Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 5 7 3 4
Số người đang truy cập
1 8 1
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ ngày 30/8 đến ngày 31/8 năm 2017

An ninh thủ đô

Giám sát dịch tễ ở quận Ba Đình (Hà Nội): 8 trong 20 dụng cụ chứa nước có bọ gậy

Sáng nay, 29-8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã đi kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Cống Vị (quận Ba Đình) và làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận Ba Đình. Hiện tại, toàn quận Ba Đình ghi nhận 1.152 ca mắc SXH với 153 ổ dịch, trong đó riêng tại phường Cống Vị ghi nhận tới 145 ca mắc, 14 ổ dịch. Để dập dịch, đến nay phường đã thành lập được 116 đội xung kích diệt bọ gậy, tổ chức 3 đợt vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng 2 lần…

Đoàn đã kiểm tra tại Trường THCS Thăng Long và một công trường xây dựng tại phường Cống Vị, hệ thống trường Thực nghiệm (phường Liễu Giai). Qua kiểm tra không phát hiện ổ bọ gậy. Tuy nhiên, theo giám sát dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tại phường Cống Vị, cứ 20 dụng cụ chứa nước thì còn 8 dụng cụ có bọ gậy, trong 10 hộ gia đình vẫn còn 2 hộ có ổ bọ gậy.

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu quận Ba Đình chỉ đạo các phường phải chấn chỉnh ngay hoạt động của các đội xung kích diệt bọ gậy, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đội, mỗi đội phụ trách 40 gia đình có danh sách kèm theo với phương châm “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng dụng cụ”.

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cũng yêu cầu quận Ba Đình tiếp tục thực hiện tổng thể các giải pháp phòng chống dịch và phát huy mạnh mẽ sự vào cuộc của chính quyền để giảm số ca mắc SXH trong thời gian tới, cố gắng dập dịch trong thời gian sớm nhất.

Số ca mắc sốt xuất huyết ở nội thành Hà Nội đang giảm nhanh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội ngày 31-8, trong tuần qua (từ 21 đến 27-8), số mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố đã giảm 612 trường hợp so với tuần trước đó.

Cụ thể, nếu như tuần từ 14 đến 20-8, toàn thành phố ghi nhận 3.524 trường hợp mắc SXH thì trong tuần vừa qua, từ 21 đến 27-8, số mắc SXH của thành phố là 2.912 trường hợp. Tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 22.296 bệnh nhân mắc SXH, 7 ca tử vong.

Đáng chú ý, số mắc SXH ở Hà Nội không chỉ chững lại mà đã có xu hướng giảm nhanh ở các quận nội thành, chẳng hạn: quận Hoàng Mai giảm 104 trường hợp mắc so với tuần trước đó; quận Thanh Xuân giảm 78 ca, các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa đều giảm ít nhất 20 ca mắc so với 1 tuần trước.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, hiện bình quân mỗi ngày vẫn có khoảng trên dưới 800 bệnh nhân vào khám SXH nhưng trung bình chỉ có khoảng 50 bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

Trên phạm vi cả nước, báo cáo của Bộ Y tế ngày 31-8 cho biết, trong tuần qua số ca mắc SXH trên toàn quốc cũng đã giảm 11,4% (giảm 7.102 ca) so với tuần trước đó. Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 108.925 trường hợp mắc SXH, 26 ca tử vong, số mắc nhập viện tăng 43,5% so với cùng kỳ 2016.

Hà Nội: 13,4% hộ gia đình không phun thuốc diệt muỗi

Tại Hà Nội các lực lượng chức năng đã phun thuốc diệt muỗi được 86,7% số hộ gia đình, tuy nhiên vẫn còn 13,4% hộ gia đình không phun thuốc diệt muỗi... Theo báo cáo của các sở ngành, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đã bước đầu được kiểm soát. Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 18.862 ca sốt xuất huyết, trong đó 07 bệnh nhân tử vong; số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện 2.519 (chiếm 14,4%). Toàn Thành phố có 2.112 ổ dịch nhưng đến thời điểm hiện tại đã có 1.468 ổ dịch được khống chế, chiếm 69,5%. Hầu hết các ổ dịch có quy mô nhỏ, cụ thể: 1.689 ổ dịch chỉ có 1-2 bệnh nhân, chiếm 80%; 316 ổ dịch có 3-5 bệnh nhân, chiếm 15%; chỉ có 107 ổ dịch có từ 6 bệnh nhân trở lên, chiếm 5%.

Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phòng chống dịch; tăng cường tuyên truyền dưới nhiều hình thức; 100% xã, phường đã thành lập đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch và tổ giám sát phòng chống dịch sốt xuất huyết (tổng số có 26.038 đội xung kích, 63.119 người tham gia; 4.638 tổ giám sát, 10.095 người tham gia). Tổ chức xử lý 2.112 ổ dịch; 90 chiến dịch phun hóa chất diện rộng và hơn 1.000 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. Từ ngày 12-8 đến hết ngày 20-8 các đội xung kích đã kiểm tra được 1.346.189 hộ trên tổng số 1.838.906 hộ (đạt tỷ lệ 73%), kiểm tra tổng số 2.754.108 dụng cụ chứa nước, đã xử lý 400.876 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả hơn 44.575 con cá.

Các lực lượng chức năng đã phun thuốc diệt muỗi được 86,7% số hộ gia đình (24.110 hộ trên tổng số 27.815 hộ được khoanh vùng), còn 13,4% hộ gia đình không phun (trong đó số hộ vắng nhà là chiếm tỷ lệ 9,6 %; số hộ không đồng ý phun chiếm tỷ lệ 3,7%).

Trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Do vậy, cần triển khai quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, không để phát sinh ca mắc mới, không để vùng dịch lan rộng; đồng thời tích cực điều trị cho số bệnh nhân đang bị nhiễm.

Trước chiều hướng gia tăng của dịch bệnh sốt xuất huyết, UBND Thành phố đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên toàn địa bàn Thành phố để quán triệt, chỉ đạo các đồng chí giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố và Bộ Y tế đến từng đơn vị, tổ dân phố, từng người dân trên địa bàn...

Xét nghiệm sốt xuất huyết: Hoang mang vì sáng âm tính, chiều lại dương tính

Nhiều người dân ở Hà Nội phản ánh về việc họ gọi dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà cho kết quả âm tính với sốt xuất huyết (SXH) nhưng sau đó tới bệnh viện lại được chẩn đoán dương tính. Trong mùa cao điểm SXH, do các bệnh viện đều quá tải nên nhiều người dân tìm đến dịch vụ xét nghiệm máu chẩn đoán SXH tại nhà. Tuy nhiên, độ chính xác, chất lượng của các đơn vị cung cấp dịch vụ xét nghiệm SXH tại nhà đến đâu vẫn là vấn đề gây ra nhiều hoài nghi.

Một ngày, hai kết quả khác nhau

Giữa mùa cao điểm SXH hiện nay, chỉ cần vào google gõ cụm từ “xét nghiệm sốt xuất huyết” dễ dàng tìm kiếm được hàng chục cơ sở quảng cáo về việc cung cấp dịch vụ này tại địa bàn Hà Nội. Ngay cả một số phòng khám tư cũng đang quảng cáo mạnh mẽ dịch vụ xét nghiệm SXH tại nhà

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh các bệnh viện công đều quá tải, dịch vụ xét nghiệm SXH đem lại nhiều tiện ích cho người bệnh. Tuy vậy, cũng có không ít người bệnh phản ánh, bày tỏ nghi ngờ về kết quả xét nghiệm SXH tại các cơ sở y tế, đặc biệt là kết quả xét nghiệm máu tại nhà. 

Trên trang facebook cá nhân, chị Nguyễn Quỳnh Hoa (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh, con gái chị sốt cao ngày thứ hai, nghi mắc SXH vì nhiều người quanh nhà đã mắc SXH nên chị gọi điện tới một cơ sở y tế tư nhân thuê dịch vụ xét nghiệm máu chẩn đoán SXH tại nhà. Cuối buổi sáng, cơ sở cung cấp dịch vụ gửi trả kết quả xét nghiệm qua email của chị, cháu bé âm tính với SXH. Thấy con vẫn sốt cao không đỡ, có nhiều triệu chứng của bệnh SXH nên chiều cùng ngày chị đưa con tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khám, kết quả xét nghiệm tại bệnh viện lại cho thấy con gái chị  dương tính với SXH Dengue… 

Đừng quá lạm dụng xét nghiệm

Về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, những trường hợp tương tự như vậy không hiếm. Thực tế ở vụ dịch SXH năm nay, bệnh viện đã gặp khá nhiều trường hợp làm xét nghiệm âm tính với SXH trước đó nhưng lại nhập viện cấp cứu vì SXH. Song theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, việc bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SXH khác nhau trong cùng một ngày là điều… bình thường.

Dịch vụ xét nghiệm SXH tại nhà hoàn toàn có thể được, điều quan trọng là ứng xử với kết quả xét nghiệm ra sao. Dù kết quả xét nghiệm là âm tính với SXH nhưng nếu có các dấu hiệu lâm sàng của SXH như sốt cao, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… thì người bệnh nên đi khám lại. 

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương)

Phân tích kỹ hơn về những lo lắng, hoang mang của một số người bệnh với kết quả xét nghiệm SXH, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, xác suất cho kết quả xét nghiệm dương tính với SXH chính xác khoảng 95-98%, tức vẫn còn khoảng 2-5% sai số. Hơn nữa, kết quả xét nghiệm SXH đạt độ chính xác đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ thời điểm lấy mẫu máu xét nghiệm đến kỹ thuật, quy trình lấy mẫu máu và chất lượng của phòng xét nghiệm. 

Cụ thể, vào ngày thứ hai - ba từ khi bệnh nhân khởi sốt, virus Dengue cao nhất nên xác suất dương tính SXH nếu xét nghiệm vào thời điểm này là cao nhất. Từ ngày thứ năm - sáu trở đi, khi nồng độ virus trong máu đã giảm nhiều trong khi nồng độ kháng thể chưa tăng đủ cao thì các xét nghiệm (kháng nguyên, kháng thể) có thể đều âm tính. Ngoài ra, nếu cán bộ lấy mẫu máu không đúng kỹ thuật, quá trình lưu giữ, vận chuyển mẫu máu không đảm bảo các điều kiện theo quy định thì kết quả xét nghiệm có thể không chính xác.

“Việc gọi dịch vụ xét nghiệm SXH tại nhà hoàn toàn có thể được, điều quan trọng là ứng xử với kết quả xét nghiệm ra sao. Dù kết quả xét nghiệm là âm tính với SXH nhưng nếu có các dấu hiệu lâm sàng của SXH như sốt cao, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… thì người bệnh nên đi khám lại. Ngay với các bác sĩ điều trị, kết quả xét nghiệm SXH cũng chỉ là một kênh thông tin tham chiếu để giúp bác sĩ chẩn đoán chứ không ai dựa vào 100% xét nghiệm để chẩn đoán và xác định hướng điều trị. Ở giai đoạn muộn, thầy thuốc thường căn cứ vào diễn tiến của bệnh để xác định có bị SXH hay không, cần làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó tiên lượng các diễn tiến có thể xảy ra” - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp phân tích. 

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trong 3 ngày đầu tiên khi khởi phát sốt, rất khó phân biệt SXH hay sốt do các căn nguyên khác. Vì thế, người bệnh cần đi khám và được tư vấn điều trị phù hợp.

Hà Nội mới, Lao động

Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2016-2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 ngành Y tế đạt chỉ tiêu 26,5 giường bệnh/10.000 dân; tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 64 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn, triển khai thực hiện tối thiểu 28 dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020 và tăng lên khi được bổ sung nguồn ngân sách trung ương, nhưng tối đa không quá 52 dự án…

Tổng vốn thực hiện Chương trình là 19.829 tỉ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 22.500 tỉ đồng), trong đó vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương là 2.389 tỉ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 5.060 tỉ đồng); vốn ODA và viện trợ 4.940 tỉ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 10.000 tỉ đồng; nguồn vốn khác 2.500 tỉ đồng.

Chương trình có 3 Dự án thành phần, trong đó Dự án 1 là hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học hiện đại, thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020...

Người Lao động

Phòng chống sốt xuất huyết trong CNVC-LĐ

Sáng 29-8, Công đoàn (CĐ) ngành y tế TP HCM đã phát động phong trào "Đoàn viên CĐ ngành y tế chung tay phòng chống sốt xuất huyết" tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.

 Với tiêu chí "Không muỗi, không lăng quăng - không có sốt xuất huyết", các CĐ cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động CNVC-LĐ triển khai công tác diệt muỗi, lăng quăng; vệ sinh phòng làm việc, thường xuyên thay nước bình hoa, đậy kín các dụng cụ chứa nước, thả cá 7 màu diệt lăng quăng ở các hồ nước; vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm; vệ sinh kho thuốc, kho hóa chất, kho dụng cụ… Sau lễ phát động, các cán bộ CĐ ngành y tế TP đã được tập huấn công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng TP, từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận 13.265 ca sốt xuất huyết, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Bệnh sốt xuất huyết trở thành dịch, phát triển nhanh, nguy cơ tử vong cũng tăng cao.

Hơn 11 giờ tách rời cặp song sinh dính liền

Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa phẫu thuật tách đôi thành công cặp song sinh dính liền phức tạp phần cùng cụt.

Ngày 29-8, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) cho biết nơi đây vừa phẫu thuật tách đôi thành công cho hai bé gái song sinh dính liền Điểu Thị Bảo Ân và Điểu Thị Bảo Hân (1 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước). Hai bé này sinh mổ ở tuần 33 cách đây 1 năm, khi sinh tổng trọng lượng nặng 3,4 kg, đến nay đã được 12 kg. Cả hai dính nhau vùng thắt lưng cùng cụt, dò hậu môn tiền đình, bé Bảo Ân bị bất sản 5 xương sườn phải, trật khớp háng phải, cứng khớp gối, cổ chân phải; bé Bảo Hân không có các dị tật khác. Trong khi chờ đến ngày tách rời, hai bé đã được phẫu thuật đặt túi giãn da 3 lần nhưng thất bại.

Ca mổ tách rời bắt đầu vào ngày 23-8, ê kíp phẫu thuật gồm 20 y bác sĩ, phẫu thuật viên tạo hình, ngoại thần kinh, ngoại tiêu hóa, gây mê hồi sức; GS-BS Trần Đông A làm cố vấn chuyên môn cùng sự hỗ trợ của đồng nghiệp đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Qua hơn 11 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tách đôi thành công, thực hiện vá màng cứng, ghép da che phủ, tạo hình các cấu trúc tiêu hóa, mạch máu, làm hậu môn… cho bé bị khiếm khuyết nặng nhất. Hiện sức khỏe hai bé ổn định, đã uống sữa lại được.

Theo ThS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, thời gian phẫu thuật kéo dài ngoài dự kiến do đây là ca phức tạp, bị dính tủy. Các bác sĩ phải thao tác cẩn trọng từng chi tiết tái tạo ống tủy tránh nguy cơ xấu tổn thương thần kinh có thể xảy ra. Trước phẫu thuật, khâu chuẩn bị cũng khá kỹ lưỡng từ khâu bất ngờ trong quá trình phẫu thuật đến khâu chống nhiễm khuẩn, hậu phẫu…

Nhân dân

Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong thời tiết giao mùa

Ngày 30- 8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Thời tiết giao mùa hiện nay, cùng với việc học sinh trên cả nước bước vào năm học mới là thời điểm khiến bệnh tay, chân, miệng (TCM) ở trẻ em đang có nguy cơ gia tăng. Ðể chủ động phòng, chống bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần rửa tay thường xuyên bằng xà-phòng trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và chăm sóc trẻ.

Ðể chủ động phòng, chống bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần rửa tay thường xuyên bằng xà-phòng trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và chăm sóc trẻ.

Các gia đình và trường học, nhất là trường mầm non cần thường xuyên lau sạch bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà- phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh; khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, gia đình cần đưa trẻ đi khám, hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất…

Theo số liệu thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 52 nghìn người mắc bệnh TCM tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có hơn 23 nghìn người nhập viện. So với cùng kỳ năm 2016, số người nhập viện tăng 3,4%...

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh xuất hiện 10 ổ dịch sốt xuất huyết (SXH). Tại các ổ dịch đều xuất hiện muỗi truyền bệnh, nhiều bọ gậy; vệ sinh môi trường chưa sạch sẽ, nhiều người đi về từ vùng dịch. Ðến nay, trong tỉnh đã có 373 người mắc SXH, trong đó 319 người sức khỏe ổn định, đã ra viện; số còn lại đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Trong tháng 8, tỉnh Bắc Giang có bảy người mắc bệnh TCM, nâng tổng số người bệnh mắc bệnh này từ đầu năm đến nay lên 59 người. Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện chủ động phương án dự phòng, chống dịch bệnh, đề nghị các bệnh viện thu dung, điều trị hiệu quả, tránh lây lan trong cộng đồng.

Khó khăn cho người bệnh khi thay đổi thủ tục thanh toán viện phí

Theo hướng dẫn 3005/BHXH-CSYT của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam mới đây và Thông báo 718/BHXH của BHXH tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 15-8, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Hà Tĩnh nếu khám, chữa bệnh (KCB) tại bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Nghệ An sẽ phải làm thủ tục hưởng chế độ BHYT tại cơ quan BHXH. Việc thay đổi hình thức thanh toán chi phí KCB nhằm kiểm soát các chỉ định dịch vụ y tế nhưng cũng gây khó khăn cho người bệnh.

Thông báo số 718/BHXH ngày 24-7-2017 của BHXH tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ, người dân đi KCB BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tự thanh toán chi phí KCB với cơ sở y tế và mang hóa đơn chứng từ về thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH thuộc tỉnh Hà Tĩnh, thay vì được hưởng quyền lợi BHYT ngay tại bệnh viện như trước đây. Trong khi đó, theo Hướng dẫn số 943/BHXH-CSYT của BHXH Việt Nam, từ ngày 1-1-2016, BHXH các địa phương đã cho người bệnh hưởng chế độ BHYT ngay tại bệnh viện, không phải làm thủ tục thanh toán tại cơ quan BHXH.

Giải thích lý do người bệnh phải thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) Lê Văn Phúc cho biết, người bệnh có thẻ BHYT tự đi KCB tại các bệnh viện tuyến huyện không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu được coi là KCB không đúng thủ tục theo quy định của Ðiều 28 Luật BHYT. Các trường hợp KCB không đúng thủ tục phải làm thủ tục thanh toán chi phí KCB với cơ quan BHXH theo quy định tại

Ðiều 16 Quyết định số 1399/QÐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Ðể thực hiện quy định mới, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH tỉnh Hà Tĩnh, khi người bệnh đem hồ sơ về thanh toán, phải tổ chức triển khai giám định nhanh để thanh toán ngay cho người bệnh, bảo đảm thuận lợi, tránh tình trạng người bệnh phải đi lại nhiều lần. BHXH Việt Nam tạm thời áp dụng tại hai địa phương là Nghệ An và Hà Tĩnh, sau thời gian ba tháng, sẽ tổ chức đánh giá về quản lý chi phí, sự thuận lợi của người bệnh và nhu cầu thật sự cần thiết về KCB của người dân. Nếu thực hiện hiệu quả, sẽ áp dụng ở các địa phương khác.

Một bác sĩ tại Nghệ An cho biết, với quy định mới, người bệnh sẽ phải ứng tiền trả trước cho bệnh viện, sau đó đến cơ quan BHXH để làm thủ tục nhận lại tiền chế độ BHYT của mình. Nhưng quy định thời gian giải quyết thủ tục BHYT nhiều nhất 40 ngày là khá lâu. Quyền Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An Hoàng Văn Hảo cũng có văn bản gửi BHXH Việt Nam đề nghị tạm dừng việc thực hiện quy định mới do người bệnh khó khăn khi phải chi trả các dịch vụ y tế có chi phí lớn. Bên cạnh đó, khó khăn cho cơ sở KCB trong việc giải thích cho người bệnh và tạo áp lực cho nhân viên y tế khi tiếp xúc với người có thẻ BHYT.

Ðược biết, kết quả kiểm soát của BHXH Việt Nam về tình hình KCB trái tuyến cho thấy, chi phí bình quân điều trị nội trú, ngoại trú của một số bệnh viện tại TP Vinh (Nghệ An) cao hơn so với trung bình cả nước, gây lãng phí quỹ BHYT. Sáu tháng đầu năm 2017, tổng số lượt KCB ngoại trú của tỉnh Hà Tĩnh chuyển sang các cơ sở KCB tuyến huyện của Nghệ An là 66.972 lượt người bệnh, điều trị nội trú là 8.626 lượt người bệnh. Tổng chi phí cả nội, ngoại trú là khoảng 60 tỷ đồng. Chi phí trung bình điều trị nội trú hơn bốn triệu đồng/lượt, ngoại trú là 369 nghìn đồng/lượt, trong khi chi phí trung bình nội trú các bệnh viện tuyến huyện trên cả nước từ hai đến ba triệu đồng/lượt, ngoại trú khoảng từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng/lượt. BHXH Việt Nam cho rằng, khi người dân ứng tiền ra chi trả trước thì họ sẽ quản lý tốt hơn chi phí KCB của mình, sẽ không chi trả cho các dịch vụ chưa cần thiết. Cơ quan BHXH cũng quản lý chặt chẽ hơn khi giám định trực tiếp từng hồ sơ, tránh được tình trạng kê khống, thống kê sai và từ đó sẽ góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế lại cho rằng, việc kiểm soát các chi phí KCB để bảo đảm ổn định quỹ BHYT là cần thiết nhưng cần có giải pháp phù hợp, vì mục đích quản lý quỹ BHYT mà gây phiền hà cho người bệnh là không nên. Nếu cơ sở y tế nào lạm dụng quỹ BHYT thì cần xử lý cơ sở đó. Quy định mới có thể dẫn đến những hệ lụy là người có thẻ BHYT ở Hà Tĩnh có thể lựa chọn đi đến các tỉnh lân cận khác để KCB, do đó, cần có giải pháp quản lý tổng thể. Vụ trưởng BHYT (Bộ Y tế) Lê Văn Khảm cho biết, ông không đồng tình việc BHXH Việt Nam hướng dẫn như nêu trên vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người có thẻ BHYT. Quy định thông tuyến huyện cho phép người bệnh đi KCB không cần đúng nơi đăng ký ban đầu, được cơ sở KCB chăm sóc sức khỏe và không phải trả tiền, lấy hóa đơn về BHXH thanh toán. Ðó là ý nghĩa của thông tuyến huyện. Do đó, người bệnh từ địa phương này sang địa phương khác KCB tại bệnh viện tuyến huyện là đúng luật. Nếu BHXH Việt Nam thí điểm tại Nghệ An, Hà Tĩnh thì cần xây dựng đề án cụ thể báo cáo Bộ Y tế, có sự tham gia của ngành y tế và các địa phương trong quá trình thí điểm. Bộ Y tế sẽ trao đổi với BHXH Việt Nam để thống nhất cách quản lý, bảo đảm sự thuận tiện của người bệnh.

Thời gian qua, việc cải cách các thủ tục hành chính trong tham gia BHYT, thanh toán chi phí KCB BHYT đã tạo thuận lợi và góp phần khuyến khích người dân chủ động tham gia BHYT. Với thực tế về khó khăn cho người bệnh khi thực hiện quy định mới nêu trên, BHXH Việt Nam cần xem xét, có giải pháp phù hợp để tạo thuận lợi trong KCB cho người tham gia BHYT.

Bạc Liêu có tần suất khám, chữa bệnh BHYT cao nhất cả nước

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảy tháng qua, Bạc Liêu là tỉnh có tần suất khám, chữa bệnh cao nhất toàn quốc, tới 2,06 lần/thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), tại Đồng Nai là 1,57 lần/thẻ, trong khi tỷ lệ chung toàn quốc 1,14 lần/thẻ BHYT.

Trong cuộc họp cung cấp thông tin cho báo chí diễn ra vào chiều 29-8, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, trong giám sát đợt ba của Hệ thống thông tin giám định BHYT, 7 tháng/2017 có 1.580 bệnh nhân khám, chữa bệnh bình quân từ tám lần/tháng; có 732 bệnh nhân khám, chữa bệnh từ ba cơ sở y tế trở lên với 46.696 số lượt khám.

Dẫn chứng về con số này, đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, Bạc Liêu là tỉnh có tần suất khám, chữa bệnh là 2,06 lần/thẻ, cao nhất toàn quốc. Trong đó, điển hình là bệnh nhân Tiền Văn B (mã thẻ BT2950100800533) đã khám, chữa bệnh 132 lượt tại bảy cơ sở y tế trong 8 tháng đầu năm, số tiền 30.367.033 đồng.

Tháng 1, bệnh nhân đi khám tám lần, trong đó ngày 3-1-2017 bệnh nhân khám tại ba cơ sở khám, chữa bệnh là Trạm y tế phường 3, Bệnh viện Quân dân y tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu). Ngày 13-1-2017, 23-1-2017 bệnh nhân đi khám tại hai cơ sở là Bệnh viện quân dân y tỉnh Bạc Liêu và Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu. Tiếp theo đó, vào tháng 3, bệnh nhân đi khám 17 lần.

Từ đầu năm đến nay, bệnh nhân Đoàn Công T (mã thẻ GD4750103400040) đã khám, chữa bệnh 70 lần tại bảy cơ sở y tế khác nhau với số tiền 79.689.988 đồng. Trong đó có chín ngày bệnh nhân khám, chữa bệnh có chi phí tại hai cơ sở khác nhau; nhiều lần khám cấp thuốc nhóm thuốc tim mạch, mỡ máu, tiểu đường có giá trị cao, như: Nexium Mups, NovoMix, Crestor…

Ông Đàm Trung Hiếu - Phó giám đốc Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc của BHXH Việt Nam cho biết, những trường này hợp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu các tỉnh/thành phố thực hiện Giám định trực tiếp theo đúng quy trình giám định, thu hồi các khoản chi không đúng qui định và công khai trên trang thông tin điện tử của địa phương.

Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, trong sáu tháng đầu năm có 15 tỉnh tăng trên 20% số lượt khám chữa bệnh. Trong đó, Bình Phước tăng gần 40%, Khánh Hoà hơn 34%.... Có 31 tỉnh gia tăng chi phí khám chữa bệnh trên 40% so với cùng kỳ, đặc biệt có một số tỉnh gia tăng trên 70% như Kon Tum, Lạng Sơn, Khánh Hòa…

Cũng theo ông Hiếu, tính đến hết tháng 7, toàn quốc có 12.308 cơ sở khám chữa bệnh BHYT liên thông dữ liệu lên Hệ thống thông tin giám định BHYT (tỷ lệ bình quân đạt 98,8%). Đến nay, đã có 91,16 triệu hồ sơ được gửi đề nghị thanh toán BHYT với số tiền 46.686 tỷ đồng. Tháng 7, số hồ sơ gửi đúng ngày đã tăng, đạt tỷ lệ 43,72% (so với quý I là 25,54%, quý II/2017 là 32,39%). Tuy nhiên, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh vẫn chưa thực hiện tốt việc gửi dữ liệu hàng ngày, yêu cầu sửa, gửi lại dữ liệu nhiều lần.

Về giám định tự động, trong bảy tháng, Hệ thống đã từ chối thanh toán chi phí của hơn 15 triệu hồ sơ chiếm tỷ lệ 17.3% tổng số hồ sơ đề nghị, tỷ lệ hồ sơ bị từ chối tự động giảm dần giữa các quý. Ông Hiếu cho biết, nguyên nhân chủ yếu do cơ sở khám, chữa bệnh chưa thực hiện đúng việc chuẩn hóa thông tin danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật và vật tư y tế theo bộ mã dùng chung của Bộ Y tế. Một số tỉnh thực hiện chuẩn hóa danh mục chưa cao như Long An (17,25%), Gia Lai (11,54%), Lạng Sơn (10,7%), Lâm Đồng (9,32%), Đà Nẵng (8,8%).

BHXH các tỉnh/thành phố đã thực hiện giám định chủ động 7,6 triệu hồ sơ, chiếm tỷ lệ 8,39% số hồ sơ đề nghị. Trong đó, đã từ chối 89,9 tỷ đồng của 470.685 hồ sơ.

Công an Nhân dân

Nhiều khu vực của Hà Nội phòng chống dịch sốt xuất huyết chưa hiệu quả

Hà Nội rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết nhưng đến nay vẫn chưa khống chế được dịch hoàn toàn, vẫn còn một số trường hợp mới nhiễm bệnh.

Ngày 30-8, tại buổi kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Hà Nội rất quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết nhưng đến nay vẫn chưa khống chế được dịch hoàn toàn, vẫn còn một số trường hợp mới nhiễm bệnh.

Trong tuần qua (từ 21-8 đến 27-8), Hà Nội ghi nhận 2.912 trường hợp, số ca mắc sốt xuất huyết giảm 612 trường hợp so với các tuần trước. Số lượng bệnh nhân nhập viện và nằm điều trị giảm, không ghi nhận trường hợp tử vong. Tính đến 27-8, cả nước đã ghi nhận 102.059 trường hợp mắc, 26 trường hợp tử vong do SXH. Số mắc tăng 51% so với cùng kỳ năm 2016, số tử vong tăng 9 trường hợp.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, việc triển khai thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, phun thuốc hoá chất tại một sộ khu vực chưa được thực hiện nghiêm túc. Sự vào cuộc của chính quyền cơ sở ở một số xã, phương, thị trấn chưa quyết liệt, ảnh hưởng đến kết quả công tác phòng chống dịch.

Đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động chưa hiệu quả, nhiều thành viên của đội chưa đúng theo hướng dẫn, phân công phụ trách hộ gia đình chưa rõ hoặc một đội phụ trách quá nhiều hộ gia đình. Công tác diệt bọ gậy tại hộ gia đình chưa triệt để, một số hộ gia đình không thực hiện phun hoặc chỉ cho phun hóa chất ở tầng 1. Tỷ lệ phun hóa chất tại các trường học, công trường xây dựng, chợ, khu vực công cộng mới đạt 65%.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng nhấn mạnh, mặc dù số ca mắc trong tuần đã có xu hướng giảm nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay và thời gian tới sinh viên các trường sẽ về Hà Nội nhập học thì nguy cơ dịch sốt xuất huyết vẫn có thể diễn biến phức tạp.

Sở Y tế Hà Nội sẽ làm việc với trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và trường Cao đẳng Y tế Hà Đông để huy động và phân công sinh viên tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực trọng điểm. Các sinh viên khi xuống địa bàn sẽ được hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật tại Trung tâm Y tế dự phòng để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Tài chính trình UBND Thành phố phê duyệt kinh phí bổ sung cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị, cụ thể: bổ sung 10 máy phun thuốc cỡ lớn, 42 máy phun mù nóng và 228 máy phun đeo vai. Cùng với đó là bổ sung chế độ bồi dưỡng cho nhân lực thực hiện công tác phòng, chống dịch.  

Công tác tổ chức phun hóa chất theo thứ tự ưu tiên: phun xử lý ổ dịch phun trong trường học, bệnh viện, tại các chợ và các công trường xây dựng có công nhân làm việc.

Cùng đó, đảm bảo kịp thời cấp kinh phí hỗ trợ cho lực lượng phòng, chống dịch. UBND TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn, xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Nóng các vấn đề về Bảo hiểm Y tế, kiên quyết xử lý tình trạng trục lợi

Ngày 30-8, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, thời gian qua số lượt khám chữa bệnh tăng nhanh. Theo thống kê 8 tháng có 104 triệu lượt người đi khám chữa bệnh, nghĩa là chỉ trong vòng 1 tháng (từ tháng 7 đến tháng 8), cả nước đã tăng thêm 13 triệu lượt, tăng 14% cùng kỳ năm trước.

Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp giám định quyết liệt để kiểm soát chi phí nhưng nếu tiếp tục đà này, Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2017 sẽ bội chi trên 10.000 tỷ đồng. Tình trạng gian lận trục lợi bảo hiểm vẫn còn và tinh vi hơn.

Bảo hiểm y tế từ chối thanh toán chi phí của hơn 15 triệu hồ sơ

Trong Hội nghị thông tin định kỳ tháng 8 của BHXH Việt Nam, ông Phạm Lương Sơn khẳng định, BHXH Việt Nam giao dự toán chi khám chữa bệnh BHYT năm 2017 cho BHXH các tỉnh, thành phố không phải là để “siết chi” mà để sử dụng nguồn tiền hiệu quả nhất.

Ông Đàm Hiếu Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc cho biết, 7 tháng năm 2017, có trên 91 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong đó có 15 tỉnh tăng trên 20% số lượt khám chữa bệnh: Bình Phước 39,9%; Khánh Hòa 34,2%; Hậu Giang 33%. Có 31 tỉnh gia tăng chi phí khám chữa bệnh trên 40% so với cùng kỳ 2016, một số tỉnh gia tăng trên 70% như Kon Tum, Lạng Sơn, Khánh Hòa...

Cũng theo ông Trung, tính đến hết tháng 7-2017, toàn quốc có 12.308 cơ sở khám chữa bệnh BHYT liên thông dữ liệu lên Hệ thống thông tin giám định BHYT (đạt 98,8%), đã có 91,16 triệu hồ sơ được gửi đề nghị thanh toán bảo hiểm y tế với số tiền 46.686 tỷ đồng.

Tháng 7-2017, số hồ sơ gửi đúng ngày đã tăng, đạt 43,72% (so với quý I/2017 là 25,54%, quí II/2017 là 32,39%). Tuy nhiên, nhiều cơ sở khám chữa bệnh vẫn chưa thực hiện tốt việc gửi dữ liệu hàng ngày, yêu cầu sửa, gửi lại dữ liệu nhiều lần. Điều đáng chú ý, thực hiện giám định tự động, trong 7 tháng, hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đã từ chối thanh toán chi phí của hơn 15 triệu hồ sơ, chiếm 17,3% tổng số hồ sơ đề nghị.

Nguyên nhân chủ yếu do cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện đúng việc chuẩn hóa thông tin danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật và vật tư y tế theo bộ mã dùng chung của Bộ Y tế. Một số tỉnh thực hiện chuẩn hóa danh mục chưa cao như Long An, Gia Lai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, BHXH các địa phương đã thực hiện giám định chủ động 7,6 triệu hồ sơ, chiếm 8,39% số hồ sơ đề nghị, trong đó, đã từ chối 89,9 tỷ đồng của 470.685 hồ sơ…

Phát hiện nhiều bệnh nhân trục lợi bảo hiểm

Theo BHXH Việt Nam, qua giám sát trên hệ thống chi phí khám chữa bệnh cho thấy 7 tháng năm 2017 có 1.580 bệnh nhân khám chữa bệnh bình quân từ 8 lần/tháng với 100.855 lượt và số chi phí là 21 tỷ đồng. 732 bệnh nhân khám chữa bệnh từ 3 cơ sở y tế trở lên với 46.696 lượt khám và số tiền là 10,8 tỷ đồng. Tần suất khám, chữa bệnh tại Bạc Liêu là 2,06 lần/thẻ, cao nhất toàn quốc; tại Đồng Nai là 1,57 lần/thẻ (trung bình toàn quốc là 1,14 lần/thẻ).

Điển hình như bệnh nhân Tiền Văn B, mã thẻ BT2950100800533 khám, chữa bệnh 132 lượt tại 7 cơ sở y tế trong 8 tháng đầu năm, số tiền hơn 30 triệu đồng. Trong  tháng 1-2017,  bệnh nhân đi khám 8 lần, riêng ngày 3-1-2017, bệnh nhân khám tại 3 cơ sở gồm Trạm y tế phường 3, Bệnh viện quân dân y tỉnh Bạc Liêu và Trung tâm y tế thành phố Bạc Liêu. Ngày 13-1 và 23-1, bệnh nhân đi khám tại 2 cơ sở.

Trong tháng 3-2017, bệnh nhân đi khám 17 lần. 12 lần đi khám chữa bệnh, bệnh nhân Tiền Văn B được cấp trùng thuốc Methyl prednisolone trong 5 đợt khám; thuốc Omeprazol, Esomeprazole 40, Omemac-20, Esomez, Klamentin 1g trong 3 đợt khám và thuốc Paracetamol 650mg, Hapacol 650 trong 2 đợt khám đều của tháng 2-2017. Trường hợp bệnh nhân Đoàn Công T, mã thẻ GD4750103400040 khám chữa bệnh 70 lần tại 7 cơ sở y tế khác nhau với số tiền gần 79,7 triệu đồng.

Trong đó có 9 ngày bệnh nhân khám chữa bệnh có chi phí tại 2 cơ sở khác nhau (ngày 14-2, 7-4,11-4, 8-5, 9-5, 16-5, 18-5, 8-6, 14-6); nhiều lần khám cấp thuốc nhóm thuốc tim mạch, mỡ máu, tiểu đường có giá trị cao như: Nexium Mups, NovoMix, Crestor…, nhiều nhất tại: Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Bệnh viện quốc tế Đồng Nai, Bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh,Công ty cổ phần bệnh viện quốc tế chấn thương chỉnh hình Sài Gòn - Đồng Nai.

Đề cập đến thực trạng lạm dụng quỹ BHYT ngày càng tinh vi và trầm trọng,  ông Lê Văn Phúc- Phó Trưởng ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT cho biết: Theo nguyên tắc, cơ sở KCB sử dụng vượt trần quỹ KCB BHYT được giao sẽ phải giải trình về lý do tăng hợp lý để cơ quan BHXH xem xét, làm căn cứ thanh toán.

Tuy nhiên, trong năm 2016, khi quỹ BHYT bội chi khoảng 7.590 tỉ đồng, có nhiều đơn vị có mức chi tăng đột biến đã không giải trình được phần chi này. Kết quả kiểm tra của BHXH Việt Nam vừa qua đã phát hiện một số BV (Phục hồi chức năng, y học cổ truyền tại Nghệ An) chỉ định 100% bệnh nhân đến khám bệnh vào điều trị nội trú…

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam đã yêu cầu các địa phương thực hiện giám định trực tiếp theo đúng qui trình đối với các trường hợp trên, thu hồi các khoản chi không đúng và công khai trên trang thông tin điện tử của địa phương, kiên quyết xử lý tình trạng trục lợi.

Bên cạnh đó, tình trạng ngày điều trị kéo dài cũng diễn ra ở nhiều nơi. Tại bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng, ngày điều trị nội trú bình quân cao hơn mức bình quân của các bệnh viện chuyên khoa đối với trường hợp sau sinh thường 5,9 ngày, trong khi tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 3,4 ngày, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 2,2 ngày, mức chung của các bệnh viện phụ sản toàn quốc là 3,7 ngày, chênh lệch 2,2 ngày/bệnh nhân...

Tại Hội nghị thông tin định kỳ tháng 8, đại diện BHXH Việt Nam đã thông tin về một số vấn đề liên quan hoạt động của ngành đang được dư luận quan tâm như: Một số nội dung trong Quyết định 595/QĐ-BHXH về đổi mới quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT; kết quả thực hiện BHYT HSSV năm học 2016- 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017- 2018; tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

Đồng thời, lãnh đạo BHXH cùng với đại diện Bộ Y tế đã trực tiếp giải đáp các câu hỏi của phóng viên như: Định hướng sử dụng biệt dược gốc trong điều trị cho bệnh nhân BHYT, các giải pháp chống lạm dụng quỹ KCB BHYT, hệ thống giám định BHYT điện tử…

Tuổi trẻ

TP.HCM tiếp tục hỗ trợ mở rộng bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu vừa ký quyết định phê duyệt đề án thành lập bổ sung bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2016-2020, tăng thêm 2 bệnh viện hạt nhân là BV Nhân dân 115 và BV Hùng Vương.

Trong giai đoạn 2013-2015, với 6 bệnh viện hạt nhân gồm Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Từ Dũ, Chấn thương chỉnh hình, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Ung bướu đã thành lập 28 bệnh viện vệ tinh tại 28 tỉnh thành, chuyển giao 250 kỹ thuật... cho các bệnh viện vệ tinh ở các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Đây là các bệnh viện đại diện các vùng miền, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn, có tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến lên bệnh viện hạt nhân cao, và một số tiêu chí đặc thù khác.

Từ nay đến năm 2020, Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp tục thực hiện bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, Trung tâm y tế liên doanh Việt - Nga.

Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục thực hiện bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận; bổ sung thêm Bệnh viện sản nhi tỉnh Cà Mau, Bệnh viện đa khoa khu vực Lagi, Bình Thuận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, Long An, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Trà Vinh, Bệnh viện sản nhi tỉnh Sóc Trăng, Bệnh viện đa khoa Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai.

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tiếp tục thực hiện bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; bổ sung thêm Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Hậu Giang.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp tục ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An, Bệnh viện sản nhi Cà Mau, Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ; bổ sung thêm Bệnh viện sản nhi Trà Vinh, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp tục tại Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, bổ sung thêm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bệnh viện Sản nhi Phú Yên.

Bệnh viện Ung Bướu tiếp tục thực hiện Bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, bổ sung thêm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Đồng Nai, Cà Mau, Lâm Đồng, Kiên Giang, Bệnh viện Ung bướu TP Đà Nẵng

Bệnh viện nhân dân 115 thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước, Cà Mau, Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, Đăk Nông, Bệnh viện Đa khoa Lê Lợi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Bệnh viện Hùng Vương thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Yên.

Thành lập các bệnh viện vệ tinh là một giải pháp nhằm hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Mỗi năm, các bệnh viện ở TP.HCM phải tiếp nhận khám và điều trị cho 30-60% bệnh nhân từ các tỉnh thành chuyển về.

Hà Nội tuần thứ hai liên tiếp giảm ca mắc sốt xuất huyết

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch ngày 31-8, Bộ Y tế cho biết trong tuần qua Hà Nội ghi nhận trên 2.900 bệnh nhân sốt xuất huyết, giảm gần 18% so với tuần trước đó.

Đây là tuần thứ 2 liên tiếp Hà Nội giảm số mắc sốt xuất huyết mới tính từ đầu tháng 7-2017 đến nay.Tại cuộc họp, Sở Y tế Hà Nội cho biết có 30% đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động chưa hiệu quả, 20% gia đình được giám sát có bọ gậy.

Qua khảo sát của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, tại phường Thịnh Liệt quận Hoàng Mai trước phun hóa chất chỉ số muỗi là 0,23 con/nhà, sau phun chỉ số này trở về 0 nhưng sau 7 ngày thì chỉ số muỗi lại tăng lên 0,2 con/nhà, chỉ số bọ gậy cũng ở trong tình trạng tương tự.Điều đó cho thấy số mắc mới sốt xuất huyết đã giảm nhiệt hơn so với cách đây hai tuần, nhưng chưa chắc chắn và dịch vẫn có thể bùng phát trở lại.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, số bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám đã giảm ½ so với thời kỳ cao điểm.Tuy nhiên thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu Hà Nội và các địa phương có dịch khác vẫn phải tích cực diệt muỗi và loại trừ bọ gậy để cắt đường lây truyền dịch.

Sức khỏe & Đời sống

Ổ dịch cúm A/H5N1 tại Bạc Liêu: Tiêu trùng khử độc, xử lý triệt để tránh lây sang người

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có Công điện số 1027/CĐ-DP gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu về tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu đã phát hiện ổ dịch cúm A(H5N1) trên đàn gia cầm tại một số hộ gia đình tại xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, ngày 28/8/2017, Cục Y tế dự phòng đã có Công điện số 1027/CĐ-DP gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu đề nghị quan tâm chỉ đạo triển khai tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm A(H5N1) từ gia cầm sang người tại các khu vực phát hiện gia cầm bị ốm, chết và những khu vực có nguy cơ cao, vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương nơi có ổ dịch cúm A(H5N1) tiến hành các biện pháp tiêu trùng khử độc, xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát và lấy mẫu giám sát vi rút cúm trên gia cầm tại khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt tại các điểm thu gom, buôn bán gia cầm và chăn nuôi tập trung để phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch phòng tránh lây nhiễm từ gia cầm sang người.

Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm ở người, đặc biệt nơi có ổ dịch cúm gia cầm; các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch; triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị khi có bệnh nhân được phát hiện và các biện pháp phòng chống dịch.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng.

Sốt xuất huyết ở Hà Nội giảm 18% nhưng vẫn còn nhiều gia đình "chứa" ổ bọ gậy

Thông tin tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh diễn ra chiều ngày 31/8 ở Bộ Y tế, cho biết số ca mắc sốt xuất huyết ở Thủ đô đã giảm 18%, nhưng vẫn còn 20% số gia đình vẫn có bọ gậy. Do vậy, các chuyên gia đánh giá dịch bệnh này ở Hà Nội giảm, nhưng chưa bền vững…

 Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tại cuộc họp cho biết, đến ngày 30/8, Hà Nội ghi nhận  22.296 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp tử vong. Số ca mắc trong tuần qua (21/8-27/8) là 2.912 ca  giảm 18% so với tuần trước đó (14/8-20/8) (3.524 trường hợp). Đây là tuần thứ 2 liên tiếp số ca mắc sốt xuất huyết ở Thủ đô có xu hướng giảm nhưng vẫn có 11 quận, huyện trọng điểm có số ca sốt xuất huyết chiếm 90% số bệnh nhân toàn thành phố. "Do đó Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu giao ban hàng ngày với Sở Y tế về công tác phòng chống dịch và phê bình nghiêm túc quận, huyện nào để dịch bệnh gia tăng"- bà Trần Thị Nhị Hà- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói

Qua hoạt động giám sát của Bộ Y tế và ngành y tế Thủ đô cũng phát hiện khoảng 30% số đội xung kích diệt bọ gậy hoạt động chưa hiệu quả và vẫn còn 20% số gia đình có ổ bọ gậy.

Cũng tại cuộc họp, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, mật độ muỗi và bọ gậy ở Hà Nội vẫn có xu hướng tăng sau 1 tuần phun hóa chất diệt muỗi và tổ chức tìm diệt bọ gậy, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho muỗi sinh sản và bọ gậy phát triển nên dịch bệnh ở Hà Nội vẫn có nguy cơ bùng phát mạnh.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ  trung ương dẫn chứng từ thực tiễn: Tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, trước khi phun hóa chất, chỉ số mật độ muỗi là 0,23, sau khi phun 1 ngày, chỉ số này trở về 0. Tuy nhiên, sau 7 ngày lại lên 0,05. Còn tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, chỉ số mật độ muỗi trước khi phun là 0,7, sau phun 1 ngày trở về 0 nhưng sau 7 ngày lại lên 0,2.

Đặc biệt, chỉ số về bọ gậy, tại phường Thịnh Liệt, trước khi diệt bọ gậy, chỉ số các dụng cụ chứa bọ gậy là 26, sau 1 ngày xử lý giảm còn 12 nhưng sau khi xử lý 7 ngày lại tăng lên 21. Tại phường Khương Thượng, quận Đống Đa, trước khi xử lý bọ gậy thì chỉ số này là 20, sau 1 ngày xử lý giảm còn 7, nhưng 7 ngày sau lại tăng lên 21.

Lý giải điều này theo PGS.TS Trần Như Dương là do các đội xung kích xử lý các ổ bọ gậy chưa triệt để. Ngoài ra, thời tiết Hà Nội trong tuần vừa rồi một ngày nắng một ngày mưa làm phát sinh thêm nhiều ổ bọ gậy mới. Bất cứ dụng cụ gì để ngoài trời, đọng nước đều có thể trở thành ổ bọ gậy, thậm chí nhiều ổ chúng ta không ngờ tới. Một số lá khô to cong lên, chum thùng đã lật úp nhưng hơi lõm xuống… chứa nước lập tức có bọ gậy.

"Vì thế, việc xử lý bọ gậy phải làm thường xuyên, thậm chí hằng ngày chứ không phải hằng tuần như lâu nay vẫn tuyên truyền. Đây là vấn đề cốt lỗi để giảm số ca mắc sốt xuất huyết"- PGS.TS Trần Như Dương nói.

Về công tác điều trị, PGS.TS Nguyễn Văn Kính- Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết số bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám hiện nay đã giảm một nửa so với thời kỳ cao điểm…

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, công tác chống dịch sốt xuất huyết của Hà Nội đã hiệu quả hơn. Hai tuần qua, Thủ đô và cả nước không ghi nhận trường hợp nào tử vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trước thực tế công tác phòng chống dịch hiện nay, Thứ trưởng đề nghị Hà Nội cần tiếp tục “lên giây cót”, tăng cường chống dịch, trong đó thực hiện tốt hơn nữa việc tìm diệt bọ gậy, nhân rộng kinh nghiệm hay của những quận huyện làm tốt và xử phạt những trường hợp không hợp tác chống dịch.

Cho rằng dịch bệnh sốt xuất huyết đang phát triển tại Đồng bằng Bắc Bộ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý các tỉnh, thành khác triển khai các biện pháp chống dịch như Hà Nội đang làm hiện nay.

“Về lâu dài đối phó với dịch bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cần mở rộng việc thả muỗi chứa tác nhân sinh học Wolbachia tại đất liền để hạn chế sự sinh sôi nảy nở của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Theo thông tin của Bộ Y tế, tính đến ngày 30/8, cả nước ghi nhận gần 109.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 91.656. So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 43,5%, số tử vong tăng 7 trường hợp. Số mắc chủ yếu vẫn tập trung ở miền Nam với 51,2%; miền Bắc là 31,3%; miền Trung 14,3%; khu vực Tây Nguyên là 3,2%. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ mắc cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Nam Định, Đà Nẵng… Số ca mắc trong tuần từ ngày 21-27/8, cả nước ghi nhận 6.292 trường hợp, giảm 11,4% so với tuần trước từ 14-20/8 (7.102 trường hợp), không có trường hợp tử vong.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mắc mới ung thư

Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật kép cùng xu hướng mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng. Ước tính sẽ có khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới và khoảng 75.000 ca chết/năm...

Chiều ngày 31/8, tại TP Vinh-tỉnh Nghệ An đã diễn ra tọa đàm khoa học “Ung thư không phải dấu chấm hết”. Sự kiện do Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Cuộc chiến Ung thư tổ chức, với sự đồng hành của nhãn hàng CumarGold Kare thuộc Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI.

Tại tọa đàm, GS.TS Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội đã trình bày báo cáo khoa học về “Vai trò của thảo dược trong hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư” đưa ra những số liệu cụ thể về thực trạng ung thư hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng .

Thông tin tại buổi tọa đàm cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 11 triệu ca mắc ung thư mới, trong đó có 5 triệu ca ở các nước phát triển và 6 triệu ca ở các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2020 sẽ có khoảng 30 triệu người mắc ung thư, chiếm trên 60% ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật kép cùng xu hướng mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng. Ước tính có khoảng 150.000 ca mắc ung thư mới và khoảng 75.000 ca chết/năm, trong đó ở nam giới, ung thư chiếm tỷ lệ mắc tử vong hàng đầu là ung thư phổi, kế đến là dạ dày, gan, đại trực tràng; còn ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010 và dự kiến sẽ vượt 190.000 ca vào năm 2020.

Bên cạnh đó, GS.TS Đào Văn Phan cũng phân tích sâu về tầm quan trọng và vai trò của các thảo dược truyền thống trong hỗ trợ điều trị ung bướu và đánh giá hiệu quả của các hoạt chất quý được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Curcumin (Nghệ), Fucoidan (Rong nâu), NotoGinseng (Tam thất) trong hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.

"Gốc tự do, chất oxy hóa trong cơ thể sẽ phá hoại tế bào, gây đột biến gen và là nguồn gốc phát sinh ung thư. Curcumin, Fucoidan, NotoGinseng đều là những chất chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do để dự phòng Ung thư, đồng thời có tác dụng nâng cao thể trạng, ức chế phân bào, ức chế tạo mạch mới, tăng cường miễn dịch, giảm bớt tác dụng phụ trong quá trình hóa xạ trị. Ba chất này gần tương tự như nhau, khi dùng trong cùng một phức hệ sẽ hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ”- GS.TS Đào Văn Phan chia sẻ.

Cập nhật những thông tin khoa học mới nhất trong báo cáo “Các tiến bộ trong điều trị ung thư hiện nay”, TS.BS Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ Anđã khái quát về những nguyên nhân dẫn đến ung thư, cũng như một số dấu hiệu và cách phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh vào những phương pháp điều trị ung thư tiên tiến hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam như: Phương pháp phẫu thuật, phương pháp xạ trị, điều trị hóa chất, điều trị miễn dịch, sử dụng thuốc điều trị đích, ghép tế bào gốc,...Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp phòng ngừa giúp giảm tối đa nguy cơ mắc ung bướu.

Trong buổi tọa đàm, chị Trần Thị Cẩm Bào - bệnh nhân đã có 4 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú chia sẻ những kinh nghiệm về chặng đường chiến đấu với bạo bệnh, những điểm tựa tinh thần; đặc biệt là bí quyết sống khỏe “4 chữ T” và nhìn ung thư bằng con mắt mỹ học. Chị cho biết: “Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, dũng cảm và áp dụng bí quyết sống khỏe 4T: Là Tinh thần, Thể thao, Thuốc và Thảo dược. Tôi luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của các y bác sỹ, kết hợp sử dụng CumarGold Kare, một sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị bởi đây là một sản phẩm của các nhà khoa học, an toàn và hiệu quả cao”.

Bằng những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia y tế đầu ngành và những kinh nghiệm được chia sẻ từ các bệnh nhân ung thư đang sống khỏe mạnh, sự kiện mong muốn mang đến cho người bệnh những kiến thức quý, để người bệnh có sự lựa chọn sáng suốt, khoa học hơn và tuân thủ đúng phác đồ điều trị theo từng giai đoạn bệnh, củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.

Đây là một sự kiện ý nghĩa, giúp củng cố niềm tin, tiếp thêm sức mạnh cho người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình điều trị, bằng những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia y tế đầu ngành và những kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ từ các bệnh nhân ung thư đang sống khỏe mạnh.

Pháp luật TP HCM

Gần 400 ngày chuẩn bị tách cặp song sinh dính liền

Để chuẩn bị cho ca tách cặp song sinh dính liền phần cùng cụt kéo dài 13 giờ đồng hồ, các bác sĩ (BS) đã có gần 400 ngày chuẩn bị. Đây là lần đầu tiên sau năm 1975 tại Việt Nam xuất hiện cặp song sinh kỳ lạ này.

Từ hai đứa trẻ không tên

Ngày 24-7 cách đây một năm, các BS ở BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận hai bé song sinh dính liền nhau theo tư thế đối lưng, hướng đầu ra ngoài. Tôi vẫn nhớ ngày hai bé vào viện chỉ có bố đi theo vì mẹ vẫn còn yếu nên phải nằm lại BV đa khoa Lộc Ninh (Bình Phước) điều trị. Khi ấy, hai bé vẫn được các BS gọi là Thị Quyền 1 và Thị Quyền 2 (tên của mẹ) để phân biệt.

Để chuẩn bị cho một ca phẫu thuật tách dính mới, lạ như thế này, hội đồng y khoa BV Nhi đồng 2 đã hội chẩn và theo dõi tình hình bệnh nhân liên tục. "Hơn một năm các điều dưỡng đã phải lo từng bữa ăn cho các bé, mong các bé tăng cân đúng dự định. Chúng tôi đã thất bại trong ba lần đặt túi giãn da. Đã có dự định ngày mổ vài lần nhưng hai bé liên tục có những biến đổi về tình hình sức khỏe. Khi thì viêm phổi, lúc lại thiếu dinh dưỡng...” - BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc BV, người có trách nhiệm chính trong ca mổ kể lại.

Sau một năm điều trị tại bệnh viện, tìm hiểu các tài liệu y khoa thế giới, nhiều lần hội chẩn toàn viện, thăm khám, tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng, X-quang, MRI và xem xét tình trạng của hai bé... Ngày 23-8, êkíp với hơn 40 người đã tiến hành phẫu thuật tách dính cho hai bé.

“Để chuẩn bị cho ca này, BV đã lên kế hoạch một cách cụ thể, kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị, chống nhiễm khuẩn, phòng mổ, ê kíp phẫu thuật, gây mê, dụng cụ, hậu cần và ê kíp hồi sức cho hai bé sau phẫu thuật. Phẫu thuật tách dính là không dễ, chúng tôi luôn phải dự trù nhiều khả năng, nhất định không được thất bại và cuối cùng chúng tôi đã làm được”, Giáo sư -BS Trần Đông A, cố vấn chuyên môn BV Nhi Đồng 2, cho biết.

Theo nhận xét từ BS Đặng Đỗ Thanh Cần, khoa Ngoại thần kinh BV Nhi Đồng 2, người tham gia vào ca mổ cho rằng, đây là một ca bệnh rất hiếm gặp và là ca đầu tiên được thực hiện tại BV. "Khó khăn nhất của ca này là làm sao xác định được dây thần kinh nào chi phối cho bé nào bởi các dây thần kinh dính và đan xen vào nhau, các mấu chốt thần kinh đi rất lộn xộn. Bên cạnh đó, hai bé này chia nhau chỉ có một tủy nên việc phẫu thuật bóc tách cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc bóc tách phải đảm bảo chức năng thần kinh cho hai bé một cách tốt nhất", BS Cần nhớ lại.

Đến Bảo Hân và Bảo Ân

Trải qua hơn 13 giờ đồng hồ từ giai đoạn gây mê đến những mũi khâu cuối cùng, ê kíp phẫu thuật bóc tách và tạo hình đã có những giây phút căng thẳng trong phòng mổ khi trường hợp của hai bé là thoát vị tủy màng tủy nên việc phẫu tích cực kỳ khó khăn, nhiều thời gian hơn dự kiến.

Hai bé song sinh dính liền lần lượt được đặt tên là Bảo Hân vào Bản Ân được tách rời khỏi nhau chính thức vào lúc 18 giờ 30 cùng ngày phẫu thuật. Qua chẩn đoán ban đầu, bé Bảo Ân có hai chi dưới vận động khá kém, có những dị dạng về cơ xương khớp như trật khớp háng, cứng khớp gối, cổ chân phải nên sau khi phẫu thuật cần phải theo dõi thêm để đánh giá tiên lượng. Còn Bảo Hân không có dị tật khác nên ngay từ ban đầu trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ cố gắng bảo tồn các chức năng tốt nhất cho Bảo Hân. Hiện tại 2 bé đã uống sữa lại và đang được tiếp tục chăm sóc vết mô tách dính, tạo hình vạt da... ca mổ tách dính được đánh giá là thành công cho tới thời điểm hiện tại.

Nói thêm về ca mổ, theo GS.BS Trần Đông A cho hay, về nguyên tắc về sinh học, các cặp song sinh đơn trứng sẽ được tách ra trong một tuần lễ sau khi thụ tinh nhưng vì lý do nào đó cặp song sinh này tách trễ hơn một tuần nên dẫn đến tình trạng dính liền nhau.

Báo điện tử Bộ Thông tin & Truyền thông

Từ 1/1/2018, đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT chi trả

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 400/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về vấn đề Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và việc đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện.

Quan điểm, mục tiêu, chính sách về BHYT và các dịch vụ xã hội cơ bản là vấn đề lớn, quan trọng, trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở pháp lý và công tác tổ chức thực hiện BHYT còn nhiều bất cập. Quỹ BHYT có nguy cơ mất cân đối. Tình trạng gian lận trục lợi Quỹ không ít. Nguyên tắc mức “đóng – hưởng” và chia sẻ rủi ro chưa được tuân thủ chặt chẽ. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực y tế thiếu hoàn chỉnh. Sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa chặt chẽ.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Y tế tiếp thu, giải trình các kiến nghị của các Bộ, cơ quan liên quan, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định sửa đổi, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật BHYT. Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật BHYT và các luật có liên quan, phù hợp với thực tiễn, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của Quỹ BHYT. Đối với các nội dung không tiếp thu, phải có giải trình cụ thể, thuyết phục.

Bên cạnh đó, phải có báo cáo đánh giá toàn diện về kết quả thực thi Luật BHYT, tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHYT, kiến nghị cụ thể các giải pháp xử lý, báo cáo Chính phủ.

Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện chính sách BHYT.

Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường phối hợp trong xây dựng và thực hiện chính sách BHYT; chủ động trao đổi tháo gỡ các vướng mắc, có quy chế bảo đảm việc phối hợp giữa 2 cơ quan được thường xuyên, kịp thời, hiệu quả.

Kiểm toán Nhà nước đưa nội dung kiểm toán việc thực hiện chính sách BHYT vào kế hoạch năm 2018.

Đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT từ 1/1/2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu Bộ Y tế tăng cường quản lý giá thuốc, năm 2017 phải đạt mục tiêu giảm 10-15% giá thuốc, đặc biệt là giá thuốc đã hết bản quyền; kiểm soát chặt chẽ việc đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 7/7/2016 của Chính phủ từ ngày 1/1/2018. Bộ Y tế phối hợp và có hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu mua thuốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định.

Thanh niên

Gần 285 tỉ đồng cho đề án bệnh viện vệ tinh ở TP.HCM

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu vừa ký ban hành quyết định phê duyệt đề án thành lập bổ sung bệnh viện (BV) vệ tinh giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu nhằm hình thành, phát triển mạng lưới BV vệ tinh tại 22 tỉnh, thành phố phía nam do 8 BV hạt nhân của TP phụ trách (BV Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Từ Dũ, Hùng Vương, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Chấn thương chỉnh hình và BV Ung bướu).

Theo đề án, đến năm 2020 thì 100% cán bộ, nhân viên y tế trong nhóm tiếp nhận kỹ thuật của BV vệ tinh được đào tạo chuyên môn phù hợp; giảm thiểu dưới 10% chuyển viện từng năm;... Kinh phí mà Bộ Y tế cấp cho 8 BV hạt nhân là 63,7 tỉ đồng (chi phí đào tạo chuyển giao, lập đề án, mua sắm trang thiết bị). Kinh phí địa phương cấp cho BV vệ tinh là 221 tỉ đồng.

Ngày 01/09/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích