Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Finance & Retail Thầy thuốc và Danh nhân
Việt Nam
Thế giới
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 7 2 2
Số người đang truy cập
2 3
 Thầy thuốc và Danh nhân Việt Nam
TS. Triệu Nguyên Trung
TS. Triệu Nguyên Trung-Một đời trăn trở với nghề

Người thầy thuốc nhân dân, nhà giáo, nhà khoa học, người cán bộ y tế hết lòng vì công việc. Đó là những dòng tóm tắt ngắn gọn về TS. TRIỆU NGUYÊN TRUNG, Viện Trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Với cương vị là nhà quản lý, nỗ lực của ông đã giúp ngành y tế khu vực miền trung-Tây Nguyên có những chuyển biến đáng mừng, nhất là trong công tác phòng chống sốt rét và các bệnhký sinh trùng.

               Có lẽ, ông sinh ra là để làm công tác y học. Gắn bó với Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn (NIMPE Quy Nhon) hơn 33 năm, đi lên từ cán bộ cơ sở, với tâm niệm “người thầy thuốc nhân dân phải phục vụ nhân dân, vì nhân dân” nên trong lĩnh vực nào cũng vậy, ở cương vị nào cũng vậy, từ công tác quản lý, giảng dạy, điều trị, nghiên cứu khoa học đến công tác đoàn thể…ông luôn luôn tận tâm, tận lực, tận trí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 
 
Có mặt từ những ngày đầu thành lập Viện (1977), ông cùng cán bộ của Viện “cháy” hết mình với công tác: chức năng, nhiệm vụ chính của Viện là nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên khoa về bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh và các biện pháp phòng chống tại 11 tỉnh ven biển miền Trung và 4 tỉnh Tây Nguyên. Với đặc điểm địa bàn rộng, giao thông khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhiều dân tộc thiểu số, nhưng ông cùng cán bộ Viện chưa bao giờ ngại khổ, ngại vất vả mà luôn “đi đến cùng” các vùng sâu, vùng xa, tận tâm tuyên truyền, giải thích, chỉ dẫn bà con cách phòng chữa bệnh. Ông là người góp phần tích cực tạo nên danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới của Viện, và đã cùng Viện nhận rất nhiều danh hiệu cao quý do nhà nước trao tặng như: Cờ Thi đua Chính phủ; Huân chương Độc lập; Huân chương lao động hạng I, II, III…, nhưng khi nói về những thành tựu mà Viện đạt được, ông luôn nói đó là công sức của tập thể CBVC Viện, còn ông chỉ làm công tác quản lý, cố gắng tạo dựng mô hình quản lý phù hợp, phân công đúng người đúng việc. “Minh chứng cho năng lực, công sức, đóng góp của CBVC Viện là rất nhiều cán bộ của Viện đã được Nhà nước tặng nhiều Bằng khen, danh hiệu Thầy Thuốc ưu tú, Thầy Thuốc nhân dân, Chiến sĩ thi đua…” ông Trung vui vẻ tiếp lời.

            Trong suốt chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viện không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mà còn được biết đến là Viện dẫn đầu trong cả nước về công tác phòng chữa bệnh sốt rét và các bệnh về ký sinh trùng, nổi tiếng trong khu vực và quốc tế về điều trị bệnh sán lá gan lớn. Viện đã phối hợp cùng các địa phương khám, điều trị cho trên 2 triệu người mắc sốt rét. Đến nay, số người mắc sốt rét giảm 90%, số tử vong vì sốt rét giảm 99%, điều trị khỏi cho hàng chục ngàn bệnh nhân sán lá gan lớn. Trong nghiên cứu khoa học, Viện đã thực hiện hàng trăm đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và hợp tác quốc tế. Ngoài ra, Viện còn nghiên cứu về một số côn trùng y học có vai trò trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt mò, bọ xít hút máu… Nghiên cứu sang các lĩnh vực sinh học phân tử, di truyền sinh học, đặc điểm sinh học vector và các yếu tố liên quan đến sự lan truyền sốt rét…Trong công tác đào tạo, Viện cũng đã đào tạo trên 1000 kỹ thuật viên trung học, gần 150 ngàn học viênlà cán bộ y tế các tuyến về chuyên môn, quản lý và thống kê dịch tễ. Viện còn kết hợp với các viện, trường đại học trong khu vực đào tạo đạihọc và trên đại học; kết hợp với các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức truyền thông về sốt rét; hợp tác quốc tế về đào tạo, thực hiện các dự án…
 
 

CHỦ ĐỘNG LIÊN KẾT !

Nhìn lại chặng đường từ năm 2003, khi TS. Triệu Nguyên Trung chính thức nhận nhiệm vụ Viện Trưởng đến nay, có thể cảm nhận rõ Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đang định hướng theo mục tiêu chủ động phát triển bền vững. Sự thay đổi đó đã giúp Viện có bước phát triển vượt bậc, thay da, đổi thịt rõ ràng, tràn đầy sức sống và phát triển bền vững hơn: đó là sự chủ động hội nhập kinh tế thị trường, kinh tế thế giới, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao cả về chất lượng chuyên môn, trình độ, cơ sở vật chất.
 
 

              Có thể nói, ít cơ quan hành chính sự nghiệp nào nhanh nhạy, quyết đoán và chủ động hội nhập như NIMPE Quy Nhơn: làm công tác nghiên cứu, phòng bệnh nhưng từ lâu Viện đã chủ động mở khoa khám chữa bệnh, khoa đào tạo, tạo cơ hội cho đội ngũ y, bác sĩ của Viện phát huy năng lực, đồng thời có thêm nguồn kinh phí phát triển, nghiên cứu, nâng cao đời sống CBVC, và nói về năng lực khám chữa bệnh sốt rét, nhất là bệnh sán lá gan của NIMPE Quy Nhơn là không ai không biết: không chỉ bởi năng lực chuyên môn, mà đó là sự tận tâm, hết lòng vì người bệnh, “bởi tâm niệm của chúng tôi là phục vụ chứ không phải dịch vụ, và người thầy thuốc phải như người mẹ hiền”, TS. Triệu Nguyên Trung bộc bạch. Ngoài ra, Viện còn chủ động liên kết với các cơ quan, tổ chức quốc tế thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu, giúp nâng cao kiến thức cho CBVC của Viện. Chia sẻ thêm về định hướng phát triển này, TS. Triệu Nguyên Trung cho biết thêm: “Chỉ tiêu biên chế của Viện là 200 CBVC, nhưng thực tế với chỉ 140 CBVC, Viện vẫn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đó là vì chúng tôi chú trọng chất lượng chứ không phải số lượng; với trình độ chuyên sâu của đội ngũ CBVC hiện có, Viện không chỉ chủ động trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và liên kết nghiên cứu với quốc tế mà còn là nguồn cung cấp lãnh đạo cho nhiều đơn vị trực thuộc Bộ và địa phương. Có thể nói, tất cả giống như một vòng tròn phát triển bền vững, nhất là từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã giúp Viện mở mang các dịch vụ khoa học kỹ thuật với phương châm “gắn liền dịch vụ với phục vụ sức khỏe cộng đồng là yếu tố bền vững để phát triển đơn vị. Viện là một trong những đơn vị y tế hàng đầu của cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đời sống CBVC không ngừng được cải thiện, yên tâm công tác, hết lòng nỗ lực vì sự nghiệp chung, nhiều CBVC có thu nhập còn cao hơn tôi”.

              Nhờ chủ động, đến nay Viện đã và đang bước trên con đường phát triển bền vững, và đã chủ động được trong việc xây dựng cơ sở 2với quy mô rộng hơn, thiết bị hiện đại hơn nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, thử nghiệm. Có thể nói, việc cơ sở 2 được xây dựng mở rộng với qui mô hiện đại chính là minh chứng thiết thực nhất, cũng là thành quả mà CBVC Viện xứng đáng gặt hái sau những nỗ lực không ngừng.
 
 

NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG

            Không nhận mình là một nhà quản lý giỏi, nhưng TS. Triệu Nguyên Trung nhận mình là người luôn hết mình vì công việc. Chính tinh thần này khiến ông đi nhiều, gặp gỡ nhiều để gỡ từng vướng mắc trong quá trình lãnh đạo, điều hành công việc. Cũng vì lẽ đó mà người ta thấy ông rất trân trọng trước những thành quả của Viện và những đơn vị trực thuộc đạt được.

             Ông tâm sự thấy rất vui và tự hào khi nghe tin những bệnh viện, những trung tâm y tế nước nhà dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư máy móc mới, kỹ thuật mới... để phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ y tế. Và ông trăn trở: "Ngành y tế nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng so với quốc tế, chúng ta vẫn còn thua kém nhiều. Hơn lúc nào hết, ngành y tế đang rất cần những người thầy thuốc có chuyên môn, có y đức và quản lý giỏi để sớm đưa ngành vươn tầm quốc tế. Vì thế, Viện còn rất nhiều việc phải làm, và tập thể CBVC của Viện nói riêng phải cố gắng nhiều hơn nữa, để xứng đáng với danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, vì nhân dân phục vụ”.

 

Ngày 18/10/2010
GIA HÒA
(Báo Diễn đàn doanh nghiệp)  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích