Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 2 4 8 3
Số người đang truy cập
1 2
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ ngày 07/9 đến ngày 08/9 năm 2017

Hà Nội mới

Không diệt bọ gậy, không thể phòng, chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả

Ngày 6-9, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hai đoàn kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Đoàn kiểm tra do TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn đầu kiểm tra tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai). Tại đây, đoàn phát hiện vật dụng ở 2/3 số hộ gia đình tại thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ) có bọ gậy. Đặc biệt, tại một gia đình chuyên thu gom phế thải hàng điện tử, đoàn phát hiện 3-4 ổ bọ gậy có trong các máy giặt, tủ lạnh cũ, lốp ô tô hỏng… TS Nguyễn Khắc Hiền đánh giá, công tác phòng, chống sốt xuất huyết ở đây chưa tốt, đồng thời đề nghị xã Ngọc Mỹ cần chấn chỉnh lại đội xung kích diệt bọ gậy. Riêng với những gia đình không hợp tác trong phòng, chống dịch thì cần xử lý theo quy định. Tính đến ngày 5-9, huyện Quốc Oai ghi nhận 304 người mắc sốt xuất huyết với 73 ổ dịch tại 21/21 xã. Riêng xã Ngọc Mỹ có 33 ca.

Phụ trách đoàn kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại huyện Mê Linh, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, để việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết đạt hiệu quả thì những nơi có ổ dịch phải được phun thuốc tối thiểu 2 lần, đồng thời diệt bọ gậy thường xuyên. Tại những nơi không xuất hiện ổ dịch có thể diệt bọ gậy 1 tuần/lần. Nếu không diệt được bọ gậy thì không thể phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả. Do đó, các tổ giám sát cần tích cực kiểm tra đội xung kích diệt bọ gậy xem họ có thực sự vào cuộc không.  Tính đến ngày 5-9, trên địa bàn huyện Mê Linh đã ghi nhận 220 ca sốt xuất huyết với 38 ổ dịch

Cần khắc phục những hạn chế trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Chiều 7-9, Thành ủy Hà Nội đã ra thông báo kết luận của Bí Thư Thành ủy Hoàng Trung Hải tại cuộc họp trực tuyến về phòng, chống dịch sốt xuất huyết của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội ngày 4-9 vừa qua.

Theo đó, đến nay, tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có dấu hiệu chững lại với nhiều tín hiệu tích cực. Số ổ dịch, ca mắc, số bệnh nhân nằm viện cũng đã giảm. Điều này chứng tỏ công tác phòng dịch của thành phố đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn những khó khăn, hạn chế như: Thời tiết mưa nhiều, số ổ bọ gậy thường xuyên phát sinh mới, chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để. Trong khi đó, nhiều địa phương còn chủ quan trong phòng, chống dịch, có những hộ dân chưa hợp tác trong phun thuốc diệt muỗi, hoạt động của đội xung kích diệt bọ gậy hiệu quả yếu… Do vậy, tại kết luận, Thành ủy, HĐND, UBND TP yêu cầu thời gian tới cần khắc phục những hạn chế trong công tác phòng dịch, đồng thời thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở tiếp tục coi công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng dịch, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho lực lượng trực tiếp tham gia nhiệm vụ tại các bệnh viện, đội phun thuốc, đội xung kích, tổ giám sát. Các đoàn kiểm tra của thành phố tiếp tục tổ chức và phối hợp với đoàn kiểm tra của Bộ Y tế kiểm tra, giám sát hoạt động phòng dịch ở các địa phương.

Thứ hai: Các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, chú trọng phổ biến nâng cao hiểu biết về đặc điểm, tính chất và những diễn biến phức tạp của tình hình dịch, những kiến thức và biện pháp để nhân dân tham gia phòng dịch như diệt bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt, phối hợp trong phun thuốc và các dấu hiệu khi mắc bệnh.

Thứ ba: Huy động các lực lượng tại chỗ tham gia phòng, chống dịch bệnh như lực lượng quân đội, công an, dân phòng, đoàn thanh niên, sinh viên các trường đại học. Ngành Y tế phối hợp với các xã, phường tổ chức tốt việc phun hóa chất. Ngành Giáo dục chỉ đạo các trường thực tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch trong nhà trường, hướng dẫn học sinh các biện pháp phòng bệnh, tìm và diệt bọ gậy. Duy trì tốt hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy vào thứ bảy hằng tuần cho đến khi có chỉ đạo mới của thành phố.

Thứ tư: Thành ủy yêu cầu các địa phương tổ chức tốt việc phun thuốc diệt muỗi, xây dựng kế hoạch chi tiết về địa điểm, thời gian phun, thông báo lịch phun tới các cơ quan, đơn vị và người dân trong khu vực. Chú ý tổ chức phun cuốn chiếu, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội xung kích diệt bọ gậy và tổ giám sát. Các lãnh đạo chính quyền địa phương có kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động này.

Thứ năm: Trong thời gian trước mắt, các địa phương cần tập trung thực hiện tốt việc dập ổ dịch, phun hóa chất diệt muỗi, tổ chức rà soát, kiểm tra, tái kiểm tra các ổ bọ gậy theo phương châm “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng dụng cụ chứa nước”, rà soát việc phun thuốc và tái phun thuốc đối với các bệnh viện, công trường, trường học, các địa điểm công cộng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh

An ninh thủ đô

Thu phí Bảo hiểm Y tế linh hoạt để giảm gánh nặng đóng góp đầu năm học

Phí Bảo hiểm Y tế (BHYT) sẽ tiếp tục được thu theo phương thức linh hoạt nhằm giảm gánh nặng đóng góp đầu năm học cho phụ huynh học sinh. Đại diện Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, do việc tăng lương cơ sở nên mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên cũng bị điều chỉnh tăng. Dù mức tăng không nhiều, song BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện phương thức thu phí BHYT linh hoạt để giảm nhẹ số tiền đóng góp của phụ huynh học sinh vào đầu năm học.

Đảm bảo việc tham gia liên tục

Theo ông Vũ Mạnh Chữ, Phó Trưởng ban thu, BHXH Việt Nam, mức phí BHYT đối với học sinh, sinh viên trong năm học 2017- 2018 có điều chỉnh nhẹ. Nguyên nhân do mức phí được tính theo lương cơ sở và mức lương cơ sở tăng từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng nên mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể, mức chênh lệch tăng thuộc phần trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên là 2.835 đồng/học sinh - sinh viên/tháng. 

Ông Vũ Mạnh Chữ cho biết, mặc dù mức tăng không nhiều, song BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các địa phương tiếp tục thực hiện phương thức thu phí BHYT linh hoạt để giảm nhẹ số tiền đóng góp của phụ huynh học sinh vào đầu năm học.

Cụ thể, đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, học sinh mới vào lớp 1, BHXH sẽ thực hiện thu phí BHYT những tháng còn lại của năm 2017. Đối với học sinh, sinh viên đã đóng BHYT theo năm tài chính, thì BHXH sẽ tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2017. Cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 6 tháng hoặc 1 năm một lần nộp vào quỹ BHYT. Các cơ sở giáo dục chỉ thực hiện thu phí BHYT một lần nếu học sinh, sinh viên có nguyện vọng và tự nguyện đóng.

Ông Vũ Mạnh Chữ cho biết thêm, BHXH Việt Nam cũng đề xuất sửa đổi một số nội dung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa phù hợp thực tế nhằm đảm bảo việc tham gia liên tục cho học sinh, sinh viên. Cụ thể như, trẻ em dưới 6 tuổi chuyển sang học lớp 1 mà sinh vào các ngày trong tháng sau ngày 30-9 thì được sử dụng đến hết tháng của tháng đủ 72 tháng tuổi. Học sinh lớp 12 được cấp thẻ BHYT đến 30-9 thay vì cấp thẻ đến 31-5 (kết thúc khóa học). 

Đề nghị tăng mức hỗ trợ lên 50%

Báo cáo của BHXH Việt Nam cho biết, thời gian qua, sự quan tâm của các nhà trường, phụ huynh học sinh, sinh viên đối với BHYT đã có sự chuyển biến lớn. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT tăng dần qua các năm. Thống kê cho thấy, năm học 2013-2014, số học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt 85%. Đến năm học 2016-2017, tỷ lệ này đã đạt 92,5%, tương ứng khoảng 15,9 triệu học sinh, sinh viên có thẻ BHYT. 

Ông Vũ Mạnh Chữ cho biết, trong năm học 2017-2018, BHXH Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện vẫn còn đến 7,5%, tương đương gần 1,3 triệu học sinh, sinh viên chưa tham gia. Điều này đặt ra nhiệm vụ nặng nề đối với việc phát triển BHYT học sinh, sinh viên trong năm học mới.

Đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, “khoảng trống” 7,5% học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT có nguyên nhân từ nhận thức về chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng của một bộ phận người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục chưa quan tâm thích đáng đến công tác y tế trường học. Nhiều trường đại học, cao đẳng chỉ liệt kê số tiền đóng BHYT vào các khoản thu đầu năm học mà thiếu tuyên truyền, vận động…

Liên quan tới việc tăng mức phí BHYT đối với học sinh, sinh viên, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cho biết, BHXH Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ nghiên cứu xem xét nâng mức hỗ trợ đóng BHYT từ 30% lên 50% cho nhóm đối tượng này

Siết chặt an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) TP Hà Nội đã lên kế hoạch lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành trong dịp Tết Trung thu năm nay.

Tết Trung thu đang đến gần, đây là thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến, nguy cơ các loại sản phẩm không bảo đảm ATTP, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn ra thị trường là rất cao. Vì thế, việc siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra ATTP dịp này là nhiệm vụ rất quan trọng.

Phải nâng hiệu quả thanh tra, kiểm tra

Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ, ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, Sở Y tế Hà Nội - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATVSTP TP Hà Nội cho biết, trong dịp Tết Trung thu năm nay, Ban chỉ đạo ATVSTP thành phố đã lên kế hoạch lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP cấp thành phố.

Dự kiến, 3 đoàn này sẽ do 3 Sở Y tế, Công Thương, NN&PTNT chủ trì (mỗi Sở chủ trì một đoàn), tập trung kiểm tra các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Trung thu. Ngay sau khi kế hoạch kiểm tra cụ thể được UBND TP ban hành, dự kiến, trong tuần tới, các đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố sẽ bắt đầu ra quân thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, ở cấp quận, huyện, thị xã cũng sẽ thành lập các đoàn liên ngành theo phân cấp để tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn trong dịp cao điểm này. Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, điều quan trọng nhất không phải là ra quân rầm rộ mà phải nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời, quá trình thanh tra, kiểm tra, không chỉ tập trung vào công tác phát hiện sai phạm, xử phạt, mà phải kết hợp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; nâng cao nhận thức và ý thức thực hành ATTP cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trong dịp Trung thu. 

Việc thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP được thực hiện trước, trong và sau dịp Trung thu nhằm không để các sản phẩm không đảm bảo ATTP, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường.

Rõ trách nhiệm của người đứng đầu

Cũng liên quan đến vấn đề này, Cục ATTP, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP dịp Tết Trung thu năm 2017.

Cục ATTP đề nghị các đơn vị cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu về ATTP; chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại bánh, kẹo.

Quá trình thanh tra, kiểm tra cần kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo Cục ATTP, vào dịp Trung thu, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh Trung thu tăng đột biến. Nguy cơ các loại sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, sản phẩm giả, nhái và sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ xuất hiện trên thị trường trong dịp này là rất cao.

Do đó, để đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, ngoài các biện pháp siết chặt quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm. Đặc biệt, phải phổ biến kiến thức, thực hành hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. 

Cục ATTP cũng khuyến cáo, trong dịp Tết Trung thu, người tiêu dùng chỉ nên mua bánh Trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện VSATTP, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng

Các chủng virus cúm gia cầm có thể xâm nhập bất cứ lúc nào

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong những tuần gần đây Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người; ghi nhận mắc cúm A/H5N1 trên gia cầm tại Lào, cúm A/H5N6 trên gia cầm tại Philippines.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, trong nước đã ghi nhận ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại tỉnh Bạc Liêu. Hiện nay, mặc dù các chủng virus cúm gia cầm như A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8 chưa có ở Việt Nam, nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Đồng thời, dù hiện nay nước ta không ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người, nhưng luôn có nguy cơ cao lây lan từ gia cầm sang người nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố: đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm.

Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu qua biên giới nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường các hoạt động quản lý buôn bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường

Tiền phong

Ma trận mỹ phẩm giả: Rước họa vào thân

Mỹ phẩm (MP) giả, nhái thương hiệu nổi tiếng nhan nhản trên thị trường, khiến chị em vô cùng bất an khi lựa chọn sản phẩm làm đẹp. Ma trận MP không chỉ ảnh hưởng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn, nhiều trường hợp rước họa vì làm đẹp.

Địa chỉ một đằng, sản xuất một nẻo

Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Sở Y tế TPHCM quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi nhiều mặt hàng MP có chứa chất corticoid, paraben… Tuy nhiên, thực tế khi phóng viên báo Tiền Phongtìm hiểu nhiều loại MP trong danh sách bị thu hồi tại TPHCM, thì những sản phẩm này vẫn bày bán tràn lan, còn tiểu thương nói rằng, không có chuyện hàng bị thu hồi, mà nếu có thu đi chăng nữa thì cũng… không còn.

Tại khu vực hóa mỹ phẩm chợ Bình Tây (Q.6), các quầy hàng bày la liệt hàng ngàn loại MP “thượng vàng hạ cám”, từ các thương hiệu nước ngoài đến trong nước, giá chỉ từ mười mấy ngàn đồng đến cả triệu đồng/sản phẩm. Đang phân vân trước “núi” MP, bà Thanh - tiểu thương chợ Bình Tây, giới thiệu: “Hàng của chị đều có thương hiệu, nguồn gốc hẳn hoi chứ không phải hàng trôi nổi đâu. Dạo này mặt hàng kem trắng da, trị mụn siêu tốc rất được ưa chuộng. Tuy hàng hiệu nhưng giá rất mềm. Em lựa đi, chị để giá sỉ cho”.

Theo quảng cáo, tất cả các loại MP ở đây đều có tác dụng như “thần dược” của sắc đẹp. Đơn cử như kem trắng da cấp tốc Mỹ Linh của công ty TNHH hóa mỹ phẩm Mỹ Linh (440 ấp Hưng Thạnh, xã Đông Phước A, H. Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Tôi khá bất ngờ bởi giá bán lẻ cực sốc, chỉ 18.000 đồng/hũ 50gr. Ngay trên hũ kem cho biết công dụng làm trắng da, theo đó, chỉ cần bôi kem lên mặt, cổ, tay chân bất cứ lúc nào sẽ có kết quả tức thì.

Bao bì bắt mắt, truyền thông rộng rãi, rất được lòng chị em có thể kể đến như kem nhau thai cừu phấn hoa - Q10 (giá 119.500 đồng/hũ 18gr) của công ty TNHH SX-TM MP Lê Hoàng Hà My (số 3, đường 176 ấp 4A xã Bình Mỹ, H. Củ Chi), phân phối độc quyền do công ty TNHH MTV TM HMP Nam Anh Khương. Đi kèm với sản phẩm là những lời “có cánh”: chiết xuất từ nhau thai cừu, phấn hoa, mật o­ng, vitamin A, E, PP… tác dụng dưỡng trắng da siêu tốc; da đen sạm, sần sùi, khô mốc, nếp nhăn li ti… cũng được xóa sạch. Hay sản phẩm kem của Như Tiên cơ sở SX HMP Minh Xuân (Trường Thọ, Trường Long, Phong Điền, Cần Thơ) khẳng định làm da đẹp trong 7 ngày; kem 3 trong 1 Ngọc Ân của công ty TNHH MTV SX TM XNK MP Tùng Ân (113 Lê Lâm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú) cam kết hiệu quả trong 6 ngày…

Các loại MP nêu trên đều khẳng định uy tín, nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra thì đều phát hiện sai phạm. Như kem 3 trong 1 (nám-mụn-giảm thâm) Ngọc Ân có chứa chất clobetasol propionate không được phép sử dụng trong mỹ phẩm; nhau thai cừu phấn hoa NAK Q10 (18g) cũng có chứa chất clobetasol propionate; kem trắng da ngừa trị mụn Bảo Lâm do công ty cổ phần Đông y dược Bảo Lâm sản xuất vì có chứa chất dexamethason acetat không được phép sử dụng trong mỹ phẩm; Kem trắng da Mỹ Linh không đáp ứng quy định về giới hạn hàm lượng Propylparaben. Những loại MP trên đã bị Cục Quản lý dược và Sở Y tế TPHCM ra quyết định yêu cầu công ty tự thu hồi nhưng trên thực tế, việc có thu hồi hay không thì chỉ có… trời mới biết.

Gần cả tuần lân la làm quen, mua sản phẩm của các tiểu thương kinh doanh tại chợ Kim Biên (Q.5), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), tôi thật bất ngờ khi nhiều tiểu thương tiết lộ: “Không biết nhà nước lấy mẫu ở đâu, chứ còn ở chợ, để tìm được đúng lô, đúng ngày sản xuất của loại MP có chất độc thì khó hơn “mò kim đáy biển”. MP ở chợ đa số phục vụ đối tượng bình dân, chúng tôi lấy hàng có chừng, bán trong vòng một - hai tuần là hết. Lúc phát hiện MP có chất cấm thì đã “trét” hết lên mặt chị em rồi còn đâu mà thu hồi. Nếu có thu hồi được đi chăng nữa, công ty đem về rồi thay bao bì, người dùng làm sao biết”.

Đó là chưa kể, nhiều loại mỹ phẩm “tung hoành” trên thị trường, quảng cáo facebook ầm ầm nhưng tìm địa chỉ... “đỏ con mắt”. Như công ty TNHH mỹ phẩm Hoa Việt có địa chỉ trên web ở số 107 Miếu Bình Đông (P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân), ngày 5/9, PV Tiền Phong đến nơi thì đó là quán cà phê, chủ quán cũng chẳng liên quan gì đến Hoa Việt. Gọi Hotline nhiều lần mới có người bắt máy, nhưng lại lấp liếm trụ sở đã dời về Q. Bình Thạnh, còn nhà máy thì ở Long An... rồi cúp máy, không liên lạc được.

Quản lý lỏng lẻo?

Vì ham làm đẹp bằng MP giá rẻ, không ít chị em phải trả giá đắt. Mới đây, bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ đến khám trong tình trạng mặt sưng đỏ, nhiều mụn mủ li ti trên mặt, da rất mỏng và rất ngứa. Chị này kể được chủ tiệm tạp hóa gần nhà giới thiệu hũ kem không có thương hiệu với các tác dụng thần kỳ như: nhanh chóng làm trắng mịn da, giảm các nếp nhăn, chống lão hóa. Theo người này, những ngày đầu tiên sử dụng, da đẹp lên nhanh chóng. Nhưng chỉ hơn một tháng sau, da bắt đầu ngứa, sưng đỏ, nhiều mụn mủ khắp mặt… Sau khi kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết, BS kết luận chị bị viêm da dị ứng & kích ứng do corticoid. Corticoid nếu sử dụng bôi ngoài da không đúng cách, không theo hướng dẫn của BS sẽ để lại các tổn thương da rất nặng nề như: teo mỏng da, nứt da, mụn, giãn mạch và xuất huyết dưới da, da dễ bị kích ứng & dị ứng… Muốn điều trị và phục hồi tình trạng da thì phải mất nhiều thời gian và tốn kém, tuy nhiên da sẽ khó có thể trở lại như tình trạng lúc ban đầu.

BS Trần Thiên Tài - Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng BV ĐH Y Dược TPHCM cho biết, trung bình mỗi ngày đều có 4 - 5 trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị về vấn đề da do dùng MP. “Để bán được hàng, nhiều đơn vị sản xuất MP (bao gồm cả các loại không rõ nguồn gốc, nhãn mác) đã quảng cáo “có cánh” về các phương pháp điều trị thẩm mỹ có tác dụng làm trắng sáng, mịn da, trị mụn trong thời gian cấp tốc từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, người dùng phải hết sức cẩn thận vì để làm đẹp cấp tốc người sản xuất thường cho thêm corticoide và những chất có khả năng gây hại cho da” - BS Tài nói.

Ông Nguyễn Văn Bách - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, MP giả, kém chất lượng, không nguồn gốc trên thị trường hiện nay rất phổ biến, tập trung tại các điểm bán sỉ và phân tán trong các chợ nhỏ lẻ. “Trong năm, Chi cục cũng phối hợp với các ngành chức năng liên ngành thanh kiểm tra hàng hóa, trong đó có MP. Tuy nhiên, Chi cục chỉ có thể kiểm tra chủ yếu MP lậu, giả, kém chất lượng… Còn MP chứa chất cấm phải được Bộ Y tế, Sở Y tế lấy mẫu kiểm định mới kết luận được. Hơn nữa, với các loại MP có đầy đủ nhãn mác, thành phần công bố, có giấy phép nhưng vẫn dính chất cấm thì bằng cảm quan mắt thường, chúng tôi không thể xác định được” - ông Bách nói

Bóc mẽ chiêu làm giả mỹ phẩm

Dù lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt, nhưng khó có thể kiểm soát mỹ phẩm giả trên thị trường do lợi nhuận bất chính thu về từ việc kinh doanh mặt hàng này rất lớn.

Hàng xịn giá “bèo”

Chiều 5/9, trước cổng khu công nghiệp Tân Bình (Q. Tân Bình), một nhóm thanh niên trưng lỉnh kỉnh nào xà bông, kem trang điểm… thu hút rất đông công nhân sau giờ tan ca. Tất cả mỹ phẩm này đều có giá “bèo”, chỉ vài chục ngàn đồng là có ngay một hũ kem dưỡng da ngoại to sụ. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm cơ sở sản xuất, hạn sử dụng… thì hầu như không có. Người bán hàng lý sự: “Hàng ngoại, tất cả thông tin cần thiết đều có ở bao bì. Nhưng để đem được về VN thì mình phải bỏ hộp, chỉ đem “ruột” thôi, như vậy mới không phải đóng thuế, bán giá rẻ cho chị em sử dụng”.

Tại chợ Bình Hưng Hòa (Q. Bình Tân), mỹ phẩm chất đống, loại nào cũng có đồng giá 10.000 đồng luôn thu hút đông người mua. Thử chọn một loại son môi không bao bì, ướt nhẹp chứ không khô như những loại son môi khác. Người bán hàng đon đả: “Son Hàn Quốc đó em, tô cả ngày cũng không trôi. Em thích hộp của hãng nào chị đưa cho”.

Liên hệ với P. - một đầu nậu chuyên phân phối mỹ phẩm giá rẻ, người này chỉ tôi cách kinh doanh mỹ phẩm “một vốn mười lời” rất đơn giản, chỉ cần cho biết số lượng, đặt cọc trước 50%, chỉ vài ngày sau sẽ cung cấp theo yêu cầu. Lo sợ cơ quan chức năng “sờ gáy” vì kinh doanh hàng giả, P. trấn an: “Úi giời, khoản này chị cứ yên tâm, tôi cung cấp hàng cho nhiều quầy sạp ở khắp các tỉnh thành từ Nam tới Bắc nên kinh nghiệm lắm. Khi bán hàng, mình chỉ để một ít trên quầy kệ, khi có khách mới cho người về kho lấy. Chị muốn làm giả mỹ phẩm hãng nào, tôi đều làm giống thật tới 99%. Thậm chí, tôi còn cung cấp đặt cả tem chống giả giống hệt sản phẩm chính hãng để chị dán lên sản phẩm. Hơn nữa, chị nên đem hàng về quê, nơi có đông công nhân, sinh viên sẽ rất dễ bán hàng”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một nguyên nhân khác khiến cho mỹ phẩm giả còn tràn lan là lợi dụng việc cho phép cá nhân tự công bố sản phẩm, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm do cơ sở của mình sản xuất (cơ quan quản lý không khảo sát, không thẩm định trước về cơ sở, trang thiết bị, năng lực của cơ sở sản xuất đó), dẫn đến việc các cơ sở sản xuất mỹ phẩm nhỏ lẻ ra đời ồ ạt.

Ngoài ra, các đối tượng kinh doanh mỹ phẩm giả lợi dụng mạng xã hội để rao bán trên các shop bán hàng trực tuyến, khách đặt mua được giao hàng tận nơi, nên lực lượng chức năng càng khó kiểm soát. Do lợi nhuận thu về từ kinh doanh mỹ phẩm giả quá lớn, nên tỷ lệ các cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả tái phạm có xu hướng tăng.

Mức xử phạt không đủ răn đe

Theo Chi cục QLTT TPHCM, việc kiểm tra và xử lý các trường hợp mỹ phẩm giả, dỏm, không rõ xuất xứ nguồn gốc chủ yếu dựa vào các thủ tục giấy tờ. Bởi lẽ, theo quy định, trách nhiệm quản lý mỹ phẩm thuộc về ngành Y tế. Chính vì thế, đôi lúc việc phối hợp kiểm tra chưa được đồng bộ và thống nhất. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, mức xử phạt từ 500.000 đồng - 120 triệu đồng đối với kinh doanh hàng giả, giá trị hàng trên 30 triệu là đã có thể khởi tố hình sự. Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp nào bị khởi tố.

Những sản phẩm trôi nổi, nhập lậu, hàng giả và các mỹ phẩm kém chất lượng đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, khi các kết quả của cơ quan kiểm nghiệm đều cho thấy các loại này có chứa độc chất corticoid hay các hóa chất nguy hại khác. Thế nhưng, cơ quan chức năng khó mà kiểm soát hoặc nếu có cũng như “bắt cóc bỏ dĩa”. Hiện nay, mỹ phẩm bị thu hồi đã được đăng trên trang web Sở Y tế và thông báo đến UBND các quận, huyện cũng như các công ty để phối hợp kiểm tra. Nhưng làm như vậy, người dân vẫn mù tịt thông tin, các công ty vi phạm vẫn tiếp tục tung hàng ra sạp, cửa hàng. Theo các chuyên gia y tế, hiện việc quản lý mỹ phẩm đang có những lỗ hổng rất lớn. “Mặc dù Thông tư 06/2011 quy định chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố, nhưng đâu phải cơ sở nào cũng tuân thủ” - một chuyên gia y tế nói.

Theo quy định, nếu ban kiểm tra liên ngành ra quân xử phạt thì mức cao nhất áp dụng cho đối tượng vi phạm hàng nhái là xử phạt hành chính. Luật sư Bùi Minh Nghĩa - Đoàn luật sư TPHCM cho rằng, việc xử phạt hành chính như hiện nay không ổn, chưa đủ sức răn đe vì nhiều người sẵn sàng chấp nhận việc bị xử phạt để thu lợi từ việc nhái thương hiệu hoặc “mượn” các thương hiệu nổi tiếng. Thực tế cho thấy nhiều cá nhân, tổ chức làm hàng giả, hàng nhái thu lợi rất nhiều nhưng khi bị phát hiện ra thì phạt hành chính không đáng là bao nhiêu, xử lý hình sự thì chưa đủ điều kiện

Nhân dân

Mới có 40% trẻ được sàng lọc sơ sinh

Việt Nam mới thực hiện sàng lọc sơ sinh rộng rãi hai bệnh là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD, thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trên thế giới. Đến nay, cũng mới có 40% trẻ em được sàng lọc sau sinh.

Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2017-2020 hiện đang được xây dựng với mục tiêu sàng lọc cho các sản phụ và trẻ sơ sinh tại các tỉnh/thành trên cả nước. Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh mang tính nhân văn bởi qua Đề án giúp phát hiện được nhiều trường hợp dị tật như hội chứng down, thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh… góp phần giảm thiểu trẻ bị dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc mới đạt 20% và tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc đạt 40%.

Về thực hiện sàng lọc trước sinh cho phụ nữ mang thai bằng kỹ thuật siêu âm và xét nghiệm trên mẫu máu khô đã có tỉnh An Giang hoàn thành chỉ tiêu năm 2017; tỉnh Đồng Nai vượt chỉ tiêu của 6 tháng đầu năm. Các tỉnh đang tích cực thực hiện các hoạt động kỹ thuật sàng lọc sơ sinh. Riêng tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành chỉ tiêu miễn phí năm 2017.

Kỹ thuật sàng lọc sơ sinh được tiến hành khi trẻ sơ sinh từ 36-48 giờ tuổi. Em bé sau sinh sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân (hay máu cuống rốn ngay khi lọt lòn) nhằm phát hiện ra các bệnh: Thiếu men G6PD (gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động); suy tuyến giáp trạng bẩm sinh (rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp) và tăng sản thượng thận bẩm sinh (bộ phận sinh dục nửa nam, nửa nữ). Trẻ được kiểm tra thính lực, tim mạch.

Theo Th.S Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, hiện nay, chương trình sàng lọc tại Việt Nam mới chỉ triển khai rộng rãi hai bệnh là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD. Tại Bệnh viện Nhi T.Ư sàng lọc thêm bệnh tim, khiếm thính, rối loạn chuyển hóa. Một số đơn vị triển khai thực hiện một số bệnh khác như sàng lọc bệnh tim bẩm sinh, bệnh khiếm thính bẩm sinh, PKU, Galactose máu...

“Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã triển khai sàng lọc từ 30-50 bệnh. Việt Nam mới chỉ có sàng lọc rộng rãi hai bệnh, còn rất hạn chế trong việc mở rộng các bệnh được tiến hành sàng lọc trước sinh và sơ sinh” - bà Hương nói.

Tuy nhiên, cũng theo bà Hương, công việc sàng lọc tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như năng lực đội ngũ bác sĩ, nhất là bác sĩ ở các tuyến dưới chưa cao. Một số nơi cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nhưng chưa tham gia thực hiện công tác sàng lọc. Một số địa phương không có đủ số trẻ để thực hiện sàng lọc sơ sinh miễn phí. Việc không có giấy thấm máu chậm nên cũng khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện chỉ tiêu đề ra.

Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn 2016-2020, mục tiêu đến năm 2020, sẽ nâng tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh lên 50%; tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh lên 80%. Thêm ít nhất một mặt bệnh (nguy hiểm, có tỷ lệ mắc cao) được đưa vào danh mục bệnh được sàng lọc trong chương trình.

Ông Đặng Văn Nghị, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, trong mấy năm gần đây, mức sinh đã tăng lên đáng kể trên phạm vi cả nước. Hiện nay, mức sinh tăng lên, song vẫn dao động xung quanh mức sinh thay thế. Mức sinh tại các tỉnh trung du miền núi phía bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung, Tây Nguyên vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Hai khu vực miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã thấp hơn mức sinh thay thế. Đặc biệt là khu vực miền Đông Nam bộ, mức sinh đã thấp nhiều so với mức sinh thay thế.

Theo số liệu báo cáo của 63 tỉnh/thành, tổng số trẻ em sinh ra sáu tháng đầu năm 2017 tăng so với cùng kỳ năm 2016 là 7.167 trẻ, tăng 1,5%. Trong đó, số trẻ nam tăng 3.809 trẻ, tăng 2,1%. Tỷ lệ giới tính khi sinh tại thời điểm tháng 6-2017 là 113,4 trẻ trai/100 trẻ gái.

Vì thế, mục tiêu mà Việt Nam đặt ra đến năm 2020 là sẽ khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Theo đó, tỷ số giới tính khi sinh không quá 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Quy mô dân số không vượt quá 98 triệu người; tỷ lệ phát triển dân số khoảng 1%/năm và tổng tỷ suất sinh (số con trung bình/một phụ nữ 15-49) là 2,1 con.

 “Hoa hồng” hay tiền hối lộ?

Tình trạng bác sĩ nhận tiền của doanh nghiệp dược để kê đơn, giúp tiêu thụ thuốc của doanh nghiệp đó đã diễn ra từ nhiều năm nay, bị dư luận xã hộilên án. Sau khi vụ án buôn lậu thuốc chữa bệnh và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty VN Pharma được xét xử, dư luận một lần nữa “nóng” lên chuyện bác sĩ nhận tiền “hoa hồng”, đòi hỏi không thể tồn tại tình trạng vì quyền lợi của doanh nghiệp mà bác sĩ kê thuốc đắt, thuốc kém chất lượng cho người bệnh.

Một số ý kiến cho rằng, việc bác sĩ kê đơn nhận lợi ích vật chất từ doanh nghiệp dược không có gì đáng bàn, đáng lên án bởi đây là khoản “hoa hồng” của bác sĩ, như “hoa hồng” của một số các ngành nghề khác. Có người còn đề xuất nên sử dụng số tiền này một cách phù hợp như hỗ trợ đời sống nhân viên y tế khó khăn, nghiên cứu khoa học để phát minh các phương pháp chữa bệnh mới.... Thiết nghĩ, đang có sự hiểu sai khái niệm “hoa hồng” trong thực tế.

Theo từ điển Tiếng Việt thì thì “hoa hồng” là tiền tính phần trăm chịu cho người đứng giữa trong việc mua bán. Pháp luật cũng quy định, cho phép chế độ tiền “hoa hồng” đối với người trung gian, người môi giới trong một số giao dịch như bán bảo hiểm, môi giới bất động sản, bán vé, môi giới xuất khẩu... Tiền “hoa hồng” là tiền trả công hoặc các chi phí hoạt động cho người bán hàng, người môi giới bán hàng, vì thế đó là tiền “sạch”.

Nhưng với bác sĩ, tiền hoặc các lợi ích vật chất khác như đi du lịch, mời tham gia lớp đào tạo... do các công ty dược, nhà thuốc đem lại với mục đích bác sĩ kê đơn tiêu thụ các sản phẩm thuốc của mình, thì không thể đánh đồng đó là tiền “hoa hồng” được. Thầy thuốc là người thực hiện khám, chữa bệnh chứ không phải là trung gian, môi giới cho các hãng dược để được hưởng tiền phần trăm.

Pháp luật không có quy định “hoa hồng” trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, kê đơn thuốc. Một thực tế không quá khó hiểu là, thuốc càng có vấn đề về chất lượng, ít cạnh tranh thì nhà kinh doanh càng cần tác động tới giới điều trị để bán hàng nhanh; bác sĩ khi đã bị doanh nghiệp tác động thì lợi ích của người bệnh không được đặt lên hàng đầu. Các chi phí cho bác sĩ kê đơn được tính vào giá thuốc, đẩy giá lên cao và người bệnh gánh chịu các chi phí ấy. Rõ ràng, đồng tiền mà bác sĩ nhận được từ việc làm nói trên không “sạch” như “hoa hồng” của các giao dịch được pháp luật cho phép. Do đó, cần gọi đúng bản chất của khoản chi phí mà doanh nghiệp dược chi cho bác sĩ kê đơn là tiêu cực phí, là tiền hối lộ.

Vì sức khỏe và chi phí của người bệnh, trong đó, có rất nhiều người bệnh có cuộc sống khó khăn, vất vả, ngành y tế cần có giải pháp loại bỏ tệ “hoa hồng” trong việc kê đơn của bác sĩ.

Sức khỏe & Đời sống

Nhiều sai lầm khi phòng chống sốt xuất huyết người dân hay mắc phải

Giữa lúc dịch sốt xuất huyết (SXH) vẫn gia tăng, người dân cần tránh những sai lầm trong phòng và điều trị bệnh để không gặp phải các biến chứng đáng tiếc. Dưới đây là những khuyến cáo cần thiết của các bác sĩ giúp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

Chủ quan khi đã hạ sốt

Nhiều người chủ quan cho rằng, khi đã hạ sốt thì có nghĩa là bệnh SXH đã thoái lui. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, sốt cao, hạ sốt rồi lại nặng lên, thực ra đó là tiến triển của bệnh SXH. Sốt chỉ là một trong những dấu hiệu bên cạnh đó có các dấu hiệu như: chảy máu ngoài da, xuất huyết ngoài da, xuất huyết nội tạng,... Ngày thứ 3-4, bệnh nhân SXH có thể hạ sốt nhưng không có nghĩa là bệnh thuyên giảm. Nếu xuất huyết nhiều hơn, bệnh nhân nôn, đau bụng nhiều hơn, có thể chảy máu chân răng nhiều,.. là dấu hiệu đáng lo.

Ở trẻ nhỏ không đủ khả năng nhận biết bệnh, cha mẹ cần chú ý dấu hiệu toàn thân. Đứa trẻ có thể đau đầu, nôn liên tục, ... Đặc biệt đứa trẻ chảy máu chân răng nhiều, đi ngoài ra máu, tiểu ra máu,... là dấu hiệu bất thường SXH phải đến bệnh viện.

"Bất cứ bệnh nhân nào có các dấu hiệu cảnh báo như sốt liên tục không hạ, buồn nôn, mệt lả, đau tức vùng gan, xuất huyết dưới da, chảy máu dưới da, chảy máu chân răng, trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tiểu ít.... cần đến bệnh viện ngay. Đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể có diễn biến nặng trong một vài tiếng tới"- PGS. Thúy cảnh báo.

Đồng quan điểm, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho rằng, bệnh SXH có giai đoạn 2-3 ngày đầu sốt rất cao, khó hạ, người bệnh khi dùng thuốc hạ sốt thì có hạ, nhưng sau đó lại sốt. Giai đoạn 2 từ ngày 3-7 của bệnh, lúc đó sốt có xu hướng lui dần nhưng có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như hạ tiểu cầu gây chảy máu, hoặc thoát dịch gây sốc.

"Trong 3 ngày đầu tiên chúng ta rất khó phân biệt SXH hay sốt do các căn nguyên khác, như sốt do virus. Người bệnh trong thời gian này cần đi khám để xác định sốt do căn nguyên gì. Ở giai đoạn muộn, thầy thuốc cần căn cứ vào diễn tiến của bệnh để xác định có bị SXH hay không, cần làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó tiên lượng các diễn tiến có thể xảy ra"- ThS. Cấp nói.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần lưu ý khi khu vực mình đang sinh sống có người bị SXH thì cần cảnh giác, nếu có sốt bất thường thì cần đi khám ngay. Bởi SXH không phải chỉ từng cá thể, nó ảnh hưởng tới cả cộng đồng.

Hạ sốt liên tục bằng ibuprofen hoặc asprin

Theo PGS. Diệu Thúy, trong khuyến cáo nói chung ở trẻ em, nên có thuốc hạ sốt tại nhà, đặc biệt khi trẻ sốt vào ban đêm không thể ra ngoài mua thuốc hạ sốt. Ở trẻ em hay dùng 2 nhóm: ibuprofen hoặc paracetamol. Khi bị sốt, lựa chọn hàng đầu là paracetamol là thuốc thông dụng và an toàn, dễ mua.

Trong khi đó, nhóm ibuprofen hoặc aspririn làm giảm tiểu cầu, gây xuất huyết tiểu cầu, làm SXH nặng lên, nên khuyến cáo không dùng. Nếu đi khám, khẳng định SXH thì chắc chắn không được dùng ibuprofen hoặc aspririn.

Sốt bình thường là phản ứng tốt của cơ thể để bảo vệ. Sốt trên 38,5 độ C có nguy cơ gây co giật mới đáng lo lắng. Người dân có thể dùng biện pháp cơ học để hạ sốt như: chườm ấm, uống nhiều nước, không khí điều hòa mát mẻ. Nếu sốt trên 38,5 độ C mới cần dùng thuốc hạ sốt. Liều dùng: 10-12mg/kg cân nặng, và  4-6 tiếng sau mới được uống tiếp. Nếu uống quá dồn dập có thể gây hại gan, thận.

Không cho trẻ bú mẹ khi bị SXH

Nhiều bà mẹ đang cho con bú tỏ ra lo lắng trước thông tin nếu bị SXH thì không được cho con bú mẹ vì sẽ lây bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia đã lên tiếng bác bỏ điều này. PGS. Diệu Thúy khuyên các bà mẹ đang cho con bú cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

Chuyên gia dinh dưỡng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng khuyến cáo, tại thời điểm bị bệnh thì bệnh nhân cần phải bù nước đầy đủ từ các nguồn, oresol phải pha đúng cách và các sinh tố bù nước, điện giải giàu vitamin C làm vững thành mạch giảm SXH.

Ở cả trẻ nhỏ hay người lớn, do mệt mỏi khi bị SXH nên đều chán ăn nên cần chế biến món ăn lỏng súp, cháo, mềm hợp khẩu vị, đảm bảo duy trì dinh dưỡng. Sau khi hồi phục, cần chế độ ăn dần bù năng lượng, đạm bù đắp lượng chất bị thiếu hụt trong khi bị bệnh, chế độ ăn bồi dưỡng, chế biến dễ ăn phù hợp từng đối tượng.

Các loại sinh tố, các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa. Trẻ đang còn bú mẹ thì vẫn tiếp tục bú mẹ, các bé đang ăn bột, cháo thì cần bổ sung dinh dưỡng, thêm sữa chua, sữa công thức, vi chất dinh dưỡng, có thể cho thêm bí đỏ, rau xanh để bổ sung. Các thực phẩm từ thịt, hải sản đều giúp tăng cường đề kháng. Các thực phẩm cần tránh trong quá trình bị bệnh cần tránh các thực phẩm khó tiêu, các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như rán, chiên vừa giàu chất béo, chất protein bị kết tủa làm cho quá trình tiêu hóa khó tiêu hóa. Các thực phẩm cần băm nhừ, mềm giúp dễ tiêu hóa hơn.

Ở phụ nữ mang thai bị SXH thì cần chú ý, vẫn phải cần bù dịch rồi giàu vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, các vi chất như sắt, kẽm đầy đủ giúp năng cao đề kháng của cơ thể. Cần chia nhỏ bữa ăn để đủ khẩu phần dinh dưỡng, tùy theo tháng thai cần nhiều hơn bình thường, ở ba tháng giữa cần nhiều hơn bình thường 10g chất đạm. Ví dụ có thể ăn thêm quả trứng, hoặc 30g thịt hoặc uống cốc sữa bà bầu. Đặc biệt cần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, có thể uống thêm vi chất đa dinh dưỡng chuyên biệt cho bà bầu để phòng tránh và đảm bảo sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Cần tránh bỏ bữa để không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi.

Ngủ phòng điều hòa sẽ không bị muỗi đốt?

ThS. Cấp cho biết, thông thường ở nhiệt độ lạnh, muỗi hoạt động kém hơn so với nhiệt độ nóng. Tuy nhiên phải rất lạnh, trong khi nhiệt độ phòng điều hòa thường để nhiệt độ 25-28 độ C, ở nhiệt độ này không giảm được nguy cơ muỗi đốt, muỗi vẫn có thể hoạt động bình thường.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi ở trong phòng điều hòa, mọi người thường đóng cửa kín, do đó có thể sử dụng các loại dụng cụ diệt muỗi dễ dàng hơn.

Ở chung cư cao tầng thì không bị SXH?

Không ít các gia đình sống ở chung cư cao tầng cho rằng muỗi không "đủ sức" bay lên tận tầng cao để truyền bệnh SXH. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm. Các chuyên gia cho rằng, càng lên cao thì muỗi càng ít hơn, nhưng không có nghĩa là không có muỗi. Vì vậy, không nên chủ quan.

Các hộ gia đình nên mở cửa phòng thông thoáng, ánh sáng lưu thông giảm nguy cơ muỗi đốt. Tránh đồ đọng nước như lọ hoa, bể cá,.. cần có nắp đậy kín. Có thể sử dụng các phương pháp như máy bắt muỗi, dụng cụ đuổi muỗi cũng rất tốt. Ngủ phải mắc màn, có thể dùng thuốc chống muỗi để tránh bị muỗi đốt...

Chỉ diệt muỗi, “bỏ quên” loăng quăng, bọ gậy

ThS. Cấp cho biết, đối với phòng chống SXH thì việc diệt loăng quăng dễ hơn diệt muỗi vì khi nó còn ở trong vũng nước việc tiêu diệt dễ hơn là khi nó đã là muỗi bay khắp nơi, chúng ta phải đuổi theo để tiêu diệt. Khi đang ở đỉnh cao của dịch, việc phun diệt muỗi rất quan trọng để diệt đàn muỗi đang trưởng thành. Nhưng mỗi người dân không đảm bảo tốt việc vệ sinh môi trường, loại bỏ những vũng nước đọng, sau 1-2 tuần sẽ có đợt muỗi mới nở ra.

“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp cả gia đình mắc SXH, thậm chí cả xóm cùng mắc SXH”- ThS. Cấp cho biết.

Trước tình hình dịch SXH gia tăng phức tạp, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng đã có những hướng dẫn rất chi tiết, đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ mảnh vỡ, vỏ lon hộp, lốp xe,... những chỗ đọng nước thích hợp để muỗi đẻ trứng sinh ra muỗi, với vũng nước lớn có thể nhỏ dầu hỏa để loăng quăng không nở được, thả cá vào bể nước. Trong gia đình có những lọ nước cắm hoa, khay nước tủ lạnh cũng là nơi muỗi đẻ trứng. Khi đã có muỗi, cần phải diệt muỗi. Muỗi SXH thường hoạt động ban ngày, hoặc chiều tối, vào lúc 5h sáng hoặc buổi chiều, muỗi thường đậu ở những chỗ tối. Phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các hóa chất như dầu xả xua đuổi muỗi.

Cũng cần lưu ý muỗi đẻ ở vũng nước sạch, nhưng cũng không nên chủ quan muỗi vẫn có ở những vũng nước bẩn. Nếu không có muỗi, không có loăng quăng, không có muỗi đốt thì không có SXH. Nếu xung quanh nhà có các cống rãnh bẩn chúng ta vẫn phải làm vệ sinh để loại bỏ các loại muỗi truyền bệnh khác, ngoài ra chúng ta cũng cần phải loại bỏ các vật dụng có thể chứa nước xung quanh nhà phòng muỗi truyền bệnh SXH.

 Stent thế hệ mới cho bệnh nhân mạch vành

Mỗi năm thế giới có hàng triệu bệnh nhân được đặt stent điều trị bệnh lý mạch vành. Ống stent giúp mở rộng động mạch và ép mảng xơ vữa xẹp xuống nhằm giảm các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực.

Tại Hội nghị Tim mạch Châu Âu diễn ra tại Barcelona mới đây, lần đầu tiên sản phẩm stent phủ titanium - NITRIDE-OXIDE (TiNO) làm từ hợp kim cobalt-chromium của hãng Hexacath, Pháp được giới thiệu trước đông đảo các chuyên gia tim mạch đến từ nhiều quốc gia.

Tại đây, Tiến sĩ Pim Tonino, thuộc Trung tâm tim mạch-Bệnh viện Catharina, Hà Lan đã trình bày kết quả nghiên cứu stent phủ TiNO với các sản phẩm stent phủ thuốc hiện nay trên bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp (ACS) (nghiên cứu TIDES-ACS). Theo đó, nghiên cứu ngẫu nhiên tại 12 địa điểm quốc tế trên 1.491 bệnh nhân ACS, trong đó 989 bệnh nhân được sử dụng stent phủ TiNO và 502 bệnh nhân sử dụng stent phủ thuốc. Sau 12 tháng theo dõi, các biến chứng tim mạch của bệnh nhân sử dụng stent phủ TiNO ít được ghi nhận hơn.

Cụ thể, chỉ tiêu lâm sàng chính xuất hiện ở 6,3% bệnh nhân điều trị bằng stent phủ TiNO so với 7% bệnh nhân điều trị bằng stent phủ thuốc. Cùng đó, tỉ lệ tử vong do tim là 0,5% so với 1,6% và nhồi máu cơ tim không tử vong là 1,8% so với 4,6%...

TS Pasi Karjalainen (Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện trung tâm Satakunta, Phần Lan - nghiên cứu chính của dự án chia sẻ: “Dựa trên nghiên cứu này chúng tôi có thể ủng hộ việc sử dụng stent hoạt tính sinh học phủ TiNO như một giải pháp thay thế khả thi trong điều trị hội chứng mạch vành cấp”.

Mỗi năm thế giới có hàng triệu bệnh nhân được đặt stent điều trị bệnh lý mạch vành. Ống stent giúp mở rộng động mạch và ép mảng xơ vữa xẹp xuống nhằm giảm các triệu chứng đau tim, đau thắt ngực.

 Tại sao suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh rất thường gặp, theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu ngồi nhiều, béo phì, lối sống sinh hoạt lười vận động, thường xuyên đi giày cao gót, nhưng phần nhiều cũng có thể mang tiền sử gia đình hay do quá trình mang thai… Mặc dù vậy, đây là căn bệnh mãn tính, chưa thể chữa khỏi được, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc thay đổi lối sống cũng như sử dụng các thuốc hỗ trợ, ngăn ngừa không cho bệnh tiến triển thêm.

Đi bộ tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người suy giãn tĩnh mạch chính là đi bộ. Với nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, các triệu chứng thường gặp phải là nặng chân, căng tức, đau nhức chân, phù chân về chiều, dị cảm ( cảm giác bồn chồn như kiến bò), thường làm cho bệnh nhân có xu hướng ngại vận động, nhất là đi bộ. Suy nghĩ đi bộ làm nặng thêm, trầm trọng thêm bệnh suy giãn tĩnh mạch là một suy nghĩ sai lầm do:

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.

Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.

Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

Tốt nhất, mỗi ngày, mọi người nên đi bộ ít nhất 10p để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch

Kết hợp đi bộ thể dục và sử dụng cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi ( Butcher Broom)  đều đặn sẽ giúp cải thiện bệnh Suy giãn tĩnh mạch.

Theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay, Chiết xuất hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum) thành phần chính là aescin (escin). Trong một thử nghiệm có đối chứng cho thấy Aescin có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Lợi ích điều trị cũng được xác nhận qua nhiều thực nghiệm trên  các mô khác nhau, cho thấy đặc tính chống phù nề, chống viêm và tăng cường thành mạch, chủ yếu là liên quan đến cơ chế phân tử của chất chung gian, cải thiện xâm nhập của các ion vào hệ  thống mạch, nâng cao trương lực tĩnh mạch.

Chiết xuất từ cây  đậu chổi - Butcher’s broom (Ruscus aculeatus) với hoạt chất chính ruscogenin đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị triệu chứng phù nề cẳng chân ở bệnh nhân suy tĩnh mạch mãn tính. Hiệu quả điều trị và tính an toàn của chiết xuất Ruscus aculeatus đã được thực hiện bởi Vanscheidt W1 trên các bệnh nhân suy tĩnh mạch chân mạn tính, cho thấy khả năng dung nạp tốt, những thay đổi trong các triệu chứng chủ quan cảm nhận được, đôi chân mệt mỏi nặng nề và cảm giác căng thẳng cải thiện đáng kể (tuần 12).

Chị Phạm Nghiệp (1976) cho biết: sau 3 tháng sử dụng sản phẩm kết hợp giữa cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi, cùng với việc tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau xanh, bệnh suy giãn tĩnh mạch của chị đã được kiểm soát. Chị đáp ứng tốt với sản phẩm nên chỉ sau 2 tuần đã thấy đỡ nặng chân, không còn bồn chồn, nặng chân hay đau nhức. Sau 3 tháng, chị rất hài lòng, thoải mái với đôi chân của mình.

DULCIT  là công thức bổ sung đặc biệt dành cho các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính, với sự kết hợp tuyệt vời của các chiết xuất hoàn toàn tự nhiên: chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất Butcher’s broom và lá witch hazel.

DULCIT là sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp tại Pháp, nguồn nguyên liệu organic được kiểm nghiệm chặt chẽ từ giống, nguồn đất, nước, tới dây truyền sản xuất tiên tiến đạt chuẩn châu âu sản xuất bởi nhà máy Holistica nổi tiếng trên 30 quốc gia trong vòng 30 năm.

Chủ động phòng các chủng virut cúm gia cầm có thể vào nước ta

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mặc dù các chủng virus cúm gia cầm như A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8 chưa có ở Việt Nam, nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, Cục Y tế dự phòng đã có công văn gửi giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung như: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm. Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu qua biên giới nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường các hoạt động quản lý buôn bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng, kịp thời lấy mẫu để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân, xử lý triệt để khi có dịch xảy ra.

Người Lao động

Cách hỏi bệnh, thăm khám của bác sĩ được cải thiện

Sở Y tế TP HCM vừa công bố khảo sát đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với bác sĩ khi đi khám bệnh tại 53 bệnh viện công lập trên địa bàn TP.

Đây là kết quả khảo sát mới nhất của Sở Y tế TP HCM tại 53 bệnh viện công lập trên địa bàn TP trong thời gian gần đây được công bố sáng ngày 7-9. Theo đó, qua phần mềm ứng dụng giám sát thái độ không hài lòng của người bệnh khi đi khám bệnh trong tháng 8 cho thấy đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Cụ thể, với tiêu chí "không hài lòng" được khảo sát thì từ gần 13.987 lượt ý kiến không hài lòng trong tháng 7 đã giảm xuống còn khoảng 10.237 lượt trong tháng 8. Cải thiện rõ nét nhất là ý kiến không về cách hỏi bệnh, thăm khám của bác sĩ, từ 12.470 lượt ý kiến không hài lòng xuống còn 8.480; nhà vệ sinh phục vụ người bệnh, từ 12.470 ý kiến không hài lòng xuống còn 7.500... 

Sở Y tế hoan nghênh những cố gắng và nỗ lực của các bệnh viện trong thời gian qua nhằm không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh với tinh thần lấy người bệnh làm trung tâm, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. 

Lao động

Thuốc diệt muỗi giả tung hoành giữa cơn nóng dịch sốt xuất huyết

Trong khi bệnh sốt xuất huyết (SXH) chưa có dấu hiệu chững lại, biện pháp tốt nhất đang được áp dụng là diệt muỗi phòng bệnh thì trên thị trường rộ lên thuốc diệt muỗi giả.

“Ma trận” thuốc diệt muỗi

Để mua một sản phẩm diệt muỗi không khó, người tiêu dùng chỉ cần vào mạng gõ “thuốc diệt muỗi” có thể hiện ra hàng trăm kết quả khác nhau.

Các sản phẩm diệt muỗi được giới thiệu nhiều nhất là: Icon 2.5CS, Map Permethrin 50EC, Fendona 10SC, Perme Uk 50 EC, Hockley Uk 10 CS… Các sản phẩm đều được quảng cáo nhập từ Anh, Đức với giá bán từ 500-800 nghìn/lọ tuỳ vào dung tích, xuất xứ. Thậm chí, chai nhỏ dung tích 100ml giá chỉ 80 nghìn đồng.

Còn trên thị trường, tại nhiều cơ sở bán hoá chất hay dọc phố Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, người có nhu cầu mua một lọ thuốc diệt muỗi không khó.

Ghé một cửa hàng bán thiết bị y tế đối diện BV Da liễu Trung ương, nhân viên bán hàng đưa ra rất nhiều mẫu mã, dung tích khác nhau (1 lít, 250ml, lọ thuỷ tinh, lọ nhôm) của thuốc diệt muỗi nhưng cùng một nhãn hiệu Permethrin 50EC. Giá thành của một lọ thuốc diệt muỗi Permethrin 50EC dung tích 250ml là 150 nghìn đồng. Giá này rẻ chỉ bằng 2/3 so với giá hàng chính hãng bán ra. Nhiều người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

Việc mua bán dễ dàng thuốc diệt muỗi tại phố Phương Mai là chuyện của tuần trước. Sau khi một số cơ quan truyền thông cảnh báo thuốc diệt muỗi giả, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra. Ngay lập tức, thị trường kinh doanh diệt muỗi tại đây khá im ắng. Suốt dọc phố hỏi mua 1 lọ thuốc diệt muỗi lại rất khó, các cửa hàng đều trả lời: “Hàng vừa hết, sang tuần mới có hàng về”.

Thuốc giả vẫn diệt được muỗi

Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, hiện đơn vị này chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc được Bộ Y tế cho phép để diệt muỗi. Sau khi có thông tin thuốc diệt muỗi giả, chúng tôi đã đề xuất công an, quản lý thị trường xử lý tất cả các trường hợp bán thuốc giả nếu có.

Điều người tiêu dùng lo lắng là thuốc giả diệt được muỗi thì liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

Bác sĩ Hà Tấn Dũng - Trưởng phòng Ký sinh trùng côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) - cho biết, có những loại được phép sử dụng trong môi trường cho người, nhưng có những loại thuốc dùng cho nông nghiệp, không tốt cho sức khoẻ con người. Thuốc diệt muỗi cần có sự kiểm tra của cơ quan chuyên về thuốc bảo vệ thực vật để kiểm định xem có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người hay không.

Cách tốt nhất hiện nay là người tiêu dùng không nên tự ý mua thuốc diệt muỗi về phun. Nếu phải phun thuốc diệt muỗi thì nên mua hóa chất tại cơ sở có uy tín, đồng thời có nhân viên phun đúng quy cách để đảm bảo hiệu quả.

Ngày 12/09/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích