Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Finance & Retail Trung tâm dịch vụ
Phòng Khám bệnh chuyên khoa
Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 1 9 9 9 6 0
Số người đang truy cập
1 0 7 3
 Trung tâm dịch vụ Phòng Khám bệnh chuyên khoa
Giá trị lâm sàng của việc xét nghiệm định lượng alpha-amylase trong huyết thanh và nước tiểu

Trong thực hành lâm sàng y khoa, xét nghiệm amylse trong huyết thanh và nước tiểu có giá trị chẩn đoán viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, giai đoạn viêm tụy và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý nội khác và tiêu hóa. Về nguyên lý, xác định hoạt độ của enzym bằng phương pháp đo quang dựa vào phản ứng màu xảy ra giữa iod và tinh bột tan còn thừa chưa bị thuỷ phân trong môi trường phản ứng hay kỹ thuật L. Hartmann.

Về dùng cụ và thuốc thử gồm có:

+Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch, ống nghiệm kích thước nhỏ, to khác nhau, pipet nhỏ giọt, pipet 2 ml, giá ống nghiệm, quả bóp to, nhỏ;

+Máy ly tâm, tủ ấm 370C.

+Dung dịch đệm phosphat pH = 7,4

+Dung dịch Na2HPO4.2H2O (11,87 g/L) 80,8 ml

+Dung dịch KH2PO4 (9,078 g/L) vừa đủ 100 ml

+Dung dịch tinh bột 1% trong đệm phosphat

Hoà tan 0,1g tinh bột trong 90 ml tan trong dung dịch đệm phosphat nóng, ngoáy cho tan hết tinh bột, để nguội rồi thêm dung dịch đệm vừa đủ 100 ml (chỉ được pha khi cần xét nghiệm, dung dịch này không bảo quản được) có thể thay dung dịch đệm = NaCl 0,9%.

+Dung dịch HCl

+Dung dịch Iod N/50

Hoà loãng bằng nước cất dung dịch iod 0,1N (3,3 ml/lít) bảo quản vài ngày.


Hình 1

Lấy bệnh phẩm:

Lấy máu xét nghiệm trên huyết thanh không tan máu, hoặc nước tiểu (phải xét nghiệm ngay).

Cách tiến hành:

Phải xét nghiệm trên huyết thanh hoặc nước tiểu tươi.

Định lượng trong huyết thanh:

Trong các ống nghiệm sạch đong như sau:

Thuốc thử

Ống

thử

Ống

chứng

DD cơ chất tinh bột để cách thuỷ 370C trong 5 phút

Huyết thanh tươi lắc đều, cách thuỷ 370C trong 30 phút

HCl N lắc đều, rồi thêm

Huyết thanh

Nước cất

2,5 ml

0,5

1

0

6

2,5 ml

0

1

0,5

6


Hình 2

Lắc đều ống đong 0,5 ml của mỗi hỗn hợp trên và thêm vào 10 ml dung dịch iod N/3000 đựng trong các ống nghiệm sạch khác.

Thuốc thử

Ống thử

Ống chứng

Dung dịch iod N/3000

Hỗn hợp thử

Hỗn hợp chứng

10 ml

0,5 ml

0

10 ml

0

0,5 ml

Đồng thời, thực hiện một ống trắng bằng dung dịch iod N/3000 soi quang kế ở bước song 580 nm, cóng 0,5 cm, đọc đối chiếu với nước cất.

Định lượng trong nước tiểu:

Hoà loãng nước tiểu với nước cất, tiến hành các bước như trên.

* Vẽ biểu đồ mẫu

Trong các ống nghiệm sạch có đánh số 1, 2, 3, 4, 5 đong như sau:

Thuốc thử

1

2

3

4

5

Dung dịch tinh bột

Dung dịch đệm

HCl 1N

Nước cất

2,5 ml

0 ml

1 ml

6,5 ml

2 ml

0,5 ml

1 ml

6,5 ml

1,5 ml

1 ml

1 ml

6,5 ml

1 ml

1,5 ml

1 ml

6,5 ml

0,5 ml

2 ml

1 ml

6,5 ml

Lắc đều ống đong 0,5 ml mỗi hỗn hợp này và thêm vào 10 ml dung dịch iod N/3000 đựng trong các ống nghiệm sạch khác. Lắc đều, cũng thực hiện một ống trắng bằng dung dịch iod N/3000. Soi bằng quang kế như trên và mật độ quang của các ống mẫu phải tỷ lệ thuận với nồng độ tinh bột.


Hình 3

Tính kết quả

Một đơn vị Vohgemuth hoạt độ amylase là số mg tinh bột bị thuỷ phân bởi 1 ml huyết thanh hoặc nước tiểu ở 370C trong 30 phút. Do đó, sự thuỷ phân hoàn toàn 2,5 ml dung dịch tinh bột 1% là do tác dụng của 25 đơn vị amylase.

Công thức tính hoạt độ amylase bằng đơn vị Volgemuth:

(E chứng – E trắng) - (E thử – E trắng)

x25x2

(E chứng - E trắng)

Nhân cho 2 vì xét nghiệm trên 0,5 ml huyết thanh hoặc nước tiểu. Đối với nước tiểu kết quả phải nhân với độ pha loãng.

Nhận định kết quả

-Trị số bình thường: Huyết thanh: 14 ± 7 đv. W (hoặc 80-180 đv Somogyi %)

Nước tiểu: 65 ± 20 đv. W

Theo đơn vị mới:Alpha amylase < 90 U/L

-Thay đổi bệnh lý:

+Amylase máu và nước tiểu tăng rất cao trong viêm tuỵ cấp (thường tăng gấp 100 lần so với trị số bình thường) hoặc viêm tuỵ do tắc ống Wirsung, tăng vừa trong viêm tuỵ mạn, ung thư tuỵ, tắc ruột, loét dạ dày, bệnh quai bị, nhất là khi có biến chứng, hoặc đang sử dụng các loại thuốc morphin, corticoides, salicylate, tetracyclin.

+Lưu ý rằng alpha mamylase niệu tăng rất cao (gấp 10-40 lần bình thường) trong viêm tuỵ cấp hoặc viêm tuỵ do tắc ống Wirsung (do giun hoặc u gan chèn ép), alpha amylase cũng tăng nhưng với mức độ thấp hơn trong viêm tuỵ mạn;

+Trong một số trương hợp ung thư tuyến tuỵ cũng như trong tắc ruột và loét dạ dày, bệnh quai bị thường gây tăng alpha amylase máu và nước tiểu ở mức vừa phải.

+Hoạt độ alpha amylase trong các dịch chọc dò thường thấp hơn so với huyết thanh. Tuy nhiên, trong một số bệnh tuyến tuỵ alpha amylase có thể tăng rất cao trong dịch màng phổi, dịch màng tim và ngay cả trong dịch cổ trướng (khi xét nghiệm phải hoà loãng bệnh phẩm theo một tỷ lệ thích hợp).


Hình 4

Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm a amylase trong huyết thanh và nước tiểu

Giá trị bình thường:

+Hiện tại có nhiều kỹ thuật định lượng hoạt độ amylase, nên có nhiều đơn vị khác nhau để chỉ hoạt độ của nó, nhưng phổ biến vẫn là đơn vị Somogyi;

+Amylase huyết thanh trung bình 40-140 đv. Somogyi/100 ml;

+Amylase nước tiểu trung bình 40-250 đv. Somogyi/1 giờ;

+Bằng kỹ thuật enzym và phương pháp so màu, người ta ghi theo trị số thay đổi theo từng điều kiện nhiệt độ.

Amylase

250C

300C

370C

Huyết thanh

Huyết tương

Nước tiểu tươi

Nước tiểu 24 giờ

 

120 IU/L

1,0 mKat/L

600 IU/L

10,00 uKat/L

450 IU/24 giờ

7,50 mKat/24 giờ

160 IU/L

2,67 mKat/l

800 IU/L

13,33 uKat/L

650 IU/24 giờ

10,84 mKat/24 giờ

120 IU/L

3,67 mKat/L

1000 IU/L

16,67 uKat/l

900 IU/24 giờ

15 mKat/24 giờ

Thay đổi bệnh lý:

+Amylase là enzym thường được chỉ định xét nghiệm trong những trường hợp đau bụng cấp. Ngoài ra, nó cũng cần thiết chẩn đoán phân biệt bệnh lý tổn thương ống dẫnmật hay của dạ dàytá tràng.

+Xét nghiệm amylase thường cấp cứu, nếu giá trị cao gấp 3-4 lần so với bình thường mới có ý nghĩa;

+Việc xác định amylase cần thiết trong 2 trường hợp: (i) Thời gian có dịch tễ bệnh quai bị không? (ii) Hội chứng viêm tuỵ cấp xuất huyết;

+Trong viêm tuỵ cấp xuất huyết, hoạt độ amylase huyết thanh tăng là một dấu hiệu sớm để phát hiện ngay những giờ đầu của bệnh, sau đó tăng gấp 3-5 lần so với trị số bình thường. Đỉnh cao đạt sau 20-30 giờ sau khi mắc bệnh và trở về bình thường sau 3-4 ngày. Amylase huyết thanh tăng và trở lại bình thường rất nhanh vì vậy có thể qua đi không phát hiện được, do đó việc xét nghiệm amylase trong nước tiểu có giá trị bổ sung cho xét nghiệm amylase huyết thanh và có ích trong việc chẩn đoán viêm tuỵ cấp;

+Lipase huyết thanh cũng có giá trị bổ sung cho amylase huyết thanh trong viêm tuỵ cấp. Lipase huyết thanh tăng chậm và trở về bình thưòng chậm hơn so với amylase huyết thanh;

+Khoảng 25% bệnh nhân viêm tuỵ cấp có tăng glucose máu và khoảng 20% có tăng bilirubin máu. Trong viêm tuỵ mạn hay ung thư đầu tuỵ, amylase huyết thanh bình thường;

+Amylase huyết thanh tăng nhưng ít khi đặc hiệu trong những ca loét dạ dày-tá tràng, tắc mật, viêm tuyến mang tai;

+Những thuốc chứa morphin, codein có thể làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh;


Hình 5

Macroamylase:

+Trong một số ca, amylase có trong huyết tương với dạng phân tử lớn do nó được phức hợp với immunoglobulin huyết thanh;

+Macroamylase máu đặc trưng bởi sự tăng amylase huyết thanh mà không có amylase trong nước tiểu. Sự tăng amylase trong trường hợp này là do amylase không được bài xuất qua nước tiểu như vậy không có sự tăng amylase trong nước tiểu, đây cũng là nguyên nhân gây sai số trong biên luận kết quả.

Chẩn đoán phân biệt bệnh lý tuỵ bằng xét nghiệm enzym

Xét nghiêm enzym cho tuỵ chủ yếu là phục vụ chẩn đoán phân biệt bệnh viêm tuỵ cấp tính, mạn tính và ung thư tuỵ hoặc chẩn đoán viêm tuỵ tái phát, viêm tuỵ mạn tái phát. Bên cạnh đó cần phải có hỗ trợ một số xét nghiệm hay công cụ chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp nhấp nháy, nội soi tuỵ, chụp mạch tuỵ.

Viêm tuỵ cấp

+Khoảng 30-50% bệnh nhân viêm tuỵ có tái phát theo thời gian, chẩn đoán phân biệt chính xác là vấn đề quan trọng. Thông thường gián biệt một viêm tụy cấp với viêm đường mật cấp. Ngược lại, thể viêm tụy mạn tính thì viêm tụy cấp khỏi bệnh nhưng không để lại các rối loạn chức năng trường diễn;

+Những người béo phì, tuổi cao có tiền sử sỏi mật hoặc nghiện rượu nặng có yếu tố làm dễ mắc viêm tụy. Viêm tụy cấp, hoạt độ của amylase và lipase tăng đôi khi thoáng qua trong vài giờ sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng, đo hoạt độ amylase trong nước tiểu 24 giờ có thể lập lại xác định hay chẩn đoán hồi cứu, nên có giá trị hơn trong amylase trong huyết thanh;

+Để chẩn đoán phân biệt, cần chú ý sự tăng hoạt độ amylase và lipase vì đôi khi nó xuất hiện trong các bệnh không liên quan tụy như loét thủng vào tuỵ, hẹp ruột non, tắt ruột, sỏi mật hoặc có dùng chế phẩm có morphin;

+Một điều chú ý là viêm hoại tử tuyến tụy trầm trọng thì hoạt độ enzym giảm nhanh. Tỷ lệ tử vong đặc biệt cao trong viêm tụy hoại tử - chảy máu có hoại tử bán phần hay toàn phần.


Hình 6

Viêm tụy mạn

+Tỷ lệ đang gia tăng do số người nghiện rượu tăng, dẫn đến thiểu năng tiêu hoá chỉ xuất hiên sau khi enzym tụy giảm xuống 1/3 trị số bình thường;

+Viêm tụy mạn tiến triển chậm, ngoài chức năng tụy ngoại tiết còn chức năng nội tiết cũng rối loạn, bệnh nhân viêm tuỵ mạn có biểu hiện của bệnh tiểu đường, thiểu năng tụy thường biểu hiện: đau bụng tái diễn, buồn nôn, thiếu năng lượng, đi phân mỡ và tiêu chảy;

+Xét nghiệm về amylase và lipase trong huyết thanh chỉ cho những trị số bệnh lý khi có viêm tụy mạn tính tái phát. Để chẩn đoán phân biệt viêm tụy cấp và viêm tụy mạn tái phát, có thể dựa vào các tiêu chuẩn gợi ý:

Tiêu chuẩn

Viêm tụy cấp

tái phát

Viêm tụy

mạn tính

Tuổi

Giới tính

Nguyên nhân chính

50 tuổi

Nam < nữ

Sỏi mật

<45 tuổi

Nam >>> nữ

Nghiện rượu nặng

Ung thư tuỵ

+Tỷ lệ 3 - 4% các trường hợp ác tính, biểu hiện chủ yếu là sụt cân, đau bụng trên, vàng da nhẹ, chẩn đoán khó, phụ thuộc vào kết quả nội soi và chẩn đoán hình ảnh ổ bụng;

+Sự tăng hoạt độ amylase hay lipase thường không thấy trong huyết thanh, song có thể phát hiện được trong nước tiểu 24 giờ;

+Có thể làm thử nghiệm secretin/pancreozymin để góp phần đánh giá chức năng tụy nhưng không đủ đánh giá loại tổn thương;

+Một số nguyên nhân gây thiểu năng tụy như viêm tụy mạn, viêm tụy mạn tính tái phát, viêm tụy cấp, ung thư tụy, ung thư bóng Vater, cắt bỏ tụy, sỏi tụy, hẹp bóng Vater, teo nguyên phát đường dẫn và u mỡ tụy, xơ nang tụy, suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong quá trình chẩn đoán và điều trị lâm sàng, thầy thuốc cần phải dựa vào kết quả một số thông số cận lâm sàng sinh hóa và huyết học và so sánh các thông số huyết học và sinh hóa đó với giá trị hằng định thông thường để đánh giá trên từng bệnh nhân.

TT

Thông số sinh hóa

Bệnh phẩm

Giá trị ở người

Việt Nam [2]

Giá trị ở nguời

Mỹ [4]

1

Acid lactic

Huyết thanh

1,75 ± 0,32 mmol/L

 

2

Acid phosphatase

Huyết thanh

 

Nam: 2,5-11,7 U/L

Nữ: 0,3-9,2 U/L

3

Acid uric

Huyết thanh

Nam: 293,05 ± 53,00

Nữ: 197,00 ±42,50

Nam: 208-428 mmol/L

Nữ: 155-357 mmol/L

4

Alanin aminotransferase (ALT)

Huyết thanh

11,24 ± 4,20 U/L

(đo ở 25°C)

 

6-37 U/L

5

Albumin

Huyết thanh

Nam: 56,67 ± 5,28 g/L

Nữ: 53.72 ± 4,26 g/L

35-55g/L

6

Alkalin phosphatase (ALP)

Huyết thanh

 

30-90 U/L

7

Amoniac

Huyết thanh

 

17,6-41 mmol/L

8

a-Amylase

Huyết thanh

Nước tiểu

 

95-290 U/L

35-400 u/giờ

9

a-Hydroxybuthyric acid dehydrogenase (HBDH)

Huyết thanh

 

72-182 U/L

10

Amoniac

Huyết tương

 

11-35 mmol/L

11

Anion gap (khoảng trống anion)

Tính toán

 

10-20 mmol/L

12

Aspartat aminotransferase (AST)

Huyết thanh

25,10 ± 8,50 U/L

5-30 U/L

13

Bilirubin toàn phần

Bilirubine liên hợp

Huyết thanh

 

3-17 mmol/L

0-3 mmol/L

14

Calci toàn phần

Huyết thanh

2,10 ± 0,11 mmol/L

2,15-2,65 mmol/L

15

Calci ion hoá

Huyết thanh

 

1,16-1,32 mmol/L

16

CHE

Huyết thanh

8359 ± 2538 U/L

Nam: 4600-11500 U/L

Nữ: 3900-1080 U/L

17

Cholesterol toàn phần Cholesterol ester/T.phần

Huyết thanh

4,37 ± 0,41 mmol/L

3,6-5,2 mmol/L

65-75%

18

CK-MB

Huyết thanh

 

Nam < 20 U/L

Nữ < 15 U/L

19

Clor (CI-)

Huyết thanh

Nuớc tiểu 24h giờ

111,13 ± 2,07 mmol/L

98-107 mmol/L

110-250 mmol/L

20

CO2 toàn phần

Huyết thanh

 

22-29 mmol/L

21

Cortisol

Huyết tương

315,51±112,2 nmol/L

Sáng: 318,56 ± 110,56

Tối: 197,41 + 72,73

Sáng: 221-552 nmol/L

Tối: < 138 nmol/L

22

Creatin kinase (CK)

Huyết thanh

26,73 ± 66,33 U/L

Nam: 15-160 U/L

Nữ: 15-130 U/L

23

Creatinin

Huyết thanh

Nam: 83,33 ± 20,50

Nữ: 64,95 ±19,80

Nam: 53-106 (mmol/L Nữ: 44-97 mmol/L

24

Điện di protein:

Albumin

Globulin a1

Globulin a2

Globulin p

Globulin Y

Tỷ lệ A/G

Huyết thanh

 

56,3 ± 3,52%

2,5 ± 0,52%

8,83 ± 1,34%

11,6 ± 1,22%

20,6 ± 2,82%

1,31 ± 0,99

 

53-65%

2,5-5%

7-13%

8-14%

12-22%

1,5-2,5

25

Độ thanh thải creatinin

Nước tiểu

Nam: 119 ± 23,7

Nữ: 1144± 21,6

Nam: 97-137 mUphút

Nữ: 88-128 mL/phút

26

Độ thẩm thấu

Huyết thanh

Nước tiểu (24g)

 

275-295 mOsmol/kg

300-900 mOsmol/kg

27

Fructosamin

Huyết thanh

227 ± 29 µmol/L

 

28

Gamma-glutamyl transferase (GGT)

Huyết thanh

20,2 ± 1,7 U/L

Nam: 6-45 U/L

Nữ: 5-30 U/L

29

Globulin

Huyết thanh

33,45 ± 3,55 g/L

12 - 30 g/L

30

Các globbulin miễn dịch: IgG

IgA

IgM

IgD

IgE

Huyết thanh

13,68 ± 0,93 g/L

3,26 ± 0,11 g/L

0,93 ± 0,17 g/L

-

0,44 ± 0,17 mg/L

8 - 12 g/L

0,7 - 3,12 g/L

0,5 - 2,8 g/L

0,005 - 0,2 g/L

0,1 - 0,6 mg/L

31

Glucose (khi đói)

Huyết tương

Dịch não tuỷ

4,95 ± 0,63 mmol/L

3,9 - 6,0 mmol/L

2,2 - 3,9 mmol/L

32

Glutamat dehydrogenase (GLDH)

Huyết thanh

 

Nam: < 7,0 U/L

Nữ < 5,0 U/L

33

HDL-C

Huyết thanh

< 45 tuổi: 1,32 ± 0,26

> 45 tuổi: 1,35 ± 0,27

Nam: 0,75-1,6 mmol/L

Nữ: 1,0-1,94 mmol/L

34

Hemoglobin glycosyl

(HbA1c)

Máu toàn phần

5,3 ± 0,36 %

4,5 - 8,0 %

35

Isoenzym của LDH

DH-1

LDH-2

LDH-3

LDH-4

LDH-5

Huyết thanh

 

14 - 26%

29 - 39%

20 - 26%

8 - 16%

6 - 16%

36

Kali (K*)

Huyết thanh

4,46 ± 0,44 mmol/L

3,4 - 5 mmol/L

Mới sinh: 3,7 - 5,9 mmol/L

37

Khí máu/ thăng bằng A-B

pH

pCO2

HCO3-

pO2

SaO2

BE

 

 

Máu toàn phần

(động mạch)

 

7,39 ± 0,01

42,3 ± 2,41 mmHg

25,2 ± 1,03 mmol/L 102,1 ± 4,21 mmHg

97,71 ± 2,03%

 

7,38-7,42

35-45 mmHg

22-26 mmol/L

80-90 mmHg

96-97%

0 ± 2 mmol/L

38

Lactat dehydrogenase (LDH)

Huyết thanh

117,12 ± 26,25 U/L

Nam: 135-225 U/L

Nữ: 135-215 U/L

39

LDL-C

Huyết thanh

< 45 tuổi: 2,40 ± 0,53

> 45 tuổi: 2,80 ± 0,69

1,49-3,40 mmol/L

40

Lipase

Huyết thanh

 

7-59 U/L

41

Magnesi (Mg2+)

Huyết thanh

Nước tiểu

 

0,63-1,0 mmol/L

3,00-5,00 mmol/

24 giờ

42

Natri (Na+)

Huyết thanh

Nước tiểu

142,30 ±6,26 mmol/L

135-145 mmol/L

40-220 mmol/ L

43

Nitơ ure máu -BUN)

Huyết thanh

 

2,5-6,4 mmol/L ure

44

Phosphat

Huyết thanh

 

0,87-1,45 mmol/L

45

Protein (toàn phần)

Huyết thanh

Nam: 73,10 ± 6,06 g/L

Nữ: 74,33 ± 4,82 g/L

65-83 g/L

46

Sắt

Huyết thanh

Nam 13,6 ± 4,56mmol/L

Nữ 14,85 ± 5,15mmol/L

Nam: 11,6-30,4 mmol/L

Nữ. 8,9-30,4mmd/L

47

t3

Huyết thanh

Nam 1,97 ± 0,45 nmol/L

Nữ 2,10 ± 0,42

1,3-3,1 nmol/L

48

T3 tự do

Huyết thanh

Nam 4,93 ± 0,87 pmol/L

Nữ 4,90 ± 0,96

1,4-4,4 pg/mL

49

T4 tự do

Huyết thanh

Nam 16,91 ± 3,95 pmol/L

Nữ: 16,50 ± 3,75

0,8-2,0 ng/dL

50

Testosteron

Huyết thanh

 

Nam 5,2-22,9 nmol/L

Nữ< 2,1 nmol/L

51

Thyroxin (T4)

Huyết thanh

Nam 100,04 ± 19,32

Nữ 105,27 ± 24,32

58-167 nmol/L

52

Transferrin

Huyết thanh

 

25-50 µmol/L

53

Triglycerid

Huyết thanh

< 40 tuổi: 1,20 ± 0,48

> 40 tuổi: 1,53 ± 0,70

0,11-2,15 mmol/L

54

Troponin T

Huyết thanh

 

< 0,1mg/L

55

TSH

Huyết thanh

1,81 ± 0,93 mU/L

0,5-5,0 mU/L

56

Ure

Huyết thanh

4,8 ± 0,5 mmol/L

< 8,3 mmol/L

 

Ngày 13/03/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích