Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Finance & Retail Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Tấm gương tiểu biểu
Tập thể điển hình tiên tiến
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 9 2 8
Số người đang truy cập
2 3 3
 Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm Tấm gương tiểu biểu
Giáo sư, tiến sĩ Trần Tịnh Hiền
GS.TS. Trần Tịnh Hiền nhận Huy chương Mackay năm 2010 cùng hai thập kỷ hợp tác nghiên cứu sốt rét với Wellcome Trust (Anh)

 

Tác giả Penny Baily thuộc hãng dược Wellcome Trust (Anh) ngày 24-8 đã có bài viết ca ngợi sự hợp tác nghiên cứu giữa giáo sư Trần Tịnh Hiền và giáo sư Nick White để điều trị bệnh sốt rét và các bệnh lây nhiễm khác ở Việt Nam. Chương trình Nghiên cứu Chuyên đề Hải ngoại Wellcome Trust Việt Nam (The Wellcome Trust Vietnam Major Overseas Programme) là một đơn vị nghiên cứu lâm sàng đang phát triển đặt tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây đăng tải trên trang thông tin đối ngoại- http://www.vietnam.vn và quý đồng nghiệp có thể tham khảo phần chi tiết và nguyên văn “Two decades of research in Vietnam” trên trang điện tửhttp://www.wellcome.ac.uk/

Công việc mở đầu của đơn vị này trong nghiên cứu và chữa trị các bệnh sốt rét, thương hàn, cúm gia cầm và nhiều bệnh lây nhiễm nghiêm trọng khác tại Việt Nam đã mang lại tiếng tăm khắp thế giới, đồng thời đơn vị này còn hợp tác với nhiều viện nghiên cứu khác tại Việt Nam, châu Á và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, như Giáo sư Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc Chương trình, giải thích chỉ hai mươi năm trước đây thôi, tình hình khác xa so với bây giờ.

Ngày 30-4-1975, Trần Tịnh Hiền, lúc đó là một bác sĩ thực tập nội trú trẻ đang làm việc tại Bệnh viện Chợ Quán tại Sài Gòn, ngước nhìn lên và trông thấy hàng trăm chiếc trực thăng Mỹ che kính cả bầu trời thành phố. Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Người Mỹ rút lui và Sài Gòn rơi vào tay quân đội Bắc Việt. Ngày hôm sau, một sự im lặng kỳ lạ bao trùm cả Sài Gòn. Điều đó tương phản mạnh mẽ với nền âm thanh của một cuộc chiến triền miên, đó là tiếng bom đạn nổ, tiếng động cơ máy bay phản lực và trực thăng gầm rú trên đầu, những âm thanh đã trở thành một phần của cuộc sống thường nhật mà cho đến nay ông vẫn còn nhớ. “Mọi thứ đột ngột dừng lại. Mọi thứ bỗng dưng biến mất. Không còn đạn bom, chỉ còn sự yên lặng,” ông hồi tưởng lại.

Chiến tranh kết thúc cũng có nghĩa là các mối quan hệ giữa miền Nam Việt Nam với Mỹ bị cắt đứt, điều đó làm cho ông và các đồng nghiệp gần như không tiếp cận được thông tin và nguồn cung cấp y tế từ phương Tây. Khó khăn nhân lên bội phần do sự cấm vận quốc tế…Bị cô lập với phần còn lại của thế giới, GS Hiền và các đồng nghiệp buộc phải tìm mọi cách để cung cấp dịch vụ y tế tại một đất nước đang phát triển bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Họ phải dùng đến cả những phương pháp khác thường để bù đắp cho sự tiếp cận rất hạn chế đối với những phát triển về khoa học và y học từ phần còn lại của thế giới.

 

 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Đi tìm lời giải

“Sau năm 1975, chúng tôi không có nguồn thông tin nào,” ông nói. “Bởi vậy, lúc có ai đó mang về được một hoặc hai bài báo hoặc vài cuốn sách từ nước ngoài, chúng tôi thường chép tay lại. Tôi nhớ chính tôi đã chép lại một bài viết về bệnh sốt rét thể não từ cuốn ‘ Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia về Y tế và Vệ sinh Nhiệt đới’. Và một người bạn của tôi là một bác sĩ cũng đã chép tay cả một cuốn sách về bệnh gan, dày hai hoặc ba trăm trang.” Họ còn học thuộc lòng các sách giáo khoa và các tạp san chuyên đề.

Làm việc tại khoa điều trị tăng cường của Bệnh viện Chợ Quán, nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tại nơi được mang một tên là Thành phố Hồ Chí Minh, GS Hiền đã chứng kiến chừng 500 bệnh nhân chết vì sốt rét mỗi năm. Ông hiểu rằng nghiên cứu lâm sàng các liệu pháp mới có thể cứu sống sinh mạng con người, nhưng ông thất vọng vì thiếu nguồn lực để thực hiện nghiên cứu đó.

Cách mới chữa trị bệnh sốt rét

Tình hình đã thay đổi vào cuối những năm 1980 khi lệnh cấm vận quốc tế bị dỡ sau sự kiện Việt Nam rút khỏi Cam-pu-chia, và việc ra vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn. Ông đón tiếp chuyến viếng thăm của một người bạn học cũ trường y, Giáo sư dược học Keith Arnold, người đã có hai mươi năm giảng dạy y khoa tại Trung Quốc và làm việc cho Cơ sở Nghiên cứu tại châu Á của hãng Roche ở Hồng Kông.

 

Cây thanh hao hoa vàng

GS Arnold mang theo một bài thuốc cổ chữa trị sốt rét bằng thảo dược được người Trung Quốc sử dụng mà dường như có hiệu quả đặc biệt trong điều trị, đó là một loại cây mà người ta có thể chiết ra chất  artemicinin để diệt ký sinh trùng sốt rét. “Lúc bấy giờ chúng tôi gọi là qinghaosu theo tiếng Hán, nó là cây thanh hao hoa vàng,” GS Hiền nói. “ Hầu như không có quốc gia nào biết về cây này vào lúc bấy giờ, chỉ có Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan mà thôi. Keith Arnold muốn lập ra một một cơ sở kiểm tra đối chứng ngẫu nhiên quy mô lớn để thử nghiệm tại Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc không muốn vậy. Họ thích làm bằng cách điều trị 50 hay 100 ca bệnh và phân tích số liệu hơn. Vì vậy ông đã đến Việt Nam để thực hiện công việc này.”

GS Arnold mang theo nguồn cung cấp artemisinin để thử trên người bệnh, và ông cùng GS Hiền cộng tác với nhau trong một nghiên cứu lâm sàng quy mô nhỏ, lần đầu tiên thử hiệu quả của artemisinin trong việc chữa trị bệnh sốt rét ở bên ngoài Trung Quốc.
 

Sắp đặt thứ tự ưu tiên

Năm 1990, GS Arnold thu xếp để GS Nick White, một thầy thuốc lâm sàng và là nhà nghiên cứu làm việc tại một đơn vị nghiên cứu của hãng dược Wellcome Trust tại Băng-cốc (về sau trở thành Chương trình Nghiên cứu Chuyên đề Hải ngoại tại Thái-lan), sang thăm Việt Nam và gặp GS Hiền nhằm đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu. “Nick White hỏi ưu tiên trước nhất là gì, và tôi trả lời là sốt rét,” GS Hiền nói khi nhớ lại buổi gặp mặt lần đầu đầy hứa hẹn.

Buổi gặp đó hóa ra lại chính là bước đi đầu tiên trong việc mở rộng chương trình nghiên cứu do hãng Wellcome Trust tài trợ tại Thái-lan sang Việt Nam, mà cuối cùng đó là cơ sở để lập nên Chương trình Nghiên cứu Chuyên đề Hải ngoại Wellcome Trust tại Việt Nam (MOP) ngày nay. GS Hiền là Phó Giám đốc của chương trình này, một đơn vị nghiên cứu lâm sàng đang kỳ phát triển đặt tại trung tâm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Đơn vị này có thể tự hào về danh tiếng quốc tế nổi bật của mình trong nghiên cứu lâm sàng để chữa trị, phòng ngừa và chẩn đoán các bệnh lây nhiễm.

Hơn hai thập kỷ qua, GS Hiền và GS White đã cộng tác với nhau để điều trị bệnh sốt rét và các bệnh lây nhiễm cấp bách khác tại địa phương. Họ đã khảo sát các dạng sử dụng khác nhau của artemisinin – nhét vào hậu môn, uống và tiêm artesunate (một dẫn xuất bán tổng hợp của artemisinin) cho bệnh nhân sốt rét tại Việt Nam, Thái-lan và các nơi khác ở Đông-Nam Á. Sau một loạt thử nghiệm lâm sàng ban đầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị các liệu pháp kết hợp với artemicinin làm phác đồ ưu tiên để điều trị sốt rét ác tính.

Điều trị bệnh thương hàn

Sau sốt rét, sốt thương hàn là ưu tiên tiếp theo. Ở miền Nam Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này là rất cao vì nguồn nước sông Mêkông chảy dọc đồng bằng Cửu Long bị nhiễm khuẩn. “Sông Mê kông có rất nhiều kênh rạch, và người dân sinh sống ở đó sử dụng thứ nước đó để giặt giũ, ăn uống và nấu nướng, tất tật mọi thứ. Bây giờ họ được phổ biến đầy đủ hơn và đã  đun nước chín để uống hoặc dùng nước sạch từ máy bơm,” GS Hiền nói.

GS Hiền cho rằng nhóm kháng sinh fluoroquinolone nên được dùng làm phác đồ điều trị ưu tiên cho cho bệnh thương hàn tương tự như phác đồ điều trị mà WHO khuyến nghị.  Ông còn gửi mẫu vi khuẩn Salmonella typhi cho Viện Nghiên cứu Wellcome Trust Sanger để bản đồ gien có thể tạo thành chuỗi nhằm xác định cơ chế kháng thuốc đối với các loại kháng sinh.
 

Ca nhiễm cúm đầu tiên

Ngoài công việc liên quan đến bệnh sốt rét, GS Hiền còn luôn ở chiến tuyến nghiên cứu dòng cúm gia cầm gây chết người A/H5N1.

Ông nhớ lại thời điểm khi ông biết dịch cúm này lan từ Bắc vào Nam, và lan vào đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. “Đó là vào năm 2004, vào thời khắc giao thừa sang Năm mới, tôi đang cùng với vợ tôi đang xem pháo hoa trên bờ sông Sài Gòn. Jeremy Farrar, Giám đốc chương trình MOP Việt Nam gọi điện cho tôi báo rằng bệnh phẩm tôi lấy từ cô bé tám tuổi dương tính đối với H5N1; đó là ca dương tính đầu tiên ở phía nam, trong bệnh viện của tôi. Chúng tôi chuẩn bị đối phó với một trận dịch lớn, đảm bảo chắc chắn có đầy đủ thiết bị phòng thí nghiệm để xác nhận kết quả chẩn đoán, nhưng thật may mắn, cuối cùng không có dịch lớn xảy ra.”

Ông đã tham gia vào việc quản lý những ca nhiễm AI đầu tiên trên người tại Nam Việt Nam, và đưa ra bản mô tả lâm sàng nhiễm bệnh đầu tiên, chỉ rõ ra sự lây nhiễm gây chết người liên quan đến việc phá hủy các mô do virút sao chép nhanh và viêm nhiễm do phản ứng với virút, được công bố trên tờ Tạp chí Y học nước Anh mới (New England Journal of Medicine) năm 2005.

Hai thập kỷ khám phá

Ngoài nghiên cứu trên, ông còn công bố các tài liệu nghiên cứu về bệnh sốt xuất huyết, bệnh lao phổi, bệnh viêm màng não, bệnh bạch hầu, bệnh dịch hạch, đó là các đóng góp của ông cho quốc gia và quốc tế trong việc chữa trị các bệnh này và các bệnh nhiệt đới khác.

Ông tin rằng sự hợp tác là cực kỳ cần thiết để cho việc nghiên cứu phát triển tại  một nước đang phát triển như Việt Nam và, vì mục tiêu đó, chung tay cộng tác  với các nhóm nghiên cứu và bệnh viện khác ở cấp địa phương, cấp quốc tế cũng như với chính phủ Việt Nam. Chính ông đã trở thành nhân vật chủ chốt trong việc đảm bảo và duy trì sự hợp tác nghiên cứu quốc tế thành công giữa Việt Nam và Anh quốc.

Đầu năm nay, GS Hiền được Hiệp hội Hoàng gia về Y tế và Vệ sinh Nhiệt đới trao Huy chương Mackay năm 2010 vì những thành tích nổi bật trong điều trị các bệnh lây nhiễm tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua.

Chính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, GS Hiền đã dần dần xây dựng được quanh mình một đội ngũ bác sĩ và y tá trẻ có đầy đủ năng lực nghiên cứu lâm sàng, và ông hy vọng thế hệ các thầy thuốc lâm sàng kế tiếp này sẽ tiếp tục tiến hành công tác nghiên cứu bên cạnh nhiệm vụ chữa bệnh. Ông nhấn mạnh: “Tôi đã tham gia nghiên cứu lâm sàng 25 năm nay. Giờ đây chúng tôi phải đào tạo thế hệ mới để tiếp tục sự nghiệp đó”.

 

Ngày 11/05/2011
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích