Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 9 8 3
Số người đang truy cập
3 7 5
 
muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sinh học của ký sinh trùng sốt rét.
Trả lời câu hỏi bạn đọc về vật chủ của các ký sinh trùng gây bệnh

Hỏi:

Bạn Bùi Thị Nghĩa, giáo viên sinh học ở Quảng Bình hỏi: Trong các bệnh ký sinh trùng, tôi thường nghe nói đến thuật ngữ “vật chủ” do ký sinh trùng ký sinh để phát triển và gây bệnh. Vậy khái niệm về vật chủ và các thuật ngữ khác có liên quan hiểu như thế nào cho đúng? Kính nhờ bác sĩ giúp đỡ giải thích cho biết, xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Vật chủ là những sinh vật mà ở đó ký sinh trùng ký sinh, sinh sản và phát triển để hoàn thành vòng đời sinh học của chúng. Có những loại ký sinh trùng ký sinh ở cả vật chủ chính và vật chủ phụ, có loại ký sinh trùng chỉ ký sinh ở một vật chủ và ngoại cảnh, có loại ký sinh trùng ký sinh qua hai vật chủ phụ và cũng có loại ký sinh trùng ký sinh trên sinh vật vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ. Vì vậy, cần hiểu rõ các thuật ngữ vật chủ chính, vật chủ phụ và cũng nên phân biệt với một số thuật ngữ khác như sinh vật dự trữ mầm bệnh, trung gian truyền bệnh, người lành mang ký sinh trùng...

- Vật chủ chính: là vật chủ mà ở đó ký sinh trùng sinh sản theo phương thức hữu tính hoặc ký sinh trùng sống ở giai đoạn trưởng thành. Ví dụ: muỗi Anopheles là vật chủ chính của ký sinh trùng sốt rét, người là vật chủ chính của giun chỉ bạch huyết, các loại sán lá gan nhỏ...

 

muỗi Anopheles là vật chủ chính của ký sinh trùng sốt rét 

- Vật chủ phụ: còn gọi là vật chủ trung gian, là vật chủ mà ở đó ký sinh trùng sinh sản theo phương thức vô tính hoặc nếu không sinh sản thì ở dưới dạng ấu trùng chưa trưởng thành.

Một loại ký sinh trùng có thể có một hoặc hai vật chủ phụ. Ví dụ: người là vật chủ phụ của ký sinh trùng sốt rét, muỗi là vật chủ phụ của giun chỉ bạch huyết; ốc là vật chủ phụ thứ nhất và cá là vật chủ phụ thứ hai của các loại sán lá gan nhỏ.

Tuy nhiên, có những loại ký sinh trùng chỉ có một vật chủ duy nhất để hoàn thành sự phát triển vòng đời của chúng nhưng cần có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. Ví dụ: giun đũa, giun tóc...

Cũng có loại ký sinh trùng phát triển ở cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng trên cùng một cơ thể của vật chủ. Ví dụ: lợn vừa là vật chủ chính, vừa là vật chủ phụ của loại giun xoắn Trichinella spiralis...

 

 người là vật chủ phụ của ký sinh trùng sốt rét

- Vật dự trữ mầm bệnh: thường gọi là reservoir, là sinh vật dự trữ mầm bệnh ký sinh trùng của người. Ví dụ: mèo, chó... là sinh vật dự trữ mầm bệnh của sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis...

- Trung gian truyền bệnh: thường gọi là vector, là sinh vật mang ký sinh trùng và truyền ký sinh trùng từ người này sang người khác. Cần phân biệt thuật ngữ vật chủ trung gian (vật chủ phụ) với sinh vật trung gian truyền bệnh qua các khái niệm:

Trung gian truyền bệnh sinh học, còn được gọi là vật chủ trung gian khi ký sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể trung gian truyền bệnh. Ví dụ: muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sinh học của ký sinh trùng sốt rét.

Trung gian truyền bệnh cơ học, còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh khi ký sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể của trung gian truyền bệnh. Ví dụ: ruồi nhà là trung gian truyền bệnh cơ học của ký sinh trùng Entamoeba histolytica truyền bệnh lỵ a míp.

 

ruồi nhà là trung gian truyền bệnh cơ học của
ký sinh trùng Entamoeba histolytica truyền bệnh lỵ a míp.
 

- Người lành mang ký sinh trùng: thường gọi là porter, là người có mang ký sinh trùng trong cơ thể nhưng không có biểu hiện bệnh lý lâm sàng. Ví dụ: người mang bào nang lỵ a míp Entamoeba histolytica, người mang ký sinh trùng sốt rét nhưng không có biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt rét; trường hợp này còn được gọi là người mang ký sinh trùng lạnh.

Kính chúc bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong công tác giảng dạy môn sinh học của sự nghiệp giáo dục học sinh tại tỉnh Quảng Bình.

Ngày 05/01/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích