một DN mà làm ảnh hưởng đến địa phương được” - ông Kỳ nói thêm.

Bác sĩ kết luận: Người bệnh ở Việt Nam quá khổ!

Sau khi ngành y tế lên tiếng về việc xã hội, dư luận có cái nhìn quá khắt khe với thày thuốc, đã có ý kiến cho rằng bác sĩ nên thử làm bệnh nhân để biết người dân đang bức xúc thế nào. Chờ đợi để được khám bệnh, nhận sự thờ ơ lạnh lùng của bác sĩ, những lo lắng bệnh tật không được giải đáp… đó là những điều bác sĩ cần trải nghiệm để thấu hiểu. Trở thành bệnh nhân ung thư vú là cú sốc tinh thần lớn đối với BS A.N. Từ BS trở thành bệnh nhân phải đến BV K để xếp hàng điều trị, BS An đã quen với rất nhiều người bệnh có muôn vàn cảnh ngộ. “Khi bị bệnh, mình mới thấm thía hết nỗi đau của bệnh nhân. Mình hiểu và cảm thông hơn với bệnh nhân của mình”, BS A.N bộc bạch. Có bệnh nhân nhà xa đến BV K làm các thủ tục để nhập viện mà 10 ngày vẫn chưa xong. Nhiều bệnh nhân ở tận miền núi lần đầu về Hà Nội lớ ngớ không biết phải làm gì luôn bị nhân viên y tế quát mắng. Không ít bệnh nhân được bác sĩ “đe dọa” bệnh nặng, làm khó dễ chỉ vì chưa có phong bì bồi dưỡng… Có hàng tá những câu chuyện, những cảnh ngộ mà người bệnh phải đối đầu khi bước chân vào BV. “Tôi đã rất thương họ, vừa lo lắng bệnh tật vừa chất ngất những buồn phiền, song họ không tìm thấy sự động viên, an ủi từ thầy thuốc để có thêm nghị lực chữa bệnh. Tôi đã trở bác sĩ tâm lý cho các bệnh nhân bị ung thư. Cứ mỗi lần đi thăm khám tôi lại dành thời gian trò chuyện với những người bệnh. Tôi chỉ dẫn, đôi khi làm giúp họ các thủ tục nhập viện, hướng dẫn họ cách dùng thuốc, cách ăn uống hợp lý… Và tôi đã trở thành người bạn “tâm giao”, nhiều bệnh nhân mỗi khi nghĩ quẩn lại gọi điện thoại đến tâm sự với tôi. Thậm chí có những cuộc điện thoại lúc đêm khuya, tôi phải dậy để tâm sự, khuyên người bệnh. Hơn ai hết, họ cần một người để được chia sẻ và động viên để chiến đấu với bệnh tật. Khi là người bệnh, tôi đã thấu hiểu và kết luận: Người bệnh ở VN đang quá khổ! BS L.P có con bị bệnh nặng phải nhập viện điều trị dài ngày. Con mới vài tháng tuổi bị sốt cao kéo dài mà không rõ nguyên nhân, các BS của BV Nhi cho thuốc điều trị song mãi không đỡ. “Tôi gặp BS để hỏi thì bị mắng té tát: Hỏi gì lắm thế, cứ dùng thuốc vài ngày sẽ đỡ. Tuần sau con vẫn sốt li bì, chạy đến cầu cứu BS thì họ nói dửng dưng: Không tin tưởng BS thì bế con đi BV khác… Lúc đó tôi đã giật mình: Đã có những lúc mình đối xử với bệnh nhân như vậy và bây giờ mình mới thấu hiểu thế nào là nỗi khổ của người bệnh”, BS L.P nói. Những ngày làm người nhà bệnh nhân, BS L.P còn chứng kiến vô vàn những điều ngang trái mà người bệnh phải gánh chịu. Một bé bị viêm dạ dày BS kê đơn nhiều loại thuốc với các giờ uống khác nhau. Người mẹ hỏi lại thì bị BS mắng luôn: Chị không biết chữ à, viết rõ thế này cứ thế mà uống. Người mẹ muốn hỏi thêm cách chăm sóc ăn uống cho con thì BS này giơ tay đuổi và gọi bệnh nhân khác vào… Dù không có ý “vơ đũa cả nắm” song dường như BS ở ta hiện nay không coi trọng bệnh nhân. Họ luôn nghĩ họ ban ơn cho bệnh nhân, người bệnh phải cầu cạnh họ. Vì thế người bệnh thường bị đối xử ghẻ lạnh. Một lần thử làm bệnh nhân hoặc thân nhân như hai BS trên chắc sẽ giúp BS hiểu được cảm giác khát khao được giải thích bệnh tình một cách cặn kẽ, động viên tinh thần từ thầy thuốc. Các thầy thuốc hình như đã “quên” rằng người bệnh cần điều trị tâm lý trước khi điều trị bệnh.

Phụ nữ

Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 Những cô tiên không phép màu

Nhìn các nữ y - bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tiếp sức sống cho bệnh nhân, tôi nghĩ chính các chị là những cô tiên từ cổ tích bước vào đời. Dù không có phép màu nhưng họ đã làm nên nhiều điều kỳ diệu chính bằng tình thương. Cuộc đời này vẫn còn nhiều lòng tốt, nhiều hy sinh thầm lặng, không tuyên ngôn, ngoa ngôn ồn ào nhưng thật sự hữu ích cho cộng đồng biết bao!1. Trước mắt chúng tôi, một dãy hàng rào B40, đằng sau là tập thể nữ bệnh nhân tâm thần trẻ già, lớn bé vừa nói năng xì xào, vừa lọng ngọng hát hò.Nhìn gương mặt lúc ngờ nghệch, khi hân hoan và nhất là các câu nói ào ào tuôn ra như o­ng vỡ tổ, tôi nhói lòng. Họ đang sống trong một thế giới khác, thế giới của sự hoang tưởng, sống cách biệt trong Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức (TP.HCM).Bác sĩ Nguyễn Thị Phượng hỏi: “Anh đã nhìn thấy các cô hộ lý, y - bác sĩ trẻ rồi à? Chính họ là người trực tiếp sinh hoạt, điều trị các bệnh nhân đó anh”. Tôi không thể tưởng tượng nổi, cả hàng trăm bệnh nhân tỉnh tỉnh mê mê ấy đã được các chị khám bệnh, tắm rửa, lo ăn uống, an ủi từ ngày này qua tháng nọ, có người đã công tác ở đây hơn 20 năm trời.Bác sĩ Phượng bộc bạch: “Niềm vui lớn nhất của chị em chúng tôi là khi bệnh nhân lành bệnh, được trở về với gia đình”. Ngày nọ, Đỗ Văn Lâm được đưa vào Trung tâm đã lâu, thường không nói không rằng, chỉ cất tiếng ú ớ, bỗng dưng anh cất tiếng: “Các bác sĩ ơi! Em Ngọc tiêu chảy”. Mọi người ồ lên kinh ngạc, rồi dần dà tâm tình hỏi chuyện, anh nhát gừng cho biết quê quán ở ấp Tân Hưng, xã Tân Hòa (TP. Vĩnh Long). Lập tức Trung tâm gửi thư báo tin theo địa chỉ mà anh nhớ nhớ quên quên. Nghe tin, ba mẹ anh tất tả tìm đến tận nơi và cho biết, hơn 20 năm qua gia đình đã lập bàn thờ bởi ai cũng bảo anh hy sinh ở chiến trường K. Sự trùng phùng này là một trong nhiều trường hợp khiến các nữ y sĩ, bác sĩ mừng rơi nước mắt vì “không ít người trở về cộng đồng, nhưng sau đó họ lại quay lại đây bởi họ không tìm được sự cảm thông, chia sẻ”, Giám đốc Bùi Văn Xây thổ lộ.Hiện nay, Trung tâm có gần 1.300 bệnh nhân, khẩu phần ăn của mỗi người chỉ 650.000đ/tháng. Lương của các nữ y - bác sĩ cũng không nhiều nhặn gì, nhưng các chị phải gánh lấy nhiều áp lực từ phía người bệnh: lúc nửa khuya nổi chứng la hét, khi bỏ ăn, bất hợp tác trong điều trị hoặc tự hủy hoại mình một cách vô thức...Áp lực còn cả trong đời riêng nữa, một nữ bác sĩ buồn bã: “Báo Phụ Nữ có thể can thiệp giúp tôi không?”. Chuyện là, do chị yêu nghề nhưng người chồng không cảm thông nên nằng nặc đòi ly hôn. “Nhưng nếu mình bỏ cuộc, ai sẽ chăm nom bệnh nhân?”, đôi mắt chị xa xăm...2. Thử tưởng tượng, trước mắt bạn là các cụ già gần đất xa trời, nói không ra hơi, di chuyển trên xe lăn phải có người đẩy. Các cụ đều mang nhiều bệnh như rối loạn thần kinh, lú lẫn, tiểu đường, bại liệt… Hằng ngày, các cụ nằm trên chiếc giường bốn bề có những thanh ngang để không lăn xuống đất. Ánh mắt các cụ chất chứa một nỗi buồn thăm thẳm. Do không nơi nương tựa, lang thang ngoài xã hội nên các cụ được đưa vào Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc (Q.12, TP.HCM). Có gần 300 cụ già đang được nuôi dưỡng, khẩu phần ăn chỉ 10.000đ/ngày.Thật khó hình dung công việc mỗi ngày của những nữ y - bác sĩ trẻ: bồng bế đưa từng cụ đi tắm rửa, vệ sinh, rồi xoa bóp, đút cơm. Mỗi người có trách nhiệm chăm lo cho khoảng 10 cụ. Với đấng sinh thành lúc bệnh hoạn, ta có thể chăm sóc mỗi ngày nhưng với người xa lạ thì sao? Chị Kim Loan thủ thỉ: “Chăm sóc các cụ không dễ dàng bởi trái tính trái nết, khó tính, cáu gắt luôn. Mình cứ nghĩ như đang chăm sóc bố mẹ mình là được”. Nghe thương quá! Sau thời gian gần gũi, chăm sóc, các cụ cũng tỏ ra quyến luyến, yêu thương các chị như con vậy. Đôi khi chỉ một câu nói cũng làm các chị ấm lòng. “Lần nọ, đút cơm xong, có cụ thốt lên: “Em cám ơn chị lắm”, lúc ấy muốn ứa nước mắt”. Chị Võ Thị Thiết đã sáu năm công tác nơi này nhớ lại.Mỗi ngày chỉ 10.000đ/mỗi cụ, ta có thể mua được gì? Do đó, cũng như các Trung tâm khác, ngoài chế độ Nhà nước cấp hàng tháng, nơi này phải vận động thêm từ các nhà hảo tâm. Nếu ai đó đã vào nơi này, hẳn cũng động lòng trắc ẩn và muốn san sớt những gì mình đang có...3. Giữa trưa đứng bóng, khi đến Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè, chúng tôi vẫn nghe tiếng gào khóc của trẻ em. Đó là các em bé bị khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, bại não, hội chứng Down, não úng thủy, thiếu chi, đục giác mạc… Chị Tạ Thị Minh cho biết: “Lúc các em lên cơn, chúng tôi phải tạm thời trói tay các em lại, ngồi bên cạnh vuốt ve, an ủi nếu không có em sẽ đập đầu xuống đất nguy hiểm tính mạng. Qua giây phút ấy, các em lại hiền khô à”.Làm công việc này không dễ dàng. “Phải nhẫn nại và đối xử, yêu thương các em như con”, chị Nguyễn Thị Lan Thanh tâm sự. Nghe thì dễ nhưng đây là một thử thách ghê gớm. Có tiếp xúc với các em mới biết đó là một kỳ công, bởi hầu hết các em không ý thức được việc làm của mình. Chị Thanh đã có 24 năm làm việc nơi này, kể: “Có lúc bận rộn quá, đi ngang qua mà không xoa đầu, hỏi han là các em ú ớ gọi lại như hờn trách”.Hằng ngày, các chị phải bồng bế, tắm rửa, tắm nắng, đút ăn và luôn hy vọng ngày mai sức khỏe của các em sẽ khá hơn. “Sau những ngày dạy phát âm, mang giày dép, đi đứng… chỉ cần các em hiểu ý và làm theo lời dạy là mừng lắm”, chị Minh biểu lộ niềm vui ấy rất chân thành.4. Tại sao trong cuộc đời còn có những tấm lòng cao thượng đến thế? Không hẹn mà gặp, câu trả lời chung của các chị mà tôi nghe được vẫn là “tình thương”. Tình thương đã níu giữ các chị ở lại và tận tụy, chu đáo từng ngày với một thế giới mà cộng đồng đã có người ngại ngùng, thậm chí ghẻ lạnh, xa lánh. Trong bài viết này, sở dĩ nêu rõ khẩu phần ăn người bệnh ở các trung tâm, vì chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những tấm lòng từ thiện san sẻ, chia sớt với các cảnh ngộ đáng thương.Nhìn các nữ y - bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tiếp sức sống cho bệnh nhân, tôi nghĩ chính các chị là những cô tiên từ cổ tích đã bước vào đời. Dù không có phép màu nhưng họ đã làm nên nhiều điều kỳ diệu chính bằng tình thương. Cuộc đời này vẫn còn nhiều lòng tốt, nhiều hy sinh thầm lặng, không tuyên ngôn, ngoa ngôn ồn ào nhưng thật sự hữu ích cho cộng đồng biết bao!

TP.HCM: Dịch bệnh bủa vây

Tại buổi giao ban giữa Sở Y tế TP.HCM với Trung tâm Y tế dự phòng TP và phòng y tế các quận huyện ngày 5/3, BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP báo động, TP đang đối mặt với nhiều dịch bệnh, nhất là dịch sởi, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng… Đáng lo ngại nhất là dịch bệnh đang tấn công trường học. Sáng 6/3, Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM có 21 bệnh nhi mắc sởi đang điều trị nội trú, trong đó có ba ca nặng đang thở oxy do biến chứng viêm phổi, có trường hợp chảy mủ tai, đi tiêu đàm máu... Trong số các bệnh nhân nhập viện thì gần 50% trường hợp từ các tỉnh chuyển lên như: Bình Phước, Tây Ninh, An Giang. Vài ngày trước có trẻ bị biến chứng nặng như sốt cao, suy hô hấp nhanh chóng, phải thở máy, có lúc ngưng thở. Tuy nhiên, theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM thì những biến chứng do bệnh sởi gây ra trong đợt dịch năm nay đều đã được ghi nhận trong y văn thế giới và không có những triệu chứng, biến chứng bất thường. Thậm chí, bệnh sởi cũng chưa thấy để lại các biến chứng như loét miệng giống những năm trước. Điều trị ca bệnh sởi đơn giản và bệnh viện ở tỉnh hoàn toàn can thiệp được, nhưng nhiều phụ huynh vẫn muốn chuyển trẻ lên TP.HCM điều trị cho an tâm. Cũng theo BS Khanh, hiện TP.HCM đang triển khai chích vét vắc-xin ngừa sởi cho trẻ chưa chích ngừa hoặc chích không đầy đủ. Do đó, trong khoảng thời gian chờ cơ thể đáp ứng vắc-xin tạo kháng thể thì những trẻ mới chích lại vắc-xin phải được chăm sóc cẩn thận, hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Vì nếu mắc sởi nặng, trẻ phải điều trị từ 7-10 ngày, trong khi một ca sởi thường chỉ điều trị năm ngày. Tiếp sau chùm ca bệnh thủy đậu đầu tiên tại trường THCS Lê Quý Đôn với chín học sinh bị mắc thì ngày 3/3, 11 học sinh tại Trường tiểu học Hàm Tử, cũng đã mắc bệnh này. Trong khi đó, theo ghi nhận tại các cơ sở y tế tại TP.HCM, vắc-xin ngừa thủy đậu đã hết nhiều tháng qua và vẫn chưa biết khi nào có lại. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong hai tháng đầu năm 2014, có 895 ca tay-chân-miệng (tăng 184 ca so với cùng kỳ 2013); quai bị 39 ca (tăng 11 ca); cúm A 79 ca (tăng gần 14 lần so với cùng kỳ 2013). Tuy đang ở thời điểm mùa khô nhưng số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái gần 500 ca. Đến thời điểm này, TP.HCM đã ghi nhận 1.631 ca sốt xuất huyết, đã có trường hợp tử vong. Đáng lưu ý, đây là ca mắc sốt xuất huyết và gây tử vong trên người lớn. Bệnh nhân 22 tuổi, dân tộc Chăm, ngụ tại P.4, Q.8, TP.HCM, nhập viện vào 13g ngày 22/2 trong tình trạng lơ mơ, tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chẩn đoán bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng, biến chứng sốc kéo dài, suy đa tạng, xuất huyết não.

Mở rộng đối tượng tiêm vắc-xin sởi

Phát biểu tại buổi giao ban về tình hình dịch bệnh sáng 5/3, ông Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng cho biết, mùa này đang ở đáy dịch, lại là mùa khô, vậy mà sốt xuất huyết lại tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Thế thì không thể đổ cho thời tiết, do trời... mà là do con người. Để ngăn chặn dịch bệnh, BS Nguyễn Trí Dũng cho biết, ngành y tế TP đã tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại cộng đồng và trường học, đẩy mạnh truyền thông phòng, chống dịch bệnh tới người dân. Đối với chiến dịch phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, TP.HCM hướng đến mục tiêu đạt 95% đối tượng cần tiêm bù. Bộ Y tế đã đồng ý cho TP.HCM được mở rộng độ tuổi. Cụ thể, thay vì chỉ tiêm phòng sởi cho trẻ từ 9 - 24 tháng tuổi như các địa phương khác, tại TP.HCM sẽ tiêm cho cả trẻ từ 9 - 36 tháng tuổi. Việc tiêm chủng này sẽ giúp cho công tác phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ hiệu quả hơn. Ngoài địa điểm tiêm tại các trạm y tế phường xã, TP cũng có thể triển khai tiêm chủng sởi ngay tại trường mầm non và có thể tiến hành tiêm lưu động. Việc thiếu vắc-xin thủy đậu đã diễn ra trong nhiều tháng qua. Trước mắt, để phòng chống tốt bệnh thủy đậu nói riêng và các bệnh khác, người dân cần giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Những người có nguy cơ lây bệnh cao như trẻ em, người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng cần hạn chế tiếp xúc với đám đông. Khi có biểu hiện mắc bệnh, nên sớm đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế. TP.HCM đang trong “vòng vây” của dịch bệnh, thêm vào đó là cúm gia cầm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, công tác kiểm tra, giám sát việc chăn nuôi, buôn bán gia cầm ở các quận/huyện vẫn còn lỏng lẻo. Ông Hưng yêu cầu các quận/huyện phải nghiêm chỉnh thực hiện việc báo cáo số liệu dịch cúm trên địa bàn theo đúng quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình cúm hiện nay.

BV 175 phối hợp BV Chợ Rẫy phẫu thuật u đường mật phức tạp

Với sự hỗ trợ của các bác sĩ Khoa Ngoại gan - mật - tụy và Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 9/3, các bác sĩ Bệnh viện 175 đã tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị u ngã ba đường mật. Được biết, bệnh nhân là N.X.N. (48 tuổi) được đưa vào Bệnh viện 175 trong tình trạng vàng da, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân... Qua các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán u ngã ba đường mật - rốn gan type III A. Đây là một bệnh lý phức tạp, có nhiều nguy cơ biến chứng, thậm chí là tử vong. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện 175 đã phối hợp với bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật cho bệnh nhân N. Theo BS-TS Phạm Hữu Chí, Phó khoa Ngoại gan - mật - tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, các chỉ số sinh tồn tương đối ổn định.

Kinh tế và Đô thị

Hà Nội: Chưa phát hiện nấm ăn vi phạm ATTP

Đây là kết quả kiểm tra do Cục An toàn thực phẩm (ATTP) phối hợp với Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia và Chi cục ATVSTP Hà Nội tại một số cơ sở cung cấp, phân phối các loại nấm ăn trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, Đoàn kiểm tra 2 loại nấm (nấm nhập khẩu và nấm sản xuất trong nước), tại 4 cơ sở, 1 cơ sở nhập khẩu, cung cấp: Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Phát (lô 27/7, Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu giấy, Hà Nội) và 3 cơ sở phân phối: Big C Thăng Long (số 222 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội); Metro Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội); Siêu thị TNHH Sài Gòn Coopmart Hà Nội (số 10 Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội). Kết quả, đối với nấm nhập khẩu, Công ty TNHH Công nghệ xanh Hưng Phát đang nhập khẩu và cung cấp cho Metro và Big C các loại nấm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Cơ sở nhập khẩu đã xuất trình giấy tờ khai hải quan, giấy chứng nhận kiểm dịch. Đối với nấm sản xuất trong nước, tại Siêu thị Coopmart Hà Nội, cơ sở đang kinh doanh 9 sản phẩm nấm tươi do 2 cơ sở cung cấp: Công ty TNHH Hai thành viên thực phẩm Lý Tưởng (59 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội), cung cấp 7 sản phẩm nấm tươi do Công ty TNHH công nghệ sinh học Phú Gia sản xuất tại đội 2, xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên; Công ty TNHH MTV SX KD DV Trâm Anh (số 2, phường 11, quận Gò Gấp, TP HCM), cung cấp 2 sản phẩm nấm tươi. Tại thời điểm kiểm tra cuối tháng 2/2014, cả 4 cơ sở trên đều không còn bán nấm của cơ sở Lưu Mai Hương, Lạng Sơn. Trong tổng số 19 sản phẩm nấm đang được bán có 11 sản phẩm có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; 4/4 cơ sở được kiểm tra có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP do cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện bảo quản đáp ứng yêu cầu. Đoàn kiểm tra đã lấy 5 mẫu nấm gửi đi kiểm nghiệm gồm: Linh chi nâu; Hải sản; Đùi gà; Đông cô có xuất xứ từ Trung Quốc và nấm Kim châm có xuất sứ Hàn Quốc. Kết quả kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia về một số chỉ tiêu ATTP ghi nhận 5/5 mẫu đạt yêu cầu. Liên quan đến thông tin cơ sở sản xuất nấm Lưu Mai Hương (thôn Quán Hồ, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) cung cấp sản phẩm nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ cho một số siêu thị tại Hà Nội, Cục ATTP đã có công văn gửi Chi cục ATVSTP tỉnh Lạng Sơn, yêu cầu báo cáo. Theo Chi cục ATVSTP Lạng Sơn, cơ sở sản xuất nấm Lưu Mai Hương đã được Sở NNPT&NT tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau an toàn; Chi cục ATVSTP Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP và 5 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP cho 5 sản phẩm: Nấm hương tươi; Nấm đùi gà tươi; Nấm hải sản tươi; Nấm thủy tiên tươi và Nấm kim châm. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có sản xuất bầu nấm; có 1 phòng lạnh để nuôi cấy giống; có 4 phòng đang ươm giống và thu hái Nấm thủy tiên tươi. Cơ sở cam đoan đã tự nuôi, trồng được 5 loại nấm đã công bố. Cùng với việc kiểm tra, Chi cục ATVSTP Lạng Sơn đã thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP do đã hết hiệu lực. Đồng thời, yêu cầu khi thu hái mỗi loại nấm, cơ sở phải báo cho cơ quan chức năng đến kiểm tra, giám sát; tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định.

Người trở về từ vùng có dịch phải khai báo sức khỏe

Tại thông báo về tình hình dịch cúm A/H7N9 ngày 6/3, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục cảnh báo về 1 trường hợp nhiễm mới cúm A/H7N9 tại Hongkong (Trung Quốc). Trước tình hình trên, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, mọi người phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn, để chủ động phòng chống bệnh cúm A/H7N9. Riêng với người trở về nước từ vùng dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn

TPHCM: dịch bệnh gia tăng nhưng kinh phí phòng dịch giảm

Trong khi một số dịch bệnh đang gia tăng thì kinh phí phòng chống dịch lại giảm hơn 50%. Phòng kế toán tài chính Sở Y tế TPHCM cho biết kinh phí phòng chống dịch bệnh năm 2014 được duyệt của thành phố là 30 tỉ đồng, giảm hơn 50% so với năm trước. Và sở đã chuyển cho Trung tâm Y tế dự phòng thành phố 10 tỉ đồng vào đầu năm. Hiện Sở Y tế đang chờ thành phố duyệt cho chuyển 12,4 tỉ đồng kết dư của kinh phí phòng chống dịch năm 2013 sang sử dụng trong năm 2014, trong bối cảnh một số dịch bệnh đang gia tăng. Trong mấy ngày qua đã có hai ổ dịch thủy đậu liên tiếp xảy ra tại trường học ở TPHCM trong khi nguồn vắc xin thủy đậu không còn. Ngành dự phòng thành phố mới chỉ nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Y tế hứa hẹn sẽ có vắc xin trong thời gian sớm nhất, mà chưa biết đến bao giờ. Báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế dự phòng quận 5 (TPHCM) ngày 5-3 cho thấy, tại trường tiểu học Hàm Tử (P1, Q5) đã xuất hiện chùm 11 ca bệnh thủy đậu trên các em học sinh cùng học một lớp. Trước đó, từ giữa đến cuối tháng 2, tại trường THCS Lê Quý Đôn tại quận 3, cũng đã xuất hiện chùm 10 ca mắc thủy đậu. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 214 ca thủy đậu, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 138 ca. Theo Trung tâm y tế dự phòng TPHCM, các ca mắc sởi tiếp tục tăng cao trong thời gian qua. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố đã có gần 250 ca, cao hơn cùng kỳ năm 2013 là 242 ca. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã đồng ý cho riêng TPHCM được mở rộng độ tuổi, địa điểm và thời điểm tiêm phòng. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, TPHCM đã có 1.708 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần 500 ca so với cùng kỳ 2013.

Báo điện tử Bộ thông tin và Truyền thông

Trung Quốc báo động tình trạng hành hung y bác sĩ

Theo báo chí Trung Quốc, trong thời gian gần đây có rất nhiều vụ việc y bác sĩ bị người dân tấn công vì bị cho rằng đã làm việc thiếu trách nhiệm. Hôm 5/3, một bác sĩ tại một bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông đã bị hơn 100 người bao vây và chửi bới. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, đám đông đã kéo bác sĩ ra sân của bệnh viện và lăng mạ vị bác sĩ này vì cho rằng ông đã không dùng đúng phương pháp chữa bệnh khiến một người đàn ông 37 tuổi bị chết do đau tim vì say rượu. Sau đó, cảnh sát phải đến hiện trường để giải tán đám đông. Tờ Southern Metropolis Daily của Trung Quốc vừa lên án những hành vi ngang ngược trên của đám đông vừa cho rằng cần phải cải thiện các kênh giao tiếp giữa bệnh nhân và nhân viên y tế để tránh xảy ra những vụ hành hung tương tự. Báo này viết: "Các bệnh nhân coi các bác sĩ như các doanh nhân, và các tổ chức y tế đang sử dụng các bác sĩ để tăng lợi nhuận của họ ... Bác sĩ cần được tôn trọng bằng những khuyến khích và công nhận để họ có thêm động lực làm việc”. Báo Nhân dân Hàng ngày (The People’s Daily) của Trung Quốc dẫn lời của ông Li Bin, Bộ trưởng Bộ Y tế và Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình Quốc gia cho biết: "Tôi đã nhận được báo cáo. Đó là hành vi rất tồi tệ. Chính quyền địa phương phải trừng trị họ theo đúng pháp luật”. Vụ việc xảy ra cũng ngày với ngày khai mạc kỳ họp thứ 2 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XII tại Bắc Kinh. Bà Li cho biết các đại biểu tham dự đại hội đã tỏ ra vô cùng sốc và tức giận đối với các cuộc tấn công gần đây nhằm vào các nhân viên y tế và đã đưa ra một số đề xuất để đối phó với tình trạng trên. Tháng trước, một bác sĩ ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị một bệnh nhân dùng thanh sắt đánh chết vì cảm thấy không hài lòng với cách chữa trị của vị bác sĩ này. Một bác sĩ ở tỉnh Hà Bắc cũng bị một bệnh nhân đâm vào cổ họng do bất mãn với kết quả phẫu thuật.

VOV

Vaccine phòng cúm H7N9 sẽ có vào tháng 5 tới

Nếu việc thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, vaccine này sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 1 đến 2 tháng tới. Chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung Quốc hôm nay (7/3) cho biết, vaccine phòng chống cúm H7N9 có thể được đưa ra thị trường vào tháng 5 tới.Theo bà Lý Lan Quân thuộc Học Viện kỹ thuật Trung Quốc, vaccine phòng chống cúm H7N9 đang được giao nộp cho cơ quan kiểm soát thuốc của Trung Quốc để tiến hành thử nghiệm. Số liệu chính thức cho thấy, cúm H7N9 đã khiến 120 người tại Trung Quốc bị lây nhiễm, trong đó có ít nhất 36 trường hợp tử vong tính từ đầu năm đến nay. Nạn nhân mới nhất là một cụ ông 75 tuổi tử vong vào cuối tuần qua tại Quảng Châu. Bà Lý Lan Quân cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy virus cúm H7N9 lây từ người sang người./.

Cơ bản khống chế được dịch cúm A/H1N1

Đến hôm nay (8/3), tỉnh Khánh Hòa đã cơ bản không chế được bệnh cúm A/H1N1, các trường hợp nhiễm bệnh đã được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Cúm A/H1N1 xuất hiện tại tỉnh Khánh Hòa hồi đầu tháng 2, làm 1 bệnh nhân tử vong và hàng chục người khác phải nhập viện. Sau thời gian điều trị tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, 20 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 đã khỏi bệnh và xuất viện. Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh cúm A/H1N1, ngăn chặn tình trạng dịch bệnh bùng phát. Ngành Y tế tỉnh này đã đặt mua thêm 1 ngàn viên Tamiflu và nhận thêm 500 viên từ nguồn hỗ trợ của Bộ Y tế để chống dịch. Bác sỹ Trần Thị Tuyết Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết: Cúm A/H1N1 đã được khống chế, dịch chỉ còn đang ở mức độ lưu hành trong quần thể ở 7/8 huyện. Hiện nay, biện pháp phòng chống cúm A/H1N1 đã có vác xin và đã được cập nhật thành phần của cúm A/H1N1 từ nhiều năm nay. Do vậy những người không có chống chỉ định với vác xin mà được tiêm phòng sẽ phòng được bệnh cúm A/H1N1./.

Bước tiến xa của y học Việt Nam từ vụ ghép đa tạng ở BV 103

Ca ghép đa tạng đầu tiên ở Việt Nam thành công khẳng định về một bước tiến rất xa của nền y học nước nhà. Đúng một tuần trước, ngày 1/3/2014, niềm vui vỡ òa với tập thể y bác sỹ Học viện Quân y và của Bệnh viện 103, khi ca ghép đa tạng (tụy, thận) đầu tiên ở Việt Nam được tiến hành thành công. 150 y, bác sĩ Việt Nam trực tiếp tham gia kíp mổ mà không có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia nước ngoài, chính là sự khẳng định về một bước tiến rất xa của nền y học nước nhà. Cho đến thời điểm này, sức khỏe của bệnh nhân Phạm Thái Huyên đã ổn định, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tự thở, mạch huyết áp ổn định, chức năng tụy, thận ghép đã hoạt động tốt, gần như là trở về bình thường. Suốt 1 tuần qua, các bác sỹ của Bệnh viện 103 thay nhau chăm sóc bệnh nhân liên tục 24/24 giờ. Bác sỹ Tô Vũ Khương, Trưởng Khoa Cấp cứu là 1 trong 3 bác sỹ nhận nhiệm vụ này. Liên tục từ hôm 1/3 tới nay, ông chỉ ngủ ở nhà đúng 1 đêm, các đêm còn lại ông đều ở bệnh viện. Ông cho biết hiện nay, thời tiết ở Hà Nội mưa phùn liên tục, độ ẩm cao, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng rất lớn, đòi hỏi công tác chăm sóc phải nghiêm ngặt. Các nhân viên vào buồng bệnh phải thay quần áo, sát khuẩn tay, đi bốt… Trong buồng bệnh luôn phải đảm bảo ấm và khô. Độ ẩm thấp nhất trong khoảng 25 -27 độ để hạn chế nhiễm khuẩn. Việc chăm sóc cho bệnh nhân hết sức đặc biệt: nhẹ nhàng nhưng phải tỉ mỉ, chính xác, từ chăm sóc như thay băng, theo dõi nước tiểu của bệnh nhân, đến việc định kỳ cứ 6 tiếng phải lấy máu một lần để xét nghiệm, xác định các chức năng tụy, thận, hô hấp, tim mạch… đảm bảo công tác điều trị sau ghép cho bệnh nhân phải đạt hiệu quả cao nhất. Một tuần đã trôi qua, kể từ sau khi ca mổ thành công, bà Vũ Thị Thọ, mẹ đẻ của bệnh nhân Phạm Thái Huyên từ Sơn La về, thường xuyên có mặt ở bệnh viện, nhưng bà vẫn chưa một lần được thăm con trai, vì lý do phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho bệnh nhân, tránh nhiễm khuẩn. Theo lời Thiếu tướng, PGS-TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103, người trực tiếp chỉ đạo, điều hành ca ghép: Khi tồn tại ở cơ thể bệnh nhân được ghép, tổ chức tụy rất dễ bị hoại tử, do đó, việc cách ly bệnh nhân một cách tuyệt đối là một yêu cầu nghiêm ngặt. Tuy vậy, những thông tin về sức khỏe của bệnh nhân Phạm Thái Huyên vẫn liên tục được các bác sỹ cung cấp cho bà Vũ Thị Thọ. Biết sức khỏe con trai đang dần ổn định, anh đã tỉnh táo, bà Thọ vô cùng phấn khởi và bà đặt toàn bộ niềm tin vào tập thể y bác sỹ của Bệnh viện 103. Bệnh nhân may mắn được ghép tụy- thận lần đầu tiên này là thượng úy Phạm Thái Huyên, 43 tuổi, công tác tại Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La, chẩn đoán bị đái tháo đường tuýp 1, suy thận độ II. Người hiến tạng sau khi bị chết não là một nạn nhân tai nạn giao thông, 34 tuổi (sinh sống tại Hà Nội). Để thực hiện ca ghép, Bệnh viện 103 đã xây dựng và tập dượt ba phương án gồm: mời các nhà khoa học nước ngoài (Nhật Bản và Bỉ) sang Việt Nam thực hiện ghép tạng khi có người hiến tạng; liên kết với các trung tâm ghép tạng hàng đầu của cả nước thực hiện; đội ngũ y, bác sỹ của Bệnh viện 103 tự thực hiện ghép tạng. Tuy nhiên, sau khi thuyết phục được gia đình người chết não hiến tặng nội tạng, thời gian cho phép tối đa chỉ là 10 tiếng đồng hồ, mời các nhà khoa học nước ngoài sang là không kịp. Bệnh nhân Phạm Thái Huyên lại ở tận Sơn La, nếu để bệnh nhân tự đi ô tô thì phải ít nhất 12 tiếng sau mới có mặt ở Hà Nội- như thế quá muộn. Bởi vậy lãnh đạo Bệnh viện 103 quyết định nhờ sự giúp đỡ của tỉnh đội Sơn La. Ngay chiều 28/2, tỉnh đội Sơn La đã điều một xe chở bệnh nhân Phạm Thái Huyên về Hà Nội và ngay 12 giờ đêm đó, bệnh nhân đã có mặt ở Bệnh viện. Thêm nữa, Bệnh viện quyết định tự tiến hành ca mổ, bởi Học viện Quân y và Bệnh viện 103 là hai đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong ghép tạng trước đó. Đây là đơn vị đầu tiên thực hiện các ca ghép thận, gan và tim đầu tiên ở Việt Nam http://vov.vn/xa-hoi/buoc-tien-xa-cua-y-hoc-viet-nam-tu-vu-ghep-da-tang-o-bv-103/314308.vov(ca ghép thận đầu tiên ở nước ta đượctiến hành vào tháng 6/1992, đến tháng 1/2004, Bệnh viện lại tiếp tục thành công với ca ghép gan, rồi ghép tim vào tháng 6/2010). Thiếu tướng, PGS-TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103 cho biết: Ghép đa tạng ở Việt Nam là một chương trình trọng điểm quốc gia giai đoạn 2011-2015. Trong số các đề tài cấp Nhà nước, đề tài ghép tụy- thận được trao cho Bệnh viện 103; ghép tim phổi do Bệnh viên TW Huế đảm nhận và đề tài ghép từ người cho chết tim do Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Với thành công hôm 1/3, sau 22 năm thực hiện ca ghép thận đầu tiên, Bệnh viện 103 tiếp tục là đơn vị y tế đầu tiên trong nước tiến hành ca ghép tụy-thận, một trong những khâu khó nhất của phẫu thuật ghép tạng và cũng là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện kỹ thuật ghép đa tạng tụy-thận trên một bệnh nhân. Kết quả thành tựu y học đỉnh cao này thêm một lần khẳng định khả năng, trình độ của các thầy thuốc Việt Nam với bạn bè thế giới. Kết quả này cũng mở ra nhiều cơ hội sống cho nhiều người bệnh nếu có nguồn tạng hiến. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Việt Nam, các ca ghép tạng từ người cho chết não vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mong muốn lớn nhất của các bác sĩ là làm sao ngày càng có thêm nhiều người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa nhân văn của việc hiến tạng. Một người không may nằm xuống, nguồn tạng hiến lại, có thể cứu được cuộc sống của nhiều người bệnh suy tạng vốn đang lay lắt như ngọn đèn dầu trước gió, có thể tắt bất cứ lúc nào./.

Công an nhân dân

Nữ bác sĩ và những áp lực... biết tỏ cùng ai

Có mặt tại Khoa cấp cứu, Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương (Hà Nội) khoảng 1 giờ đồng hồ, trong tiết trời se lạnh nhưng tôi vẫn toát mồ hôi trước sự bận rộn và nỗi sợ hãi mơ hồ ở nơi đây. Bận rộn vì các bác sĩ luôn tay sử dụng các thiết bị y tế để khám, cấp cứu người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch; mơ hồ sợ hãi vì lo bị phơi nhiễm một mầm bệnh nào đó trong môi trường đầy những người mắc bệnh nan y…“Các em khẩn trương, cấp cứu ở giường số 5…” - mệnh lệnh phát ra từ PGS.TS Quách Thị Cần, Phó Giám đốc Viện Tai- Mũi - Họng Trung ương, kiêm Trưởng khoa Cấp cứu B7, đúng lúc chị đưa tôi đi thăm một số ca bệnh nặng và có hoàn cảnh éo le thì phát hiện tình huống khẩn cấp. Lập tức, một số bác sĩ từ phòng trực nhanh chóng có mặt, áp dụng các biện pháp cấp cứu, giành lại sự sống cho một con người đang ở khoảnh khắc mong manh sống – chết. Đó là chị Quàng Thị Iệc (45 tuổi, trú tại bản Nà Cạn, phường Chiềng Sinh, TP Sơn La, tỉnh Sơn La). Xộc xệch trong bộ quần áo bệnh nhân, chị Iệc nằm như dính xuống giường, riêng phần cổ và đầu cứ rướn lên và khò khè thở. Từ vết mổ tại vùng cổ của chị Iệc phun ra những dịch nhày lẫn máu... Thấy nguy cấp, bác sĩCần xắn tay cùng các đồng nghiệp nỗ lực cấp cứu bệnh nhân. Sau khoảng 7 phút được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu, chị Iệc đã hết khó thở và qua được cơn nguy kịch.“Bệnh nhân này vừa ra khỏi phòng mổ lúc 12h30’ trưa nay (5/3). Đây là ca bệnh khá phức tạp, bệnh nhân có tiền sử lao phổi nên trong lúc phẫu thuật, tôi luôn phải nhắc các y bác sĩ hết sức thận trọng, tránh bị phơi nhiễm. Ca mổ khá phức tạp, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ. Lẽ ra chúng tôi không tốn nhiều công sức và thời gian như vậy nếu gia đình bệnh nhân có tiền mua stent (một thiết bị chuyên dùng để nong đường thở bị hẹp). Vì không có loại vật tư đặc chủng này (trên 10 triệu đồng/chiếc) nên chúng tôi đã phải tự tạo ống gắn khí quản (cắt đoạn) để đặt nong. Chính vì vậy mà mất nhiều thời gian nối, khâu, song vẫn tiềm ẩn rất nhiều tai biến so với khi bệnh nhân được đặt stent. Nhưng họ là bệnh nhân rất nghèo, lấy đâu ra từng ấy tiền” - bác sĩ Cần băn khoăn lý giải.Thấy em gái đã qua cơn nguy kịch, người phụ nữ mang dáng vẻ gầy gò và lam lũ là chị Quàng Thị Họp (chị gái của chị Iệc) tỏ ra cám cảnh phận nghèo của hai chị em: “Gia đình tôi là dân tộc Thái. Em tôi ốm yếu từ nhỏ, không có chồng con. Khoảng năm 2012, em tôi đi khám và phát hiện bị bệnh lao. Nhà nghèo nhưng mắc bệnh nặng vẫn không thể không chữa. Chị em tôi dắt díu nhau về Hà Nội chữa bệnh lao hơn một năm trời. Thế nhưng, theo các bác sĩ nói, vi trùng lao đã phá hỏng, làm chít hẹp khí quản của em tôi. Vì thế, sức khỏe nó yếu lại càng yếu vì rất khó thở. Khi nhập Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, chị em tôi chắt bóp mãi mới được 2,5 triệu đồng đóng tiền kí quỹ”. Rồi bằng giọng nói đặt sệt của người vùng cao, chị thật thà kể: “Nói thật với chú, chúng tôi rất biết ơn bác sĩ Cần và các y, bác sĩ ở đây, nhưng cũng chỉ biết nói lời cảm ơn thôi”…Trái ngược với nỗi ưu tư của chị Quàng Thị Họp là hình ảnh tíu tít chuẩn bị xuất viện của chị Thèn Thị Sơn và con gái Thèn Thị Thoa (12 tuổi). Hai mẹ con là người dân tộc Thu Lao, trú tại xã Na Nối (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Dù vẫn còn phải đeo ống thở ở trên cổ, nhưng bé Thoa nhìn khá xinh tươi. Chị Sơn cho biết: “Ba năm trước, bỗng dưng cháu nhà tôi ho ra máu. Tôi đưa cháu lên Bệnh viện huyện Bắc Hà khám thì được chẩn đoán bị hen phế quản, điều trị mãi cháu vẫn không khỏi. Khi đó, các bác sĩ nói làm tôi rụng rời chân tay: “Ở đây chữa thế là hết cách rồi. Chị phải đưa cháu về Hà Nội thì mới chữa được!”. Gia đình tôi đành đứa cháu về Hà Nội và được các bác sỹ Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương chẩn đoán cháu có khối u ở khí quản”. Bác sĩ Cần giải thích thêm: “Tuy là khối u lành nhưng nếu không được xử lí sớm, nó sẽ phát triển và làm cho cháu bé có thể tử vong bất cứ lúc nào do đường thở bị bít lấp”. Sau ca phẫu thuật, bé Thoa đã qua khỏi tình trạng nguy hiểm và tiến triển tốt. Hai tháng nữa, bé sẽ trở lại Viện để các bác sĩ kiểm tra, nếu mọi việc tiến triển tốt thì bé sẽ được đóng lỗ mở khí quản và trở lại sinh hoạt bình thường.Ôm lấy bác sĩ Cần như một người ruột thịt lâu ngày gặp lại, chị Thèn Thị Sơn rơm rớm nước mắt cảm ơn các y, bác sĩ nơi đây đã cứu con chị thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo. Tôi hỏi, thế chị cảm ơn các bác sĩ như thế nào? Chị Sơn cười thèn thẹn: “Hai tháng nữa đưa cháu về khám lại, em sẽ mang một can rượu Bắc Hà về làm quà biếu các bác sĩ!”. Bác sĩ Cần nắm chặt tay chị Sơn rồi giục: “Hai mẹ con làm thủ tục ra viện nhanh lên còn kịp ra Mỹ Đình bắt xe khách!”. Tôi tiếp tục cùng bác sĩ Cần đi thăm một số bệnh nhân. Hầu hết họ đều nghèo khó và gặp tai nạn kinh hoàng, tính mệnh vẫn chưa hết nguy hiểm. Có người bị tai nạn giao thông phải thở máy lâu, đường thở bị hỏng hết; có người đi xe máy bị vướng vào bó dây điện, đứt cuống họng… Mỗi người là một số phận và đều là những bệnh nhân phải chuyển về tuyến cuối. Khi thăm xong các bệnh nhân và cùng bác sĩ Cần ra khỏi phòng cấp cứu, tôi mới dám thở mạnh và cảm thấy toàn thân rã rời vì những gì đã phải chứng kiến. Làm báo, đã nhiều lần đi lấy tư liệu tại các bệnh viện, phải vào cả phòng mổ, những khu vực dễ lây nhiễm… nhưng mãi tôi vẫn chưa quen và luôn cảm thấy sờ sợ. Vậy mà các bác sĩ vẫn hằng ngày tiếp xúc, cứu chữa người bệnh, làm đẹp hơn cuộc đời này. Dẫu đâu đó còn có điều tiếng, còn bị phàn nàn, thậm chí vi phạm pháp luật, song các bác sĩ vẫn là những người đáng trân trọng và nghề y quả thực là một trong những nghề gian khổ nhất, cao quý nhất…PGS.TS Quách Thị Cần, Phó Giám đốc Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương:Nghề y quá vất vả, nhất là với phụ nữ chúng tôi. Mọi tiêu chí phấn đấu, trách nhiệm với công việc (như việc ứng trực, đi công tác đột xuất…), chúng tôi đều bình đẳng với anh em nam giới.Trong khi, chúng tôi còn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Nhiều áp lực không phải lúc nào cũng dễ nói, dễ được thông cảm. Chỉ mong xã hội hiểu đúng và đánh giá đúng đóng góp của chúng tôi.

Phẫu thuật bóc tách khối u 3kg trong ổ bụng bệnh nhân

Sau gần 10 ngày được tập thể y. bác sĩ Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u nặng 3kg trong ổ bụng, đến nay, sức khỏe của bệnh nhân Đ.T. H. (52 tuổi, trú Sơn Trà, Đà Nẵng) đã hồi phục tốt.Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khối u lớn sau phúc mạc chèn ép các cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, tụy, lách và các bộ phận tim, phổi làm tức ngực, khó thở, nôn ói liên tục. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân đã có tiền sử mổ 4 lần nên khối u dính vào các tạng trong ổ bụng gây khó khăn cho việc phẫu thuật, hết sức nguy hiểm tính mạng.Sau khi hội chẩn, ngày 25-2, các bác sĩ Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã quyết định phẫu thuật bóc khối u cho bệnh nhân. Sau gần 4 giờ phẫu thuật tận tình, các bác sĩ đã bóc trọn vẹn khối u nặng 3kg ra khỏi ổ bụng bệnh nhân.

Kon Tum: Bệnh nhân lao được phát hiện mới đạt khoảng 60% số bệnh nhân lao hiện có trong cộng đồng

Nhận định trên được BS-CKI Hoàng Thị Tuyến, Trưởng Khoa Lao và Bệnh phổi (Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Kon Tum) cho biết. Theo BS-CKI Hoàng Thị Tuyến, vì nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên nhiều năm qua, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Kon Tum đã quan tâm củng cố mạng lưới phòng, chống lao từ tỉnh đến cơ sở, tích cực triển khai các hoạt động chuyên môn. Đến nay, 100% cán bộ chuyên trách phòng chống lao tuyến huyện, xã và nhân viên y tế thôn, làng đã được tập huấn nâng cao kỹ năng; 97/97 xã, phường, thị trấn đã triển khai hoạt động quản lý chương trình; nhận thức về phòng, chống bệnh lao của người dân trên địa bàn tỉnh được tăng lên, bệnh nhân tự giác hơn trong thực hiện liệu trình điều trị. Trong năm 2013, toàn tỉnh Kon Tum phát hiện mới 302 bệnh nhân lao các thể, quản lý điều trị hơn 500 bệnh nhân (bao gồm cả bệnh nhân phát hiện từ năm 2012 chuyển sang), tỷ lệ hoàn thành điều trị đạt 97%. Tuy nhiên, ở Kon Tum do đa số bệnh nhân mắc lao đều là người nghèo, sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, sự hiểu biết về bệnh lao và cách phòng tránh còn hạn chế nên việc phát hiện nguồn bệnh gặp rất nhiều trở ngại; tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện mới ước đạt khoảng 60% số bệnh nhân lao hiện có trong cộng đồng…đòi hỏi có sự tham gia đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể; sự quan tâm đầu tư thỏa đáng, thực hiện chính sách ưu tiên đặc biệt trên lĩnh vực phòng, chống lao; ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV; tăng cường công tác truyền thông,…

Thận trọng kẻo tiền mất tật mang vì “thuốc ngâm” trị bách bệnh

Trị mụn 100%, làm mát da, trị đau bụng, trúng gió, đau xương, đau khớp…đây là những lời quảng cáo khá hấp dẫn của nhiều sạp kinh doanh “thuốc ngâm” – thuốc nam ngâm với rượu được cho là biệt dược chăm sóc sức khỏe, trị bách bệnh trên thị trường thời gian trở lại đây. Sẽ không có gì đáng bàn, nếu đi kèm với các sản phẩm này không có sự mập mờ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. “Thuốc ngâm” trị bách bệnh, “thuốc ngâm” chăm sóc sức khỏe là cách gọi của một số chủ kinh doanh dùng cho các sản phẩm thuốc nam được cho là cổ truyền, là biệt dược sau khi ngâm với rượu (hoặc với nước) có công dụng chăm sóc da, sức khỏe của người sử dụng. Thị trường kinh doanh các sản phẩm dạng này thời gian trở lại đây diễn ra khá nhộn nhịp. Ngày 6/3, chúng tôi có mặt tại điểm lễ hội Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh). Ở lối dẫn lên khu vực cáp treo – Yên Tử, chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều khách hành hương lui tới các sạp kinh “thuốc ngâm”. Chị chủ sạp kinh doanh “thuốc ngâm” S.T thấy chúng tôi ghé vào liền vồn vã: “Mua thuốc gì em ơi! Sạp của chị, thuốc gì cũng có”. Tại sạp kinh doanh “thuốc ngâm” này bày la liệt các sản phẩm thuốc nam “cổ truyền” được quảng cáo, sau khi ngâm với rượu sẽ chữa được nhiều chứng bệnh, giúp người tiêu dùng vượt qua các chứng bệnh. Cầm trên tay chai nhựa (loại 500ml) bên trong có đựng nhiều rễ củ, chị chủ cho biết, đây là chai thuốc xoa bó “thần dược” Yên Tử. Chỉ cần đổ thêm rượu vào ngâm, nó sẽ phát huy công hiệu trị được các chứng bệnh như: đau nhức mỏi tay chân, cảm – trúng gió, đau bụng đi ngoài… Không chỉ bày bán các loại thuốc nam mới qua sơ chế, ở đây, chủ cửa hàng còn bày bán nhiều loại “thuốc ngâm” – tức thuốc nam đã được ngâm với rượu có các công dụng như: trị sâu răng viêm lợi; xoa bóp đặc biệt; chữa đau xương, đau khớp v.v... Ghi nhận trên tuyến đường từ khu vực cáp treo lên chùa Đồng tại lễ hội Yên Tử, chúng tôi cũng bắt gặp không ít sạp kinh doanh “thuốc ngâm” lưu động tương tự. Từ chữa viêm xoang, đau xương, nhức khớp cho đến chữa đau thần kinh cơ, sỏi thận, viêm gan… tất cả đều được chủ các sạp chào bán khá nhộn nhịp. Hình ảnh “thuốc ngâm” hút khách tìm mua, sử dụng cũng xuất hiện tại điểm lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức – Hà Nội). Tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh việc chào bán tại các điểm lễ hội, hiện trên mạng Internet, hoạt động kinh doanh “thuốc ngâm” - “rượu thuốc” trị bách bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng diễn ra khá phổ biến. Nói vậy cũng bởi, chỉ cần lướt web trong ít phút, không khó để bắt gặp những trang mạng xã hội, diễn đàn- forum chuyên quảng cáo, cung cấp “thuốc ngâm” có công năng làm đẹp cho người tiêu dùng. Điển hình như trên trang web có địa chỉ: www.enbaxxx, chủ cơ sở có số điện thoại: 0909648xxx cho biết, shop của mình chuyên cung cấp buôn và lẻ “thuốc ngâm” – rượu thuốc gia truyền làm sạch da nhờn, ngăn mụn, se lỗ chân lông… cho da trắng hồng hiệu quả. Đáng chú ý, để hút khách hơn, chủ diễn đàn còn đăng tải thêm lời giới thiệu sản phẩm: “Thuốc làm từ rễ cây thiên nhiên, thuốc nam chính gốc, thuốc gia truyền chuyên công dụng tái tạo da, chống lão hóa da, làm cho da trắng hồng và mịn màng như da em bé…”. Thực tế cho thấy, cùng với nhu cầu trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, dưỡng da của người tiêu dùng, thời gian trở lại đây, thị trường kinh doanh “thuốc ngâm” đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Số lượng người tìm mua, sử dụng không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng bàn nếu đi kèm với thị trường kinh doanh sản phẩm được cho là biệt dược này, không xuất hiện tình trạng mập mờ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Trở lại các sạp kinh doanh “thuốc ngâm” ở lễ hội Yên Tử. Qua ghi nhận thực tế ở đây, chúng tôi được hay, hầu hết các sản phẩm “thuốc ngâm” đều mập mờ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kiểm định. Lẽ bởi, khi cầm trên tay các chai “thuốc ngâm” chữa cảm – trúng gió, “thuốc ngâm” xoa bóp đặc biệt… chúng tôi thấy rằng, ngoài những chữ loằng ngoằng ghi công dụng chữa trị, cách pha chế rượu ra, đều không hề thấy sự xuất hiện của những dữ liệu về mã số kinh doanh, số hiệu kiểm định chất lượng do cơ quan chức năng cấp… Đáng bàn hơn, các chai “thuốc ngâm” được cho là biệt dược, chữa bách bệnh này có giá khá bèo chỉ khoảng 30 – 50 ngàn đồng/chai. Cũng giống như các sạp kinh doanh “thuốc ngâm” ở khu vực lễ hội Yên Tử, trên trang mạng www.enbaxxx, để tạo sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm “thuốc ngâm”, “rượu thuốc” do mình cung cấp, chủ diễn đàn đã khẳng định như đinh đóng cột: “Thuốc có cho dùng thử, đặc biệt không để lại vết thâm do mụn, hiệu quả sau khi sử dụng. Thuốc dành cho mọi lứa tuổi, không gây tác dụng phụ. Hiệu quả 100%...”, thay vì đưa ra các cứ liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ, số hiệu đăng ký chất lượng sản phẩm do cơ quan chức năng cấp (!). Về vấn đề này, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng tỏ ra lo ngại trước tình trạng kinh doanh “thuốc ngâm”, thuốc nam không rõ nguồn gốc xuất xứ, mập mờ về chất lượng sử dụng trên thị trường như hiện nay. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Hùng, người tiêu dùng nếu không cẩn trọng trước những lời quảng cáo “bốc trời” của các chủ kinh doanh, bỏ tiền mua số “thuốc ngâm”, thuốc nam mập mờ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kiểm định không rõ ràng về sử dụng rất dễ gặp những biến chứng khôn lường như: nhẹ thì viêm loét da, dị ứng, nổi mề đay… nặng thì suy thận, suy gan, thậm chí còn bị tử vong nếu bị ngộ độc nặng không được cấp cứu kịp thời. Đồng quan điểm trên, bác sĩ Trần Văn Thuấn, Trưởng khoa Y học dân tộc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội cũng khuyến cáo, để tránh “tiền mất, tật mang”, người dân cần tìm mua các loại thuốc y học dân tộc tại các cơ sở được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động kinh doanh thay vì mua, sử dụng các loại thuốc nam, “thuốc ngâm” không rõ nguồn gốc xuất xứ bày bán tràn lan trên thị trường

An ninh Thủ đô

Niềm tin mê muội vào một “thánh cậu” 9 tuổi chữa được bách bệnh

Chỉ cần đến gần ngã tư QL20 và QL1A, hỏi bất cứ người dân nào cũng được nghe kể chuyện về một ông thánh mới xuất hiện tại địa phương. Ông thánh này mới có chưa đầy 10 tuổi, đang học lớp 4 nhưng đã có quyền năng chữa tất tật các bệnh trên đời. Ông thánh này còn giỏi hơn các bệnh viện ở Âu Mỹ vì chữa được cả ung thư, cả HIV…  Câu chuyện chỉ mới được đồn thổi mấy tháng nay mà đã kéo hàng nghìn bệnh nhân từ khắp các tỉnh phía Nam đến cái xóm nhỏ thuộc ấp Ngô Quyền, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, mong được thánh đuổi đi cơn bệnh trọng. Lạ nhất là thánh này chữa bệnh không cần thuốc thang máy móc gì mà chỉ bằng bàn tay và phương pháp chữa bệnh duy nhất là…sờ.

Được thánh độ trong cơn mê

Ông thánh chữa bách bệnh này có tên là Phùng Minh Quân, hiện đang theo học lớp 4A, trường tiểu học Trần Bình Trọng (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Quân là con nuôi của ông bà Phùng Văn Độ và Nguyễn Thị Tất. Cách đây 9 năm,  Quân là đứa bé bị bỏ rơi được ông bà Độ mang về nuôi. Cha mẹ nuôi của Quân là những người lao động nghèo vất vả sớm hôm. Kinh tế cả nhà chỉ trông vào 4 sào vườn trồng chôm chôm và làm thuê làm mướn, buôn bán vặt. Tuy vậy, niềm vui của ông bà chính là bé Quân trắng trẻo, đẹp trai. Dẫu đời sống khó khăn nhưng cha mẹ nuôi của Quân cũng cho cậu được đến trường. Cách đây mấy tháng, có một đêm, cậu bé Quân nằm mơ thấy một ông thánh da đen hiện ra, đến bên cạnh rồi đặt một bàn tay lên người cậu và nói: Hãy đi chữa bệnh cho mọi người. Sáng dậy, cậu kể cho cha mẹ nuôi nghe. Vừa đúng lúc ấy, bà Tất cũng vừa bị ngã trật chân khi đi làm cỏ mía. Cậu bé Quân liền xoa tay vào chân bà Tất. Lạ lùng thay, bà Tất thấy mọi sự đau đớn biến mất. Quá sung sướng, bà Tất dẫn Quân sang nhà bà nội (mẹ ông Độ). Bà mẹ ông Độ bị đau lưng đã nhiều năm. Và cũng kinh sợ hơn, tay cậu Quân vuốt dọc sống lưng bà cụ đến chỗ nào thì hết đau chỗ đó. Ông Độ qua lời kể của cậu bé đoán ra hình tượng ông da đen hiện ra trong giấc mơ của Quân là ông thánh. Ông liền cho dựng tượng của ông thánh này và một bàn thờ ngay trước nhà mình. Và từ đó bàn thờ này luôn thu hút hàng trăm người ngày đêm tới khấn vái cùng những lễ vật. Lúc đầu chỉ là những người quanh vùng đến nhờ chữa bệnh, nhưng sau đó sự việc đã ra ngoài tầm khống chế. Câu chuyện có vẻ huyền bí này không biết có bao nhiêu phần sự thật nhưng một đồn trăm, trăm đồn vạn,  mỗi ngày hàng trăm người bệnh đã kéo đến nhờ cậu bé sờ để đuổi con bệnh đi. Có ngày người ta đã đếm được hàng nghìn người kéo đến xóm nhỏ này. Theo những người ở địa phương, cậu bé này rất là “kỳ bí” chữa được bách bệnh song người được chữa bệnh muốn hết bệnh phải có đức tin là mình sẽ khỏi bệnh thì bệnh tình mới hết được. Hiện nay, lượng người bệnh từ các tỉnh về đây chữa bệnh miễn phí đông như trẩy hội, cho nên gia đình đang lên kế hoạch “khoanh vùng” cho có trật tự và quy củ!

Cách chữa bệnh u mê và hoang tưởng

Trong vai một người đang bị bệnh trọng, chúng tôi tìm đến thánh Quân để chữa. Ngay từ sáng sớm, ngoài ngã tư quốc lộ đã tấp nập người bệnh trên xe lăn, trên xe ta xi, thậm chí có người còn được người nhà chở  võng đi, tất cả trực chỉ nhà ông Độ. Đó là một ngôi nhà cấp 4 nhỏ, nằm khiêm tốn trong vườn chôm chôm. Mặc dù chúng tôi đến sớm, nhưng trong sân đã có hơn chục người đang nằm ngồi ngổn ngang chờ thánh Quân chữa bệnh. Lặng lẽ đứng vào hàng, nhưng chúng tôi ngạc nhiên đến sợ hãi khi chỉ trong vòng 10 phút, hàng người chờ thánh chữa bệnh đã kéo ra mãi ngoài đường. Có dễ đã hơn một trăm người. Hỏi thăm người bện cạnh, bà Phúc người ở Vĩnh Long, bà nhăn nhó: Ăn nhằm gì, đến 9 giờ sáng có khi còn đến cả nghìn người. Bà Phúc bị ung thư vú, đã phẫu thuật, nhưng nay, theo kết luận của bệnh viện ung bướu, bà đang bị di căn. Nghe tin thánh chữa được bách bệnh, bà lên đây, nghỉ trọ ngay tại ấp để nhờ thánh chữa cho dứt bệnh. Bà Phúc đã được thánh sờ cho hai lần rồi, nhưng chưa thấy bệnh lui mà người còn có vẻ mệt. Hôm nay bà muốn được thánh sờ lần cuối để về nhà. 
Ngoài ngõ có tiếng cãi nhau, chắc có người chen hàng. Từ trong nhà, một người phụ nữ đi ra, to tiếng: Tất cả trật tự. Hôm nay thánh được nghỉ học, ai cũng được thánh chữa cho, không phải chen lấn. Sau đó bà ta hướng dẫn mọi người “thủ tục” để thánh chữa bệnh. Hóa ra tuy thánh chữa bệnh miễn phí, nhưng cũng không từ chối hảo tâm của mọi người. Bà ta chỉ đề nghị mọi người mua một phần lễ gồm bánh kẹo và 2 chai nước đặt lên bàn thờ khấn lễ, sau đó để lại bánh kẹo, còn mang chai nước đi. Lễ xong, mọi người xếp hàng để thánh hỏi han và sờ từng người một. Theo bà Phúc, trước đây, trước nhà cũng có một hòm công đức, nhưng chính quyền địa phương đã có lệnh cấm, nên ai có hảo tâm cứ đặt tiền trên bàn thờ. Sau khi được phổ biến thủ tục, mọi người chạy vội ra ngõ mua lễ. Hóa ra để phục vụ cho việc chữa bệnh của thánh, cả xóm nhỏ này đã thành chợ với đủ các hàng hóa, dịch vụ, từ bán bánh kẹo, hoa quả đến ăn uống và thậm chí cả nghỉ trọ nữa. Nhìn những người bệnh bám víu vào bàn thờ khấn lễ, lấy tay xoa vào tượng thánh rồi xoa vào người, chúng tôi nhận ra cả một sự mê muội không thể tả được. 
Hai hàng người đã ngồi im lặng trước sân. Cửa mở, nhìn vào trong nhà chỉ thấy một bộ sa lông cũ kỹ, ngoài ra không có vật dụng gì đáng giá. Thánh Quân là một cậu bé mũm mĩm, da trắng, mắt sáng. Cậu đến từng người, hỏi bệnh và sờ. Câu phổ biến nhất của cậu là: Bị bệnh gì? Đau ở đâu? Hỏi xong cậu lấy tay sờ vào chỗ đau, hoặc vuốt một cái. Thế là xong. Đến lượt tôi, cậu hỏi: Bị bệnh gì? Tôi trả lời: Dạ, tôi bị bệnh phổi ạ. Thánh không nói gì, thò tay xoa vào ngực tôi một cái. Thấy thánh quay sang người khác, tôi vội hỏi: Có cần phải làm gì không ạ. Cậu cũng chẳng thèm quay lại, buông một câu: Về đi, từ từ sẽ khỏi. Cứ vậy, mỗi buổi sáng thánh có thể ra tay tế độ cho hàng trăm người. Nhìn về phía bàn thờ, tôi thấy người đàn bà đang dọn đồ lễ cùng tiền bạc vào trong một giỏ xách lớn. Chắc những đồ lễ này sẽ được chuyển ra mấy quán hàng ngoài ngõ để bán tiếp cho người khác. Nhìn hàng trăm người bệnh nặng ngồi nằm từ trong sân đến ngoài vườn mà chúng tôi ngao ngán. Đi qua cổng nhà, tôi mới nhìn thấy tấm biển “Nghiêm cấm tụ tập đông người…” ai đó đã dỡ ra đặt úp trong bụi cây. Chắc đây là tấm biển của chính quyền địa phương. 

Hậu quả nặng nề cho cả thánh lẫn người bệnh

Trước tình trạng rối ren, nhốn nháo từ việc khám bệnh bằng hình thức mê tín dị đoan, ông Trần Văn Danh, Chủ tịch UBND xã Bàu Hàm 2 cho biết, UBND xã đã mời gia đình lên làm việc nhiều lần, yêu cầu gia đình cam kết không cho Quân “chữa bệnh” nữa; đồng thời vận động nhân dân không nghe theo tin đồn thất thiệt nhưng chỉ được vài ngày thì đâu lại vào đó. Theo UBND xã Bàu Hàm 2, do Quân còn nhỏ tuổi và không lấy tiền chữa bệnh nên chính quyền xã chỉ biết vận động, thuyết phục chứ không thể xử phạt.Vì thế, chữa bệnh bằng cách sờ, vuốt xuất hiện mấy tháng nay song vẫn chưa thể xử lý dứt điểm. Bác sĩ Đặng Thị Thơm, Trưởng phòng Y tế huyện Thống Nhất cho biết, trước sự việc như trên, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đến tận nhà ông bà Độ để kiểm tra. Trong đợt kiểm tra, đoàn đã buộc ông bà Độ phải ngừng ngay hoạt động. Cả hai ông bà đều cam kết trên giấy tờ nhưng thực tế khu vườn vẫn đông khách và cậu bé “thần y” vẫn chữa bệnh. Lần thứ 2, đoàn kiểm tra tiếp tục làm việc và yêu cầu phải chấm dứt hoạt động. Đồng thời, UBND huyện Thống Nhất đã có chỉ đạo các ngành, đoàn thể vào cuộc vận động gia đình ông Độ chấm dứt việc chữa bệnh trái phép. Theo bác sĩ Thơm, việc chữa bệnh của em Phùng Minh Quân là không khoa học chỉ dựa vào mê tín dị đoan, đánh vào tâm lý người bệnh đang hoang mang lo sợ.  Còn với chính thánh Quân thì cái hại nhãn tiền. Từ ngày cậu bé thực hiện việc chữa bệnh, sức học của cậu kém hẳn. Nhà trường đã nhiều lần yêu cầu gia đình đến trường trao đổi về việc học của cậu bé Quân, nhưng tình hình không thay đổi. Theo tin chúng tôi nhận được, chắc chắn năm nay cậu bé Quân sẽ bị lưu ban, không được lên lớp.
Còn đối với người bệnh, Trưởng phòng Y tế huyện Thống Nhất cũng đã khuyến cáo rằng cách chữa bệnh của cháu bé hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Bởi trên thực tế, mỗi căn bệnh đều phải có cách khám, chữa và điều trị riêng. Nếu ai đó tin rằng chỉ xoa vuốt mà khỏi bệnh là rất ảo tưởng, ngớ ngẩn… Nếu có bệnh, người dân nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám để chẩn đoán và chữa trị kịp thời... Nếu tin vào những thủ pháp tâm linh này, rất có thể người bệnh sẽ không được cứu chữa kịp thời, hậu quả sẽ rất nặng nề. Mặc dù có rất nhiều đồn thổi, nhưng đến nay, các cơ quan chức năng cũng như địa phương chưa xác định được một trường hợp nào khỏi bệnh nhờ cậu bé Quân này sờ cả.

Chữa trị những “ca” khó

Nguyên tắc của bảo hiểm y tế là đóng theo thu nhập và hưởng theo mức độ bệnh tật, đồng thời theo nhóm đối tượng. Tức là, bệnh nặng thì được hưởng nhiều, bệnh nhẹ thì hưởng ít. Một thực tế diễn ra nhiều năm nay là, các tỉnh nghèo thường có kết dư quỹ bảo hiểm y tế nhưng lại phải bù bội chi cho các tỉnh giàu. Có ý kiến cho rằng, điều này có nghĩa là người nghèo tham gia bảo hiểm đang phải đóng tiền bù đắp chi phí khám chữa bệnh cho người giàu. Hiện tại, ở các tỉnh miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, trang thiết bị khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu, dịch vụ y tế kém phát triển nên không đủ cơ sở để chi cho người bệnh. Do vậy tỷ lệ kết dư bảo hiểm y tế (BHYT) khá lớn. Tuy vậy, theo Vụ trưởng Vụ BHYT, ngành y tế thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm theo phác đồ điều trị nên không hẳn là người giàu được chi nhiều hơn. Nói rằng tỉnh nọ bù cho tỉnh kia cũng không hoàn toàn chính xác. Trong thực tế, ngành y tế đang phân tuyến kỹ thuật, tức là bệnh nhẹ điều trị ở tuyến dưới, bệnh nặng điều trị tuyến trên. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thường quá tải vì phải khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân “vượt tuyến”, nhiều trường hợp bệnh nhân nặng. Điều quan trọng của BHYT không phải là chi nhiều hay ít mà là chi có đúng người bệnh hay không, có lạm dụng hay không và việc chi có hiệu quả để cứu người bệnh hay không. Với số kết dư quỹ BHYT lên tới 12.800 tỷ đồng, dư luận cho rằng, để giảm sự bất bình đẳng trong thụ hưởng BHYT, ngành y tế nên để phần kết dư này cho các tỉnh sử dụng và đầu tư vào trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ y tế. Luật BHYT năm 2008 quy định trường hợp địa phương có kết dư quỹ sẽ được sử dụng một phần để đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhưng một thời gian dài không thực hiện được. Khi xây dựng Luật BHYT sửa đổi vẫn tồn tại hai luồng ý kiến. Một là, sau khi có một nguồn quỹ dự phòng ổn định, nên phân bổ một tỷ lệ kết dư cho địa phương để nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ. Hai là, quỹ BHYT phải được tập trung, thống nhất trong cả nước để dự phòng và chia sẻ, điều tiết cho các địa phương. Trước câu hỏi, việc quy định mức trần chi trả BHYT có hợp lý hay không. Vụ trưởng Vụ BHYT cho rằng, không nên quy định trần chi trả, nhất là đối với các tuyến dưới để nếu bệnh nhân nặng cần điều trị nhiều tiền thì quỹ phải hỗ trợ và chia sẻ. Song thực tế là có quy định mức trần nhằm mục đích giảm chi trả từ quỹ BHYT cho bệnh nhân chuyển tuyến và tránh tình trạng lạm dụng quỹ ở tuyến trên. Hiện nay, quy định trần không dành cho tuyến huyện mà chỉ áp dụng cho tuyến tỉnh để hạn chế bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Như vậy, bệnh nhân tuyến dưới điều trị bao nhiêu cũng được, nhưng lên tuyến trên thì phải có trần chi trả. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật BHYT sẽ có nhiều điểm mới so với luật cũ như giảm dần mức đóng theo hộ gia đình; quy định gói dịch vụ y tế do BHYT chi trả… Dư luận mong chờ và hy vọng Luật mới sẽ chữa trị tận gốc những “ca” khó của ngành y tế đã và đang tồn tại lâu nay như quá tải, nằm ghép giường, “vượt tuyến”…

Hà Nội mới

Học viện Quân y đón nhận Huân chương Độc lập Hạng ba

Sáng ngày 8/3, Học viện Quân y tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống (10/3/1949 - 10/3/2014) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Học viện Quân y tiền thân là Trường Quân y sĩ. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các thầy thuốc, các đội điều trị của Học viện đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, như: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hòa Bình, Đông-Xuân; Điện Biên Phủ;  Bình Giã, Đồng Xoài, Khe Sanh; Quảng Trị 1972, Mậu Thân 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975... với phương châm “Bám sát chiến trường, bám sát bộ đội”, góp phần cùng quân dân cả nước giành chiến thắng.
Trong giai đoạn cách mạng mới, Học viện Quân y đã phát triển về chất, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực từ sơ, trung cấp đến đại học, sau đại học. Đến nay Học viện đã đào tạo được gần 90.000 cán bộ, nhân viên y tế; hơn 800 tiến sĩ, hơn 8.000 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và bác sĩ nội trú... Học viện đã hoàn thành trên 900 đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài được ứng dụng thực tiễn, đạt giải thưởng khoa học quốc gia và quốc tế.

Sức khỏe & Đời sống

Người “cấy” kỹ thuật y Việt ở trời Âu

Ở Hungari, có rất nhiều người châu Á, nhưng không có một phòng khám tư nào do người Châu Á đứng tên, thế mà lại có một phòng khám chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền của người Việt Nam: “Viện cấy chỉ phục hồi chức năng Việt Nam, bác sĩ Lê Thúy Oanh”…

Mối duyên với cây kim châm cứu

Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu bằng những ký ức vui vẻ. Theo nghề bố, cô gái Hà Nội xinh xắn, nhỏ nhắn Lê Thúy Oanh vào bộ đội thông tin năm 1974, đóng ở Sư đoàn 361 tại Hà Nội. Nhưng rồi, như một cơ duyên, năm 1976, chị lại thi đỗ vào Học viện Quân y. 6 năm dùi mài kinh sử, năm 1982, ra trường chị được phân công làm việc làm tại Khoa Tim mạch (Viện Quân y 91). Bác sĩ Oanh bắt đầu câu chuyện cuộc đời mình như vậy. Nhưng rồi, không biết vì ngưỡng mộ GS. Nguyễn Tài Thu hay phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền hút hồn mà sau một lần được nghe GS. Nguyễn Tài Thu nói chuyện về châm cứu, chị quyết theo đuổi nghề. Từ khi ở trường, chị đã tìm hiểu về cấy chỉ của Viện 103, lúc đó là phương pháp cấy chỉ bằng kim khâu da, phải gây tê trước và bệnh nhân đau nhiều. “Tại Viện 91, tôi đã áp dụng cấy chỉ cho bộ đội bị hen và đau cột sống, đầu gối...”, chị kể. Năm 1984, chị chuyển hẳn về Viện Châm cứu làm việc. Hơn 4 năm dưới sự hướng dẫn của GS. Nguyễn Tài Thu, chị đã học hỏi được nhiều về chuyên môn. Năm 1989, sau một lần đi chuyên gia bên Hungari, chị được đích thân Giám đốc của Viện Khớp và Vật lý trị liệu quốc gia Hungari mời sang làm chuyên gia châm cứu và giảng dạy. Băn khoăn lắm vì lúc đó chị không hề biết một chữ tiếng Hung nào cả. Nhưng rồi, được bố mẹ và chồng cổ vũ, động viên, chị cũng lên đường với vốn tiếng Anh, Pháp ít ỏi.

Những tháng ngày vất vả

Những ngày đầu làm việc tại Hungari là những chuỗi ngày khó khăn. Xứ sở, những gương mặt, ngôn ngữ và món ăn... tất cả đều xa lạ. Chị như người đi lạc giữa rừng, nỗi nhớ nhà, nhớ chồng, nhớ đứa con trai bé bỏng mới 3 tuổi,... Nhắc lại mảng kí ức ấy, nước mắt vẫn đọng trên khóe mắt chị. “Mấy tháng đầu tôi khủng hoảng tinh thần. Cả tháng trời cứ hết giờ làm việc là tôi lại khóc. Nhưng rồi, tôi tự động viên mình gượng dậy và bắt đầu tự học tiếng Hung. Lúc đầu tôi nhờ người phiên dịch, sau tôi tự học, làm việc cùng người Hung để có thể tự nhớ từ, thuộc từ. Giao tiếp bằng bút giấy, bằng động tác tay chân... hơi mất thời gian nhưng tôi rất vui vì bệnh nhân nói: “Bạn không giỏi tiếng Hung nhưng bạn chữa bệnh rất hiệu quả, chúng tôi cần điều đó”. 6 tháng sau, chị đón con trai sang. Vừa đi làm, nuôi con, không bà con thân thích. Những ngày mùa đông, trời lạnh âm độ, phải dậy từ 6 giờ sáng, trời tối mù mịt, bế con đi gửi trẻ khi con vẫn đang ngủ... Không bao giờ chị quên được, có một lần chị bị cảm, sốt và nôn nhiều, đứa con trai bé bỏng cứ ôm chầm lấy chị khóc và nói “Mẹ ơi mẹ đừng chết..”. Thế rồi, mẹ khóc, con khóc... Đến năm 1996, chồng chị, anh Trần Ngọc Hân, mới làm xong thủ tục để sang Hungari. Những tưởng cuộc sống mới sẽ tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Nhưng rồi, một tai nạn thảm khốc năm 2005 đã cướp mất người chồng luôn sát cánh, động viên chị. Sự ra đi đột ngột của anh làm chị sốc nặng. Mấy tháng liền chị cứ ăn gì là nôn thốc nôn tháo. Sau đó chị không ăn uống, nằm một chỗ và bại liệt nửa người trái, nằm viện 2 tháng, rồi phải ngồi xe lăn. Cuộc sống với chị chẳng còn ý nghĩa khi các đồng nghiệp Hung trả lời không chữa được. Mọi thứ như sụp đổ. “Tôi sút cân, người chỉ còn 40kg...”. Giọng chị nghẹn lại. Cuối cùng chị suy nghĩ, nếu không gượng dậy, con trai mình ai sẽ chăm sóc? Còn bao nhiêu kế hoạch dang dở của hai vợ chồng?... Thế là chị quyết định tự chữa cho mình bằng cấy chỉ. “Tôi tự châm phía trước cho mình, phía sau lưng phải nhờ đồng nghiệp. Sau 3 lần cấy chỉ thì tôi đi lại được”. Sau đó, chị tiếp tục đi làm và hoàn thành tâm nguyện của anh: mở Viện Cấy chỉ phục hồi chức năng Việt Nam tại Buddapest. Đôi vai chị so lại. Không thể ngờ được rằng người đàn bà xinh đẹp, nhỏ bé ngồi trước mặt tôi lại có thể vượt qua nhiều thăng trầm đến vậy!

Trời không phụ lòng người

Để thuyết phục được người châu Âu chấp nhận một phương pháp chữa bệnh bằng YHCT của Việt Nam không phải đơn giản. Người châu Âu vốn quá quen thuộc với những phương pháp tối tân và thiết bị hiện đại, họ không tin vào chỉ, vào cây kim có thể chữa khỏi được bệnh. Chị kể: “Ban đầu, khi ở Viện Khớp và Vật lý trị liệu quốc gia Hungari, tôi có giới thiệu phương pháp cấy chỉ bằng kim cải tiến mà tôi tự tạo ra nhưng không được chấp nhận, vì không ai biết phương pháp đó là gì cả. Một vài đồng nghiệp động viên tôi cấy chỉ cho bệnh nhân. Tôi làm lén, không cho lãnh đạo bệnh viện biết. Sau ba lần cấy chỉ, bệnh nhân đã hồi phục nhanh chóng. Lúc này lãnh đạo bệnh viện biết và ngay lập tức đã đồng ý cho tôi làm cấy chỉ”. Đến giờ, chị vẫn nhớ như in trường hợp một trẻ 4 tháng tuổi bị tắc ruột, nếu không mổ ngay tính mạng cháu bé sẽ nguy hiểm - bệnh viện hội chẩn và quyết định như vậy. Nhưng gia đình xin cho BS. Oanh chữa và Ban Giám đốc viện đã quyết định để BS. Lê Thúy Oanh chữa bằng cấy chỉ. Sau cấy chỉ lần một, hai tiếng sau cháu bé đã đi ngoài được nhiều lần, không cần phải mổ nữa. Một ca bệnh mà chị không thể nào quên, đó là một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não lần hai. Trước khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, gần như cùng lúc, vợ bệnh nhân thì gọi điện cho chị, còn con bệnh nhân lại gọi điện đến bệnh viện Tây y. Lúc chị đến nhà bệnh nhân thì xe cấp cứu của bệnh viện đã ở đó và chuyển bệnh nhân vào bệnh viện. Chị theo bệnh nhân đến bệnh viện nhưng trong lòng không hy vọng có thể cấy chỉ cho bệnh nhân bởi đó gần như là việc không thể trong một bệnh viện của Hungari. Sau khi cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng trong tình trạng liệt, méo mồm, không nói được. Người nhà đề nghị bác sĩ Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện cho chị được cấy chỉ cho bệnh nhân. Trái với những gì chị lo lắng, vị bác sĩ đã đồng ý ngay. Và một kết quả không ngờ tới: 1h trưa cấy chỉ thì đến 5h chiều bệnh nhân đã nói được, dậy tự đi lại được. “30 năm làm nghề chưa có một trường hợp nào hồi phục nhanh thế”, BS. Oanh xúc động chia sẻ. Sau này khi đã thân thiện hơn, chị có hỏi lại vị bác sĩ Trưởng khoa nọ lý do vì sao ông đồng ý để cho một bác sĩ Việt Nam chữa bằng phương pháp cấy chỉ chữa cho bệnh nhân của mình, ông trả lời: “Tôi đã nghe nhiều tới viện của bà và phương pháp của bà nhưng thú thực tôi không tin lắm, bây giờ thì thực là sáng mắt”. Để một người nước ngoài đứng tên mở một phòng khám tư nhân trên đất Hungari là một việc không hề đơn giản. Phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn của nước bạn... Nhưng với những nỗ lực hết mình, năm 2006 chị đã mở Viện Cấy chỉ phục hồi chức năng Việt Nam tại Buddapest. Đây thực sự là một thành công lớn trong việc đưa YHCT ra thế giới của chị. Chị tự hào: “Ở Hungari có tới 80 ngàn dân Trung Quốc nhưng không có một phòng khám nào do người Trung Quốc đứng tên, thế mà lại có một phòng khám chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền của người Việt Nam”. Tiếp đến, chị mở một trung tâm cấy chỉ tại Hà Nội và nhiều năm qua cũng đã cứu chữa rất nhiều ca bệnh nặng. Ở châu Âu, nói đến YHCT phương Đông người ta thường nói đến Trung Quốc, nhưng nói về phương pháp cấy chỉ thì chỉ có Việt Nam và phương pháp cấy chỉ Lê Thúy Oanh. Cho đến bây giờ, bệnh nhân từ Anh, Pháp, Mỹ, Australia, Thụy Sĩ và nhiều nơi trên thế giới đã tìm đến chị. Bằng cây kim cấy chỉ, BS. Oanh đã điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh, trong đó có cả bệnh nhân ung thư, bại liệt, hội chứng Down, viêm thần kinh tọa, đau khớp... Nhiều cặp vợ chồng vô sinh cũng đã tìm được niềm vui nhờ phương pháp này. Hiện nay, ngoài công việc chính ở Bệnh viện công của Hungari và Viện Cấy chỉ phục hồi chức năng Việt Nam, BS. Oanh còn là Chủ tịch Hội từ thiện của Việt Nam tại Hungari. Cũng từ cương vị này chị đã giúp đỡ rất nhiều cho các bệnh nhân ở Việt Nam: cung cấp kim, chỉ, sách, kinh phí đào tạo và hỗ trợ cho các y, bác sĩ ở các trung tâm chữa bệnh từ thiện cho bệnh nhân nhiễm chất độc da cam...

Làm sao để phát triển phương pháp cấy chỉ?

Giảng dạy, chữa bệnh ở nhiều nước, nhưng BS. Lê Thúy Oanh vẫn luôn mong mỏi được chữa bệnh cho đồng bào của mình. Chính vì thế, hơn 20 năm qua chị vẫn về thăm và làm việc tại Việt Nam. Chị đã truyền đạt những kỹ năng và kinh nghiệm trong điều trị bệnh bằng phương pháp cấy chỉ cho đội ngũ y, bác sĩ của nhiều bệnh viện, trung tâm y tế... Trăn trở về nghề, chị chia sẻ, gần đây rất nhiều bác sĩ Trung Quốc đã sang viện của chị để học về phương pháp cấy chỉ này. Chị lo lắng rằng: “Nếu chúng ta không kịp thời phát triển, người Trung Quốc sẽ lĩnh hội và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, phát triển phương pháp này. Việt Nam chúng ta có thuận lợi hơn hẳn so với nhiều nước khác là đội ngũ bác sĩ cũng như sinh viên y khoa khi học tập tại trường đều được học về châm cứu, vì thế việc bồi dưỡng thêm về phương pháp cấy chỉ sẽ gặp nhiều thuận lợi”. 30 năm đeo đuổi sự nghiệp, hạnh phúc có, đắng cay không ít, giờ đây, chị có thể mỉm cười khi ngắm nhìn lại con đường mình đã qua. Hạnh phúc nhất là ngọn lửa của châm cứu đã truyền sang cậu con trai duy nhất của chị! Chị bảo: “Đàn bà có chữ Thúy ở tên là đa đoan lắm!”. Nhưng, đa đoan như chị, nào dễ có mấy người!

Phòng khám từ thiện đặc biệt của các bác sĩ U80

Đã gần 22 năm, phòng khám hơn 10m2 ở số 18, ngõ 4, phố Kim Đồng, phường Giáp Bát, Hà Nội này hoạt động mà không thu tiền của bất kỳ một bệnh nhân nào đến khám bệnh vì đơn giản nó được mở ra để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và làm cầu nối giữa bệnh nhân với bác sĩ, giải đáp những khúc mắc, những vấn đề của bệnh nhân. Phòng khám được sáng lập bởi bác sĩ Trương Thị Hội Tố, được bác sĩ Lê Thanh Thước và y tá Lê Thị Sóc giúp sức. Mọi người tại đây đều đã hơn 80 tuổi nhưng họ vẫn cố gắng duy trì hoạt động phòng khám từ thiện để hỗ trợ cho các bệnh nhân cao tuổi và những người có hoàn cảnh khó khăn. Như thường lệ, cứ 8h sáng thứ hai và thứ năm, các bác sĩ và y tá đều tới để khám bệnh, riêng thứ năm phòng khám chỉ có bác sĩ Thước và y tá. Đa số bệnh nhân là người cao tuổi sống quanh khu dân cư gần đó, họ được đo huyết áp và kiểm tra đái tháo đường, sau đó phát thuốc phù hợp với bệnh. Thuốc tại đây chủ yếu được các bác sĩ đóng góp tiền để mua và phát miễn phí, phần ít là được mọi người biếu hoặc mua mang tới, tiện cho việc theo dõi bệnh tình. Ông Minh (79 tuổi) - bệnh nhân thường xuyên của phòng khám, ông đã quen với phòng khám này rất nhiều năm, mỗi tuần tới một lần để các bác sĩ theo dõi huyết áp và bày cách tập luyện nâng cao sức khỏe, nhưng “bẵng đi một tháng Tết không đi khám, không ai theo dõi, giờ huyết áp tôi tăng cao nên lo quá”, ông Minh tâm sự. Ông còn gọi những bác sĩ và y tá ở đây là “Bồ tát”, luôn lo lắng chăm sóc cho từng người bệnh mà không màng tới đồng tiền, chỉ mong mỗi bệnh nhân vui vẻ và khỏe mạnh. “Vì cơ sở vật chất không có nhiều nên các bác chỉ dừng lại ở việc khám và tư vấn cũng như đề ra hướng điều trị, phát thuốc cho bệnh nhân mong sao họ có sức khỏe lúc tuổi già” - y tá Lê Thị Sóc chia sẻ. Khó khăn mà các bác sĩ gặp phải không thể kể hết, tuy nhiên đối với bác sĩ Thanh Thước “sẽ không có khó khăn gì cả nếu mỗi bác sĩ làm theo được lời dạy của Bác Hồ - Lương y như từ mẫu”. Hết một buổi khám bệnh, ai cũng ra về với nụ cười biết ơn, lòng cảm kích trước tấm lòng thiện nguyện của những y đức bác sĩ nơi đây. Dáng vẻ tươi vui cùng sự tận tình của bác sĩ và y tá khiến phòng khám chật hẹp này trở nên ấm áp tình người.

Trình độ KH-CN về y - dược nước ta ngang hàng với các nước tiên tiến

Đó là nhận xét của Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân tại Hội nghị khoa học toàn quốc về chăm sóc sức khỏe do Chương trình KC.10/11-15 và Học viện Quân y vừa tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học đến từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo Bộ trưởng, trong các chương trình KH-CN trọng điểm cấp Nhà nước thời gian qua, Chương trình KC.10 được đánh giá là một trong số các chương trình thành công nhất, qua đó, Việt Nam đã ghép thận thành công trên người từ năm 1992 và ghép gan năm 2004. Đặc biệt, năm 2010 lần đầu tiên ở Việt Nam BV Việt Đức đã tiến hành lấy đa tạng ở bệnh nhân chết não cứu sống cho 5 bệnh nhân. Học viện Quân y và BVTW Huế ghép tim thành công năm 2010-2011. Mới đây nhất, ngày 1/3/2014, BV 103 đã thực hiện thành công ca ghép đa tạng thận - tụy đầu tiên, minh chứng rõ nét cho hiệu quả đầu tư của KH-CN trong ghép tạng mở ra các hướng mới trong điều trị bệnh bằng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Xét xử vụ nhân bản kết quả xét nghiệm tại BVĐK Hoài Đức: Không có tham nhũng “khủng” nhưng làm giảm uy tín cán bộ y tế

Vụ án “nhân bản xét nghiệm” tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã được tuyên án. Đây là vụ việc tốn nhiều giấy mực của báo giới và cũng có khá nhiều thông tin trái chiều. Đã có lúc dư luận cho rằng, đây là vụ sai phạm, tham nhũng “khủng” với số tiền lên đến hàng tỷ đồng và những người tố cáo tiêu cực được vinh danh như những người hùng. Thế nhưng, kết luận của cơ quan công an lại cho thấy vụ việc không khủng khiếp như tố cáo ban đầu. Thông tin chi tiết về diễn biến phiên tòa chúng tôi đã cập nhật trên SK&ĐS điện tử, mời bạn đọc truy cập http://www.suckhoedoisong.vn. Theo Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT- Công an TP. Hà Nội, trong thời gian từ 1/7/2012 đến 31/5/2013, cơ quan điều tra xác định có 1.544 kết quả xét nghiệm huyết học trùng, thể hiện trong 18 quyển sổ, có 789 kết quả xét nghiệm được đưa vào thanh toán BHYT và thu trực tiếp của bệnh nhân (không có BHYT) là 16.569.000 đồng. Toàn bộ số tiền trên được đưa về bệnh viện và được chia vào khoản hỗ trợ tăng thêm cho tất cả cán bộ, nhân viên bệnh viện theo từng quý. Không phải là hàng tỷ đồng như một số cơ quan thông tin đã nêu. Cơ quan công an cũng đã tiến hành ghi lời khai của 598 bệnh nhân đã khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức trong thời gian từ 1/7/2012 đến 31/5/2013 và xác minh 124 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm trùng, xác định không ai có hậu quả từ việc xét nghiệm trùng và không ai thắc mắc, khiếu kiện gì đối với việc họ đã được xét nghiệm, khám và điều trị. Tuyên án với 9 bị cáo: Sau một ngày xét xử, ngày 7/3, TAND TP. Hà Nội đã ra bản án tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. Sau khi xem xét vai trò, mức độ phạm tội của từng bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt: Bị cáo Nguyễn Trí Liêm, nguyên Giám đốc bệnh viện bị tuyên phạt cảnh cáo; bị cáo Nguyễn Thị Nhiên, nguyên Phó Giám đốc bị tuyên phạt 10 tháng cải tạo không giam giữ, cả hai cùng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Vương Thị Kim Thành, nguyên Trưởng khoa Xét nghiệm bị tuyên phạt 12 tháng tù. Các bị cáo Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Sơn Đông cùng bị tuyên 6 tháng tù cho hưởng án treo. Bị cáo Nguyễn Thị Xuyên và Vương Thị Lan cùng bị tuyên phạt 8 tháng tù cho hưởng án treo 7 bị cáo cùng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Mặc dù thiệt hại về tiền không lớn, trong quá trình điều tra chưa phát hiện các kết quả xét nghiệm trên được dùng vào điều trị, chưa xác định được bệnh nhân nào bị tổn hại sức khỏe do sử dụng các kết quả xét nghiệm trùng nhau. Tuy nhiên, hành vi của các bị cáo lại gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, đạo đức nghề nghiệp của ngành y nói chung và BV Hoài Đức nói riêng, gây dư luận xấu trong xã hội.

Năm 2015, điều trị 70% người nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu

Thông tin từ Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, đến năm 2015 mục tiêu về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS là giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào 2020; Giảm tử vong liên quan tới HIV và điều trị 70% số bệnh nhân có nhu cầu điều trị đến năm 2015 (khoảng 105.000 người). Được biết, năm 2013 đã có khoảng 81.000 bệnh nhân được điều trị ARV. Như vậy, để đạt được mục tiêu trên, về mức độ ưu tiên Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, cần chẩn đoán và điều trị sớm, đặc biệt tại các khu vực miền núi, vùng sâu, hải đảo và mở rộng can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Về độ bao phủ, mở rộng điều trị bằng thuốc ARV, ưu tiên cho các khu vực miền núi, vùng sâu; Phối hợp với Bộ Công An, mở rộng điều trị HIV/AIDS trong các trại giam. Về tổ chức cung cấp dịch vụ, lồng ghép triệt để vào hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế hiện hành, tập trung vào mạng lưới y tế cơ sở trong việc chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS; Phối hợp, lồng ghép tư vấn xét nghiệm HIV và can thiệp giảm hại với chăm sóc điều trị HIV/AIDS; Quyết định điều trị tại tuyến huyện, theo dõi điều trị và cấp thuốc tại xã; Xây dựng cơ chế quản lý ca bệnh từ chẩn đoán đến điều trị và huy động sự tham gia của y tế cơ sở (y tế xã, phường, thôn bản) trong việc hỗ trợ tuân thủ điều trị của người bệnh.

Người lao động

Phẫu thuật miễn phí cho trẻ dị tật

Bệnh viện (BV) Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM đã cùng với đoàn bác sĩ (BS) đến từ Tổ chức Project Vietnam Foundation (Mỹ) phẫu thuật miễn phí cho 29 bệnh nhi bị sứt môi – hở hàm ếch nặng suốt 5 ngày qua. Theo các BS, sứt môi – hở hàm ếch là loại dị tật bẩm sinh có tỉ lệ khá cao tại Việt Nam, vào khoảng 1/700 trẻ ra đời. Dị tật ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống, ngôn ngữ của trẻ cũng như có thể dẫn đến một số bệnh về tai – mũi – họng. Dịp này, đoàn BS Mỹ cũng tiến hành chuyển giao một số kỹ thuật phẫu thuật chuyên sâu cho các BS Việt Nam. Trước đó, vào đầu tháng 3, BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng cũng kết hợp với các BS đến từ BV Nhi Trung tâm Calot, Berck (Pháp), BV Chỉnh hình Suisse-Lausanne (Thụy Sĩ) và Tổ chức Children Action khám và phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm lượt trẻ em mắc dị tật vận động do bại não hoặc sang chấn lúc sinh. Hơn 20 trường hợp đã được phẫu thuật, nhiều trường hợp khác chưa đủ điều kiện phẫu thuật được hẹn khám và điều trị trong thời gian tới.

Nhiều giờ truy tìm cây kim chui vào bụng bé trai

Trong lúc đang lấy tủy răng, bé trai mỏi miệng quá đã nuốt luôn thiết bị y tế vào bụng và các bác sĩ phải trải qua nhiều giờ mới lấy ra được. Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM vừa gắp thành công dị vật lọt vào bụng bé trai (4 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Bé trai được chuyển đến từ bệnh viện địa phương trong tình trạng cây kim đã chui vào bụng 6 giờ. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ hội chẩn và nhận thấy bệnh nhi có nguy cơ thủng dạ dày hoặc ruột non nên quyết định mổ nội soi dạ dày tá tràng khẩn cấp. Tuy nhiên, kíp mổ tìm trong dạ dày rồi đến tá tràng vẫn không thấy chiếc kim. Các bác sĩ rất lo lắng vì nhiều khả năng bệnh nhi phải chịu một đợt phẫu thuật lớn để tìm chiếc kim. Sau nhiều giờ cố gắng đưa ống nội soi vào sâu hơn, các bác sĩ mới phát hiện cây kim nằm ngang khi đầu nhọn có nguy cơ đâm thủng thành tá tràng bất kỳ lúc nào. Kíp mổ đã tỉ mỉ từng milimet mới gắp được chiếc kim ra ngoài, giúp bệnh nhi tránh một cuộc phẫu thuật lớn Trước đó, trong lúc đang lấy tủy răng, vì quá mỏi miệng (phải há miệng lâu) bé trai đã nuốt luôn cây kim vào đường ruột của mình. Bé được đưa đến cơ sở y tế địa phương trước khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại

Năm 2013, cả nước có 300.000 người bị chó dại tấn công, trong đó 99 người tử vong. Giới hữu trách cảnh báo nguy cơ bệnh dại có thể bùng phát trở lại năm nay Mới đây, tại Thanh Hóa đã có thêm một nạn nhân tử vong do chó cắn, nâng tổng số người chết do bệnh dại ở địa phương này từ đầu năm 2014 đến nay lên 3 trường hợp. Nạn nhân mới nhất là ông P.Q.N (52 tuổi). Trước đó, vào giữa tháng 12-2013, ông N. Bị một con chó cắn nhưng không đi chích ngừa. Gần 1 tháng sau, ông có biểu hiện mắc bệnh dại như rối loạn cảm giác, sợ gió, sợ nước, sốt. Được người nhà đưa đi bệnh viện điều trị nhưng ông đã tử vong sau hơn 1 tuần. Tại TP HCM, cái chết của cậu bé trai 4 tuổi (ngụ ở huyện Củ Chi) do bị chó tấn công gần đây khiến không ít người xót thương. Bé N. Nhập viện cấp cứu trong tình trạng người bê bết máu với nhiều vết thương ở mặt, ngực, mông, đầu. Do vết thương quá nặng, N. Đã không qua khỏi. Trước đó, người quen có công việc nên nhờ cha mẹ N. Sang trông nhà hộ. Tại đây, cháu bất ngờ bị con chó bẹc-giê tấn công phủ đầu. Theo bác sĩ Mai Xuân Thông, Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, các trường hợp chủ quan, để mắc bệnh dại ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp người bệnh chết rồi mà con chó thủ phạm vẫn còn sống. Chẳng hạn, có một cô gái trẻ nuôi chó cưng, vì yêu thương nó nên cô để miếng bánh trên tay cho con vật liếm. Chú chó liếm luôn vào một vết thương trên tay mà cô gái không hay biết. Sau đó, cô phát bệnh dại và tử vong. Ở trường hợp này, chó mang virus dại (không phát dại), người bị nhiễm chết nhưng con vật lại không sao. Thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM gần đây cho thấy số người mắc bệnh dại hoặc bị chó dại cắn tăng hơn cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, vào thời điểm sau Tết, đã có hàng trăm người đến chích ngừa vắc-xin dại mỗi ngày. TS-BS Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc bệnh viện, cho hay nạn nhân bị chó cắn có cả người lớn và trẻ em, ngụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận. Đa số trường hợp này do bị chó, mèo cào khi đi chúc Tết. Nguyên nhân một phần là do trêu chọc chó, mèo hoặc vô ý bị chó nhà cắn…Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, châu Á có trên 30.000 ca tử vong vì bệnh dại. Con người bị lây truyền bệnh dại chủ yếu qua vết cắn, vết liếm của chó, mèo… mắc bệnh. Ở nước ta, năm 2013 có 300.000 người bị chó dại tấn công, trong đó 99 người tử vong. Có 30%-50% người sau khi bị chó dại cắn không tiêm vắc-xin. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ năm 2000, Việt Nam đã khống chế thành công bệnh dại (từ 410 ca tử vong trong năm 1995 xuống còn 34 ca vào năm 2003). Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh dại lại có xu hướng bùng phát: Năm 2007 có 131 ca tử vong, năm 2011 là 110 ca và năm 2012 là 98 ca. Đáng lưu ý, trong số 99 người tử vong do bệnh này vào năm 2013, 50% không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn. Riêng khu vực phía Nam, ghi nhận của Viện Pasteur TP HCM cho thấy từ năm 2011 đến nay, đã có trên 20 trường hợp tử vong do chó dại cắn. Các chuyên gia cho biết bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây ra những cái chết với triệu chứng rất đáng sợ. Đặc điểm của bệnh là virus tác động vào hệ thần kinh, gây rối loạn thần kinh trung ương làm cho con vật trở nên điên dại và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Bệnh nhân đã lên cơn kịch phát thì chắc chắn không cứu được. Bác sĩ Thông lưu ý khi bị chó cắn, nếu con vật mang virus dại thì người bệnh có thể phát dại từ 2 tuần đến 1 tháng sau đó. Song cũng có trường hợp phát bệnh sau 4 ngày hoặc thậm chí vài năm. Do vậy, cần phải tiêm vắc-xin kháng dại ngay từ đầu và tiêm song song với huyết thanh kháng dại vì trong vòng 2-4 tuần đầu, vắc-xin chưa tạo ra miễn dịch bảo vệ cơ thể. Cách tốt nhất là tiêm phòng cho thú nuôi. Trong trường hợp bị chó, mèo cắn, ngoài việc tiêm huyết thanh kháng dại, người bị cắn cần phải tiêm đủ số mũi vắc-xin trong vòng một tháng mới an toàn.

Tiền phong

Nữ tiến sĩ và sáng chế triệu đô

Hôm nay (8/3), Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao giải thưởng danh giá Kovalevskaia cho các nhà khoa học nữ xuất sắc nhất. PGS.TS Lê Thị Luân, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) là một trong hai người được vinh danh với thành công đột phá trong nghiên cứu vắc xin phòng bệnh.

Giảm hàng nghìn trẻ tử vong mỗi năm

Công trình khoa học gắn liền với tên tuổi của PGS.TS Lê Thị Luân là đề tài nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh rotavirus (còn gọi là bệnh tiêu chảy mùa đông) ở trẻ em. Suốt 16 năm liên tiếp, nữ nhà khoa học miệt mài trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu sản xuất loại vắc xin mà thế giới mới có ba quốc gia chế tạo được. Hai năm đầu thất bại, hàng nghìn chủng nhân lên tế bào không thành công. Nữ nhà khoa học không nản lòng. Bà nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài để tiếp tục nghiên cứu. Sau 16 năm, bà cùng đồng nghiệp đã tạo được một hệ thống chủng giống virus Rota, nguyên liệu quan trọng nhất cho sản xuất vắc xin Rota, giúp Việt Nam chủ động tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vắc xin cập nhật quốc tế, không cần phải đợi chuyển giao công nghệ và nhập ngoại. Thêm hai đề tài nghiên cứu tiếp theo, vắc xin Rota đã được sản xuất thành công tại Việt Nam. Trên thị trường, giá bán vắc xin Rota do Việt Nam sản xuất chỉ bằng một phần ba giá nhập ngoại. Đây không chỉ là thành công vang dội PGS.TS Lê Thị Luân mà là thành tựu to lớn ngành y học. Việt Nam là nước thứ hai của châu Á và là một trong bốn nước trên thế giới (sau Mỹ, Bỉ, Trung Quốc) tự sản xuất được vắc xin Rota. Theo tính toán, với thành công của PGS Luân cùng các đồng sự, nước ta sẽ giảm 5.300-6.800 ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm đến 820.000 lượt thăm khám của trẻ, giảm 122.000-140.000 lần trẻ phải nhập viện do virus Rota. Mỗi năm sẽ tiết kiệm được 5,3 triệu đô la Mỹ.

Thành công nhờ hỗ trợ từ mẹ chồng

PGS.TS Lê Thị Luân quê ở xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Bà tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1986, tốt nghiệp bác sỹ nội trú vi sinh học Đại học Y Hà Nội năm 1989, bảo vệ luận án tiến sỹ năm 1997. Không chỉ là một bác sỹ, một nhà khoa học, bà còn là một giảng viên kiêm nhiệm ở nhiều cơ sở đào tạo như Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội. Để có thể hoàn thành tốt các công việc được giao, TS Luân kể, bà may mắn có được một người mẹ chồng tuyệt vời. “Mẹ tôi cũng làm y tá, bà rất thông cảm cho nghề của con dâu. Bà tận tụy chăm sóc các cháu để tôi có thể hoàn toàn yên tâm công tác” (TS Luân có hai người con, chồng đã mất). Nhờ sự ủng hộ đó, nữ nhà khoa học có nhiều thời gian cho công việc. Không chỉ thành công với vắc xin Rota, TS Luân cũng tham gia nghiên cứu sản xuất vắc xin IPVs, nghiên cứu sản xuất vắc xin Sởi, nghiên cứu sản xuất vắc xin H1N1 trên tế bào vero. Ở tuổi 52, tiến sỹ Luân vẫn miệt mài với công việc nghiên cứu. Bà đang tham gia cùng lúc ba đề tài nghiên cứu quan trọng của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế gồm nghiên cứu vắc xin bại liệt bất hoạt, vắc xin tay chân miệng, vắc xin đa giá. Trong đó, TS Luân làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu vắc xin chân tay miệng. Hiện đề tài đã xong giai đoạn tạo chủng, đang tiến hành thử nghiệm trên động vật.

Quá nhiều cơ quan cùng quản lý thuốc gây mê

Liên quan đến loạt bài phản ánh trên Tiền Phong về việc kẻ gian sử dụng thuốc mê trộm tài sản của người dân, Trả lời PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Vĩnh (Trưởng phòng quản lý Dược) thuộc Sở Y tế TPHCM cho biết: Các công ty kinh doanh thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp được phép bán các loại thuốc gây mê. Đây là loại thuốc phải kê đơn và bán theo đơn nên chủ yếu thuốc được cung cấp từ các công ty dược cho Khoa Dược của các bệnh viện để sử dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú. Thuốc mê dùng để gây mê trong phẫu thuật nên việc sử dụng phải có chỉ định của thầy thuốc, người sử dụng cho bệnh nhân là các kỹ thuật viên gây mê. Loại thuốc mê sử dụng tùy thuộc vào loại phẫu thuật, cơ địa bệnh nhân, trình độ chuyên môn của thầy thuốc, tuyến điều trị. Các cơ sở bán lẻ thuốc mê thường là các nhà thuốc bệnh viện. Về các cơ quan quản lý việc kinh doanh các loại thuốc này, đại diện Sở Y tế cho biết: Nhiều cơ quan quản lý việc kinh doanh thuốc (Chi cục Quản lý thị trường – Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng kinh tế quận/huyện, cơ quan thuế-Sở Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, công an kinh tế…), trong đó vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về y tế là chính. Tuy nhiên, khi PV làm việc với Chi cục Quản lý thị trường TPHCM thì một đại diện cơ quan này cho rằng việc quản lý các mặt hàng thuốc, dược phẩm không thuộc quản lý của cơ quan này. Cũng theo đại diện Sở Y tế, thuốc mê là thuốc phải kê đơn và bán theo đơn. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc mê để sử dụng, đặc biệt không được sử dụng vào mục đích phi y học. Bác sỹ Lưu Kính Khương (Trưởng phòng mổ Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết, các loại thuốc gây mê mà PV phản ánh thuộc danh mục thuốc mê bốc hơi. Tuy nhiên, khi hít phải thuốc mê như ete, halothan, forane, isoflurane thì bệnh nhân trước hết là lâm vào tình trạng ngủ mê. Nếu hít phải quá liều thì bệnh nhân sẽ lâm vào tình trạng suy gan cấp, chậm nhịp tim, tụt huyết áp và có nguy cơ dẫn đến trụy tim mạch.

Giao thông vận tải

Nơi bệnh nhân cơ xương khớp trao gửi niềm tin

Gần 50 năm xây dựng và phát triển, từ xuất phát điểm nhiều khó khăn, thiếu thốn, đến nay mỗi năm Bệnh viện E Hà Nội thăm khám, chữa bệnh cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân. Thành tích này được xây dựng từ nền móng là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của các y, bác sỹ bệnh viện; trong đó, một trong những “lá cờ đầu” là Trung tâm xương khớp, chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng.

Mô hình tích hợp duy nhất Việt Nam

Cho đến thời điểm này, Trung tâm xương khớp, chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng (Trung tâm Cơ xương khớp) của Bệnh viện E Hà Nội vẫn là mô hình tích hợp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hỗ trợ đắc lực cho nhau trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. GS.TS. Trần Ngọc Ân – người thầy của Trung tâm Cơ xương khớp không giấu được niềm tự hào và xúc động trước những thành tựu của Trung tâm sau 10 năm hình thành và phát triển. Theo GS. Ân, đây là mô hình duy nhất ở Việt Nam có sự kết hợp của 3 khoa: các bệnh xương khớp nội khoa, ngoại khoa điều trị bệnh xương khớp và khoa phục hồi chức năng vật lý trị liệu. Ngoài GS. Ân, Trung tâm Cơ xương khớp còn được sự “quán xuyến” trực tiếp của bác sĩ Lê Quốc Việt, Phó Giám đốc phụ trách nội khoa của Bệnh viện E. Từng là cựu chiến binh tham chiến ở chiến trường Campuchia, mấy chục năm gắn bó, kinh qua nhiều vị trí công tác ở Bệnh viện E, bác sỹ Việt cùng GS. Ân đã dành cho “ngôi nhà tinh thần” – Trung tâm Cơ xương khớp không biết bao nhiêu tình cảm, cống hiến và tâm huyết nghề nghiệp. Vinh dự và sức ép của một trung tâm duy nhất Việt Nam đã giúp các bác sỹ vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến nay, “trái ngọt” là uy tín, sức hút đối với đông đảo nhân dân trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận. “Với chúng tôi, mỗi bệnh nhân là một điểm cộng, là một bông hoa dán vào bảng thành tích. Chính họ chứ không phải bất cứ thứ giấy khen, phần thưởng nào – là cách ghi dấu thành công của Trung tâm, vơi bớt nhọc nhằn cho những thầy thuốc âm thầm cống hiến…”, GS. Ân chia sẻ.

Bệnh nhân là trung tâm

Mô hình tích hợp của Trung tâm Cơ xương khớp tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân có thể nằm ở một khoa nhưng vẫn được chẩn đoán và điều trị tất cả các vấn đề liên quan tới xương khớp. Bên cạnh đó, hình thức này cũng góp phần tăng thêm sự gắn bó, đoàn kết trong đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm. GS. Ân cho biết, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Cơ xương khớp gần như là nơi thu nạp lượng bệnh nhân nhiều nhất, đồng thời mang lại thu nhập về tài chính lớn nhất cho Bệnh viện E. Tuy nhiên, điều khiến GS. Ân và bác sỹ Việt trăn trở là ngành xương khớp của Bệnh viện E nói riêng và cả nước nói chung chưa được đầu tư thỏa đáng. Từ xuất phát điểm là số giờ dạy về xương khớp cho sinh viên tại đa số các trường đại học trong cả nước còn quá ít. GS. Ân nêu ví dụ, ở Đại học Y khoa TP.HCM, trong suốt 6 năm học, sinh viên chỉ có 56 giờ học về xương khớp. Thực tế này dẫn tới tình trạng nhiều bác sĩ không được đào tạo chuyên sâu về xương khớp từ giảng đường nên chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, số bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp ở các phòng khám chiếm tới 30 – 40%, tuy nhiên, tại 61 bệnh viện của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước chỉ có 6 bệnh viện có khoa xương khớp, còn lại, hầu hết bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp được khám và điều trị ở khoa nội chung. Thực tế này khiến GS. Ân dù đã nghỉ hưu vẫn ngày ngày miệt mài cùng bác sỹ Việt và các đồng nghiệp nỗ lực không ngừng vì người bệnh, đặc biệt là các bệnh nhân xương khớp. “Chúng tôi mơ ước Bệnh viện E Hà Nội sẽ phát triển toàn diện hơn, trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh. Đặc biệt, Trung tâm Cơ xương khớp duy nhất của cả nước sẽ được đầu tư thỏa đáng, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và xứng đáng với niềm tin yêu của đông đảo nhân dân. Sức chúng tôi có hạn nhưng lòng lại rộng khát khao cống hiến; nếu điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, người bệnh sẽ thực sự là trung tâm: được khám chữa bệnh trong điều kiện tốt hơn, dịch vụ hoàn hảo hơn,…”, bác sỹ Việt trăn trở.

Petrotimes

Chữa bệnh bằng… cầu cúng?

“Có bệnh thì vái tứ phương”, chưa bao giờ câu nói ấy lại được tán thưởng nhiều như bây giờ, nhất là trong thời điểm mê tín hoành hành, cuồng tín lên ngôi như hiện nay.

Chữa bệnh bằng cách… niệm thần chú

Ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, có một “lang y” mà theo người dân ở đây “nức tiếng” điều trị bách bệnh trong khi phương pháp “chữa trị” lại chỉ đơn giản bằng cách… niệm thần chú và phun nước lã vào người bệnh hoặc gia súc bị bệnh. Vị “lang y” này tên là Nguyễn Đình Giang, 50 tuổi, gốc gác là thợ mộc, thợ xây đã “giải nghệ” để theo nghề “gia truyền” là trị bệnh. Tuy nhiên, cách trị bệnh “gia truyền” của ông nếu “liệt” vào Tây y, Đông y đều không phải mà một mình một kiểu như đã nói. Ông Giang liệt kê với báo chí hàng loạt trường hợp ông đã chữa khỏi song đáng tiếc là những trường hợp đó không kiểm chứng được, chỉ là lời ông kể mà thôi. Ông kể, từ năm 14 tuổi, nhờ bố truyền nghề, ông đã biết chữa bệnh cho gia súc bị rắn cắn. Năm đó, có con trâu nhà hàng xóm bị rắn cắn, dưới sự hướng dẫn của bố, ông niệm thần chú vào nửa cốc nước trước khi cho nó uống. Uống xong, nọc độc phát tán, làm con trâu giảm bệnh. Nhưng để khỏi hẳn, còn phải niệm thần chú vào lá trầu không rồi hà hơi vào vết rắn cắn. Tính ra từ lúc niệm thần chú đến lúc trâu lành bệnh chỉ vài tiếng đồng hồ!? Trường hợp khác ông Giang chữa khỏi bệnh là ông Bùi Văn Viển, cũng ở xã Thành Công, bị nghẹt thở, mặt tím tái, mắt trợn ngược chẳng hiểu vì lý do gì, chỉ biết lời con ông tường thuật lại: Sau khi đi nhổ mạ về, ông Viển nằm nghỉ trên giường thì bị như vậy. Ông Giang vội vàng đến nhà ông Viển, chẳng sử dụng một loại thuốc thang nào, lại chỉ niệm thần chú vào nửa cốc nước và đổ vào miệng ông Viển. Ông Viển hồi sức… sau vài tiếng. “Ngạc nhiên” hơn cả là ông Giang “hô biến” được cả khối u của bà Bùi Thị Nga, mặc dù trước đó Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa đã phẫu thuật nhưng không khỏi. Nhưng lần trị bệnh này khác mọi lần ở chỗ, ông Giang không niệm chú mà thôi miên vào nửa cốc nước rồi dùng miệng phun nước ấy lên bọc hạch của bà Nga. “5 tháng sau, không thấy hạch của bà Nga đâu, “lặn” hẳn”, ông Giang hồ hởi kể. Chẳng biết những câu chuyện kể trên của ông Giang thực hư thế nào. Thế nhưng cũng có không ít người tìm đến ông để… chữa trị. Bằng chứng là bố của một bệnh nhi, đồng thời cũng là một dược sĩ cũng mang con đến chữa bệnh… khóc dạ đề. Khi được hỏi ông có tin việc chữa trị của thầy Giang không thì vị dược sĩ này trả lời: “Thực ra tôi không tin lắm việc niệm thần chú, uống nước lã có thể chữa khỏi bệnh. Nhưng dân gian có câu “có bệnh thì vái tứ phương” nên tôi cũng làm theo thôi”.

“Thần dược” do “người âm” chỉ dẫn

Ở Thanh Hóa không chỉ có ông Giang mà còn có “thần y” Bùi Thị Hồng cũng chữa được… bách bệnh, kể cả những bệnh mà khoa học hiện đại bó tay như “con si-đa” theo cách gọi của bà Hồng. Trong khi, theo lời bà Hồng “phương thuốc thần kỳ” chữa bách bệnh ấy lại rất đơn giản: chỉ là 13 loại thuốc được “cô” lại thành viên to như hạt nhãn từ nhiều vị khác nhau, có loại thuốc chứa đến 90 vị. Viên càng chứa nhiều vị càng đắt tiền, cao nhất 200 nghìn đồng/viên. Còn rẻ nhất 3 nghìn đồng/viên. Đương nhiên viên chứa nhiều vị để trị bệnh trọng như xơ gan cổ chướng, “si-đa”, ung thư… Dựa trên bệnh mà viên thuốc điều trị, bà Hồng đặt tên cho mỗi loại thuốc một tên khác nhau mà thoạt nghe tưởng tân dược: nào là “ca-si-ro” để chữa xơ gan cổ chướng, “ách-zi-ma” để chữa cam phù, nào là: “pho-te-ta” chữa bọ cạp cắn, “ôxy” để rửa sát trùng vết thương. Bà còn giới thiệu: “Người ta hay dùng ôxy già để rửa vết thương. Nhưng nước này xót, đau lắm. Còn nước của tôi không xót, lại còn “cầm” được cả máu”. Đây là loại nước bà tự chế có màu nâu đỏ từ những loại lá cây trên rừng. Các bài thuốc “thần dược” của bà cũng “bào chế” từ nguyên liệu ấy và một nguyên tắc cấm kỵ khi uống thuốc của bà Hồng là không được ăn thịt chó, gà, trâu, bò, ba ba, mắm cá, đặc biệt là không được tắm, dù thời gian điều trị kéo dài... Tuy nhiên, điều đáng nói nhất, “ly kỳ” nhất ấy là những bài thuốc bà Hồng tự bào chế không phải xuất phát từ một bài thuốc dân gian, Đông y nào mà từ “người âm” truyền dạy. Bà kể: Một lần, đang ngồi một mình bỗng nhiên nghe thầm thì bên tai về các bài thuốc nam. Bà lớn tiếng hỏi xem có phải ai đến không thì không nghe thấy lời hồi đáp. Sau vài lần hỏi như vậy bà mới tự ngẫm ra: “Thôi chết rồi, chắc người âm về truyền nghề thuốc để cho mình trị bệnh cứu người”. Thế là từ đó, bà cứ lần mò theo lời “người âm” dạy bên tai từ việc tìm thuốc đến “bào chế” thuốc để “cứu nhân độ thế”. Bà bảo, có rất nhiều bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành tìm đến bà để chữa bệnh. Như một chị tên Bắc ở Hà Nội, bị lây nhiễm “con si-đa” từ chồng, về tận nhà bà khẩn cầu cho thuốc trị bệnh. Vì lúc ấy, thuốc không sẵn có, thế là bà lên rừng tìm thuốc rồi mang về “điều chế” đưa cho bệnh nhân. Uống thuốc 5 tháng, “con si-đa” mất luôn, không còn chút nào trong máu!? Hay bệnh nhân Bùi Thị Đường, bị cảm phong hàn, uống thuốc ở nhiều nơi không khỏi, về nhà nhà bà mua thuốc, uống trong 3 tháng, “tiệt” bệnh. Chẳng biết câu chuyện của bà Hồng kể đúng sai ra sao, chỉ biết bà Hồng bị khiếm thị, mỗi lần đi tìm thuốc phải chống gậy lên rừng tìm. Vậy việc một người mắt không sáng, lại chưa bao giờ “kinh qua” nghề y, chỉ nghe lời “thầm thì bên tai” của “người âm”, bà tìm thuốc thế nào, nhất là xác định hình dáng, mùi vị thuốc nam mà bà sẽ phải tìm? Bà lại còn kể: “Mỗi lần làm thuốc, tôi chỉ được ngồi một mình thì mới có tiếng thì thầm mách dạy. Nếu có ai ngồi nữa thì không sao nghe thấy được”.

Bụt chùa nhà không… thiêng?

Thật là những câu chuyện “hoang tưởng” của các bậc “danh y” như bà Hồng, ông Giang. Nếu các bậc tiền bối được coi là sư tổ của y học cổ truyền như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… chắc sống lại cũng phải “bái lạy” những bài thuốc của họ! Còn một “danh y” nữa cũng không thể không kể ra đây mà thời gian qua đã làm xôn xao dư luận. Đó là “thần y” Phan Thị Tranh (hay xưng là cô Tranh), ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc chữa bách bệnh bằng cách… hát và bắt tay. Có trường hợp bị sẩy thai nhiều lần, đến gặp cô Tranh thì được cô phán: “Cứ nghĩ nhiều đến cô rồi đến đây cô bắt tay, nghe cô hát cùng với uống nước lá mát của cô là có thai ngay”. Hay một bệnh nhân khác bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, bệnh viện không điều trị được phải trả về nhưng cô Tranh bảo: “Qua tay cô, khỏi ngay, trở về như bình thường”!? Thế nhưng oái oăm thay ở chỗ, người thân của cô Tranh như bố, mẹ, anh, em… cô lại không chữa được bệnh của họ nên mỗi khi đau ốm, họ toàn phải… đến bệnh viện hay cơ sở y tế. Mà cơ sở y tế chẳng phải đâu xa, ở ngay cùng xã của cô Tranh! Ông Vũ Đình Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thanh Vân cho biết: “Bố mẹ đẻ và con cháu của bà Tranh đã nhiều lần phải ra trạm y tế xã để khám bệnh. Con dâu bà Tranh có thai nhưng thai bị ngược nên đã phải lên bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội để điều trị dài ngày”. Thế nên việc điều trị bằng cách bắt tay, nghe hát của cô Tranh là hoang tưởng!

Có bệnh phải đến bệnh viện

Theo Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, trong lịch sử y học cổ truyền, chưa bao giờ có chuyện nước lã niệm thần chú lại chữa được bệnh. Nghe hát và bắt tay cũng vậy, điều đó phản khoa học, vô căn cứ và mang đậm màu sắc mê tín dị đoan. Còn “có bệnh vái tứ phương”, hiểu theo cách phải chữa trị theo cả những cách vô lối này là không đúng. Ở đây chỉ nên hiểu là các phương pháp có cơ sở khoa học, dù ở lĩnh vực đông y hay tây y hoặc những phương pháp điều trị hỗ trợ như tập dưỡng sinh, phục hồi chức năng… Ngay GS.TS Ngô Đức Thịnh, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cũng nhận định, nếu coi tâm linh là một phương pháp điều trị bệnh không những lệch lạc so với bản chất của tâm linh mà còn là… cuồng tín. Tâm linh mang giá trị tinh thần thì chỉ có thể hỗ trợ cân bằng về tâm lý, tinh thần. Còn khẳng định nó có thể chữa trị bệnh như y học thì không bao giờ. Những phương thức chữa bệnh kể trên chỉ có thể là lợi dụng tâm linh để trục lợi dù ít hay nhiều. “Có bệnh phải đến các cơ sở y tế. Đó là của nguyên tắc chung đối với người bệnh”, GS.TS Ngô Đức Thịnh khẳng định.

Dân trí

Chữa bệnh bằng… cầu cúng?

“Có bệnh thì vái tứ phương”, chưa bao giờ câu nói ấy lại được tán thưởng nhiều như bây giờ, nhất là trong thời điểm mê tín hoành hành, cuồng tín lên ngôi như hiện nay.

Chữa bệnh bằng cách… niệm thần chú

Ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, có một “lang y” mà theo người dân ở đây “nức tiếng” điều trị bách bệnh trong khi phương pháp “chữa trị” lại chỉ đơn giản bằng cách… niệm thần chú và phun nước lã vào người bệnh hoặc gia súc bị bệnh. Vị “lang y” này tên là Nguyễn Đình Giang, 50 tuổi, gốc gác là thợ mộc, thợ xây đã “giải nghệ” để theo nghề “gia truyền” là trị bệnh. Tuy nhiên, cách trị bệnh “gia truyền” của ông nếu “liệt” vào Tây y, Đông y đều không phải mà một mình một kiểu như đã nói. Ông Giang liệt kê với báo chí hàng loạt trường hợp ông đã chữa khỏi song đáng tiếc là những trường hợp đó không kiểm chứng được, chỉ là lời ông kể mà thôi. Ông kể, từ năm 14 tuổi, nhờ bố truyền nghề, ông đã biết chữa bệnh cho gia súc bị rắn cắn. Năm đó, có con trâu nhà hàng xóm bị rắn cắn, dưới sự hướng dẫn của bố, ông niệm thần chú vào nửa cốc nước trước khi cho nó uống. Uống xong, nọc độc phát tán, làm con trâu giảm bệnh. Nhưng để khỏi hẳn, còn phải niệm thần chú vào lá trầu không rồi hà hơi vào vết rắn cắn. Tính ra từ lúc niệm thần chú đến lúc trâu lành bệnh chỉ vài tiếng đồng hồ!? Trường hợp khác ông Giang chữa khỏi bệnh là ông Bùi Văn Viển, cũng ở xã Thành Công, bị nghẹt thở, mặt tím tái, mắt trợn ngược chẳng hiểu vì lý do gì, chỉ biết lời con ông tường thuật lại: Sau khi đi nhổ mạ về, ông Viển nằm nghỉ trên giường thì bị như vậy. Ông Giang vội vàng đến nhà ông Viển, chẳng sử dụng một loại thuốc thang nào, lại chỉ niệm thần chú vào nửa cốc nước và đổ vào miệng ông Viển. Ông Viển hồi sức… sau vài tiếng. “Ngạc nhiên” hơn cả là ông Giang “hô biến” được cả khối u của bà Bùi Thị Nga, mặc dù trước đó Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa đã phẫu thuật nhưng không khỏi. Nhưng lần trị bệnh này khác mọi lần ở chỗ, ông Giang không niệm chú mà thôi miên vào nửa cốc nước rồi dùng miệng phun nước ấy lên bọc hạch của bà Nga. “5 tháng sau, không thấy hạch của bà Nga đâu, “lặn” hẳn”, ông Giang hồ hởi kể. Chẳng biết những câu chuyện kể trên của ông Giang thực hư thế nào. Thế nhưng cũng có không ít người tìm đến ông để… chữa trị. Bằng chứng là bố của một bệnh nhi, đồng thời cũng là một dược sĩ cũng mang con đến chữa bệnh… khóc dạ đề. Khi được hỏi ông có tin việc chữa trị của thầy Giang không thì vị dược sĩ này trả lời: “Thực ra tôi không tin lắm việc niệm thần chú, uống nước lã có thể chữa khỏi bệnh. Nhưng dân gian có câu “có bệnh thì vái tứ phương” nên tôi cũng làm theo thôi”. “Thần dược” do “người âm” chỉ dẫn: Ở Thanh Hóa không chỉ có ông Giang mà còn có “thần y” Bùi Thị Hồng cũng chữa được… bách bệnh, kể cả những bệnh mà khoa học hiện đại bó tay như “con si-đa” theo cách gọi của bà Hồng. Trong khi, theo lời bà Hồng “phương thuốc thần kỳ” chữa bách bệnh ấy lại rất đơn giản: chỉ là 13 loại thuốc được “cô” lại thành viên to như hạt nhãn từ nhiều vị khác nhau, có loại thuốc chứa đến 90 vị. Viên càng chứa nhiều vị càng đắt tiền, cao nhất 200 nghìn đồng/viên. Còn rẻ nhất 3 nghìn đồng/viên. Đương nhiên viên chứa nhiều vị để trị bệnh trọng như xơ gan cổ chướng, “si-đa”, ung thư… Dựa trên bệnh mà viên thuốc điều trị, bà Hồng đặt tên cho mỗi loại thuốc một tên khác nhau mà thoạt nghe tưởng tân dược: nào là “ca-si-ro” để chữa xơ gan cổ chướng, “ách-zi-ma” để chữa cam phù, nào là: “pho-te-ta” chữa bọ cạp cắn, “ôxy” để rửa sát trùng vết thương. Bà còn giới thiệu: “Người ta hay dùng ôxy già để rửa vết thương. Nhưng nước này xót, đau lắm. Còn nước của tôi không xót, lại còn “cầm” được cả máu”. Đây là loại nước bà tự chế có màu nâu đỏ từ những loại lá cây trên rừng. Các bài thuốc “thần dược” của bà cũng “bào chế” từ nguyên liệu ấy và một nguyên tắc cấm kỵ khi uống thuốc của bà Hồng là không được ăn thịt chó, gà, trâu, bò, ba ba, mắm cá, đặc biệt là không được tắm, dù thời gian điều trị kéo dài… Tuy nhiên, điều đáng nói nhất, “ly kỳ” nhất ấy là những bài thuốc bà Hồng tự bào chế không phải xuất phát từ một bài thuốc dân gian, Đông y nào mà từ “người âm” truyền dạy. Bà kể: Một lần, đang ngồi một mình bỗng nhiên nghe thầm thì bên tai về các bài thuốc nam. Bà lớn tiếng hỏi xem có phải ai đến không thì không nghe thấy lời hồi đáp. Sau vài lần hỏi như vậy bà mới tự ngẫm ra: “Thôi chết rồi, chắc người âm về truyền nghề thuốc để cho mình trị bệnh cứu người”. Thế là từ đó, bà cứ lần mò theo lời “người âm” dạy bên tai từ việc tìm thuốc đến “bào chế” thuốc để “cứu nhân độ thế”. Bà bảo, có rất nhiều bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành tìm đến bà để chữa bệnh. Như một chị tên Bắc ở Hà Nội, bị lây nhiễm “con si-đa” từ chồng, về tận nhà bà khẩn cầu cho thuốc trị bệnh. Vì lúc ấy, thuốc không sẵn có, thế là bà lên rừng tìm thuốc rồi mang về “điều chế” đưa cho bệnh nhân. Uống thuốc 5 tháng, “con si-đa” mất luôn, không còn chút nào trong máu!? Hay bệnh nhân Bùi Thị Đường, bị cảm phong hàn, uống thuốc ở nhiều nơi không khỏi, về nhà nhà bà mua thuốc, uống trong 3 tháng, “tiệt” bệnh. Chẳng biết câu chuyện của bà Hồng kể đúng sai ra sao, chỉ biết bà Hồng bị khiếm thị, mỗi lần đi tìm thuốc phải chống gậy lên rừng tìm. Vậy việc một người mắt không sáng, lại chưa bao giờ “kinh qua” nghề y, chỉ nghe lời “thầm thì bên tai” của “người âm”, bà tìm thuốc thế nào, nhất là xác định hình dáng, mùi vị thuốc nam mà bà sẽ phải tìm? Bà lại còn kể: “Mỗi lần làm thuốc, tôi chỉ được ngồi một mình thì mới có tiếng thì thầm mách dạy. Nếu có ai ngồi nữa thì không sao nghe thấy được”. Cô Tranh đang bắt tay chữa bệnh: Thật là những câu chuyện “hoang tưởng” của các bậc “danh y” như bà Hồng, ông Giang. Nếu các bậc tiền bối được coi là sư tổ của y học cổ truyền như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… chắc sống lại cũng phải “bái lạy” những bài thuốc của họ! Còn một “danh y” nữa cũng không thể không kể ra đây mà thời gian qua đã làm xôn xao dư luận. Đó là “thần y” Phan Thị Tranh (hay xưng là cô Tranh), ở thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc chữa bách bệnh bằng cách… hát và bắt tay. Có trường hợp bị sẩy thai nhiều lần, đến gặp cô Tranh thì được cô phán: “Cứ nghĩ nhiều đến cô rồi đến đây cô bắt tay, nghe cô hát cùng với uống nước lá mát của cô là có thai ngay”. Hay một bệnh nhân khác bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, bệnh viện không điều trị được phải trả về nhưng cô Tranh bảo: “Qua tay cô, khỏi ngay, trở về như bình thường”!? Thế nhưng oái oăm thay ở chỗ, người thân của cô Tranh như bố, mẹ, anh, em… cô lại không chữa được bệnh của họ nên mỗi khi đau ốm, họ toàn phải… đến bệnh viện hay cơ sở y tế. Mà cơ sở y tế chẳng phải đâu xa, ở ngay cùng xã của cô Tranh! Ông Vũ Đình Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thanh Vân cho biết: “Bố mẹ đẻ và con cháu của bà Tranh đã nhiều lần phải ra trạm y tế xã để khám bệnh. Con dâu bà Tranh có thai nhưng thai bị ngược nên đã phải lên bệnh viện tuyến trên ở Hà Nội để điều trị dài ngày”. Thế nên việc điều trị bằng cách bắt tay, nghe hát của cô Tranh là hoang tưởng!

Sài gòn giải phóng

Cứu sống bệnh nhân bị xe bồn cán qua bụng

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, vừa cứu sống một bệnh nhân nhi bị thương rất nặng do xe bồn cán ngang qua vùng bụng. Ngày 8-3, bệnh nhân Nguyễn Thanh Nam Trường (13 tuổi, ở huyện Tân Phú) được đưa đến bệnh viện trong tình trạngda vùng này bị lột toàn bộ, ruột non và đại tràng đổ ra ngoài, vùng bìu, dương vật bị nát, vỡ khung xương chậu. Huyết áp là 0, mạch không đo được. Khi phẫu thuật, kíp mổ còn phát hiện tổn thương phức tạp hơn: vỡ manh tràng, dập nát một đoạn đại trực tràng, dập nát khoảng 1m ruột non, đứt niệu quản, vỡ phức tạp bàng quang, vỡ tinh hoàn trái, lóc da toàn bộ dương vật… Sau 9 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được truyền 22 đơn vị máu. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM để tiếp tục điều trị. /

Bệnh viện ĐHYD Huế: Cứu bệnh nhân tắc động mạch chi dưới

Ngày 9-3, Bệnh viện ĐHYD Huế cho biết đã cứu chữa thành công bệnh nhân viêm tắc hoàn toàn động mạch chi dưới (chân phải) bằng thuốc tiêu sợi huyết thế hệ mới Alteplase. Đây là lần đầu tại miền Trung – Tây Nguyên có bệnh viện sử dụng loại thuốc này. Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Anh Tuấn (Quảng Bình) nhập viện trong tình trạng bị đau dữ dội và tím tái toàn bộ chân phải, nguy cơ hoại tử đe dọa cắt cụt chân. Các bác sĩ chụp mạch máu lần 1 và quyết định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết thế hệ mới Alteplase bơm vào vị trí tắc mạch. Sau một đêm, chân bệnh nhân được cải thiện, bắt đầu hồi phục. Chụp lại lần 2 cho thấy mạch máu chi dưới chân phải thông suốt và có thể đi lại.

 

Ngày 25/03/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích