Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 1 3 9 7
Số người đang truy cập
5 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 17/11 đến 23/11 năm 2017

Hà Nội mới

2 bệnh nhi mắc bệnh sốt rét phải xuống TP Hồ Chí Minh điều trị

(HNMO) - Ngày 22-11, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết đang điều trị cho hai bệnh nhi mắc bệnh sốt rét đến từ tỉnh Bình Phước và tỉnh Đăk Nông. Cả hai bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, tiêu chảy, thiếu máu, cơ thể xanh xao và lạnh run.

Bác sĩ Lê Hải Lợi, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: Ngày 14-11 Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận bệnh nhi đầu tiên là bé Tạ Thị Ngọc Yến (sinh năm 2010, ngụ tại tỉnh Bình Phước). Đến ngày 17-11, bệnh nhi thứ 2 là cháu Ngô Bùi Bảo Uyên (sinh năm 2016, ngụ tại tỉnh Đăk Nông) được đưa vào bệnh viện. Cả 2 cháu được xét nghiệm và kết quả cả 2 đều có ký sinh trùng sốt rét.

Chị Trần Xy Sành, mẹ bệnh nhi Ngọc Yến kể, cách đây 1 tuần, bé Yến bị sốt cao và đi khám bác sĩ ở địa phương được chẩn đoán là sốt siêu vi. Sau khi điều trị một tuần vẫn không bớt sốt nên gia đình đã chủ động đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám. Còn trường hợp của cháu Ngô Bùi Bảo Uyên thì người nhà khai bé bị sốt, tiêu chảy kéo dài và cũng được chuyển xuống Bệnh viện Nhi đồng 2 sau khi điều trị không hiệu quả tại địa phương. Hiện tại sức khỏe 2 bệnh nhi ổn định, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Theo bác sĩ Lê Hải Lợi, người trực tiếp điều trị cho 2 bệnh nhi, giai đoạn đầu của bệnh sốt rét dễ nhầm với cảm sốt thông thường và chỉ có phết máu ngoại biên, soi dưới kính hiển vi mới tìm được ký sinh trùng sốt rét. Sốt rét kéo dài có thể dẫn đến tử vọng do thiếu máu nặng bởi ký sinh trùng sốt rét gây tán huyết. Do đó, bác sĩ lưu ý, người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành khi có biểu hiện sốt kéo dài cần nghĩ đến bệnh lý sốt rét, đặc biệt là theo dõi hiện tượng sốt rét ở trẻ em cần đưa đến bệnh viện để được xét nghiệm máu, tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.

Không chủ quan dù dịch sốt xuất huyết đã được kiểm soát

Đó là thông tin về tình hình dịch bệnh được ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đưa ra tại buổi họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 21-11. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13 đến 19-11), thành phố ghi nhận 448 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 15/30 quận, huyện có số mắc giảm; 15 quận, huyện còn lại có số mắc tương đương so với tuần trước. Hiện chỉ còn 404 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện và 113 ổ dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 66 ca dương tính với sởi (tăng 64 ca so với năm 2016), trong đó có 1 ca tử vong.

Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, theo quy luật, đỉnh dịch sốt xuất huyết thường rơi vào tháng 10 và 11. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết liên tục giảm trong những tuần qua cho thấy, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát và không xảy ra đỉnh dịch thứ hai trong tháng 11 như cảnh báo. Với số ca mắc mới được ghi nhận vào thời điểm hiện tại, dịch bệnh sốt xuất huyết đã trở về mức như những năm trước đây. Dù vậy, tại các quận, huyện vẫn ghi nhận những ca bệnh rải rác nên chính quyền địa phương và người dân không được chủ quan. Trong tuần này, Sở Y tế Hà Nội sẽ có báo cáo nhằm đánh giá toàn bộ công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố để tiếp tục đưa ra các giải pháp phù hợp cho những năm tiếp theo. 

Đánh giá về nguy cơ bệnh sởi bùng phát, ông Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, tốc độ lây lan của sởi nhanh và mạnh hơn so với sốt xuất huyết. Chỉ cần người bệnh ho, hắt hơi là bệnh sẽ phát tán ra xung quanh. Thời tiết mưa lạnh như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sởi lây lan và bùng phát. Chỉ tiêm chủng đầy đủ mới giải quyết dứt điểm được bệnh sởi, nhưng hiện thành phố còn tới hơn 30 nghìn trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin sởi, tiềm ẩn nguy cơ gây dịch

An ninh Thủ đô

Hà Nội đã khống chế dịch sốt xuất huyết, không có đỉnh dịch thứ hai

Ngày 22-11, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội khẳng định, đến thời điểm này, Hà Nội đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết (SXH) và không để bùng phát đỉnh dịch thứ hai như cảnh báo.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, trong tuần qua (từ ngày 13 đến 19-11), toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 448 trường hợp mắc SXH, trong đó 15/30 quận, huyện có số mắc giảm; 15 quận, huyện còn lại có số mắc tương đương so với tuần trước. Hiện chỉ còn 404 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện và 113 ổ dịch SXH. Giám đốc TTYTDP Hà Nội khẳng định, vào thời điểm này, số mắc mới SXH mỗi tuần của Hà Nội đã trở về mức trung bình như những năm trước đây. Do theo quy luật, đỉnh dịch SXH ở Hà Nội thường rơi vào tháng 10 và 11 hàng năm nên trước đó, ngành y tế lo ngại nguy cơ có thể bùng phát đỉnh dịch SXH thứ 2 trong năm 2017 sau đỉnh dịch vào tháng 8 vừa qua.

“Tuy nhiên, với diễn biến số ca mắc SXH liên tục giảm trong những tuần qua cho thấy, dịch bệnh SXH trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát và không xảy ra đỉnh dịch thứ hai trong tháng 11 như cảnh báo” – ông Cảm nêu rõ.

Dù vậy, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tất cả các quận/ huyện/ thị xã của thành phố và người dân không được chủ quan với SXH, bởi hiện vẫn ghi nhận rải rác các bệnh nhân mắc mới. Dự kiến trong tuần này, Sở Y tế Hà Nội sẽ có báo cáo nhằm đánh giá toàn bộ công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn thành phố để tiếp tục đưa ra các giải pháp phù hợp cho những năm tiếp theo. 

Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, trong khi dịch SXH đã được khống chế thì thời điểm này, tại Hà Nội, dịch sởi lại đang có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm, toàn thành phố đã ghi nhận 66 ca dương tính với sởi (năm 2016 chỉ ghi nhận 2 ca), trong đó có 1 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn là trên địa bàn thành phố vẫn còn tới hơn 30.000 trẻ chưa được tiêm phòng vaccine sởi, do vậy nguy cơ gây dịch rất lớn.

Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết T.Ư 6, Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: Kiểm soát năng lực hành nghề của cán bộ y tế

Một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới được nêu trong Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII (Nghị quyết số 20 - NQ/TW) là: Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế; khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia trong đào tạo nhân lực y tế; thành lập hội đồng y khoa quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thông lệ quốc tế.

Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy, cùng với sự phù hợp về số lượng, sự cân đối về cơ cấu và phân bố, năng lực hành nghề của nhân lực y tế là tiền đề quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ y tế. Các quốc gia trên thế giới đều chú trọng chuẩn hóa cơ sở cũng như chương trình đào tạo nhằm bảo đảm nhân lực y tế trước khi tham gia hệ thống khám, chữa bệnh phải đạt được những chuẩn năng lực cơ bản. Việc sát hạch năng lực hành nghề đã được nhiều nước trên thế giới và phần lớn các nước trong khu vực Đông - Nam Á quan tâm, coi đó là điều kiện bắt buộc trước khi cấp phép hành nghề. Mục đích của quy định này trước hết là vì sự an toàn cho người bệnh, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế thật sự chất lượng, tiếp đến là vì lợi ích của chính cơ sở y tế. Chất lượng đào tạo và năng lực hành nghề của nhân lực y tế tại hầu hết các nước được kiểm soát bởi một tổ chức độc lập do Chính phủ ủy quyền. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm quy định về xây dựng chuẩn năng lực của các loại hình nhân lực y tế, tổ chức thi cấp độ quốc gia đánh giá năng lực để làm điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, tư vấn các chính sách liên quan đến bảo đảm chất lượng hành nghề của nhân viên y tế…

Ở Việt Nam, đào tạo nhân lực y tế đã được đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo, cùng với đào tạo chính quy còn có nhiều hình thức đào tạo khác như: cử tuyển, liên thông, đào tạo theo địa chỉ… với sự tham gia ngày càng nhiều của các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập. Nhờ vậy mà chỉ số bác sĩ/mười nghìn dân ở nước ta trong thời gian qua đã được cải thiện rõ rệt, tăng hơn 2,5 lần sau 30 năm, từ 3,2 bác sĩ/mười nghìn dân (năm 1986) lên 8,2 bác sĩ/mười nghìn dân (năm 2016).

Bên cạnh những kết quả về tăng trưởng nhanh số lượng cán bộ y tế, vấn đề bảo đảm chất lượng cũng ngày càng được Đảng, Chính phủ và toàn xã hội quan tâm. Hiện nay, theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, việc cấp giấy phép hành nghề cho cán bộ y tế vẫn chỉ dựa trên hồ sơ theo kết quả thi tốt nghiệp do các cơ sở đào tạo thực hiện. Bởi vậy, yêu cầu cấp bách đang đặt ra là cần sớm có một cơ chế thẩm định khách quan, độc lập nhằm bảo đảm sinh viên các trường y dù được đào tạo ở cơ sở nào sau khi tốt nghiệp cũng có đủ năng lực cơ bản, thiết yếu có thể hành nghề một cách độc lập.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, trong thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Chính phủ đã được ban hành. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành T.Ư đã khẳng định, cần phải tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 20-6-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2017/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, trong đó có nhiệm vụ “Quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc thi để xét cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật”. Tiếp đến, ngày 5-10-2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2017/NĐ-CP về Quy định tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó xác định rõ nguyên tắc bảo đảm an toàn cho người sử dụng dịch vụ y tế… Đặc biệt, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25-10-2017 cũng đã nêu rõ các giải pháp: Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; thành lập hội đồng y khoa quốc gia; tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp với thông lệ quốc tế…

Để từng bước hiện thực hóa các chủ trương, chính sách nêu trên, cần khẩn trương xây dựng và phê duyệt đề án thành lập hội đồng y khoa quốc gia là cơ quan độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng đào tạo và năng lực hành nghề của cán bộ y tế. Mặt khác, thi để được xét cấp phép hành nghề mặc dù là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo và năng lực hành nghề của cán bộ y tế, song đây là một việc làm mới chưa từng có tiền lệ ở nước ta. Do vậy, cần phân tích thấu đáo về những lợi thế cùng những thách thức, bất cập trong thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi.

Bên cạnh đó, việc thi cấp chứng chỉ hành nghề y tế cũng đang phải đối mặt nhiều thách thức, bất cập trong thực tiễn, đó là: các cơ sở đào tạo còn chậm chuyển đổi phương thức đào tạo từ nặng về cung cấp kiến thức sang tạo ra năng lực thật sự để cung cấp dịch vụ đáp ứng mô hình bệnh tật thực tế của Việt Nam.

Có thể thấy đổi mới đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của hệ thống y tế, kiểm soát năng lực hành nghề chặt chẽ là đòi hỏi tất yếu nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là việc làm thiết thực nhằm cụ thể hóa những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới vào thực tế cuộc sống. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Bảo đảm an toàn cho người bệnh

Lại một sự cố y khoa rất nghiêm trọng nữa xảy ra ngày 20-11 vừa qua tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh, khi chỉ trong một buổi sáng đã có bốn trẻ sơ sinh bị chết. Ðã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ người dân cũng như chính những người công tác trong ngành y tế, đó là lỗi hệ thống, lỗi quy trình hay lỗi của cá nhân nào đó.Câu trả lời chắc chắn sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ. Nhưng cũng từ thực tế này cho thấy vấn đề an toàn cho người bệnh cần được các bệnh viện quan tâm hơn, đặt làm trọng tâm trong các hoạt động cải tiến, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro và các yếu tố nguy cơ.

Phải thừa nhận rằng, bệnh viện là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị.Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý… Vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

Các chuyên gia cho rằng, Bộ Y tế cần sớm xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về bảo đảm an toàn cho người bệnh, như hướng dẫn quản lý xử lý sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; có bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bảo đảm an toàn phẫu thuật…; sửa đổi, bổ sung các quy chế chuyên môn trong quy chế bệnh viện.

Trên hết, chính các bệnh viện cần thực hiện nghiêm túc những quy định đã được ban hành. Các cơ sở khám, chữa bệnh cần thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế của đơn vị mình; thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn; xây dựng quy trình phân tích xác định nguyên nhân gốc gây nên sự cố y khoa, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn; hướng dẫn biện pháp phòng ngừa sự cố và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và người bệnh trong công tác bảo đảm an toàn cho người bệnh. Việc thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa không phải để "vạch áo cho người xem lưng", mà là để các tình huống tương tự không xảy ra.

Cải tiến chất lượng dịch vụ y tế và bảo đảm an toàn cho người bệnh là vấn đề cốt lõi của công tác khám, chữa bệnh. Ở đó, người lãnh đạo bệnh viện phải đóng vai trò quyết định trong việc triển khai các quy định liên quan cũng như trong giải quyết các sự cố. Nhưng với các bệnh viện, nếu không cải tiến chất lượng sẽ đối mặt với việc liên tục giải trình trước những tai biến; người bệnh lựa chọn bệnh viện khác; cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm y tế xuất toán; thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng; nợ tiền công ty vật tư y tế... Do đó, nhiệm vụ số một của lãnh đạo các bệnh viện là cải tiến chất lượng bệnh viện và ưu tiên số một là an toàn cho người bệnh và an toàn cho nhân viên y tế.

Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau mưa, lũ

Bão số 12 và đợt lũ lụt trên diện rộng đi qua không chỉ để lại những thiệt hại nặng về người, tài sản mà hiện nay, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát các dịch bệnh sau mưa, lũ. Đầu giờ sáng, tại Trạm y tế xã Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đã có hàng chục người dân đang đợi đến lượt khám và cấp thuốc để điều trị các bệnh liên quan sau mưa, lũ. Bác sĩ Nguyễn Văn Hải, Trạm trưởng y tế xã Hành Tín Đông cho biết: Hiện nay, hầu hết người dân trên địa bàn đến trạm khám, chữa bệnh trong những ngày qua đều liên quan đến những bệnh thường gặp sau mưa, lũ như: bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, nước ăn chân, ghẻ lở… với trung bình mỗi ngày khoảng hơn 30 người. Bên cạnh khám, chữa bệnh cho người dân tại trạm, Trạm y tế xã Hành Tín Đông còn thường xuyên cử cán bộ y tế xuống tới các thôn, xóm khám và cấp thuốc điều trị cho người dân mắc các bệnh ngoài da, đường tiêu hóa; đồng thời phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa, lũ tại cộng đồng một cách có hiệu quả và kịp thời…

Đánh giá về công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa, lũ, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi Nguyễn Tấn Đức cho biết: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong đợt lũ, lụt vừa qua, toàn tỉnh có gần 14 nghìn nhà dân, 1.016 giếng nước bị ngập; hơn tám nghìn nhà tiêu bị ngập và hư hỏng. Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc phương châm “Nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó”. Hiện nay, hệ thống y tế tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương xuống các vùng bị ngập lụt để xử lý rác, xác súc vật chết sau khi bị nước lũ cuốn trôi, tập trung, thu gom và xử lý gọn để tránh dịch bệnh xảy ra. Cử cán bộ y tế thôn đi xuống tận nhà người dân cấp phát Cloramin B và hướng dẫn người dân cách khử trùng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm; đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, tránh những bệnh truyền nhiễm như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp cấp, cảm cúm… Đồng thời, Trung tâm y tế tỉnh đã cấp được gần 200 cơ số thuốc điều trị đối với các bệnh ngoài da, tiêu hóa, đau mắt đỏ... để các trạm y tế kịp thời cấp phát cho người dân phòng, chống dịch bệnh sau lũ lụt.

Cũng nằm trong vùng thiệt hại do bão, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế đang huy động lực lượng cùng các cơ quan, đơn vị và người dân chung tay để khắc phục thiệt hại do lũ lụt gây ra, trong đó trọng tâm là công tác vệ sinh môi trường, phòng ngừa bệnh dịch có nguy cơ xảy ra trên địa bàn. Phó Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Hương Trà, bác sĩ chuyên khoa II Lê Đức Thịnh cho biết: Những trận mưa lớn liên tiếp trong những ngày qua gây ngập hơn hai phần ba số xã, phường trên địa bàn thị xã Hương Trà, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đây là thời điểm các vi sinh vật, rác, chất thải theo dòng nước tràn ra, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Do vậy, khi mưa, lũ chưa qua, đơn vị đã cắt cử cán bộ về những địa bàn nước lũ đã rút để vận động người dân vệ sinh môi trường; phối hợp tiêu độc khử trùng các khu vực có nguy cơ cao nhằm khống chế dịch bệnh…

Theo Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, tiến sĩ Nguyễn Đình Sơn: Công tác cấp cứu và điều trị cho người bệnh sau mưa, lũ được các đơn vị y tế tại Thừa Thiên - Huế chú trọng từ nhân lực, thuốc men, bố trí giường bệnh, đến các điều kiện cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu cấp cứu, điều trị cho người dân, nhất là những trường hợp bị tai nạn do mưa, lũ. Sở Y tế Thừa Thiên - Huế đã cấp 20 cơ số thuốc, 100 nghìn viên Cloramin B, 100 chiếc áo phao... cho tuyến y tế cơ sở để phòng, chống dịch bệnh sau mưa, lũ…

Cũng như các địa phương khác, sau khi bão số 12 đi qua, ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã chủ động phối hợp chính quyền ở các địa phương, nhất là những vùng ngập sâu, vận động người dân ra quân dọn vệ sinh môi trường; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam Trần Văn Hoàn cho biết, trước đợt lũ, ngành y tế đã đưa xuống cơ sở khoảng 1.600 kg Cloramin B để giúp các địa phương trong tỉnh có đủ lượng thuốc phục vụ cho việc khử khuẩn nguồn nước, vệ sinh môi trường sau mưa, lũ. Mới đây nhất, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đề nghị Viện Pasteur Nha Trang cấp thêm một tấn Cloramin B, 100 lít hóa chất diệt côn trùng, 100 nghìn viên Aquatabs khử khuẩn nước và 50 cơ số thuốc phòng bệnh mùa bão lụt. Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức đội phun thuốc sát trùng tại những khu vực chăn nuôi hộ gia đình; chợ mua bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm; hướng dẫn người dân các bước thực hiện trước khi phun hóa chất theo đúng quy trình mà cơ quan chuyên môn đề ra…

Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết: Trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau mùa mưa, lũ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng và người dân tổ chức vệ sinh môi trường, với phương châm “nước rút tới đâu - vệ sinh môi trường tới đó”; tiến hành phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại những vùng có nguy cơ, nhất là tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa, lũ, ngập lụt. Cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Cloramin B, Aquatabs, hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị ngập lụt; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa, lũ mà ngành y tế đã đưa ra…

Ngoài ra, Bộ Y tế đã kịp thời hỗ trợ một số địa phương các cơ số thuốc phòng, chống lụt, bão; Cloramin B khử khuẩn, bộ dụng cụ phòng, chống lụt bão ... Đồng thời, yêu cầu các địa phương tổng hợp, báo cáo thiệt hại về cơ sở, vật chất, trang thiết bị; nhu cầu thuốc, Cloramin B khử trùng nước sinh hoạt, hóa chất phòng chống dịch bệnh, để Bộ Y tế có phương án hỗ trợ các địa phương trong thời gian sớm nhất

Nâng cao sức khỏe nhân dân là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, duy trì nòi giống của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị T.Ư sáu, khóa XII đã chỉ ra nhiều giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong đó nhấn mạnh việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành y tế là nòng cốt.

Nghị quyết số 20-NQ/T.Ư của Hội nghị lần thứ sáu, khóa XII đã nêu bật những kết quả đạt được sau 25 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa VII với những kết quả nổi bật. Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện, phù hợp thực tiễn đời sống và xu thế của thời đại. Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp, đủ khả năng triển khai hiệu quả phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, tiếp nhận các dịch vụ y tế cũng như ứng phó kịp thời thiên tai, thảm họa. Các cơ sở y tế công lập được củng cố và phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô; y tế dự phòng được tăng cường, đã kiểm soát và phòng, chống tốt, không để dịch bệnh lớn xảy ra; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được củng cố, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mạn tính như hen, tăng huyết áp, đái tháo đường tại cộng đồng, góp phần giảm tình trạng quá tải cho tuyến trên… Nhờ đó, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam được cải thiện đáng kể, tuổi thọ trung bình của người dân đã đạt hơn 73,1 tuổi, cao hơn nhiều so với những nước có cùng trình độ phát triển; là điểm sáng trong việc đạt các Mục tiêu Thiên niên kỷ; Tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác khám, chữa bệnh như: can thiệp tim mạch, thụ tinh ống nghiệm, phẫu thuật nội soi, kỹ thuật ghép tạng, ghép tế bào gốc, ứng dụng rô-bốt trong phẫu thuật…

Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng tăng. Chính sách tài chính y tế có nhiều đổi mới; diện bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, hướng tới BHYT toàn dân; đổi mới cơ chế tài chính y tế hướng tới tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, chuyển dần việc đầu tư ngân sách Nhà nước trực tiếp cho các cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người thụ hưởng chính sách thông qua hệ thống BHYT, Nhà nước chỉ bao cấp cho người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi, người trong diện chính sách… và hỗ trợ một phần kinh phí cho người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế…

Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, do một số cơ chế, chính sách chưa được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp xu thế thế giới và tình hình mới trong nước, nhất là nhu cầu cần được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng cao và đa dạng, cũng như trình độ dân trí được nâng lên, giao thông đi lại thuận tiện, trình độ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển, do vậy người dân đã quan tâm đến sức khỏe của mình. Trong khi đó, mô hình bệnh tật có sự thay đổi cơ bản, từ các bệnh truyền nhiễm là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm, tai nạn, thương tích. Mặt khác, tốc độ già hóa dân số đòi hỏi phải đổi mới hệ thống chăm sóc sức khỏe để đáp ứng sự thay đổi của mô hình bệnh tật và thích ứng với già hóa dân số. Nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thực phẩm không an toàn; các hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, các tệ nạn ma túy, đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh và sự tham gia quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Ngoài ra, nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, giao thông thuận lợi đòi hỏi các cơ sở y tế phải được quy hoạch lại theo khu vực, cụm dân cư, đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động, phương thức quản trị của các đơn vị y tế công lập để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Nghị quyết 20 đã nhấn mạnh, một trong những giải pháp rất quan trọng, được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Để triển khai được các nội dung cụ thể của giải pháp này, cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Thống nhất trong nhận thức, quyết tâm trong hành động của cả hệ thống chính trị và của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực thi các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Bám sát chỉ đạo của Trung ương, các tổ chức đảng cần xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp chức năng, nhiệm vụ của mình; tổ chức lấy ý kiến, thảo luận dân chủ trong cán bộ, đảng viên, chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, thiết thực để tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, chất lượng.

Nghị quyết cũng chỉ rõ, Chính phủ, Quốc hội rà soát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong thực thi Nghị quyết từ trung ương đến cơ sở. Các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần xây dựng và đưa các chỉ tiêu về y tế được nêu tại Nghị quyết vào các kế hoạch, chương trình hành động, chiến lược, đề án phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện Nghị quyết. Các chi bộ cần đưa nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thành một trong những nội dung sinh hoạt định kỳ. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương; gắn công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Đẩy mạnh việc đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động thông tin, tuyên truyền và giáo dục các tầng lớp xã hội, đến cộng đồng dân cư, đến từng gia đình và người dân để họ tích cực, chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Các cơ quan báo chí cần phát huy thế mạnh của các loại hình nhằm tuyên truyền và đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống. Thông tin báo chí cũng góp phần xây dựng và điều chỉnh nghị quyết phù hợp tình hình và điều kiện thực tiễn của từng đơn vị, địa phương. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống từ thông tin báo chí, các cơ quan lãnh đạo, quản lý đã xây dựng chủ trương, chính sách mới để giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, phục vụ lợi ích chính đáng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đi liền với đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết.

Công an nhân dân

Nguy cơ bùng phát dịch sởi từ hàng chục ngàn trẻ chưa được tiêm phòng

Hiện nay, số người mắc sởi ngày càng tăng, cả trẻ em và người lớn, trong đó, chủ yếu là những người sống ở địa bàn Hà Nội và đã có 1 ca tử vong. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, bệnh sởi thường phát triển mạnh vào mùa đông – xuân, nhưng năm nay lại bùng phát nhanh ngay ở thời điểm mùa thu. Dịch đang diễn biến phức tạp, khi đã xuất hiện tại 25 quận, huyện, tập trung chủ yếu ở nội thành. Trẻ nhỏ từ 9-18 tháng tuổi chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

“Điều đáng lo ngại là dù tỷ lệ tiêm chủng ở Hà Nội luôn đạt trên 95%, song trong 5 năm qua vẫn có tới 14.370 trẻ dưới 1 tuổi và 18.265 trẻ từ 1- 2 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Như vậy, hiện nay toàn thành phố Hà Nội đang có khoảng 32.000 trẻ có nguy cơ mắc sởi cao" - ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết. Theo ông Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện nay số mắc sốt phát ban nghi sởi và số dương tính với sởi tăng nhiều so với cùng kỳ 2016. Trước diễn biến khó lường của dịch sởi, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm y tế các quận, huyện ưu tiên nguồn lực cho công tác tiêm chủng tại thời điểm này.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, để ngăn chặn bùng phát bệnh sởi, Sở Y tế đã có công văn khẩn gửi các đơn vị ngành y tế, cả trong và ngoài công lập, yêu cầu tăng cường công tác khám và điều trị bệnh sởi. Đặc biệt, toàn thành phố đã tăng tần suất tiêm chủng tại các trạm y tế từ 1 lần/tháng lên 4 lần/tháng, trải đều trong các tuần để phòng những trường hợp trẻ đến lịch nhưng chưa tiêm được do ốm hay những lý do khách quan, sẽ được tiêm bổ sung ngay tuần sau, để giảm tình trạng quá tại tại các điểm tiêm vào ngày 4,5 hàng tháng như trước đó. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tổ chức giám sát chặt chẽ, nhằm phát hiện sớm trường họp bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế; tổ chức cách ly, điều trị kịp thời tránh lây lan, đồng thời xử lý triệt để khu vực phát sinh bệnh nhân, ổ dịch".

Theo các chuyên gia, bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên-đây là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao cùng với những mảng đỏ nổi lên, thường ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước

Gánh nặng vì bệnh không lây nhiễm ngày càng trầm trọng ở Việt Nam

Ngày 21-11, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc về phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Khoảng 600 đại biểu là các chuyên gia gia hàng đầu của 47 Hội chuyên khoa trong cả nước đã tham dự.Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên-Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng về gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm.Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hằng năm, chiếm 70-75% số lượng tử vong và vẫn đang tiếp tục tăng. Ở Việt Nam, đó cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện cứ 10 người tử vong thì có 7 người tử vong do bệnh không lây nhiễm (tiểu đường, đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, hen xuyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính…).Trong khi 80% số bệnh nhân tim mạch giai đoạn đầu, tiểu đường tuýp 2, 40% ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa qua tập thể dục, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá… Nguyên nhân các bệnh này ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, đô thị hóa, do lối sống của người dân...Tại hội nghị, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến vào các giải pháp phòng nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm. Các thông điệp chính từ hội nghị khoa học quan trọng này sẽ được tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng trong thời gian tới bao gồm các khuyến nghị về Dinh dưỡng, lối sống.Bên cạnh đó việc cập nhật các phác đồ điều trị cũng được đưa ra trong hội nghị và sẽ tiếp tục được tập huấn và đào tạo cho hệ thống y tế bởi Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, phòng chống các bệnh không lây nhiễm phải là bước đi tiên phong nhằm phát hiện sớm nguy cơ để có phác đồ điều trị, theo dõi, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Do đó, công tác phòng chống phải gắn với y tế cơ sở trong hai nhiệm vụ gồm chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán phát hiện sớm.

 Báo Hải quan

73% ca tử vong tại Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm

Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp; gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường; 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mãn tính và gần 120.000 ca mắc mới ung thư... chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật.

Ngày 21/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ VI năm 2017 với chủ đề "Phòng chống các bệnh không lây nhiễm".

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm, (chiếm 70- 75% số lượng tử vong trên toàn cầu) và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ở Việt Nam không lây nhiễm cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Còn theo bà Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng về gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãn tính.

Theo bà Xuyên, ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp; gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường; 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mãn tính và gần 120.000 ca mắc mới ung thư... chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật. Các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 40% tử vong trước 70 tuổi.

Mặc dù ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát bệnh không lây nhiễm nhưng Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam thừa nhận hiện tình trạng gia tăng các bệnh này tại Việt Nam vẫn ở mức báo động. Nguyên nhân của thực trạng này là do người dân chưa có ý thức phòng bệnh, còn khoảng 45% dân số là nam giới hút thuốc lá; 77% dân số uống rượu; số người thừa cân béo phì không ngừng tăng... Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.Để hạn chế sự gia tăng và sự nguy hiểm của bệnh không lây nhiễm, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các cơ sở y tế các cấp phải đẩy mạnh công tác phòng chống, tăng cường truyền thông phòng chống, sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh không lây nhiễm, chủ động phòng ngừa đối với các loại bệnh đã có vắc xin chủng ngừa, tăng cường chuyên môn, trang thiết bị trong việc tầm soát, điều trị bệnh cũng như chăm sóc giảm nhẹ trong cộng đồng.“Ngành Y tế kêu gọi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và các bệnh lý khác bằng chế độ ăn uống, vận động khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, chủ động khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra”, Bộ trưởng Y tế nêu.

Lao động

Tìm thấy vi khuẩn đa kháng thuốc trên trẻ sơ sinh đã điều trị tại Bắc Ninh

Ngày 22.11, theo tin từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Nhi T.Ư (Hà Nội), đã có kết quả cấy máu cho thấy trong số các bé sơ sinh chuyển lên từ BV Sản Nhi Bắc Ninh, có 2 bé đang điều trị tại BV Nhi T.Ư nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và 1 bé đang điều trị tại BV Bạch Mai nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Trước đó, sau sự cố 4 trẻ sơ sinh sinh non tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh trong sáng 20.11, đã có 18 bệnh nhi sơ sinh trong tình trạng nặng được chuyển từ BV này lên 3 BV tuyến T.Ư điều trị, gồm: BV Nhi T.Ư, BV Phụ sản T.Ư và BV Bạch Mai.PGS-TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư, cho biết có 4/8 bệnh nhi chuyển tới BV này trong tình trạng nặng được điều trị với phác đồ nhiễm khuẩn huyết và được cách ly, có 2 bé thở máy cần theo dõi chức năng sống. Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết hiện 3 bé sơ sinh bị sốc nhiễm khuẩn đang điều trị tại khoa. Trong đó, 1 bé tình trạng rất nghiêm trọng, chuyển đến BV trong tình trạng xuất huyết não, tim to, bụng trướng, gan bị tổn thương rất nặng, hạ đường máu liên tục, vàng da ứ mật.Tại BV Phụ sản T.Ư, TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, cho biết chiều 22.11, cả 7 bé được chuyển tới BV điều trị đều đã ngưng thở máy. Dự kiến, 2 - 3 bé sẽ ra viện trong tuần tới.

Sốt xuất huyết giảm, bệnh sởi "lên ngôi'

Số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội giảm liên tục trong 7 tuần qua nhưng số ca mắc sởi có dấu hiệu nhích lên. Bệnh sởi cần được khống chế, tránh xảy ra dịch sởi như năm 2014.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sau 7 tuần liên tiếp tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch, SXH tại Hà Nội đã giảm 80%, tức từ 500 ca xuống còn trên 100 ca/ngày. Số mắc không chỉ giảm mạnh mà còn giảm tương đối đều ở tất cả các quận huyện trong thành phố (2 quận cao nhất là Hoàng Mai và Hà Đông cũng chỉ còn trên 10 ca/ngày, các quận huyện khác rải rác vài ca hoặc không ghi nhận).

Tuy nhiên, bệnh sởi tại Hà Nội đang có dấu hiệu gia tăng. Tại hội thảo về phòng, chống bệnh sởi chiều 15.11, TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, Hà Nội đã ghi nhận 63 ca mắc dương tính với virus sởi, 1 ca tử vong. Nếu những tháng đầu năm 2017 chỉ ghi nhận 1- 2 ca/tháng thì từ tháng 9.2017 đến nay, trung bình mỗi tháng ghi nhận trên 10 ca mắc sởi. Năm nay, dịch sởi đang có diễn biến phức tạp, phân bố dịch sởi năm 2017 tại 25 quận, huyện, tập trung chủ yếu ở nội thành.TS Cảm khuyến cáo, chu kỳ dịch sởi tại Việt Nam rút ngắn lại khoảng 4 – 5 năm, trước đây là 9 – 10 năm. Nhiều người đặt vấn đề, liệu virus sởi có bị biến chủng hay không. Từ 2013 - 2015, virus sởi chưa có sự đột biến."Điều đáng lo ngại là dù tỷ lệ tiêm chủng ở Hà Nội luôn đạt trên 95%, song trong vòng 5 năm gần đây, vẫn có tới 14.370 trẻ dưới 1 tuổi và 18.265 trẻ từ 1 – 2 tuổi chưa được tiêm vaccine phòng sởi", TS Cảm cho hay.Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, số mắc sốt phát ban nghi sởi và số dương tính với sởi tăng nhiều so với cùng kỳ 2016. 

"Mặc dù dịch SXH giảm mạnh, nhưng không vì thế mà các cơ quan chức năng cũng như người dân chủ quan, lơ là trong việc phòng dịch. Dù bệnh sởi chưa bùng phát mạnh nhưng nếu lơ là dịch có thể bùng phát. Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi, hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều.Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người. Hiện nay tỷ lệ tiêm phòng vaccine sởi dù ở mức cao nhưng không thể đạt 100%. Hàng năm, ngoài 97-98% số trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì vẫn còn 2-3% chưa được tiêm, chưa có kháng thể bảo vệ", TS Cảm cảnh báo.Trước tình hình bệnh sởi đang có nguy cơ bùng phát thành dịch, Bộ Y tế đang triển khai các đợt tiêm vét vaccine sởi để bảo đảm các trẻ trì hoãn tiêm được tiêm chủng đầy đủ phòng ngừa dịch bệnh.

Thanh niên

Tìm thấy vi khuẩn đa kháng thuốc trên trẻ sơ sinh đã điều trị tại Bắc Ninh

Ngày 22.11, theo tin từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Nhi T.Ư (Hà Nội), đã có kết quả cấy máu cho thấy trong số các bé sơ sinh chuyển lên từ BV Sản Nhi Bắc Ninh, có 2 bé đang điều trị tại BV Nhi T.Ư nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và 1 bé đang điều trị tại BV Bạch Mai nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Trước đó, sau sự cố 4 trẻ sơ sinh sinh non tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh trong sáng 20.11, đã có 18 bệnh nhi sơ sinh trong tình trạng nặng được chuyển từ BV này lên 3 BV tuyến T.Ư điều trị, gồm: BV Nhi T.Ư, BV Phụ sản T.Ư và BV Bạch Mai.PGS-TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư, cho biết có 4/8 bệnh nhi chuyển tới BV này trong tình trạng nặng được điều trị với phác đồ nhiễm khuẩn huyết và được cách ly, có 2 bé thở máy cần theo dõi chức năng sống. Tại Khoa Nhi BV Bạch Mai, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết hiện 3 bé sơ sinh bị sốc nhiễm khuẩn đang điều trị tại khoa. Trong đó, 1 bé tình trạng rất nghiêm trọng, chuyển đến BV trong tình trạng xuất huyết não, tim to, bụng trướng, gan bị tổn thương rất nặng, hạ đường máu liên tục, vàng da ứ mật.Tại BV Phụ sản T.Ư, TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, cho biết chiều 22.11, cả 7 bé được chuyển tới BV điều trị đều đã ngưng thở máy. Dự kiến, 2 - 3 bé sẽ ra viện trong tuần tới.

Hơn 148.000 ca sốt xuất huyết nhập viện trong 16 năm tại TP.HCM

Thông tin trên được thạc sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết tại hội thảo vắc xin và bệnh truyền nhiễm do Hội y học dự phòng TP.HCM đã tổ chức ngày 17.11. Nghiên cứu hồi cứu mới nhất của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM công bố cho thấy, từ năm 2000 đến 2016 dịch sốt xuất huyết (SXH) đã làm cho toàn thành phố có trên 148.000 ca mắc nhập viện điều trị chủ yếu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Nếu như giai đoạn từ năm 2000 đến 2004 tỷ lệ mắc SXH là 64 ca/100.000 dân thì con số này tăng hơn gấp đôi vào giai đoạn 2015-2016 với 134 ca/100.000 dân. Lứa tuổi mắc nhiều nhất là dưới 15 tuổi, nhưng tăng nhanh nhóm tuổi từ 15 đến 25 và trên 25 tuổi; từ năm 2014 SXH tăng nhanh ở vùng đô thị hóa của TP.HCM.

“Vùng nội thành với mật độ dân cư đông đúc là yếu tố thuận lợi làm lây lan SXH; vùng đang đô thị hóa thu hút nhiều dân nhập cư trong khi cơ sở hạ tầng không phát triển kịp là yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện các điểm nguy cơ phát sinh SXH. Ngoài ra, SXH gia tăng một phần cũng là do sự biến đổi khí nhậu”, bà Nga nhận định.Cũng theo bà Nga, trên thế giới, trong 50 năm qua SXH tăng gấp 30 lần và trở thành gánh nặng y tế cho nhiều quốc gia. Giai đoạn 2004-2010 Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3/30 nước trên thế giới có nguy cơ cao về SXH, trung bình 91.000 ca mắc SXH/năm, trong đó TP.HCM chiếm một con số khá lớn, trung bình 10.000 ca/năm.

Vĩnh Long :Gần 2.600 ca bệnh tay chân miệng

Ngày 22.11, tin từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận gần 2.600 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng và hơn 60 ổ dịch, tăng gần 1.000 ca so với cùng kỳ năm trước.Theo đánh giá của cơ quan chức năng, bệnh tay chân miệng vẫn còn diễn biến phức tạp, lực lượng chuyên ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, giám sát thường xuyên các ca bệnh và xử lý triệt để tại cộng đồng cũng như trong các trường học.Đồng thời, phụ huynh cần giữ vệ sinh và hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, khi trẻ mắc bệnh cần điều trị và cách ly theo khuyến cáo của ngành y tế.

Thêm trẻ em ở Đắk Nông, Bình Phước bị sốt rét

Hôm nay (22.11), thông tin từ Khoa Nhiễm, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết khoa này đang điều trị cho hai trẻ em mắc bệnh sốt rét.Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi T.T.N.Y (7 tuổi, ngụ Bình Phước) nhập viện ngày 14.11. Mẹ bệnh nhi cho biết một tuần trước bé bị sốt cao. Chị đưa con đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bé bị sốt siêu vi. Sau khi điều trị một tuần vẫn không đỡ, gia đình đã đưa đến BV Nhi đồng 2. Chị cũng cho biết thêm, khu vực nhà chị sinh sống có vài người mắc sốt rét nhưng chủ yếu là người lớn.

Trường hợp thứ hai là bé N.B.B.U (2 tuổi, ngụ Đắk Nông) nhập viện này 17.11. Được biết, trước khi nhập viện, bé U. bị sốt, tiêu chảy kéo dài và được điều trị tại BV địa phương nhưng cũng không đỡ.Bác sĩ Lê Hải Lợi, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết cả hai bé nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, tiêu chảy, thiếu máu xanh xao... Kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai bệnh nhi đều bị sốt rét.Theo bác sĩ Lợi, giai đoạn đầu của bệnh sốt rét dễ nhầm với cảm sốt thông thường, phải làm xét nghiệm máu mới tìm được ký sinh trùng sốt rét.

“Sốt rét kéo dài có thể dẫn đến tử vong do thiếu máu nặng bởi ký sinh trùng sốt rét gây tán huyết. Người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành khi có biểu hiện sốt kéo dài cần nghĩ đến bệnh lý sốt rét và đi khám kết hợp xét nghiệm máu để được điều trị kịp thời”, bác sĩ Lợi khuyến cáo.

Như Thanh Niên đã đưa tin, cách đây hai ngày, Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng đang điều trị cho hai bé bị mắc sốt rét đến từ tỉnh Đắk Nông. Đã nhiều năm bệnh sốt rét ít được ghi nhận tại Việt Nam, đặc biệt trên trẻ em. Vì vậy, việc liên tiếp có những ca bệnh xuất hiện, theo các bác sĩ khuyến cáo, rất đáng lưu ý cho người dân và địa phương phải cẩn trọng phòng ngừa, có thể dịch sốt rét trở lại.

Liên tiếp hai trẻ nhập viện do sốt rét

Sau nhiều năm bệnh ít xuất hiện trên trẻ em ở Việt Nam, hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa liên tiếp tiếp nhận và điều trị cho hai bệnh nhi bị sốt rét nặng.Hôm nay (20.11), bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết bệnh viện vừa liên tiếp tiếp nhận và điều trị cho hai bệnh nhi bị sốt rét nặng.Trong đó, một bé chỉ mới 5 tháng tuổi. Trường hợp còn lại là bé 3 tuổi. Cả hai đều ở Đắk Nông. Tuy nhiên, hai bệnh nhi ở hai huyện xa nhau và không có mối liên quan nào. Đây là trường hợp bệnh xuất hiện trở lại sau nhiều năm sốt rét không còn được ghi nhận tại Việt Nam, đặc biệt trên trẻ em.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, thiếu máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy hai bé đều có chỉ số ký sinh trùng sốt rét rất nặng.Được điều trị tích cực, hiện tại, bệnh nhi 3 tuổi đã ổn định sức khỏe. Còn bệnh nhi 5 tháng tuổi vẫn phải nằm phòng cấp cứu.

Bác sĩ Khanh nhận định: “Lâu rồi mới có trẻ nhập viện vì sốt rét, đặc biệt là các cháu liên tiếp nhập viện, nên địa phương phải rất cẩn trọng, có thể dịch sốt rét trở lại”. Ngoài ra, theo bác sĩ Khanh, do bệnh sốt rét đã nhiều năm ít xuất hiện ở Việt Nam nên các dấu hiệu bệnh có thể khiến bác sĩ bỏ sót, không nghĩ đến và không chỉ định xét nghiệm tìm ký sinh trùng. Trẻ mắc sốt rét thường chỉ có biểu hiện chủ yếu là sốt nên bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể dễ chẩn đoán nhầm. Bác sĩ Khanh cho biết, nếu không điều trị sốt rét kịp thời, bệnh nhân có thể diễn tiến ác tính, thiếu máu nặng, suy hô hấp, gan to, lách to, tổn thương đa cơ quan và nhanh chóng tử vong trong 72 giờ.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do muỗi anophen lây truyền. Sốt rét phân biệt với bệnh khác với biểu hiện các cơn sốt cao liên miên, rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Khi sang giai đoạn ác tính, bệnh nhân có thể rối loạn ý thức, li bì hoặc vật vã, cuồng sảng, nói lảm nhảm, sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều, thể trạng nặng...

Bác sĩ khuyến cáo, khi bị sốt với dấu hiệu sốt rét, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm, điều trị đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.Người dân cần thực hiện ngủ mùng, giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt và cẩn trọng khi đi đến các vùng có dịch sốt rét lưu hành.

Báo điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông

Cải tiến chất lượng, nội dung sống còn của bệnh viện công

Cải tiến chất lượng hay để bệnh nhân lựa chọn bệnh viện khác là nội dung được đưa ra tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam năm 2017 được tổ chức tại Tp. Đà Nẵng ngày 18/11.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Cải tiến chất lượng dịch vụ y tế và đảm bảo an toàn người bệnh là vấn để cốt lõi của công tác khám, chữa bệnh. Trong đó, người lãnh đạo bệnh viện đóng vai trò quyết định trong công tác nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Hội nghị này là cơ hội để lãnh đạo các bệnh viện học tập, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần giúp lãnh đạo các bệnh viện biết tận dụng cơ hội và đối diện với những thách thức trong khám, chữa bệnh.

Cùng với quan điểm trên, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, nếu không cải tiến chất lượng các bệnh viện sẽ phải đối diện với việc trả lời giải trình trước những tai biến; người bệnh lựa chọn BV khác, BHXH xuất toán; thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng; nợ tiền công ty vật tự y tế…Do đó, theo PGS.TS Khuê nhiệm vụ số một của lãnh đạo của các bệnh viện là cải tiến chất lượng bệnh viện và ưu tiên số 1 là an toàn người bệnh và an toàn cho nhân viên y tế.

Trước xu hướng tự chủ tài chính hiện nay, theo PGS.TS Khuê không còn con đường nào khác là cải tiến nâng cao chất lượng KCB bằng việc thực hiện nghiêm văn bản, chỉ đạo của Bộ Y tế, thực hiện 83 tiêu chí chất lượng BV; đổi mới tinh thần thái độ, trang phục, thực hiện tốt quản trị bệnh viện, tăng cường ứng dụng CNTT, bệnh án điện tử, đào tạo nâng cao năng lực quản lý bệnh viện; quản lý chuyên môn …

Về quản lý trang thiết bị để góp phần đảm bảo an toàn người bệnh, ThS Nguyễn Minh Tuấn- Vụ trưởng Vụ Tran Thiết bị Y tế cho biết, trang thiết bị y tế (TTBYT) là hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. TTYT hiệu quả phụ thuộc vào trình độ khai thác, trình độ người sử dụng và cần được bảo trì, sửa chữa đảm bảo chất lượng. Theo ThS Tuấn cần nhận thức rõ ràng sự khác nhau giữa việc quản lý chất lượng trang thiết bị với việc quy trình sử dụng, hiệu chỉnh, sửa chữa máy móc , trang thiết bị…Nhiều máy móc tốt nhưng quy trình sử dụng, hiệu chỉnh không được quản lý, giám sát sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Đối với việc an toàn trong sử dụng TTBYT, ThS Tuấn đề nghị các bệnh viện có kế hoạch đào tạo, chuẩn bị đội ngũ cán bộ chuyên môn, phòng ốc, hạ tầng tốt để khai thác, sử dụng tốt và hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư. Các đơn vị có trách nhiệm bố trí kinh phí để chi cho công tác bảo trì, sửa chữa, kiểm định các thiết bị tế, đặc biệt là các thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các thiết bị công nghệ cao có giá trị lớn….; Thực hiện việc kiểm tra hiệu chuẩn các TTBYT định kỳ,…. ThS Tuấn cũng đề nghị trong kiểm tra BV năm 2017 cần xem xét chi phí bảo trì cho trang thiết bị của các BV…

Với chủ đề “Cải tiến chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo an toàn người bệnh ”, 500 đại biểu là lãnh đạo, trưởng khoa các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện khu vực phía Nam đã trao đổi những kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng bệnh viện; quản lý trang thiết bị hiệu quả; tầm soát, giám sát sự cố chủ động; liên thông xét nghiệm giữa các bệnh viện; tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại các bệnh viện….

Báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam

Giảm 15% giá thuốc qua đấu thầu tập trung quốc gia

Nhằm giảm giá thuốc đấu thầu khoảng 10 - 15% theo chỉ đạo của Chính phủ, chiều 20/11, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tiến hành đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia.Ngoài việc giảm giá, mục tiêu mà Bảo hiểm xã hội đặt ra là lựa chọn các sản phẩm thuốc có chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí đấu thầu và minh bạch giá thuốc. Đã có 79 nhà thầu tham gia đấu thầu.Danh mục thuốc đấu thầu lần này tập trung vào 5 loại hoạt chất và hơn 20 loại thuốc, với giá trị gần 1.200 tỷ đồng. Đây là những loại thuốc thiết yếu đang được hơn 480 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc sử dụng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: mức giá đưa ra để đấu thầu đã thấp hơn so với giá trúng thầu năm trước từ 5 - 15%.Trước đó, Bộ Y tế đã thực hiện đấu thầu 5 hoạt chất và 22 loại thuốc, chủ yếu là thuốc ung thư, qua đấu thầu đã giảm được gần 17% so với mức giá năm trước. Việc đấu thầu tập trung quốc gia sẽ góp phần bình ổn giá thuốc và lựa chọn những thuốc có chất lượng với giá cả hợp lý.Năm nay, dự kiến chi phí thuốc khoảng 38 nghìn tỷ, chiếm khoảng gần 40% tổng chi quỹ bảo hiểm y tế.

Phụ nữ Việt Nam

Sốt rét “tái xuất” uy hiếp sức khỏe nhiều trẻ em

Chỉ trong vòng 1 tuần, các Bệnh viện Nhi đồng ở TPHCM liên tiếp tiếp nhận và điều trị cho 4 trẻ em mắc bệnh sốt rét. Đây là một dấu hiệu rất đáng lo ngại. Mới đây nhất là trường hợp bé N.B.B.U (2 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Nông), nhập viện tại BV Nhi đồng 2 ngày 17/11. Trước khi nhập viện, bé U. bị sốt, tiêu chảy kéo dài và được điều trị tại BV địa phương nhưng cũng không đỡ.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhi T.T.N.Y (7 tuổi, ngụ Bình Phước) nhập viện ngày 14/11, cũng có triệu chứng sốt cao, điều trị 1 tuần không đỡ. Gia đình đưa đi khám bác sĩ tư thì được chẩn đoàn là sốt siêu vi, nhưng gia đình cảm thấy không yên tâm nên đã đưa đến BV Nhi đồng 2. Bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, cả hai bé nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, tiêu chảy, thiếu máu xanh xao... Kết quả xét nghiệm cho thấy cả hai bệnh nhi đều bị sốt rét.

Trước đó, BV Nhi đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị cho hai bệnh nhi bị sốt rét nặng. Trong đó, một bé chỉ mới 5 tháng tuổi, bé còn lại 3 tuổi, cả hai đều ở Đắk Nông nhưng ở hai huyện xa nhau và không có mối liên quan nào.Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, thiếu máu. Kết quả xét nghiệm cho thấy hai bé đều có chỉ số ký sinh trùng sốt rét rất nặng. Được điều trị tích cực, hiện tại, bệnh nhi 3 tuổi đã ổn định sức khỏe. Còn bệnh nhi 5 tháng tuổi vẫn phải nằm phòng cấp cứu.

Như vậy, sau nhiều năm “im ắng”, bệnh sốt rét đã chính thức quay trở lại, uy hiếp sức khỏe trẻ em, nhất là trẻ em ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), nhận định: “Lâu rồi mới có trẻ nhập viện vì sốt rét, đặc biệt là các cháu liên tiếp nhập viện, nên địa phương phải rất cẩn trọng, có thể dịch sốt rét trở lại”.

Giới chuyên môn cảnh báo, do bệnh sốt rét đã nhiều năm ít xuất hiện ở Việt Nam nên các dấu hiệu bệnh có thể khiến bác sĩ bỏ sót, không nghĩ đến và không chỉ định xét nghiệm tìm ký sinh trùng. Trẻ mắc sốt rét thường chỉ có biểu hiện chủ yếu là sốt nên bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể dễ chẩn đoán nhầm. Sốt rét kéo dài có thể dẫn đến tử vong do thiếu máu nặng bởi ký sinh trùng sốt rét gây tán huyết. Người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành khi có biểu hiện sốt kéo dài cần nghĩ đến bệnh lý sốt rét và đi khám kết hợp xét nghiệm máu để được điều trị kịp thời.Nếu không điều trị sốt rét kịp thời, bệnh nhân có thể diễn tiến ác tính, thiếu máu nặng, suy hô hấp, gan to, lách to, tổn thương đa cơ quan và nhanh chóng tử vong trong 72 giờ. Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do muỗi anophen lây truyền. Sốt rét phân biệt với bệnh khác với biểu hiện các cơn sốt cao liên miên, rét run toàn thân, môi tái, mắt quầng, nổi da gà. Khi sang giai đoạn ác tính, bệnh nhân có thể rối loạn ý thức, li bì hoặc vật vã, cuồng sảng, nói lảm nhảm, sốt cao liên tục, mất ngủ nhiều, nhức đầu dữ dội, nôn hoặc tiêu chảy nhiều, thể trạng nặng...Bác sĩ khuyến cáo, khi bị sốt với dấu hiệu sốt rét, người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm, điều trị đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.Để phòng ngừa bệnh sốt rét, người dân cần thực hiện ngủ màn, giữ vệ sinh môi trường, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt và cẩn trọng khi đi đến các vùng có dịch sốt rét lưu hành. Đặc biệt, cần có những biện pháp để ngăn chặn bùng phát dịch.

Tuổi trẻ

Mối nguy nhiễm khuẩn bệnh viện

TTO - Hai ngày qua, sau sự cố làm 4 bé tử vong liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện ở Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh, 19 bé nhiễm khuẩn nặng được chuyển đến 3 bệnh viện lớn tại Hà Nội do nhiễm khuẩn lan tràn, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng các bé. Ba bệnh viện tiếp nhận điều trị cho các bé là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Nhi trung ương.

Nhiễm khuẩn dây chuyền

Hai ngày kể từ khi chuyển từ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), một trong ba em bé được chuyển viện vẫn trong tình trạng rất nặng: vàng da nhiều, phải chiếu đèn liên tục, có tổn thương phổi, tim to, đường huyết liên tục giảm...Cả ba bé cùng bị nhiễm loại vi khuẩn Acinetobacter - vi khuẩn thường gặp ở khoa hồi sức tích cực của bệnh viện. Đây cũng là loại vi khuẩn gặp ở nhiều bé trong số tám trẻ được chuyển từ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đến Bệnh viện Nhi trung ương. Điều đó cho thấy không chỉ bốn bé đã tử vong, mà tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đã ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều bệnh nhi.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, em bé đang bị bệnh nặng nhất trong số các bé được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai kể trên là trẻ sinh đủ tháng, trọng lượng sơ sinh 3,2kg. Do bệnh nhi đã nhiễm vi khuẩn bệnh viện và là vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, nên bệnh viện đã hội chẩn, tìm công thức kháng sinh được cho là tốt nhất để điều trị cho cháu. Hai bé còn lại là trẻ sinh non, nhẹ cân, cũng nhiễm vi khuẩn kể trên nhưng tình trạng bệnh đã đỡ hơn so với hai ngày trước.Ba bệnh nhi này cùng với hơn 10 bé được chuyển từ Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh đến Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Phụ sản trung ương đều cùng bị nhiễm một loại vi khuẩn.

Mức độ nghiêm trọng

Trước đó, từ 2h-9h30 sáng 20-11 có liên tục bốn bé sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh và được kết luận có liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện. Đây là vụ tai biến y khoa khiến nhiều bé tử vong liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện được giới y khoa thừa nhận ở VN. Số lượng bệnh nhi bị nhiễm khuẩn bệnh viện lớn, số ca tử vong nhiều cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.Acinetobacter là loại vi khuẩn hay gặp ở khu vực hồi sức tích cực, ở những bệnh nhân phải can thiệp y khoa nhiều (thở máy, có đường truyền để trong nhiều ngày...) thì nguy cơ càng cao hơn. Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến người bệnh dễ bị viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng vết mổ, bị kéo dài ngày điều trị, thậm chí tử vong. Ông Dương Đức Hùng - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay cả bốn bé tử vong đều có sốc nhiễm khuẩn, đó là tình trạng nặng của nhiễm khuẩn. Trẻ sơ sinh vừa ra đời chưa tiếp cận nguồn nhiễm khuẩn, nhưng các cháu đều nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn thì nguồn nhiễm khuẩn là từ bệnh viện.

Phòng chống nhiễm khuẩn bằng cách nào?

Ngoài các nhân viên y tế thiếu cẩn thận trong phòng chống nhiễm khuẩn, người thân đang chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, đặc biệt là khu vực hồi sức tích cực, cũng là nguồn lây vi khuẩn sang bệnh nhân, hoặc bị lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh viện. Ông Đức Hùng cho rằng với nhóm người thân đang chăm sóc bệnh nhân, những gì có thể áp dụng để hạn chế lây lan vi khuẩn sang bệnh nhân và ngược lại thì cần áp dụng triệt để, bao gồm đeo khẩu trang khi chăm sóc và trò chuyện với bệnh nhân, rửa tay sạch thường xuyên, nhất là sau khi ra phố, trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân...

Do đặc thù VN là bệnh viện chưa thực hiện chăm sóc toàn diện, ngay bệnh nhân trong khu vực hồi sức tích cực vẫn cần có người thân chăm sóc và dễ nhiễm khuẩn hơn. Ông Hùng phân tích nên sớm chuyển sang chế độ chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân ở những khu vực này, nếu chưa chuyển thì cần hướng dẫn người thân cách chăm sóc, phòng hộ để đề phòng làm lây hoặc bị lây vi khuẩn bệnh viện.

Khác với vi khuẩn gây bệnh trong môi trường thông thường, vi khuẩn bệnh viện là loại vi khuẩn đặc thù, sinh ra từ bệnh nhân đã sử dụng nhiều thuốc và trong quá trình chọn lọc tự nhiên, vi khuẩn bệnh viện ngày càng có khả năng chống lại kháng sinh. "Nếu người thân tới chăm sóc bệnh nhân, thấy nhân viên y tế chưa sát khuẩn tay, chưa thay găng tay... khi thăm khám cho người thân mình thì nên nhắc nhở ngay" - ông Hùng hướng dẫn.

Chống nhiễm khuẩn sẽ giảm chi phí kháng sinh

Tại đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch quốc gia, từ khi thực hiện phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện triệt để, ông Dương Đức Hùng - kiêm nhiệm phụ trách đơn vị phẫu thuật tim mạch - cho biết chi phí kháng sinh cho những bệnh nhân không có nhiễm trùng, không sốt trước mổ giảm rất nhiều.

"Chúng tôi chỉ sử dụng liều dự phòng trong 3 ngày, từ thời điểm bệnh nhân được khởi mê tới 2 ngày sau mổ bằng loại kháng sinh nội địa thế hệ 2, những bệnh nhân này chi phí kháng sinh giảm rất thấp, trong khi thông thường nếu phòng chống nhiễm khuẩn không tốt, bệnh nhân bị nhiễm trùng, chi phí kháng sinh có thể lên tới hàng chục triệu đồng/bệnh nhân" - ông Hùng cho hay.

Về quy trình phòng chống nhiễm khuẩn của Viện Tim mạch quốc gia, ông Hùng cho biết tại đơn vị phẫu thuật tim mạch từ khoảng 4-5 năm trước đã bắt đầu xây dựng "Khoa không kháng sinh" nhờ phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả. "Chúng tôi tiệt trùng bề mặt sàn bằng máy và xà phòng khử khuẩn, phun hóa chất khử khuẩn thường xuyên, áp dụng thay găng tay sau khi chăm sóc bệnh nhân, rửa tay/sát khuẩn tay trước khi chạm vào bệnh nhân" - ông Hùng cho biết.

Do quy trình này tốn kém và cẩn thận nên ông Hùng cho rằng nhiều nhân viên y tế e ngại, không thay găng sau khi chăm sóc bệnh nhân, không rửa tay thường xuyên..., bệnh viện có thể sử dụng camera hoặc nhân viên giám sát.

Sài Gòn giải phóng

Nhiều trẻ sơ sinh ở Bắc Ninh bị nhiễm khuẩn, kháng thuốc

Sau sự cố 4 trẻ sơ sinh liên tiếp tử vong bất thường tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, đến thời điểm này đã có 18 trẻ sơ sinh sinh non và có bệnh lý được chuyển từ Bắc Ninh lên 3 bệnh viện tuyến trung ương để điều trị.

Chiều 22-11, liên quan tới 3 trường hợp trẻ sơ sinh được chuyển từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh lên Bệnh viện Bạch Mai, PSG.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay các bệnh nhi đang trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng và được bệnh viện tích cực cứu chữa theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường.

Trong 3 trẻ này, bé thứ nhất, vào viện ngày 11 sau sinh, đẻ mổ do suy thai với cân nặng 2.800 gam và suy hô hấp. Sau khi vào viện trẻ được điều trị tích cực, thở máy nhưng hiện tại, trẻ vẫn trong tình trạng nặng; Trẻ thứ 2 vào viện ngày tuổi thứ 4, đẻ non 35 tuần nhiễm khuẩn sơ sinh. Vào viện có tình trạng suy hô hấp, da vàng được điều trị tích cực kháng sinh và dinh dưỡng. Trẻ thứ 3 vào viện ngày tuổi thứ 4, tuổi thai 34 tuần, suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh đẻ non, tim bẩm sinh do còn ống động mạch.

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh cũng cho biết Bệnh viện Bạch Mai sẽ miễn toàn bộ viện phí điều cho 3 trẻ sơ sinh nêu trên. Đồng thời, bệnh viện cũng tập trung mọi nguồn lực, thuốc men, máy móc trang thiết bị tạo điều kiện điều trị cao nhất cho các cháu.

Đề cập tới việc điều trị cho những trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nặng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại khoa đã chữa nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên việc điều trị bệnh tùy thuộc vào vi khuẩn trẻ mắc phải, phụ thuộc vào từng trẻ, sức đề kháng mỗi trẻ, phụ thuộc vào cả tình trạng người mẹ trước khi sinh. Việc sử dụng kháng sinh cho các trẻ này cũng là vấn đề đáng lưu ý và cần chiến lược kháng sinh phối hợp mới có thể điều trị được. Vì vậy trẻ phải được theo sát sao từng giờ và hội chẩn hàng ngày để có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp.

Đáng chú ý,  đối với trường hợp của 8 trẻ được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong số 8 trẻ này, các bác sĩ của bệnh viện đã bước đầu cấy ra vi khuẩn trong máu của 2 bệnh nhi bị bệnh nặng. Đây là loại vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí đa kháng thuốc trong máu rất dễ dẫn đến tình trạng trạng sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong cao, khiến việc điều trị rất khó khăn.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng đã tiếp nhận 7 trẻ được chuyển lên từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cho biết, ban đầu tất cả các cháu chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương đều phải thở máy nhưng đến chiều 22-11, cả 7 trẻ này đều đã thôi thở máy.

Ngoài ra, cả 7 trường hợp này đều sẽ được bệnh viện miễn viện phí hoàn toàn. Dự kiến có 2-3/7 cháu sẽ ra viện trong tuần tới. Còn 3 cháu sinh non sẽ phải nằm nuôi dưỡng trong lồng ấp từ 1-2 tháng.

TS Lê Minh Trác cũng cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc nuôi dưỡng 3 trẻ nhẹ cân trên là vấn đề dinh dưỡng, các cháu sinh non, nên dễ bị suy hô hấp, ruột dễ hoại tử, khả năng miễn dịch kém. Các y bác sĩ phải theo dõi sát sao vấn đề dinh dưỡng theo hướng nuôi ăn tăng dần, kiểm tra hệ tiêu hóa hằng ngày, đặc biệt trong quá trình chăm sóc phải tuyệt đối giữ vệ sinh vô khuẩn.

Hà Nội đã khống chế dịch sốt xuất huyết, không có đỉnh dịch thứ hai

Ngày 22-11, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội khẳng định, đến thời điểm này, Hà Nội đã khống chế thành công dịch sốt xuất huyết (SXH) và không để bùng phát đỉnh dịch thứ 2 như cảnh báo.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, trong tuần qua (từ ngày 13 đến 19-11), toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 448 trường hợp mắc SXH, trong đó 15/30 quận, huyện có số mắc giảm; 15 quận, huyện còn lại có số mắc tương đương so với tuần trước. Hiện chỉ còn 404 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện và 113 ổ dịch SXH.

Giám đốc TTYTDP Hà Nội khẳng định, vào thời điểm này, số mắc mới SXH mỗi tuần của Hà Nội đã trở về mức trung bình như những năm trước đây. Do theo quy luật, đỉnh dịch SXH ở Hà Nội thường rơi vào tháng 10 và 11 hàng năm nên trước đó, ngành y tế lo ngại nguy cơ có thể bùng phát đỉnh dịch SXH thứ 2 trong năm 2017 sau đỉnh dịch vào tháng 8 vừa qua.

“Tuy nhiên, với diễn biến số ca mắc SXH liên tục giảm trong những tuần qua cho thấy, dịch bệnh SXH trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm soát và không xảy ra đỉnh dịch thứ hai trong tháng 11 như cảnh báo” – ông Cảm nêu rõ.

Dù vậy, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tất cả các quận/ huyện/ thị xã của thành phố và người dân không được chủ quan với SXH, bởi hiện vẫn ghi nhận rải rác các bệnh nhân mắc mới. Dự kiến trong tuần này, Sở Y tế Hà Nội sẽ có báo cáo nhằm đánh giá toàn bộ công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn thành phố để tiếp tục đưa ra các giải pháp phù hợp cho những năm tiếp theo. 

Cũng theo ông Nguyễn Nhật Cảm, trong khi dịch SXH đã được khống chế thì thời điểm này, tại Hà Nội, dịch sởi lại đang có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm, toàn thành phố đã ghi nhận 66 ca dương tính với sởi (năm 2016 chỉ ghi nhận 2 ca), trong đó có 1 ca tử vong. Đáng lo ngại hơn là trên địa bàn thành phố vẫn còn tới hơn 30.000 trẻ chưa được tiêm phòng vaccine sởi, do vậy nguy cơ gây dịch rất lớn.

Ngày 23/11/2017
Ban biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích