Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 1 2 4 1
Số người đang truy cập
2 9
 Thư viện điện tử
38 triệu người chết hàng năm do các bệnh mãn tính và đáp ứng của WHO với các bệnh không lây nhiễm (NCDs) trên toàn cầu

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm (non-communicable diseases_NCDs) là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu và nhiều hơn so với tất cả các nguyên nhân tử vong khác kết hợp lại. 194 chính phủ các quốc gia thành viên của WHO đã nhất trín thông qua một kế hoạch hành động toàn cầu nhằm ngăn chặn đại dịch và giảm tử vong sớm do NCDs khoảng 25% vào năm 2025.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết NCDs và nghèo đói tạo thành vòng luẩn quẩn, theo đó nghèo đói khiến người ta dễ có các hành vi nguy cơ dẫn đến phơi nhiễm NCDs và ngược lại NCDs có thể trở thành nguyên nhân chính yếu dẫn đến nghèo đói do các chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh gây ra. Bệnh không lây nhiễm còn được gọi là những bệnh mạn tính là vì thời gian bị bệnh kéo dài và tiến triển chậm, có 4 loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (heart disease), ung thư (cancer), đái tháo đường (diabetes disease) và bệnh phổi mãn tính (chronic lung disease). Theo cảnh báo của WHO có 38 triệu người chết do NCDs trên toàn cầu hàng năm, trong đó khoảng 16 triệu người chết sớm trước tuổi 70 do mắc phải căn bệnh này. Tử vong do NCDs được dự báo sẽ tăng lên 45 triệu ca vào năm 2020, trong đó khu vực Tây Thái Bình Dương mức tăng dự tính từ 10,2 triệu đến 12,3 triệu.Như vậy NCDs tạo nên gánh nặng lớn ngày càng tăng đối với sức khỏe con người và sự phát triển xã hội, là nguyên nhân của 80% trong toàn bộ các ca tử vong.Hầu hết NCDs có thể ngăn ngừa được bằng các can thiệp hiệu quả nhằm vào các yếu tố nguy cơ như sử dụng thuốc lá, ăn uống không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực và lạm dụng rượu.Người mắc và có nguy cơ mắc NCDs cần có sự chăm sóc lâu dài, bền vững, dựa vào cộng đồng, lấy bệnh nhân là trung tâm, chủ động và được thực hiện một cách công bằng thông qua hệ thống y tế trên nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu.Cách tiếp cận “toàn xã hội” với sự đáp ứng của “toàn chính phủ” là cần thiết cho hoạt động phòng chống NCDs.

 

 Điện tâm đồ chẩn đoán bệnh tim mạch

38 triệu người chết hàng năm do các bệnh mãn tính trên toàn cầu

Ngày 10/7/2014. UNITED NATIONS -Vào hôm thứ năm tuần qua WHO cảnh báo 38 triệu người chết do các bệnh mãn tính hàng năm (38 million die annually from chronic diseases)-những căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa trị. Theo báo cáo mới của WHO gần một nửa số người chết vì các bệnh không lây nhiễm-khoảng 16 triệu người chết sớm như vậy trước tuổi 70 đa số sống ở các nước đang phát triển. WHO cho biết số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm như đã tăng lên trên toàn thế giới từ năm 2000 và phát triển mạnh nhất ở Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương nhưng đến năm 2020, sự gia tăng lớn nhất trong các ca tử vong này sẽ xảy ra ở châu Phi, tiến bộ trong việc đảo ngược các xu hướng đã không đầy đủ và không đồng đều (insufficient and uneven).

 

 Hình ảnh bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính

Tổng giám đốc WHO Margaret Chan phát biểu tại một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ năm rằng bệnh béo phì ở trẻ em (childhood obesity epidemic) là dấu hiệu cảnh báo sớm về những vấn đề lớn hơn đang nằm chờ ở phía trước: "Một sự gia tăng mạnh trẻ em thừa cân dễ dàng tiến đến một sự gia tăng mạnh người lớn có bệnh mãn tính và là gánh nặng tài chính đối với hệ thống y tế mà có thể không kham nổi ngay cả ở những nước giàu nhất thế giới".

Làm giảm tình trạng béo phì (Reducing obesity)

Theo bà Margaret Chan sự suy giảm béo phì ở trẻ em có thể là một dấu hiệu cho thấy một số yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh này đang bị tấn công ở điểm cốt lõi. Báo cáo phá vỡ các dữ liệu dựa trên cơ sở của từng quốc gia, lưu ý rằng các chính phủ nhận thức được vấn đề về các bệnh mãn tính và ít nhất một nửa trong số các quốc gia này có một kế hoạch và kinh phí để giải quyết chúng. Nhiều quốc gia cũng đang giám sát một số các yếu tố nguy cơ chính mang lại những căn bệnh này như uống rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu tập thể dục. Hơn một nửa các chính phủ trên thế giới đã đăng ký vào một kế hoạch hành động toàn cầu của WHO nhằm làm giảm tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm đến một phần tư vào năm 2025. Bà Margaret Chan cho biết phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị sớm là những công cụ quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này: "Chẩn đoán sớm, điều trị sớm có thể dự phòng thứ phát để phòng ngừa các cơn đau tim, ngăn chặn suy thận, mù lòa do bệnh tiểu đường và ngăn ngừa cắt cụt chi". Theo bà, WHO đang nghiên cứu để đảm bảo rằng mọi người không chỉ có tuổi thọ dài lâu mà còn có một sức khỏe tốt.

 

Tổng giám đốc WHO-Tiến sĩ Margaret Chan
phát biểu tại hội nghị quốc tế phòng chống NCDs

Các quốc gia thành viên cam kết làm giảm số ca tử vong do NCDs

Ngày 11/7/2014. NEW YORK - Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc (UN) cam kết có các biện pháp mạnh mẽ nhằm làm giảm số ca tử vong có thể ngăn ngừa do NCDs (bệnh tim và đột quỵ, ung thư, tiểu đường và bệnh phổi) đã giết chết 38 triệu người mỗi năm phần lớn ở các nước đang phát triển, nơi dịch bệnh này đe dọa làm suy yếu phát triển kinh tế và xã hội.Các quốc gia thành viên tụ họp lần thứ hai trong 3 năm tại Liên Hiệp Quốc ở New York để thảo luận về chủ đề này và cam kết tăng cường các nỗ lực để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng của NCDs. Họ thừa nhận rằng tiến bộ đã quá chậm và không đồng đều kể từ năm 2011, khi Đại hội đồng (General Assembly) Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên bố chính trị (Political Declaration) và cam kết sẽ bảo vệ tốt hơn cuộc sống của người dân."Thành công trong cuộc chiến chống NCDs sẽ phụ thuộc vào việc tìm kiếm những cách thức mới để tăng cường khả năng của các quốc gia áp dụng các biện pháp mạnh bạo hơn" (Success in combating NCDs will depend o­n finding new ways to strengthen the ability of countries to adopt bolder measures). Tổng Thư ký Liên hiệp quốc (UN Secretary-General) Ban Ki-moon."Ba năm trước chúng ta đã đồng ý rằng đó là thời gian để hành động", ông Ban Ki-moon cho biết trong một thông điệp: "Đại dịch toàn cầu của các bệnh không lây nhiễm là một thách thức lớn và đang gia tăng đến sự phát triển". Ông cũng lưu ý rằng: "sự thành công sẽ phụ thuộc vào việc tìm kiếm những cách thức mới để tăng cường khả năng của các quốc gia áp dụng các biện pháp mạnh bạo hơn" kêu gọi hành động và lãnh đạo mạnh mẽ của các chính phủ, khu vực tư nhân và những đối tác khác.Dưới sự lãnh đạo của WHO, cộng đồng quốc tế đã đồng ý trong năm 2011 về cơ chế toàn cầu bao gồm một kế hoạch hành động toàn cầu về NCDs (Global NCD Action Plan) nhằm mục đích làm giảm số ca tử vong sớm do NCDs 25% vào năm 2025 bằng cách giải quyết một phần các yếu tố như sử dụng thuốc lá, rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh này với con người.

Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển (UN support to developing countries)

Liên Hiệp Quốc thông qua một công tác liên ngành (Interagency Task Force) được thành lập bởi Tổng thư ký cung cấp hỗ trợ cho các nước đang phát triển. Xã hội dân sự, giới học giả và khu vực tư nhân đóng góp vào công tác phòng chống và kiểm soát NCD trên toàn thế giới thông qua một cơ chế điều phối toàn cầu (Global Coordination Mechanism) và những thành tựu được xác định bởi một tập hợp các chỉ số chung. "Dịch bệnh béo phì đang trở nên tồi tệ hơn và không tốt hơn trong hơn 3 thập kỷ", Tổng giám đốc WHO-Tiến sĩ Margaret Chan nhấn mạnh: "Thông lệ của ngành công nghiệp đóng một vai trò, đặc biệt là việc tiếp thị của các loại thực phẩm và đồ uống không lành mạnh cho trẻ em". Bà lưu ý rằng các điều khoản trong tuyên bố chính trị kêu gọi hợp tác với khu vực tư nhân: "Đã không được thực hiện đầy đủ, công thức thực phẩm lành mạnh hơn không có giá cả phải chăng cũng không thể tiếp cận ở phần lớn các nước đang phát triển, thật không may là các loại thực phẩm không lành mạnh (unhealthiest foods) thường là rẻ nhất và thuận tiện nhất".

Báo cáo tóm tắt mới của WHO về NCD trên từng quốc gia cung cấp bức tranh chi tiết (New WHO NCD country profiles give detailed picture)

Báo cáo tóm tắt gần đây nhất của WHO cung cấp một bức tranh chi tiết (detailed picture) về tình hình NCD của từng quốc gia ở 194 nước thành viên, xác định các điểm yếu và lỗ hổng hiện tại. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các nước cần phải làm nhiều hơn để làm giảm số người tử vong và bệnh tật do NCDs. Là một trong những kết quả của cuộc họp ở New York, WHO sẽ chuẩn bị một Khung hành động quốc gia (Framework for Country Action) cùng với các đối tác. WHO cũng được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống đăng ký và công bố đóng góp của khu vực tư nhân, nhà tài trợ và xã hội dân sự nhằm đạt được 9 mục tiêu tự nguyện của Kế hoạch hành động toàn cầu về NCD. Cuộc họp cấp cao (General Assembly High-level) đầu tiên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về NCDs đã diễn ra trong năm 2011 và dẫn đến việc thông qua một tuyên bố chính trị đặt NCDs cao trên chương trình nghị sự phát triển. Vào năm 2018, Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ triệu tập một cuộc họp cấp cao thứ ba (third high-level meeting) để đánh giá tiến bộ.

Đáp ứng của WHO với các bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu

Ngày 10/7/2014. NEW YORK/GENEVA - WHO nhấn mạnh nhu cầu đối với các nước cần mở rộng quy mô hành động với các bệnh không lây nhiễm (WHO highlights need for countries to scale up action o­n noncommunicable diseases) khi các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc để đánh giá những nỗ lực thực hiện từ năm 2011 trong kiểm soát các bệnh mãn tính do NCDs thì báo cáo sơ lược về bức tranh của các bệnh không lây nhiễm năm 2014 của WHO cho thấy sự tiến bộ chưa đầy đủ và không đồng đều.

Báo cáo tổng quan về tiến độ (Report gives overview of progress)

Báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan cập nhật (updated overview) về NCDs gồm các xu hướng gần đây và đápứng của chính phủ tại 194 quốc gia thành viên cho thấy 95% các quốc gia trả lời với cuộc khảo sát gần đây nhất là có một bộ phận hoặc một vụ được Bộ Y tế chỉ định nhằm giải quyết NCDs; một nửa các quốc gia trên thế giới có một kế hoạch và ngân sách để giải quyết những căn bệnh này; số lượng các nước giám sát các yếu tố nguy cơ chính nhưhút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, bất hoạt thể lực và sử dụng rượutăng gấp đôi từ năm 2010."Tôi không thấy thiếu cam kết mà thấy thiếu năng lực hành động, đặc biệt là ở các nướcđang phát triển", Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO phát biểu: "Dữ liệu mới nhất của chúng tôi cho thấy rằng 85% các ca tử vong sớm do NCDs xảy ra ở các nước đang phát triển, những thách thức do các bệnh này là rất lớn".

Số ca tử vong do NCDs gia tăng trên thế giới (Deaths from NCDs increasing worldwide)

Báo cáo sơ lược về bức tranh quốc gia bao gồm các ước tính gánh nặng hiện tại và xu hướng gần đây về số ca tử vong do NCD và các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng rượu, huyết áp cao và béo phì. Báo cáo sơ lược cũng đánh giá năng lực của các nước thực hiện hành động, nhiều nước trong số 178 quốc gia trả lời cuộc khảo sát gần đây nhất của WHO là đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết dịch bệnh. Mỗi năm có 38 triệu người (28 triệu ở các nước đang phát triển) chết vì NCDs, gần 16 triệu người trong số này chết sớm trước tuổi 70, số ca tử vong do NCDs đã tăng lên trên toàn thế giới và trong mỗi khu vực từ năm 2000, nhiều nhất là khu vực Tây Thái Bình Dươngvà Đông Nam Á của WHO.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

Hơn 190 chính phủ đã đồng ý một kế hoạch hành động toàn cầu của WHO để ngăn chặn đại dịch và giảm tử vong sớm do NCDs khoảng 25% vào năm 2025. Các nhà lãnh đạo thế giới đang họp tại Liên Hiệp Quốc ở New York để xem xét tiến bộ trong những năm gần đây và thảo luận làm thế nào để tăng cường hành động nhằm giảm bớt gánh nặng của NCDs.Trong kỳ họp của Đại hội đồng y tế thế giới vào năm 2013, 194 nước thành viên của WHO đã thông qua "Kế hoạch hành động toàn cầu của WHO về phòng chống và kiểm soát NCDs giai đoạn 2013-2020" (WHO Global Action Plan for the Prevention and Control of NCDs 2013-2020). Kế hoạch cung cấp một danh mục các lựa chọn chính sách đối với các nước, các đối tác toàn cầu và các tổ chức khác, khi thực hiện chung sẽ đạt 9 mục tiêu toàn cầu tự nguyện, trong đó có giảm tương đối 25% tỷ lệ tử vong sớm do NCDs vào năm 2025.

"WHO đã thành lập một cơ sở hạ tầng toàn cầu để ngăn chặn sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm và đang hỗ trợ các nước đẩy nhanh tiến độ", Tiến sĩ Oleg Chestnov, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO về các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần cho biết: "đặc biệt là ở các nước kém phát triển đã mang gánh nặng về sự bùng phát NCD và cần sự giúp đỡ của chúng tôi".

 

Ngày 15/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, ThsBs Lê Thạnh
(Theo WHO và các hãng tin quốc tế)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích