Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 5 0 9 0 8
Số người đang truy cập
7 4
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
(ảnh minh họa)
Q&A: Lao tiết niệu là gì và điều trị có giống lao phổi không?

Lê Đình Thành, 41 tuổi, TP. Quy Nhơn, ldthanh@....: Hỏi:Kính chào các bác sỹ, lao tiết niệu là gì và điều trị có giống lao phổi không? Vì tôi kđi khám ở bệnh viện chẩn đoán là thận bị lao. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của quý anh chi, chúng tôi xin phúc đáp rằng lao tiết niệu xảy ra khi thận-hệ tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis theo đường máu từ một ổ lao ở phổi, màng phổi, bạch huyết hay từ một nơi nào khác. Các cơ quan sinh dục liên quan cũng có thể bị liên đới và mắc lao theo đường từ thận hoặc theo đường máu tới qua con đường tuần hoàn. Bệnh xuất hiện muộn sau lao sơ nhiễm từ 5-15 năm, hiếm gặp ở trẻ em và thường chỉ xuất hiện ở một bên thận.

Lao thận là tình trạng tổn thương phổ biến do vi khuẩn lao, chỉ sau phổi hoặc đường tiêu hóa. Bệnh lan rộng đến đường tiết niệu và các cơ quan sinh dục (thứ phát đến thận). Tổn thương ban đầu là ở cả hai bên thận, ở phần vỏ. Thường chỉ một thận là nơi xảy ra quá trình thương tổn “loét bã đậu hóa”, tiến dần về các tháp thận và mở vào bể thận, để lại một hang nham nhở. Vi khuẩn lao đi theo nước tiểu tới gây tổn thương ở niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, túi tinh và mào tinh.


Hình 1

Về triệu chứng lao thận, thường bệnh biểu hiện kín đáo (do không biểu hiện triệu chứng) và thể hiện trước hết bằng các dấu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi ban đêm. Nếu bị lao ở bàng quang, bệnh nhân có hội chứng viêm bàng quang, tiểu khó, tiểu rắt, đôi khi tiểu ra máu đại thể, khám vùng thận ở hố lưng có thể đau khi sờ nắn vào. Lao tiết niệu thường được phát hiện muộn sau khi đã được chẩn đoán điều trị các nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận, ung thư thận. Tuy nhiên, có một số triệu chứng thường gặp sau đây:

-Rối loạn bài tiết nước tiểu: Biểu hiện bằng những triệu chứng viêm bàng quang (60-70% trong lao tiết niệu) như tiểu rắt, nhất là về đêm, tiểu buốt. Những triệu chứng này có khi âm thầm, khi rầm rộ. Bệnh diễn biến từng đợt, thường giảm rồi lại xuất hiện trở lại. Những triệu chứng này giống với nhiễm trùng tiết niệu;

-Tiểu ra máu: Là dấu hiệu thường gặp, thường số lượng ít, tiểu máu nhưng không đau, hay tái đi tái lại, hay gặp tiểu ra máu toàn bãi. Có thể chỉ tiểu ra máu vi thể, chỉ xác định được bằng xét nghiệm nước tiểu (máy phân tích nước tiểu tưu động cũng có thể phát hiện điều này);

-Tiểu ra mủ: Bệnh nhân có thể chỉ tiểu ra mủ, thu thập dịch mủ này mang nuôi cấy âm tính với vi khuẩn thông thường;

-Đau vùng thắt lưng: Bệnh nhân có cảm giác nặng hoặc đau nhẹ vùng thắt lưng, đôi khi có cơn đau quặn thận do tổn thương gây chít hẹp đường tiểu, hoặc mảng bã đậu di chuyển theo đường bài tiết nước tiểu gây tắc tạm thời, gây co thắt niệu quản. Đau ít gặp trong lao thận đơn thuần, thường gặp trong lao thận có kết hợp với lao niệu quản;

-Các triệu chứng khác: Có thể phát hiện lao khi có viêm bàng quang. Thăm dò trực tràng đôi khi phát hiện tổn thương lao lan tới các túi tinh và tuyến tiền liệt;

-Ở phụ nữ có thể có viêm phần phụ, bị vô sinh, kinh nguyệt không đều và có khi bị viêm phúc mạc. Cần phải khám lâm sàng thật kỹ để phát hiện ổ lao ngoài thận, nhất là lao phổi, lao bạch huyết hay lao xương.


Hình 2

Việc chẩn đoán, cần xét nghiệm cận lâm sàng ở người bị lao tiết niệu thấy protein niệu (+), có thể (-), hay bị tiểu ra máu vi thể. Nước tiểu có nhiều bạch cầu hay mủ trong nước tiểu. Bao giờ cũng phải nghĩ đến lao thận nếu cấy nước tiểu ở môi trường thông thường cho kết quả (-). Phát hiện vi khuẩn lao qua soi trực tiếp, nuôi cấy và phải làm ít nhất 3 lần với nước tiểu lấy buổi sáng hay nước tiểu 24 giờ. Nếu nghi lao ở phụ nữ, cần tìm trực khuẩn lao trong kinh nguyệt, dịch âm đạo hay bệnh phẩm lấy khi nạo nội mạc tử cung. Tốc độ máu lắng tăng. Chức năng thận chỉ giảm ở các thể nặng.


Hình 3

Đôi khi cần áp dụng các phương tiện chẩn đoán khác chẩn đoán lao tiết niệu như chụp bụng không chuẩn bị (chỗ vôi hóa ở thận và tuyến tiền liệt), chụp đường niệu qua tĩnh mạch (UIV) thấy các gai thận bị xói mòn (erosion), các đài thận bị co, bị hẹp và có chỗ phình ở trước dòng hay cũng có thể thấy niệu quản bị hẹp lại, thường ở chỗ xa. Các tổn thương thường có ở một bên hơn là ở cả hai bên; chụp niệu quản-bàng quang ngược dòng thấy niệu đạo bị chít hẹp và có hang trong tuyến tiền liệt; soi bàng quang thấy các tổn thương trong viêm bàng quang thông thường hoặc phù hình bong bóng ở chỗ đổ vào của niệu quản. Nếu giai đoạn nặng, có thể thấy khối lao, vết loét và bàng quang co nhỏ lại do bị xơ hóa và siêu âm thận có thể thấy các tổn thương ở thận.


Hình 4

Việc điều trị lao thận cũng có một số thuốc dùng như trong lao phổi, nhằm để bảo vệ nhu mô thận và chức năng, giúp không còn nhiễm trùng. Bệnh lao tiết niệu sinh dục đáp ứng tốt hơn với một đợt điều trị ngắn so với lao phổi vì bệnh lao niệu sinh dục mang lượng vi khuẩn lao thấp hơn. Ngoài ra, hai loại thuốc quan trọng để điều trị lao là isoniazide (INH) và rifampin thâm nhập tốt vào các tổn thương dạng khoang liên quan với bệnh lao tiết niệu. Tiên lượng bệnh lao tiết niệu đáp ứng thuốc điều trị tốt còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương khi chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu điều trị sớm thì khỏi lao thận và chức năng thận không bị ảnh hưởng.


Hồ Thị Ph., 47 tuổi, TP. Quy Nhơn, 0914002….: Hỏi: Kính thưa bác sỹ cho tôi hỏi có bệnh lao tiết niệu sinh dục không, nếu có thì điều trị theo phác đồ ra sao? Kính cảm ơn bác sỹ!

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp rằng lao tiết niệu có các triệu chứng nhiễm lao chung như sốt và các triệu chứng toàn thân ít gặp, còn có các triệu chứng như tiểu khó (34%), tiểu máu đại thể (27%), đau hông và lưng (10%) và tiểu mủ (5%). Đa số trường hợp nhiễm vi trùng lao do lan tràn từ thận vào đường sinh dục.

1. Lao sinh dục nam:

+ 50% trường hợp lao sinh dục nam cũng có biểu hiện lao thận. Tổn thương lao thường xảy ra ở mào tinh và tuyến tiền liệt là nhiều nhất. Tinh hoàn và dương vật có tỷ lệ ít hơn, Lao sinh dục nam thường không có các triệu chứng toàn thân. Trong trường hợp lao tiền liệt tuyến vi trùng lao có thể lây truyền qua tinh dịch.

+ Khám tinh hoàn, có thể thấy được nhân cứng ở mào tinh hoàn, không đau và chủ mô của tinh hoàn bình thường.

+ Đôi khi có biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn.

+ Thăm tiền liệt tuyến qua trực tràng và có thể thấy được nhân cứng ở một thùy bên, có thể sờ thấy túi tinh bị xơ cứng.

2. Lao sinh dục nữ:

Ngoài triệu chứng nhiễm lao chung (26%), các biểu hiện triệu chứng ở lao sinh dục phần phụ như vô sinh (44%), đau khung chậu(25%), mất kinh (18%), xuất huyết âm đạo (4%).

Trên lao thận, 70% có biểu hiện triệu chứng và 30% không có triệu chứng.

+ Giai đoạn bắt đầu: không có triệu chứng và thỉnh thoảng phát hiện tình cờ qua xét nghiệm nước tiểu. những triệu chứng nhiễm lao chung như sốt sụt cân, đổ mồ hôi về đêm, tương đối ít xảy ra. Các dấu hiệu ở thận thường rất lu mờ: bệnh nhân có thể thấy ê ẩm ở vùng thắt lưng nhưng không có gì đặc hiệu.

+ Giai đoạn tiến triển: biểu hiện triệu chứng rầm rộ như rối loạn đi tiểu (lắc nhắc nhiều lần), tiểu mủ, tiểu máu, đau lưng hoặc đau bụng hoặc xuất hiện cơn đau quặn thận. Trong trường hợp thận ứ mủ có thể sờ thấy thận to. Trong một số trường hợp lao thận gây triệu chứng viêm thận mô kẽ lan tỏa và tăng huyết áp


Hình 5

Trên lao bàng quang, bệnh nhân đái buốt, đái giắc, đái nhiều lần, như trong trường hợp viêm bàng quang, nhưng điều trị bằng thuốc kháng sinh thông thường, bệnh không thuyên giảm. Dấu hiệu ở bàng quang có thể là dấu hiệu duy nhất mà bệnh nhân cảm nhận được khi bệnh mới phát. Biểu hiện đau vùng hạ vị, tiểu đêm, rối loạn đi tiểu. Tiểu mủ và tiểu máu cũng có thể có phát hiện qua xét nghiệm nước tiểu, thấy có nhiều bạch cầu và hồng cầu.

Về điều trị, thường sử dụng phác đồ: 3RHZE/5R3H3E3(Không dùng SM vì có nguy cơ cao gây suy thận. Chỉ định ngoại khoa cs thể áp dụng như cắt bỏ thận khi thận bị hư hại nặng hay mất chức năng, hay khi bệnh tiến triển gây cao huyết áp, tiểu máu mãn tính, hay tái tạo hay đặt stent nong những chỗ chít hẹp nhằm phục hồi chức năng thận.

Cần theo dõi chức năng thận (creatinine, BUN, luợng nước tiểu...) định kỳ mỗi 2 tuần để phát hiện các biến chứng gây suy thận như tắc hẹp niệu quản. Bệnh nhân sẽ được đặt stent hay phẫu thuật tái tạo bàng quang niệu quản.

Bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

1. Nguyển Phúc Cẩm Hoàng, Lê Văn Hiếu Nhân, Vũ Lê Chuyên (2011). Lao niệu sinh dục ở các nước đang phát triển (Việt Nam): Chẩn đoán và điều trị. Hội thảo bệnh lao ngoài phổi tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 6/10/2011, tr. 26- 44.

2. Ngo Gia Hy (2000). Overview o­n Genitourinary tuberculosis. Ho Chi Minh city’s Medicopharmacology Actualities, pp. 68-72

3. Nguyen Phuc Cam Hoang (2009). Tuberculosis ureteric strictures: diagnosis and outcome of treatment. Vietnamese National Thesis for PhD Degree 2008.(Abstract), Urology 74 (Sup. 4A), 30th Congress of the Socit Internationale d’ Urologie, pp. 90.

4. Ali Nawaz Khan, Eugene C Lin (2011). Imaging of tuberculosis in the genitourinary Tract. Updated: Jul 21, 2011.

5. Aula Abbara, Robert N. Davidson (2011), “Etiology and Management of Genitourinary Tuberculosis CME,” Nature Publishing Group, Nature Review Urology, 2011, 8(12), pp. 678-688.

6. Klaus-Dieter Lessnau, Edward David Kim (2011). Tuberculosis of the genitourinary system overview of GUTB. Tuberculosis of the genitourinary system, Updated: 2011 Mar 29.

7. Lima NA, Vasconcelos CC, Filgueira PH, Kretzmann M (2012). Review of genitourinary tuberculosis with focus o­n end-stage renal disease. Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 2012 Jan-Feb, 54(1), pp. 57-60.

8. Marjorie P. Golden, Holenarasipur R. Vikram (2005). Genitourinary tuberculosis. Extrapulmonary tuberculosis, American Academy of Family Physicians, 2005.

Thân chúc bạn khỏe!

 

Ngày 05/03/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích