Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 08/05/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 6 0 0 8 9 6
Số người đang truy cập
2 5
 
Trả lời câu hỏi bạn đọc về chuyên đề sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng tháng 12 năm 2012 (Phần 2)

Lê Thi……TP. Tuy Hòa, Phú Yên, 0987…..

Hỏi: Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 28 tuổi, là nhân viên kế toán, tôi chưa lập gia đình, nhà tôi không nuôi chó, mèo. Tôi rất thích ăn rau sống. Khoảng 3-4 tháng gần đây, tôi thường bị nổi ngứa ở tay, chân trong tất cả thời gian trong ngày, còn sưng môi, mắt, ngứa trên da đầu thường là về ban đêm khoảng 11h đêm trở đi. Vết ngứa ở tay, chân giống như nốt muỗi đốt nhưng to hơn gấp 4, 5 lần và rất ngứa, còn mắt và môi cũng sưng mọng lên, da đầu thì sờ lên giống như nổi cục cục rất ngứa. Những nốt sưng, ngứa này không hết trong ngày mà thường sau hơn 1 ngày mới đỡ ngứa và sưng khi đã uống thuốc trị mề đay mua ngoài hiệu thuốc. Trong thời gian này, tôi cũng thường bị táo bón mặc dù đã ăn rất nhiều rau. Ngày 02/11/2013, tôi có đi làm xét nghiệm máu tại viện Pasteur Nha Trang, kết quả như sau:

TÊN XÉT NGHIỆM

KẾT QUẢ

CSBT/NGƯỠNG

HUYẾT HỌC

CÔNG THỨC MÁU (NFS)

 

 

BẠCH CẦU (wbc)

7.26

(4.0-10.0)10^9/L

Neu

51.0

(40-74) %

Lym

39.3

(25-45) %

Mono

7.7

(3-9) %

Eos

1.9

(0-7) %

Baso

0.1

(0-1.50) %

HỒNG CẦU (RBC)

4.83

(3.80-5.40) 10^12/L

HUYẾT SẮC TỐ (Hb)

12.8

(12-18) g/dl

DUNG TÍCH H/CẦU (Hct)

37.9

(35-50)%

MCV

78.5

(80-97) Fl

MCH

26.5

(26-32) pg

MCHC

33.8

(31-36) g/dL

TIỂU CẦU (PLT)

218

(150-500) 10^9/L

MPV

9.0

(6.30-10.10) fL

SINH HÓA

 

 

SGOT (AST)

19.8

(2-40) IU/L

SGPT (ALT)

15.2

(2-40) IU/L

MIỄN DỊCH

 

 

HbsAg định tính

Âm tính 0.599

(S/Co <1)

Anti HBs

Âm tính < 2.00

(<10) IU/L

Total Anti HBc

Âm tính 1.76

(S/Co>1)

Gnathostoma - IgG

Âm tính 0.05 OD

(<0.3 OD)

Strongyloides - IgG

Âm tính 0.01 OD

(<0.2 OD)

Toxocara canis - IgG

Dương tính 1.12

(<0.3 OD, <11 NTU)

Cysticercose

Âm tính 0.01 OD

(<0.30 OD; <11 NTU, S/Co<1)

 Sau xét nghiệm trên, bác sĩ có kê cho tôi đơn thuốc như sau:

1. DidAlben 400mg, ngày 2 lần, mỗi lần 1v

2. Fexet 60mg, ngày 2 lần, mỗi lần 1v

3. Hepa, ngày 2 lần, mỗi lần 1v                                         

4. Medrol 16mg, ngày 1 lần, mỗi lần 1v sau ăn sáng

Tôi uống trong vòng 20 ngày, sau đó đi làm lại xét nghiệm Toxocara canis, IgG và kết quả là: Toxocara canis (IgG), Âm tính 0.28 OD. Tuy nhiên, tôi vẫn không hết ngứa tay chân, đầu và vẫn bị sưng môi, mắt nên bác sĩ kê thêm đơn thuốc sau:

1. Loratadin 10mg, ngày 2 lần, mỗi lần 1v

2. Thymofast 80, ngày 2 lần, mỗi lần 1v sau ăn

3. Aulev-s, ngày 2 lần, mỗi lần 1v sau ăn

Tôi uống đơn thuốc này hơn 1 tháng nay nhưng cũng vẫn không hết ngứa và sưng. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên, tôi không biết làm sao để hết bệnh nữa. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Xin chào chị Phương T. Rất cảm ơn câu hỏi rất chi tiết của bạn.

Với các biểu hiện lâm sàng mà trên thân mình bạn đang có triệu chứng và bạn đang mô tả thì chúng tôi không nghĩ là bạn đang mắc bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo là chính mà điều này có thể tình trạng mày đay cấp tính do một nguyên nhân nào khác và khi đi xét nghiệm tổng thể giun sán, các xét nghiệm tình cờ phát hiện ra ấu trùng giun đũa chó dương tính 1.12 OD. Hơn nữa, loại xét nghiệm này chúng tôi muốn nói rằng tỷ lệ dương tính hiện nay rất cao có thể lên đến 60 - 80% tại một số vùng, có thể có dương tính giả đi kèm và dương tính chéo với một số loài giun, sán khán nhau ; chẳng hạn giun đũa người, giun đũa lợn, sán lá gan lớn, giun chỉ loa loa, giun rồng ,.... Nên xét nghiệm này không phải là đặc hiệu nên chúng ta không thể tin tưởng tuyệt đối vào kết quả này mà quy kết bệnh nhân đang mắc bệnh đó là không đúng chính xác. Mặt khác, trong thư mặc dù bạn mô tả rất chi tiết về bệnh lý và nghề nghiệp nhưng không cho chúng tôi biết về các chất dị nguyên hoặc yếu tó lạ mà bạn tiếp xúc trong thời gian gần đây, chẳng hạn mỹ phẩm, phấn hoa, xi măng, vôi vữa do xây nhà hoặc sau một đợt dọn dẹp nhà cửa phát sinh rất nhiều con mạt nhà gây dị ứng cho bạn. Do vậy, giờ đây sau khi đã dùng các nhóm thuốc đặc hiệu điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo rổi mà vẫn còn ngứa, sưng môi, miêng và mặt thì chúng tôi khuyên bạn nên đi kiểm tra thêm một bilan các chất dị nguyên hay gặp tại Việt Nam, hoặc kiểm tra thêm các các tác nhân khác nữa như nấm, các loại ký sinh trùng khác, hoặc vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn gây nên bệnh lý dạ dày tá tràng, có thể gây viêm loét và ung thư hóa dạ dày ruột mà một số nghiên cứu gần đây đã ghi nhận và xác định rất rõ, và giờ đây nó lại là một trong những tác nhân dẫn đến mày đay và gây ngứa trên nhiều bệnh nhân khác nhau. Các xét nghiệm này bạn có thể làm tại Nha Trang hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, chúc bạn sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị khỏi triệu chứng khó chịu này.
  

Huỳnh Văn V. 45 tuổi, TP. Pleiku, 0914…..

Hỏi: Xin hỏi các thầy cô, bác sĩ ở Viện Sốt rét Ký sinh trùng Quy Nhơn, từ rất lâu tôi có thói quen cho cả gia đình dùng thuốc vitamine như để phòng một số bệnh thông thường và cốt để giúp nâng cao sức khỏe các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, dùng thuốc là vậy nhưng không biết uống chúng vào lúc nào là phù hợp và tốt nhất. Kính xin quý bác sĩ cho biết, xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Quả thật, đây là một câu hỏi đầy thú vị vì không riêng gia đình bạn mà chúng tôi cũng rất hay gặp nhiều người hay dùng thuốc vitamine như món ăn bài thuốc thường ngày, điều này không phải lúc nào cũng tốt, vì nếu quá lượng dùng thuốc vitamine sẽ dẫn đến bệnhlý thừa vitamine và nếu thiếu cũng gây nên các triệu chứng bất lợi không tốt cho cơ thể của chúng ta. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp đầy đủ qua một bài viết của một đồng nghiệp đã từng phúc đáp cho một độc giả trước đây. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn như sau:
 

Cơ thể của bạn hoạt động phù hợp với từng thời điểm trong ngày, tùy thuộc vào công việc và thói quen của bạn, vì vậy bổ sung vitamin hợp lý chính là cách giúp bạn hấp thu vi chất tốt nhất, đồng thời nâng cao hiệu năng hoạt động của cơ thể. Ai cũng biết là một ngày hoạt động bình thường của chúng ta sẽ có 3 bữa ăn, các thời điểm nghỉ ngơi là buổi tối, ban đêm và một buổi nghỉ ngắn giữa trưa. Khoảng thời gian buổi sáng bao giờ cũng dồi dào sinh khí và sức mạnh trong khi cuối buổi đi làm về thì là lúc cơ thể mệt mỏi uể oải… Vậy chúng ta sẽ uống vitamin vào lúc nào để phù hợp với cơ thể?

Canxi

Canxi rất quan trọng đối với hệ cơ xương của cơ thể, vì vậy bổ sung canxi và thực phẩm giàu canxi hết sức quan trọng, nhất là đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên bổ sung canxi vào buổi tối trước khi đi ngủ, đó là thời điểm cơ thể hấp thụ tốt nhất lượng canxi này và không những vậy nó còn giúp bạn ngủ ngon giấc hơn đấy. Trường hợp uống canxi viên nén sẽ khó hấp thụ nhất, vì vậy bạn nên chia làm 2 lần sáng-tối để canxi hấp thụ tốt hơn. Một thói quen tốt đó là hãy uống một cốc sữa/sữa chua trước khi đi ngủ, cơ thể bạn sẽ “phản ứng” tốt hơn đấy, nếu bạn có con nhỏ thì hãy tạo cho bé thói quen đó nhé.

Magiê

Magiê cần thiết cho hệ cơ của cơ thể và ngăn ngừa các nguy hiểm đến từ các bệnh tim mạch, đái đường, huyết áp cao hay loãng xương… Magiê có nhiều trong chất diệp lục, vì vậy rau xanh chính là nguồn bổ sung magiê tốt cho bạn. Magiê và Canxi được coi là “Cặp đôi hoàn hảo” khi chúng hỗ trợ hấp thụ lẫn nhau, vì vậy khi bổ sung Magiê hãy nhớ tới Canxi nhé.
 

Vitamin và bữa ăn

Không phải vô lý khi mà các bác sĩ, chuyên gia y học luôn khuyên bạn nên uống vitamin cùng với bữa ăn, đó là bởi vì thức ăn sẽ góp phần giúp cơ thể hấp thụ vitamin tốt hơn.

-Các vitamin A, D, E và K là những vitamin được hấp thụ tốt trong chất béo, vì vậy nếu bạn đang sử dụng những vitamin/thực phẩm chứa các vitamin nói trên thì đừng quên bữa ăn giàu chất béo nhé.

-Nhóm vitamin B dễ bị hòa tan trong nước và không được lưu giữ lại trong cơ thể. Vì vậy khi sử dụng các vitamin này bạn nên uống đủ nước để duy trì vitamin lâu hơn. Nhóm vitamin này cũng cần phải bổ sung hàng ngày để giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.

-Vitamin C chỉ tồn tại trong máu vài giờ đồng hồ, vì vậy cách tốt nhất để bổ sung vitamin C là không nên sử dụng toàn bộ liều uống vào 1 thời điểm/bữa ăn mà nên chia nhỏ làm 3 lần tương ứng với 3 bữa trong ngày. Ngoài ra vitamin C có tính chất kích thích cao, do vậy nên tránh sử dụng trước khi đi ngủ bởi nó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

-Chất xơ rất phù hợp với bữa sáng của bạn, vì vậy các món ăn ngũ cốc, rau vào buổi sáng chính là sự lựa chọn tốt cho dạ dày và ruột của bạn. Tuy nhiên chất xơ khiến cho vitamin khó hấp thụ vào cơ thể bởi nó tạo thành một lớp chắn ở niêm mạc dạ dày, vì vậy tốt nhất không nên uống vitamin trước khi ăn chất xơ. Đặc biệt là chất sắt cực kỳ khó hấp thụ đối với chất xơ.

-Probiotics, những vi khuẩn tích cực giúp ích cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể, hiện đang rất phổ biến trong nhiều sản phẩm. Nếu bạn bổ sung Probiotics cho cơ thể, hãy kết hợp với bữa ăn của bạn, có thể trước bữa ăn khoảng 20 phút hoặc trong/sau bữa ăn sẽ giúp hấp thu có hiệu quả nhất.

Mẹo nhỏ khi sử dụng vitamin

Sẽ rất khó cho bạn nếu bạn phải cố gắng ghi nhớ uống vitamin này vào lúc này, vitamin kia vào lúc khác, nhất là khi bạn đang cần bổ sung nhiều loại vitamin khác nhau. Có một số cách đơn giản giúp bạn có thể nhớ và sử dụng vitamin hiệu quả:

-Hãy đặt thời gian biểu đối với mỗi loại vitamin bạn uống hàng ngày, có thể sử dụng lịch nhắc trong điện thoại của bạn chẳng hạn.

-Hãy để hộp thuốc gần những nơi bạn có thể thấy trong bữa ăn, như vậy bạn sẽ không quên uống thuốc trước, trong hoặc sau bữa ăn.

-Đừng quên rằng vitamin không chỉ là thuốc mà còn có trong thức ăn, có thói quen xây dựng những thực đơn giàu dinh dưỡng và hợp lý chính là cách lâu dài và tốt nhất cho cả gia đình.

-Trẻ em rất cần vitamin cho sự phát triển và trí tuệ. Hãy theo dõi bé để có thể giúp bé bổ sung vitamin thật tốt nhé.

Hy vọng với các thông tin trên bạn đã có nhiều thông tin về vitamine cũng như cách sử dụng hợp lý nhất cho mọi người trong gia đình.

Văn Phu,…..MS 1309358, Đà Nẵng

Hỏi: Xin chào bác sĩ Huỳnh Hồng Quang, Ngày 26/11/2013 em có khám tại bệnh viện và may mắn được

gặp Bác khám cho em, với chuẩn đoán bệnh ngứa toàn thân, hội chứng ấu trùng di chuyển và Demodex, em

được Bác sĩ kê thuốc điều trị trong vòng 20 ngày như sau:

1./  Helmzole 400mg: 28 viên          sáng: 1 viên và tối: 1 viên

2./  Qaderlo 5mg: 40 viên                sáng: 1 viên và tối: 1 viên

3./  Liverplant 140/60mg: 40 viên     sáng: 1 viên và tối: 1 viên

4./  Tavitmax:     40 viên                 sáng: 1 viên và tối: 1 viên.

5./ ngoài uống thuốc: lấy lá xông cảm xông

Sau 20 ngày uống hết thuốc và xông thì hiện tại tình trạng bệnh của em đã hết 80% rồi. Em ăn uống được nhiều hơn. Nhưng trên 2 bàn tay lật úp, giữa ngón trỏ và ngón cái vẫn còn ngứa và 2 cánh tay vẫn còn ngứa. Mong BS Hồng Quang tư vấn giúp em. Cảm ơn BS nhiều. Em xin lỗi vì gởi email cho Bác sĩ vì em thấy Bác sĩ rất nhiều bệnh nhân trong giờ khám nên em ngại sợ làm phiền Bác sĩ.

Trả lời: Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi với chúng tôi, với các triệu chứng của bạn và xem lại hồ sơ triệu chứng của bạn trên máy tính, chúng tôi cho biết bạn bị nhiễm ấu trùng di chuyển kèm theo con Demodex nên chỉ nên uống thuốc toa như vậy là đủ bao phủ diệt các ấu trùng, tuy nhiên, hiện nại vẫn còn ngứa, bạn có thể mua thêm thuốc chống ngứa ở quầy thuốc tầy gần nhà bạn nhất và tiếp tục rửa tay với nước trà xanh (không bỏ muối) tại các vùng còn bị ngứa là đủ, chứ không nên dùng thêm toa thuốc nữa bạn ạ, vừa tốn tiền mà lại vừa gây độc cho cơ thể không cần thiết bạn nhé.

Thân chúc bạn khỏe!
 

Trần Trung T,…0982 314….trungtin72@...

Hỏi: Xin chào các bác sĩ, cho tôi biết nguyên nhân và triệu chứng cũng như cách chữa trị dứt điểm viêm dây thần kinh liên sườn vì tôi thường xuyên bị viêm dây thần kinh này và đi điều trị cả đông y và tây y đều không khỏi hẳn. Xin nhận được phúc đáp từ các bác sĩ!

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn đã giúp chúng tôi cập nhật thêm một số thông tin khác cũng liên quan đến chuyên sâu về thần kinh liên sườn mà những tiến bộ y học gần đây ghi nhận được. Chúng tôi xin tổng hợp các bài viết từ các đồng nghiệp chuyên về điều trị từ đông y đến tây y để bạn tiện tham khảo nhé: Đau thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần phát hiện sớm triệu chứng các bệnh là nguyên nhân gây ra đau thần kinh liên sườn để có hướng xử trí. Tuy nhiên, cũng có khi không tìm thấy nguyên nhân bệnh, gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát. Về mặt giải phẫu, dây thần kinh liên sườn (TKLS) xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: (i) Nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng và (ii) Nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực à đây chính là dây thần kinh liên sườn.

Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch, thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì liên quan của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Trong châm cứu, để tránh châm trúng thần kinh và mạch máu, những huyệt ở kẽ gian sườn, thường được châm ở bờ trên của xương sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
 

Về nguyên nhân:

Do thoái hóa cột sống:

Thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.

Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống:

Thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ dày. Ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng như hội chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...). Có thể thấy biến dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng...

Do bệnh lý tủy sống:

Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.

Do chấn thương cột sống:phải có yếu tố chấn thương.

Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên. Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dây thần kinh liên sườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm các bệnh lý cột sống, tủy sống.

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn:

Hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.

Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát:

Một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét nghiệm cho kết quả bình thường.

-  Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.

Có thể chia thành hai thể:

Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Không tìm thấy nguyên nhân gây ra bệnh, do lạnh, hoặc do vận động sai tư thế hay quá tầm, da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương.

Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát: do bệnh lý tổn thương ở đốt sống (thoái hóa cột sống, lao cột sống hoặc ung thư cột sống, do bệnh lý tổn thương tủy sống  u rễ thần kinh, u ngoại tủy); do chấn thương cột sống (gây nên gãy cột sống, trật cột sống… chèn ép lên dây thần kinh gây đau); do nhiễm trùng (cúm, lao, thấp khớp mà thường gặp nhất là bị nhiễm vi-rút  Herpes Simplex gây nên bệnh Zona thần kinh, mà dân gian thường gọi là bệnh giời leo).

Nguyên nhân khác:  đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì, viêm đa dây thần kinh…

Biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân có thể biểu hiện

Căn bệnh này thường được dân gian mô tả bằng các từ "đau ngực", "tức ngực", "đau mạng sườn". Đây là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực (xương ức) lan theo "mạng sườn" ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi thầy thuốc khám thăm dò...Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn (cúm, lao, thấp khớp), các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) hay tổn thương ở đốt sống lưng (lao, ung thư nguyên phát hay di căn, thoái hóa, u tủy).

Nhiều trường hợp bệnh nhân đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Nhiều trường hợp đau do zona liên sườn (virus tấn công vào dây thần kinh). Biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức. Bệnh nhân cần chú ý không để vỡ mụn nước vì sẽ làm dải ban đỏ-mụn nước lan rộng, gây chèn ép nhiều nơi.

Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, do đó cần phải theo một trình tự chẩn đoán: [Phát hiện sớm chứng đau của bệnh tim, phổi và bệnh nhiễm khuẩn +Theo dõi kỹ, kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng + Đối với zona liên sườn, nên cho người bệnh bôi acyclovir (vacrax) mỗi ngày 2-3 lần vào dải mụn nước. Để xử lý chung cho chứng đau, có thể dùng các thuốc giảm đau, nếu cần cho thêm một ít thuốc an thần].
 

Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát:

-Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước.

-Đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi.

-Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.

-Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương.

-Các xét nghiệm cho kết quả bình thường.

Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát:

-Đau do zona liên sườn: Là thể hay gặp nhất, biểu hiện ban đầu là đau ngực 3-4 ngày, thường thấy một bên và có cảm giác bỏng rát ở người trẻ, đau nhiều ở người già;

-Người bệnh cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau hạch nách, dừng lại ở giữa, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Mụn nước dịch trong và màu hơi tím, sau 2-3 ngày hóa mủ, đóng vảy khô và bong sau 10 ngày. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức

Về điều trị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát:

Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau.
 

Nếu là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát có thể tham khảo phác đồ sau:

+ Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac... Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng hiệu quả kém, có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu... Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày.

  + Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin. Bản chất là các thuốc chống co giật, nhưng được phát hiện có tác dụng giảm đau trong các trường hợp có tổn thương dây, rễ thần kinh. Vì có tác dụng lên thần kinh trung ương nên trong một số trường hợp bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng sau uống thuốc. Thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể dùng kéo dài vài tháng.

+ Thuốc giãn cơ vân: myonal, mydocalm... chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Nên dùng liều thấp, sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng.

- Phong bế cạnh sống (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện)

Điều trị đau thần kinh liên sườn do zona.

    + Giai đoạn cấp:

-  Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không được sử dụng các thuốc mỡ bôi lên vùng tổn thương.

- Thuốc kháng virut: acyclovir viên 0,2g dùng 5 - 7 ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

- Thuốc kháng histamin: có tác dụng giảm phù nề tại vùng tổn thương. Tuy nhiên cũng có tác dụng an thần nhẹ, nên chỉ dùng vào buổi trưa và tối. Thận trọng dùng đối với người điều khiển phương tiện giao thông.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

-   An thần: dùng khi đau nhiều gây mất ngủ, thường dùng các thuốc an thần nhẹ như rotunda, rotundin...

   + Giai đoạn di chứng:

-  Thuốc điều trị đau thần kinh: nhóm gabapentin.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

-   An thần.

Tóm lại, việc chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát không quá khó nhưng để tìm ra nguyên nhân gây đau thứ phát phải cần được khám bệnh tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân thực thể về cột sống, tủy sống và các bệnh lý khác. Phòng bệnh, bệnh nhân cần khám, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn. Tránh vận động sai tư thế hoặc quá mạnh. Chú ý  phòng tránhtai nạn lao động và sinh hoạt.

Trần Tú Huyên, 46 tuổi Pleiku, Gia Lai, huyen2124@gmail.....

Hỏi: Kính chào các bác, cháu có người nhà vừa vị viêm tụy cấp (theo chẩn đoán của các bác sĩ ở BVĐK tỉnh), cháu không biết bệnh có nguy hiểm lám không, sao thấy người nhà cháu đau lắm, biểu hiện bệnh như thế nào và có cách nào phòng bệnh không? Cho cháu biết sớm, cháu chân thành cảm ơn!
 

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin đầy đủ về một bệnh lý tiêu hóa hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của một đồng nghiệp đăng trên trang ĐIÊUTRI cho biết: Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp tính của tuyến tụy, có thể thay đỗi từ viêm tụy phù nề cho đến viêm tụy hoại tử cấp tụy, trong đó mức độ hoại tử liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Thuật ngữ xuất huyết ít có ý nghĩa trên lâm sàng bởi vì một lượng xuất huyết kẽ ít nhiều có thể thấy trong viêm tụy cấp cũng như trong các rối loạn khác như chấn thương tụy hay u tụy và cũng như trong suy tim sung huyết nặng. Về bệnh nguyên: có thể do nguyên nhân sỏi, do rượu gây viêm tụy cấp và viêm tụy mạn, sau phẫu thuật bụng sau nội soi và chụp đường mật tụy ngược dòng, chấn thương vùng bụng, biến dưỡng, nhiễm trùng: quai bị, viêm gan siêu vi, giun đũa, do thuốc, loét dạ dày tá tràng thủng dính vào tụy, túi thừa tá tràng, ống tụy chia đôi, Cơ chế bệnh sinh có thể do nhiều giả thuyết:

Thuyết tắc nghẽn và trào ngược

Do sỏi, giun, u đã làm khởi phát viêm tụy cấp. Sự tắc nghẽn này thường kèm theo sự trào ngược dịch tụy đã được hoạt hóa, có thể kèm theo dịch mật là những yếu tố gây hoạt hóa men tụy.

Thay đổi tính thấm của ống tụy

Bình thường niêm mạc ống tụy không cho thấm qua các phân tử > 3000Da, sự gia tăng tính thấm xảy ra khi có acide acetyl salicilic, histamin, Calcium và Prostaglandin E2. Khi đó hàng rào biểu mô có thể thấm qua các phân tử từ 20.000 - 25.000 Da. Điều này cho phép thoát các phospholipase A, Trypsin và elastase vào mô kẽ tụy để gây ra viêm tụy cấp.

Thuyết tự tiêu

Thuyết này cho rằng các men như trypsinogen, chymotrypsinogen, proélastase và phospholipase A2 được hoạt hóa ngay trong tụy gây ra viêm tụy cấp.

Thuyết oxy hóa quá mức

Theo thuyết này, viêm tụy cấp được khởi phát là do sự sản xuất quá mức các gốc oxy hóa tự do và các peroxyde được hoạt hóa do sự cảm ứng men của hệ thống microsom P450.

Về lâm sàng, có biểu hiện:

+ Đau bụng (thường khởi phát đột ngột với cơn đau bụng cấp, đau có thể thây đổi từ nhẹ đến rất nặng, đau thường xuyên và có cơn trội hẳn lên trong viêm tụy cấp do giun, khởi đầu là đau cơn kiểu giun chui ống mật);

+ Nôn: cũng là triệu chứng thường gặp (70-80%).

+ Bụng chướng (do liệt dạ dày và ruột cũng thường gặp);

+ Hội chứng nhiễm trùng: trong trường hợp do giun và sỏi, có thể xảy ra ngày đầu hay ngày thứ hai còn trong viêm tụy cấp do rượu nhiễm trùng thường đến muộn sau 5-7 ngày do bội nhiễm. Trong thể nặng xuất huyết hoại tử các triệu chứng toàn thân nặng nề với hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, bụng chướng và đau lan rộng có thể có dấu bụng ngoại khoa. Ngoài ra còn có dấu xuất huyết nội hay các mảng bầm tím ở quanh rốn hay vùng hông (dấu Cullen và Turner).
 

+ Vàng da: có thể là do nguyên nhân của giun hay sỏi hay trong trường hợp đâu tụy bị viêm hay phù nề chèn ép lên đường dẫn mật.

Về chẩn đoán gồm có:

Chẩn đoán xác định

Cần nghĩ đến viêm tụy khi bệnh nhân có cơn đau bụng cấp vùng thượng vị và hạ sườn trái kèm nôn nhiều, toàn thân có hội chứng nhiễm trùng, bụng chướng nhiều, khám các điểm đau tụy rõ phối hợp với amylase máu hay niệu > 3 lần bình thường hay hệ số thanh lọc > 5. Siêu âm hay chụp cắt lớp tỷ trọng có hình ảnh viêm tụy cấp.

Chẩn đoán phân biệt

- Thủng tạng rỗng: đặc biệt là thủng ổ loét dạ dày tá tràng, cần dựa vào tiền sử loét với cơn đau kiểu dao đâm, khám có dấu hiệu bụng ngoại khoa và mất vùng đục trước gan, chụp phim bụng không chuẩn bị có liềm hơi dưới cơ hoành. Ở đây, amylase máu không cao, chỉ tăng 2 - 3 lần bình thường.

- Viêm đường mật túi mật cấp: cần dựa vào tiền sử sỏi đường mật, cơn đau quặn gan khám thấy các triệu chứng về gan mật với gan lớn, túi mật lớn và đau, vàng da vàng mắt, siêu âm giúp phát hiện túi mật lớn thành dày.

- Tắc ruột, lồng ruột cấp

- Nhồi máu cơ tim: thường gặp người già có tiền sử cơn đau thắt ngực, khám các điểm tụy không đau. Gián biệt dựa vào amylase máu và điện tâm đồ và các men CPK, CPK-MB và Troponin máu gia tăng.

Về mức độ nguy hiểm, có các biến chứng:

- Tại chỗ:

+ Áp xe tụy: nhiễm trùng nặng, sốt cao 39 - 400C kéo dài trên 1 tuần, vùng tụy rất đau, khám có mảng gồ lên rất đau, xác định bằng siêu âm hay chụp cắt lớp tỷ trọng.

+ Nang giả tụy: vào tuần thứ 2 - 3, khám vùng tụy có khối ấn căng và tức, amylase còn cao 2 - 3 lần, siêu ân có khối echo trống, chụp cắt lớp tỷ trọng có dấu hiệu tương tự.

+ Báng do thủng hay vỡ ống tụy hay nang giả tụy vào ổ bụng trong trường hợp viêm tụy cấp xuất huyết do hoại tử mạch máu làm xuất huyết trong ổ bụng.

- Toàn thân:

+ Phổi: Có tràn dịch nhất là đáy phổi trái, xẹp phổi hay viêm đáy phổi trái biến chứng nặng nề nhất là hội chứng suy hô hấp ở người lớn.

+ Tim mạch: Giảm huyết áp hay sốc mà nguyên nhân do phối hợp nhiều yếu tố nhiễm trùng nhiễm độc, xuất huyết và thoát dịch.

+ Máu: Có thể gây ra hội chứng đông máu nội mạch (CIVD) như trong trường hợp viêm ruột xuất huyết hoại tử.

+ Tiêu hóa: Viêm loét dạ dày tá tràng cấp, như là một biến chứng Stress do đau hay nhiễm trùng, nhiễm độc và thường biểu hiện dưới dạng xuất huyết. Thuyên tắc tĩnh mạch cửa.

+ Thận: Thiểu hay vô niệu do suy thận chức năng do giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử thận và thượng thận là một biến chứng ít gặp do viêm lan từ tụy. Viêm tắc tĩnh mạch và động mạch thận là biến chứng nằm trong bệnh cảnh chung của viêm tắc mạch.

+ Biến chứng chuyển hóa: Tăng đường máu hay hạ calci máu.

Về điều trị: điều trị viêm tuỵ cấp mang tính chất của điều trị cấp cứu nội ngoại khoa kết hợp với hồi sức cấp cứu; ngoài biện pháp điều trị chung trong viêm tụy cấp cần chú ý đến điều trị theo nguyên nhân và điều trị biến chứng, như trong viêm tuỵ cấp do giun cần xử dụng ngay thuốc liệt giun và kháng sinh, trong viêm tuỵ cấp do sỏi cần kết hợp điều trị loại trừ sỏi.
 

Điều trị viêm tuỵ cấp thể thường

Nguyên tắc điều trị: Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù (85-90%), điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa và bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày. Các biện pháp thông thường là: (i) Giúp tụy nghỉ ngơi làm giảm đau và giảm tiết bằng nhịn ăn uống, hút dịch vị; (ii) Bù nước và điện giải: Trong viêm tụy cấp do bệnh nhân không ăn uống được, sốt, nôn và hiện tượng thoát dịch nên bệnh nhân thường thiếu nước. Trong trường hợp nặng do hiện tượng tiết dịch viêm và tăng tính thấm thành mạch nên cần chuyền dịch keo hoặc có trọng lượng phân tử cao ; (iii) Nuôi dưỡng bằng đường ngoài miệng cho đến khi các triệu chứng đau giảm nhiều mới bắt đầu cho ăn dần, bắt đầu là nước đường, rồi hồ đường rồi cháo để giảm sự tiết dịch tụy; (iv) Các thuốc ức chế choline ít hiệu quả trong việc ức chế tiết dịch tụy mà còn gây chướng bụng và che lấp dấu bụng ngoại khoa; (iv) Các thuốc giảm đau thật sự chỉ dùng khi biện pháp nhịn và hút dịch không làm giảm đau, nhưng không dùng morphin vì có nguy cơ làm co thắt cơ oddi, có thể dùng dolargan hoặc viscéralgine; (v) Kháng sinh: Trong viêm tụy cấp do rượu chỉ được dùng để chống bội nhiễm nên thường được dùng chậm. Trái lại trong viêm tụy cấp do giun, nhiễm trùng rất sớm, nên cần xử dụng kháng sinh ngay từ đầu thường là kháng sinh bằng đường tiêm như: ampicillin, gentamycin. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng cần phối hợp céphalosporin và quinolone; nếu nhiễm trùng nặng và kéo dài, cần xử dụng kháng sinh chống kị khí như nhóm Imidazole, beta lactamin hoặc nhóm macrolide chống kị khí (clindamycine, dalacine).

Trong viêm tụy cấp do giun đũa, giun chui vào đường mật tụy nhất là giai đoạn sớm khi giun còn sống và mới chui một phần vào đường mật tụy, thì việc xử dụng thuốc liệt giun có tác dụng nhanh tỏ ra rất có hiệu quả, đây được xem là điều trị nguyên nhân giúp làm giảm đau và làm lui bệnh rất nhanh.

Trong viêm tụy cấp do sỏi: Hiện nay có thể xử dụng phương pháp nội soi và chụp đường mật ngược dòng giúp chẩn đoán, đồng thời xẻ cơ vòng oddi và kéo hoặc tán sỏi.

Trong viêm tụy cấp xuất huyết hoại tử: Thường kèm choáng do đó cần điều trị tích cực bằng bù dịch và điện giải. Nếu albumin máu giảm nhiều < 60g/l cần truyền dung dịch có áp lực keo như albumin, plasmagen hoặc dung dịch có trọng lượng phân tử cao như Rhéodex; nếu có xuất huyết (HCgiảm > 1 triệu hoặc Hct giảm > 10%) thì cần truyền máu. Ngoài ra cần dùng các thuốc vận mạch như dopamin hoặc Dobutamin (Dobutrex).

Áp dụng thực tế

- Nhịn đói: Thường là 2 - 3 ngày cho đến khi giảm đau nhiều thì bắt đầu cho ăn dần từng ít một bằng nước đường sau đó chuyển dần sang ăn cháo, lúc đầu là cháo đường lỏng sau đặc dần, cần theo dõi dấu hiệu đau bụng.

- Hút dịch vị: Bằng đặt sonde dạ dày hút dịch vị liên tục, có thể lưu sonde.

- Truyền dịch: Thông thường 2 - 3 lít/ngày bằng ringer lactate hoặc bằng clorua natri và glucose đẳng trương.

Trong trường hợp viêm tụy cấp do giun thì cần cho thuốc liệt giun sớm bằng lévamisole viên 50mg hoặc 150mg, liều 150mg uống hoặc nghiền nhỏ bơm qua sonde; palmoat de pyrantel, viên 125mg liều 10mg/kg, Mébendazole viên 200mg, liều 600mg hoăc albendazole viên 200ng hoặc 400mg liều 400mg. Đồng thời sử dụng kháng sinh sớm như ampicilline tiêm bắp liều 2g/ngày và gentamycine, liều 3-5mg/kg/ngày.

Điều trị viêm tuỵ cấp thể xuất tiết

Cần tích cực hút dạ dày và bù nước và điện giải đầy đủ, thường thời gian hút dịch dạ dày kéo dài 5 - 7 ngày, khi rút sonde phải theo dõi kỹ tình trạng đau thượng vị, lượng dịch bù cao hơn vì ở đây tình trạng mất nước, điện giải và prrotein thường cao hơn do sốt, nôn nhiều, liệt ruột nặng hơn và nhất là dịch xuất tiết nhiều trong ổ bụng, thường dịch bù hàng ngày có thể lên đến 3 - 4 lít, chú ý cho thêm dịch có trọng lượng phân tử cao hoặc albumin; đồng thời tăng cường kháng sinh chủ yếu là phối hợp gentamycine liều như trên kết hợp với céphalosporine như Cefotaxime, ceftriazole hoặc cefuroxime liều 3g/ngày hoặc quinolone như ofloxacine 400mg/ngày, ciprofloxacine liều 1000mg/ ngày truyền tĩnh mạch hoặc kháng sinh chống kị khí như Metronidazole liều 1.000mg/ngày chuyền tỉnh mạch trong vòng 1 giờ.
 

Điều trị viêm tuỵ cấp nặng

Viêm tuỵ cấp nặng là thuật ngữ để mô tả thể viêm tụy cấp xuất huyết hoại tử. Tuy nhiên ngoài yếu tố xuất huyết hoại tử, còn có vấn đề xuất tiết quá nhiều dịch trong ổ bụng qua cơ chế dòng dịch viêm hiện nay (coulée inflamatoire), cũng như hiện tượng nhiễm trùng nhiễm độc gây áp xe hóa tụy cũng là yếu tố gây viêm tụy cấp nặng. Đây là một bệnh cảnh cấp cứu nội ngoại khoa rất nặng, tỉ lệ tử vong có thể đến 80%.

Điều tri nội khoa:

Trước tiên phải đặt bệnh nhân trong 1 đơn vị hồi sức cấp cứu nội ngoại khoa. Đặt 1 cathéter Swan ganz đủ lớn để có thể giúp tiếp dịch.

Nuôi dưỡng bệnh nhân: Điều quan trọng là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giàu năng lượng. Bất luận diễn tiến của viêm tụy cấp nặng như thế nào cũng cần cung cấp năng lượng tối ưu với 60 calo/Kg trọng lượng, trung bình 3.000- 3.500 calo/ngày chủ yếu là glucide và lipide. Ban đầu là cho ăn bằng đường đặt catéther dưới đòn. Ngay khi giảm đau nhiều và không có triệu chứng tắt ruột thì chuyển qua ăn bằng đường tiêu hóa bằng cách đặt sonde dạ dày mũi có 2 nòng: nòng ngắn đặt trước môn vị, nòng dài đặt 30 - 40 cm trong đoạn đầu của hổng tràng.

Điều chỉnh nước điện giải và thăng bằng kiềm toan: Bằng cách truyền các dung dịch đường, muối (điện giải) và albumin. Điều quan trọng là phải duy trì huyết động ở mức bình thường, độ hòa loãng của máu thích hợp để giúp trao đổi qua mao mạch dễ dàng để tránh tắc mạch do độ nhờn máu tăng. Lượng dịch chuyền cần dựa vào mạch và huyết áp, Hct, điện giải đồ và nhất là áp lực tĩnh mạch trung tâm. Thông thường là 3 - 4 lít/ngày, trong một số trường hợp nặng có thể truyền đến 10L trong 48 giờ đầu.

Tốt nhất là truyền Ringer lactate. Nếu không có thì chuyền 1/2 đường và 1/2 muối đẳng trương. Cứ 1 lít dịch cho 1 đơn vị albumin huyết thanh người (12, 5 g).

Nếu hồng cầu giảm > 1 triệu hoặc Hct giảm > 10% cần truyền máu tươi hoặc hồng cầu Khối.

Điều trị suy thận:

Trong giai đoạn đầu thường là suy thận chức năng, về sau là thực thể do tổn thương ống thận. Ngăn ngừa ngay từ đầu bằng cách điều chỉnh tốt huyết động. Trong trường hợp suy thận cấp cần sử dụng Manitol 20% truyền nhanh hoặc lasix để làm test bài niệu, có lúc cần dùng Lasix liều cao 0,5 - 1g/24 giờ. Nếu thất bại cần chạy thận nhân tạo, nhưng trong những trường hợp này tiên lượng thường rất nặng.

Hút dạ dày liên tục:

Đây là một biện pháp rất hữu hiệu gíúp giảm tiết dịch vị, dịch tụy, giảm chướng hơi dạ dày; giúp tụy được nghỉ ngơi cho nên có tác dụng làm giảm đau rất tốt. Đây cũng là một phương tiện giúp theo dõi chảy máu dạ dày.

Điều trị tràn dịch màng phổi và suy hô hấp cấp:

Nếu tràn dịch màng phổi nhiều cần dẫn lưu. Suy hô hấp cấp cần hổ trợ bằng thở máy, điều chỉnh dưới sự theo dõi khí máu.

Chống choáng:

Nếu các biện pháp tích cực trên đã thực hiện đầy đủ nhưng tình trạng choáng vẫn xảy ra thì cần sử dụng đến các thuốc vận mạch và nâng huyết áp như: Dopamin ống 200mg có thể cho liều trung bình 10μg/Kg/ phút. Dobutamin có nhiều ưu điểm hơn dopamin, liều 5μg/kg/ph. Adrénalin và thậm chí cả Noradrénalin.

Thuốc giảm đau:

Chỉ sử dụng khi hút dạ dày không làm giảm đau, có lúc đau quá làm bệnh nhân không chịu nổi có thể gây choáng do đau; vì vậy cần chống đau cho bệnh nhân bằng Dolargan 100mg, 2 - 3 ống/ngày hoặc Meperidin 100mg tiêm bắp

Điều chú ý là không dùng Morphin vì có thể gây co thắt cơ vòng Oddi. Có thể dụng xylocaine 2%, liều 0, 5 - 1 g hòa trong 500ml dung dịch glucose truyền tĩnh mạch hoặc phong bế quanh tụy.
 

Các thuốc ức chế men tuỵ:

Thực tế cho thấy các thuốc ức chế men tụy như Traxylol, Zymogen hoặc chất ức chế yếu tố Kunitz (Inhibiteur de Kunitz) đều không có hiệu quả. Thuốc ức chế protease như apotinin, Gabexate chỉ có hiệu quả khi dùng rất sớm, nhất là để dự phòng. Hiện nay người ta sử dụng Somatostatine như Sandostatine, Octriotide liều 200 - 400μg/ng tiêm dưới da hoặc bơm mạch và sau đó truyền mạch bằng bơm điện, đã tỏ ra có hiệu quả trong việc ức chế tiết men tụy nhưng cần cho sớm.

Thuốc kháng đông:

Về mặt lý thuyết có vẻ hợp lý trong bối cảnh viêm nhiễm quá nặng nề có nguy cơ gây ra hội chứng CIVD. Nhưng trong thực tế trong những trường hơp này xuất huyết tụy không nên sử dụng được thuốc kháng đông.

Thuốc ức chế gốc oxyde tự do:

Theo cơ chế hiện nay trong viêm tụy cấp và vai trò của các gốc Oxy hóa tự do và các Peroxydes. H. Sanfey đã sử dụng Superoxide dimutase để ức chế các chất gốc này nhưng cho đến nay cho thấy chưa có hiệu quả mấy trên lâm sàng.

Kháng sinh:

Viêm tụy cấp do giun và sỏi thường xảy ra và rất sớm, chủ yếu là Gr (-) đường ruột nhất làE. Coli nên cần cho ngay kháng sinh từ đầu. Trong viêm tụy cấp nặng cần phối hợp Aminoglucozide như Gentamycine 160mg/ngày với céphalosporine như cefotaxime 3g/ngày, hoặc ceftriazone 2g/ngày. Hoặc phối hợp giữa cephalosporine với quinolone như ciprofloxacine 1g/ngày, hoặc ofloxacine 400mg/ngày bằng đường tiêm tĩnh mạch.

Nếu nhiễm trùng kéo dài hoặc nghi ngờ có bội nhiễm kị khí thì phối hợp thêm métronidazole truyền tĩnh mạch 1g/ngày. Liệu trình thường là 10- 15ngày tùy theo loại vi trùng, mức độ tổn thương và diễn tiến của bệnh.

Trong viêm tụy cấp do rượu, nhiễm trùng thường chậm nên khi nhiễm trùng thường là rất nặng nên cũng cần phối hợp và phổ khuẩn rộng như đã nêu trên.

Kháng tiết acid HCL mạnh: Có thể dùng để ngăn ngừa do stress đồng thời cũng để ức chế tiết dịch vị và dịch tụy. Ranitidine 150-300mg hoặc Famotidine 20-40mg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, omeprazol 40mg/ng hoặc patoprazol 40mg/ng để duy trì pH dịch vị > 4.

Rửa phúc mạc:

Kết hợp với các biện pháp điều trị nội khoa nói trên, rửa phúc mạc giúp loại bỏ các chất độc và vi trùng. Áp dụng vào giai đoạn đầu của viêm tụy cấp hoại tử, nó giúp làm giảm đau và giảmchoáng, cải thiện tình trạng suy hô hấp, giúp giảm amylase và lipase trong máu và trong nước tiểu, làm tăng calci máu. Cải thiện rối loạn nước và điện giải và cân bằng kiềm toan. Trong một số trường hợp có lợi cho những rối loạn ngoài tụy. Trong một nghiên cứu của Fagniez cho thấy nó giúp giảm được tỉ lệ bệnh suất và tử suất trong viêm tụy cấp nặng. Nhưng các biến chứng thứ phát như nhiễm trùng huyết, áp xe tụy thì không thay đổi mấy.

Chọc hút dưới sự hướng dẩn của siêu âm hoặc CT: Được dùng để điều trị ổ áp xe hoặc các nang giả tụy. Dưới sự hướng dẩn của siêu âm và CT xác định được ổ hoại tử, đưa kim vào chọc hút để loại bỏ mủ, vi trùng và các chất độc gây ra do viêm nhiễm trùng và hoại tử.

Điều trị ngoại khoa:

Trong trường hợp không có sỏi: Chỉ định phẫu thuật tùy thuộc vào kết quả của điều trị hồi sức và nội khoa. Trong trường hợp hồi sức không cải thiện hoặc chỉ thoáng qua rồi lại nặng. Mục đích là lấy bỏ mô tụy bị hoại tử, cầm máu và dẩn lưu. Có thể đi bằng đường bên, đường sau, hay đường trước xuyên qua phúc mạc. Trong trường hợp có sỏi hoặc giun: Nếu viêm tụy cấp do giun trong giai đoạn sớm một vài ngày đầu thì có thể cho thuốc liệt giun tác dụng nhanh như lévamísole hoặc Pyrantel, Albendazole. Nếu thất bại có thể kéo giun qua đường nội soi hoặc phẫu thuật. Nếu do sỏi nhất là khi sỏi có kích thước > 0, 5mm và kẹt vào cơ vòng Oddi thì lấy sỏi qua đường nội soi kết hợp với việc xẻ cơ vòng Oddi, rồi kéo sỏi bằng Dormia hoặc bằng Ballon hoặc tán sỏi bằng máy cơ học rồi kéo sỏi bằng các phương tiện trên. Kết hợp với phẫu thuật cầm máu loại bỏ mô hoại tử hoặc ổ mủ. Có thể thực hiện mổ sớm 24 - 48 giờ đầu. Trong trường hợp có choáng cần nâng huyết áp trước khi mổ.

Hy vọng với phần phúc đáp đầy đủ ở trên sẽ làm bạn hài lòng!

Lê Thanh P. 56 tuổi, Cư Mgar, Đắc Lắc, 0905…..

Hỏi: Xin chào Ban biên tập trang website của Bệnh viện Sót rét Quy Nhơn, cho phép tôi hỏi bệnh viêm da atopy là gì mà vừa qua cháu tôi đi khám bệnh tại Viện có chẩn đoán là viêm da atopy chứ không phải mắc giun sán. Vậy viêm da atopy là bệnh như thế nào, chữa trị ra sao khỏi sớm. Mong quý bác cho biết để gia đình yên tâm.

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn, đây là một vấn đề gần đây khá nhiều độc giả quan tâm và khi đi khám cho mình và cho người thân cứ mong phát hiện ra một bệnh giun sán nào đó để chữa trị, song khi cho xét nghiệm tổng thể một số loại giun sán thường gặp ở người thì không phải, mà được các các bác sĩ chẩn đoán là Viêm da cơ địa/ viêm da atopy, đưa ra lời giải thích nhiều hơn là điều tị dứt điểm. Nhân đây, chúng tôi xin trình bày cho bạn cũng như một số độc giả khác về bệnh lý này. Bệnh viêm da tạng dị ứng (Atopic eczema hay Atopic dermatitis) là một hình thức của chàm/ eczema, một phản ứng hay tình trạng viêm, tái phát nhiều lần, không lây và ngứa, rối laonj bề mặt da. Có một số tác giả cho nhiều tên gọi khác nhau là "prurigo Besnier," "neurodermitis," "endogenous eczema," "flexural eczema," "infantile eczema," "prurigo diathésique". Da của bệnh nhân bị viêm da dị ứng cơ địa này có phản ứng bất thường và dễ kích ứng ngứa với các chất kích thích, thực phẩm và dị nguyên môi trường, dẫn đến trầy xước,đỏ da và dễ bong ra từng mảnh. Đôi khi gọi là ngứa mà đỏ da là như vậy vì tình trạng ngứa đến trước khi đỏ da và trầy xước trên vùng da bị ngứa có thể dẫn đến ban đỏ da. Nó cũng làm dễ hướng đến nhiễm trùng bề mặt da do vi khuẩn. Da trên vùng bề mặt thường có cong queo uốn khúc trên các khớp (chẳng hạn mặt trong của khớp khủy và hối) là hay bị ảnh hưởng nhất ở người bệnh. Viêm da atopy là tình trạng viêm da hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Đây không phải là bệnh nhiễm khuẩn, không lây lan sang người khác. Lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm da atopy, hay gặp nhất là trẻ em. Trong điều trị bệnh này, việc giảm ngứa là quan trọng nhất. Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vảy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính, da dày thâm, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Khô da, ban đỏ - ngứa là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen. Vị trí hay gặp: mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang mạn tính, vùng da bệnh trở nên dày hơn và sẫm màu. Tổn thương có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể. Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi lại có một vùng da hay gặp nhất định, ví dụ ở trẻ em thường thấy ở mặt, cổ; còn thanh thiếu niên là ở vùng gấp của khuỷu tay, mặt sau đầu gối.

Về mặt chẩn đoán: các khuyến cáo sau đây áp dụng để thực hiệncho các bệnh nhân nghi viêm da cơ đại (Atopic dermatitis)

-Hiện không có loại chỉ điểm hóa chất nào ứng dụng vào chẩn đoán;

-Các xét nghiệm trong la bô hiếm khi cần thiết; một vết phết da vùng nhiễm trùng đôi khi cần;

-Test dị ứng và thử nghiệm RAS (radioallergosorbent testing) có ít giá trị;

-Đếm tiểu cầu với các trường hợp giảm tiểu cầu và thử nghiệm loại trừ các tình trạng suy giảm miễn dịch khác có thể giúp ích phần nào;

-Cạo để loại trừ bệnh lý nấm thân đôi khi giúp loại trừ nguyên nhân;

-Sinh thiết da chỉ ra tình trạng viêm cấp, bán cấp hay mạn tính mà không cần thử nghiệm gì đặc biệt;
 

Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có thể do yếu tố di truyền, chất dị ứng, tính bất dụng nạp với các chất histamine (histamine intolerance). Về di truyền có thể có tính chất di truyền và yếu tố gia đình. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh). Ngoài ra, còn có các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ... Ngoại độc tố của tụ cầu vàng đóng vai trò kháng nguyên kích thích hoạt hóa T lymphô và đại thực bào. Dị ứng nguyên nội sinh trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T lymphô đáp ứng viêm. Thức ăn: Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ và các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên - đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Để xác định rõ nguyên nhân viêm da trên tạng diwj ứng, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho thực hiện một xét nghiệm trên da của người bệnh. Đây là một xét nghiệm hết sức an toàn, không đau và rất có giá trị trong việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng. Hiện chưa có thuốc nào điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này, các liệu pháp điều trị được khuyên bởi các nhà da liễu và thầy thuốc đa khoa và nên thận trọng trong giải quyết ca bệnh. Nếu không điều trị, bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.

Một số liệu pháp đưa ra có thể gồm:

-Liệu pháp Corticosteroids;

-Thuốc ức chế miễn dịch (Immunosuppressants);

-Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy) ;

-Kem làm mềm da (Emollient creams);

-Liệu pháp tia cực tím (UV light therapy);

Về mặt điều trị, quan trọng nhất là giảm ngứa cho bệnh nhân. Các bác sĩ có thể kê một trong các loại thuốc kháng histamin không gây ngủ để giảm ngứa. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất kích thích mạnh như các chất tẩy rửa, các hóa chất công nghiệp khác...Các thuốc chứa corticoid bôi tại chỗ cũng giúp làm giảm triệu chứng rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh các tai biến. Đối với người bệnh, khi bị ngứa, tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng.Ðồng thời bôi kem dưỡng ẩm là rất cần thiết, vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên. Đối với trẻ em, bậc phụ huynh cần tắm nhanh, rửa kỹ những nơi bẩn, tránh dùng nhiều xà phòng; tránh kỳ cọ nhiều làm da khô thêm. Vào mùa đông, tránh dùng nước quá nóng làm khô da. Đặc biệt chú ý, vào mùa đông, người bệnh không nên dùng điều hòa nhiệt độ, máy sưởi (ít hơi nước) sẽ làm khô da gây ngứa. Khi mắc bệnh viêm da atopy, cần mặc quần áo rộng, thoáng mát, bằng vải cotton để không ra mồ hôi nhiều, không cọ xát nhiều vào người gây ngứa. Tránh mặc đồ len bó sát người làm da khó chịu. Một số biện pháp có thể làm giảm sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng làm trầm trọng bệnh. Đối với trẻ bị mắc bệnh, nếu thấy bé không hợp với sữa bò, nên cho bé bú sữa mẹ. Khi mắc bệnh, cần tránh phơi nhiễm, tiếp xúc đối với các chất gây dị ứng như lông, phân chó mèo, gián, cây trồng trong nhà, bụi, mạt gà... là nguyên nhân gây dị ứng thường gặp trong nhà. Tránh dùng các hóa chất xịt cho thơm nhà, các thuốc xịt ruồi muỗi, một số sơn mới, gỗ mới cũng tỏa ra những chất hóa học làm người bệnh khó chịu.

Một số thông tin cần tham khảo thêm

1.Williams, Hywel (2009). Evidence-Based Dermatology. John Wiley & Sons. p. 128. ISBN 9781444300178.

2.De Benedetto, A; Agnihothri, R; McGirt, LY; Bankova, LG; Beck, LA (2009). "Atopic dermatitis: a disease caused by innate immune defects?". The Journal of investigative dermatology 129 (1): 14–30.

3.Abels, C; Proksch, E (2006). "Therapy of atopic dermatitis". Der Hautarzt; Zeitschrift fur Dermatologie, Venerologie, und verwandte Gebiete 57 (8): 711–725.

4.A.D.A.M. Editorial Board (2012-11-20). "Atopic dermatitis". PubMed Health. Retrieved 14 March 2013

5."Atopic dermatitis (eczema)". Archived from the original o­n 3 June 2010.

6."Atopic Dermatitis – Symptoms, Diagnosis". Archived from the original o­n 19 June 2010. Retrieved June 16, 2010.

7."Factors that worsen atopic dermatitis". Archived from the original o­n 3 June 2010. Retrieved June 16, 2010.

8."Infantile eczema". Archived from the original o­n 3 June 2010.

9."Dermatitis Atopic Eczema". Archived from the original o­n 7 June 2010.

10."Signs and Symptoms". Archived from the original o­n 19 June 2010. Article at the Mayo Clinic

11.Palmer, C.N., Irvine, A.D., Terron-Kwiatkowski, A. et al. Common loss-of-function variants of the epidermal barrier protein filaggrin are a major predisposing factor for atopic dermatitis. Nat. Genet. 2006 Apr. 38(4): 441-6.

12.Pelucchi, C.; Galeone, C.; Bach, JF.; La Vecchia, C.; Chatenoud, L. (Sep 2013). "Pet exposure and risk of atopic dermatitis at the pediatric age: a meta-analysis of birth cohort studies.". J Allergy Clin Immunol 132 (3): 616–622.e7.

13.Jasek, W, ed. (2007). Austria-Codex (in German) (62 ed.). Vienna. pp. 2720, 6770. ISBN 978-3-85200-181-4. "Elidel Creme; Protopic Salbe"

14.Wooltorton, E. (2005). "Eczema drugs tacrolimus (Protopic) and pimecrolimus (Elidel): cancer concerns". Canadian Medical Association Journal 172 (9): 1179–1180.

15.Food and Drug Administration (2005). "Safety information o­n Protopic (tacrolimus), Elidel (pimecrolimus)".

16.Bae, JM; Choi, YY; Park, CO; Chung, KY; Lee, KH (2013 Jul). "Efficacy of allergen-specific immunotherapy for atopic dermatitis: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.". The Journal of allergy and clinical immunology 132 (1): 110–7.

17.Varothai, S (2013). "Moisturizers for patients with atopic dermatitis.". Asian Pac J Allergy Immunol.

18.Tintle S, Shemer A, Suárez-Fariñas M, Fujita H, Gilleaudeau P, Sullivan-Whalen M, Johnson-Huang L, Chiricozzi A, Cardinale I, Duan S, Bowcock A, Krueger JG, Guttman-Yassky E. Reversal of atopic dermatitis with narrow-band UVB phototherapy and biomarkers for therapeutic response. J Allergy Clin Immunol. 2011 Sep;128(3):583-93.e1-4. Epub 2011

19.Beattie, P.E.; Finlan, L.E.; Kernohan, N.M.; Thomson, G.; Hupp, T.R.; Ibbotson, S.H. (2005). "The effect of ultraviolet (UV) A1, UVB and solar-simulated radiation o­n p53 activation and p21Waf1/Cip1". British Journal of Dermatology 152 (5): 1001–1008.

20.Meduri, N. Bhavani; Vandergriff, Travis; Rasmussen, Heather; Jacobe, Heidi (2007). "Phototherapy in the management of atopic dermatitis: a systematic review". Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine 23 (4): 106–112.

21.Jans, J.; Garinis, G. A.; Schul, W.; Van Oudenaren, A.; Moorhouse, M.; Smid, M.; Sert, Y.-G.; Van Der Velde, A.; Rijksen, Y. et al. (2006). "Differential Role of Basal Keratinocytes in UV-Induced Immunosuppression and Skin Cancer". Molecular and Cellular Biology 26 (22): 8515–8526.

22.Saito, Hirohisa (2005). "Much Atopy about the Skin: Genome-Wide Molecular Analysis of Atopic Eczema". International Archives of Allergy and Immunology 137 (4): 319–325.

23."How common is atopic dermatitis?". Archived from the original o­n 22 June 2010.

 

Ngày 07/01/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích