Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 5 6 6
Số người đang truy cập
1 0
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Hiện vật và ảnh của NVH
Nhân dịp năm mới, tản mạn về linh thú của người Việt

Nghê là linh thú thuần Việt, xuất phát từ đời sống tâm linh của vùng đồng bằng Bắc Bộ và lan tỏa ra nhiều địa bàn khác nhau. Nghê đại diện cho thế giới siêu nhiên mà người Việt xưa hằng gởi gắm mọi nguyện ước của cõi đời nhiều gian khó. Không có dáng dữ tợn như sư tử hoặc lân, càng không phô trương quyền uy như hình tượng rồng trong cung điện xưa, nghê là linh thú khá gần gũi và mang dáng dấp hiền hòa.

 

Dáng khi thanh thoát, khi oai vệ, khi hiền lành, gương mặt có nét giống sư tử, nét giống kỳ lân, thân mình lại giống chó, đó là những đặc điểm quen thuộc dễ nhận trong dáng hình nghê, linh thú từ xưa tới nay vẫn được người Việt đắp trên các cột tam quan, trước thềm tam cấp, trước cổng... của các công trình kiến trúc tôn giáo như đình, chùa, miếu. Có điều khá thú vị là theo thời gian, hình dáng của nghê cũng biến đổi, chính vì thế trong cuộc sống đời thường không phải ai cũng phân biệt được nghê với lân, loài vật huyền thoại có xuất xứ từ phương bắc nhưng cũng khá quen thuộc trong đời sống tâm linh của nền văn hóa Việt Nam.

 

Hiện vật và ảnh của NVH 

Vậy mà nghê lại là linh thú thuần Việt, xuất phát từ đời sống tâm linh của vùng đồng bằng Bắc Bộ và lan tỏa ra những địa bàn khác nhau. Trên cột trụ biểu của tam quan, dưới bậc thềm của đình chùa là những pho tương nghê nhỏ nhắn mà vẫn có uy, hoặc từ trên cao nhìn xuống con người, hoặc lặng lẽ đứng bên bậc tam cấp chào đón. Không có dáng dữ tợn như sư tử hoặc lân, càng không phô trương quyền uy như hình tượng rồng trong cung điện xưa, nghê là linh thú khá gần gũi, dù đắp bằng xi măng hay nặn gốm hoặc đẽo từ đá, mỗi cặp nghê khi đứng trông coi đền chùa đều mang dáng dấp hiền hòa, gần gũi với tâm thức của những con người đang bước chân vào không gia thờ tự.

 

 Hiện vật và ảnh của NVH

Tuy còn nhiều luận điểm khác biệt của các học giả về thời gian xuất hiện của nghê trong lịch sử, song hầu hết đều thống nhất quan điểm nghê là sự linh hóa hình tượng của chó, loài vật quá đổi quen thuộc trong đời sống người Việt từ thượng cổ tới nay. Trong tâm thức người Việt, chó chí tình chí nghĩa nhưng quen tới mức khó có thể coi là linh thiêng như các linh thú hình thành từ tư duy tưởng tượng như rồng, phượng, kỳ lân... Xa xưa, hầu hết các ngôi làng trên đồng bằng Bắc Bộ đều có đôi chó đá ngồi trước cồng làng, trong nội bộ làng cũng không thiếu chó đá được tạc đặt trước cửa đình, miếu, thậm chí cầu ao, trước cửa nhà... Theo tư duy xưa, chó đá có nhiệm vụ trông coi phần âm, xua đuổi những loài tà ma lang thang, giữ yên ổn đời sống tinh thần của con người. Thoát thai từ thân phận thấp hèn, chó đá được linh hóa lên tầm mức của nghê thì cũng thay đổi hình dáng, không còn là chú chó đá tầm thường chịu nắng mưa bào mòn trước cổng làng nữa. Khi thăng hoa với vai trò trong coi đình chùa, nghê đương nhiên đón nhận lòng kính trọng của nhân sinh, được thờ cúng chung với các vị thần linh, bởi khi đó, nghê là đại diện cho thế giới siêu nhiên mà người Việt xưa hàng gửi gắm mọi nguyện ước của cõi đời nhiều gian khổ.

 

Hiện vật và ảnh của NVH 

Nhà sử học Lê Văn Lan khi nói về vai trò của nghê đã có cách đánh giá xác đáng: “Khi đứng trên cao nhìn xuống, nghê đại diện cho các thần, thánh tra xét tâm của những người tới cúng lễ. Bản thân người xưa cũng rất có lý khi đặt nghê trên cột cổng hay trên mái đình chùa, ở đó nghê luôn dõi theo sự suy nghĩ, ước vọng và tâm thuật của con người”. Đó là nguyên nhân ta thấy nghê hiện diện có thể ở những vị trí khá lạ của các công trình kiến trúc cổ, và ngày nay tại Hà Nội, không quá khó để chiêm ngưỡng những tượng nghê tuyệt đẹp đã có hàng trăm năm tuổi.

 

 Hiện vật và ảnh của NVH

Cũng thật đáng buồn trong trào lưu dựng chùa đắp tượng ngày nay, khá nhiều nơi bỏ quên nghê mà lại cho dựng tượng sư tử đá trước cổng đình chùa. Đây là tượng thú hoàn toàn xa lạ với văn hóa cổ truyền dân tộc, được du nạp vào theo trào lưu và trở thành hiện tượng đáng quan ngại. Những pho tượng nghê đang dần dần bị lãng quên, cũng như thói quen đi chùa để cầu sự giác ngộ và an lành bỗng bị hóa thành sự cầu xin tình duyên hoặc tài lộc. May mắn thay khi nhiều nơi còn lưu giữ được nghê trong không gian thờ tự và có khá nhiều người đã có công sưu tầm, lưu giữ cho hậu thế tượng nghê của các thời kỳ, trong đó có bộ sưu tập lên tới hơn 100 nghê của chị Tú Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh được giới sưu tầm, khảo cứu đánh giá cao cả về mặt lịch sử và mỹ thuật. Đó là những bộ sưu tập quý, là dấu tích vàng son của nền văn hóa Việt đã phát triển rực rỡ trong suốt hàng nghìn năm qua.

Nhân dịp đầu năm mới, xin gửi đôi điều tản mạn về con nghê, linh thú của người Việt mà người Việt Nam cần biết đến để phát huy một giá trị văn hóa đã có từ lâu trong cuộc sống tâm linh đời thường của cộng đồng xã hội. 

Ngày 03/01/2014
Nguyễn Võ Hinh
Theo: Trường Giang (Heritage 12/2013)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích