Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 9 1 1 9
Số người đang truy cập
9
 
Tuổi thọ trung bình gia tăng trên toàn cầu vì số người chết do các bệnh chủ yếu giảm

Ngày 17/12/2014. -Tuổi thọ trung bình gia tăng trên toàn cầu vì số người chết do các bệnh chủ yếu giảm (Life expectancy increases globally as death toll falls from major diseases). Đó là nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet ngày 18/12/2014 được tiến hành bởi một tập đoàn quốc tế của với 700 nhà khoa học dẫn đầu bởi Viện đánh giá và đo lường sức khỏe (Institute for Health Metrics and Evaluation_IHME) tại Đại học Washington.

Theo một tạp chí công bố mới và lần đầu tiên về dữ liệu nguyên nhân gây tử vong đặc biệt tại 188 quốc gia thì con người trên thế giới đang sống lâu hơn so với hai thập kỷ trước đây vì tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm và các bệnh tim mạch giảm. Các nguyên nhân gây tử vong khác nhau theo từng quốc gia nhưng ở cấp độ toàn cầu thì các rối loạn do sử dụng ma túy và bệnh thận mãn tính chiếm một số tỷ lệ phần trăm lớn nhất làm gia tăng tửvong sớm kể từ năm 1990, tỷ lệ tử vong do một số loại ung thư như ung thư tuyến tụy và ung thư thận cũng tăng lên, đồng thời các nước đã có những bước tiến lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh như sởi và tiêu chảy với mức giảm tương ứng là 83% và 51% trong giai đoạn 1990-2013. Trên toàn cầu, 3 tình trạng bệnh lý-bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease_COPD) đã lấy đi mạng sống nhiều nhất trong năm 2013 chiếm gần 32% tất cả các trường hợp tử vong.

 

            So với các nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu trước đây (Global Burden of Disease_GBD), các nhà nghiên cứu đến từ hơn 100 quốc gia kết hợp nhiều dữ liệu ở cấp quốc gia cũng như các dữ liệu bổ sung về các bệnh lý cụ thể. Họ cũng kiểm tra xem liệu các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước có thu nhập thấp hơn có phải đang bắt đầu phản ánh nguyên nhân gây tử vong ở các nước có thu nhập cao hơn hay không, những gì họ tìm thấy là ngay cả với những cải tiến lớn trong tuổi thọ ở các nước có thu nhập thấp thì những thách thức về y tế phải đối mặt của các quốc gia như Bolivia, Nepal và Niger là khác xa với những thách thức phải đối mặt với các nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Các thách thức y tế của nhiều quốc gia thu nhập trung bình như Trung Quốc hay Brazil cũng gần hơn với những thách thức của Mỹ. Độ tuổi tử vong trung bình đã tăng từ 46,7 trong năn 1990 lên 59,3 vào năm 2013 là kết quả của sự suy giảm khả năng sinh sản và một sự thay đổi về nhân khẩu học trong dân số thế giới đến tuổi già hơn, một phần là do tăng trưởng dân số toàn cầu nên số ca tử vong ở cả hai giới cho mọi lứa tuổi cộng lại tăng từ 47.5 triệu lên 54.9 triệu. Số người chết vì một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tim tăng lên khi dân số gia tăng nhưng giảm tỷ lệ tử vong đặc biệt theo tuổi cho những bệnh lý này là một dấu hiệu của sự tiến bộ, tỷ lệ tử vong do hầu hết các bệnh ung thư bao gồm ung thư vú (breast cancer), ung thư cổ tử cung (cervical cancer) và ung thư ruột kết (colon cancer) đã giảm, nhưng ngược lại là đúng đối với bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư thận và ung thư hạch không Hodgkin (non-Hodgkin lymphoma).

"Con người ngày nay ít có khả năng chết hơn so với cha mẹ của họ vì một số bệnh lý nhưng có rất nhiều người ở độ tuổi lớn hơn trên thế giới", Tiến sĩ Christopher Murray- giám đôc IHME nói: "Đây là một xu hướng đáng khích lệ khi con người sống lâu hơn, chúng ta chỉ cần đảm bảo rằng chúng ta đang thực hiện các quyết định chính sách y tế ngay ngày hôm nay để chuẩn bị cho những thách thức về sức khỏe và các chi phí liên quan sắp tới". Tuổi thọ trên toàn cầu cho cả hai giới tăng từ 65,3 tuổi vào năm 1990 lên 71,5 tuổi vào năm 2013 và phụ nữ có bước tăng nhẹ hơn so với nam giới. Tuổi thọ của nữ tăng 6,6 tuổi và tuổi thọ nam giới tăng 5,8 tuổi, nếu xu hướng nhìn thấy trong 23 năm qua giữ nguyên, thì đến năm 2030 tuổi thọ của nữ giới trên toàn cầu sẽ là 85,3 tuổi và tuổi thọ của nam giới sẽ là 78,1 tuổi.

Sự bất cân xứng vẫn còn ở các nhóm tuổi và các nước, trong tất cả các nhóm tuổi ngoại trừ 80 tuổi trở lên, tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới, đàn ông tuổi từ 30-39 và trên 80 cho thấy có một sự giảm nhỏ nhất về tỷ lệ tử vong.Khoảng cách về giới trong tỷ lệ tử vong cho người lớn trong độ tuổi 20 và 44 được mở rộng và HIV/AIDS, bạo lực giữa các cá nhân, chấn thương đường bộ và tỷ lệ tử vong bà mẹ nằm trong số những tình trạng quan trọng chịu trách nhiệm. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, rối loạn ở trẻ sơ sinh, và bệnh sốt rét vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Với quy mô dân số của Ấn Độ nói riêng và các dự báo cho biết rằng nó có thể sớm trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, xu hướng tỷ lệ tử vong ở đó có ý nghĩa toàn cầu.

Trong năm 2013, Ấn Độ chiếm 19% hay 10,2 triệu số ca tử vong trên thế giới. Đất nước này đã có những bước tiến lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và cả người lớn kể từ năm 1990, tỷ lệ tử vong giảm bình quân hàng năm là 3,7% mỗi năm cho trẻ em và 1,3% mỗi năm cho người lớn. Giữa năm 1990 và 2013, tuổi thọ trung bình tăng từ 57,3 tuổi đến 64,2 tuổi đối với nam và từ 58,2 tuổi đến 68,5 tuổi đối với nữ. "Điều đáng khích lệ là người lớn và trẻ em ở Ấn Độ đang sống lâu hơn và sống khỏe mạnh hơn", Tiến sĩ Jeemon Panniyammakal của Quỹ Y tế công cộng của Ấn Độ và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "nhưng ảnh hưởng ngày càng tăng của Ấn Độ về y tế toàn cầu có nghĩa là chúng ta phải làm nhiều hơn để giải quyết các căn bệnh giết người quá sớm".

Trong các phần khác của thế giới, tuổi thọ đạt được ở tiểu vùng Sahara châu Phi chủ yếu là do giảm tử vong do tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và các rối loạn ở trẻ sơ sinh. Giảm bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, chấn thương do giao thông, và các tình trạng bệnh lý về đường hô hấp mãn tính đã dẫn đến sự tăng tuổi thọ ở các vùng có thu nhập cao. Một loạt các nguyên nhân góp phần làm giảm tuổi thọ trên toàn cầu như bệnh tiểu đường, các rối loạn nội tiết khác và bệnh thận mãn tính làm giảm tuổi thọ trên nhiều khu vực bao gồm cả Trung Mỹ Latin; rối loạn tâm thần đã có một tác động tiêu cực ở nhiều vùng, đặc biệt là Bắc Mỹ; thương tích có chủ ý làm giảm tuổi thọ ở Nam Á, các quốc gia có thu nhập cao của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và phía nam vùng cận Saharan châu Phi. Ở Đông Âu và Trung Á, xơ gan lấy đi một số về tuổi thọ. HIV/AIDS là nguyên nhân chính gây tử vong ở miền Nam vùng cận Saharan châu Phi và đến một mức độ nhỏ hơn ở Tây và Đông vùng cận Saharan châu Phi. "Gần một thập kỷ sau khi HIV/AIDS trên toàn cầu đạt đỉnh, điều này vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trong hơn một chục quốc gia ở vùng cận Saharan châu Phi", Tiến sĩ Andre Kengne, của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi và một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Khi có ít người trẻ chết do các bệnh ở trẻ em thì chúng ta phải làm nhiều hơn để đảm bảo rằng HIV/AIDS không trở thành một mối đe dọa cho con người ở mọi lứa tuổi".

Khi nhìn vào các nguyên nhân gây tử vong khác, tiến bộ được nhìn thấy là tỷ lệ tử vong thấp hơn mặc dù ngày càng có nhiều trường hợp tử vong. Một số tăng lớn nhất về tử vong sớm kể từ năm 1990 đã được nhìn thấy cho bệnh tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh tim cao huyết áp, bệnh thận mãn tính và bệnh Alzheimer nhưng đối với nhiều rối loạn, trong đó có bệnh ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin, bệnh thấp tim, bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa và tâm thần phân liệt thì tỷ lệ tử vong đã giảm hơn một phần ba kể từ năm 1990. Tỷ lệ tử vong đối với một số bệnh ung thư đã giảm (phổi: 9%, vú: 18%, và bệnh bạch cầu: 20%), tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo tuổi trên toàn cầu cũng đã giảm hơn một phần năm cho bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong toàn cầu tăng lên đáng kể với một số ít bệnh giữa năm 1990 và 2013.

Các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu và số ca tử vong (Leading causes of death globally, with the number of deaths)

Năm 2013

1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ (Ischemic heart disease): 8.139.900

2. Đột quỵ (Stroke): 6.446.900

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease): 2.931.200

4. Viêm phổi (Pneumonia): 2.652.600

5. Bệnh Alzheimer (Alzheimer's disease): 1.655.100

6. Ung thư phổi (Lung cancer): 1.639.600

7. Chấn thương do giao thông (Road injuries): 1.395.800

8. HIV/AIDS: 1.341.000

9. Bệnh tiểu đường (Diabetes): 1299400

10. Bệnh lao (Tuberculosis): 1.290.300

1990

1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ (Ischemic heart disease): 5,737,500

2. Đột quỵ (Stroke): 4,584,800

3. Viêm phổi (Pneumonia): 3,420,700

4. Bệnh tiêu chảy (Diarrheal diseases): 2,578,700

5. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease): 2,421,300

6. Bệnh lao (Tuberculosis): 1,786,100

7. Các biến chứng sinh non ở trẻ sơ sinh (Neonatal preterm birth complications): 1,570,500

8. Chấn thương do giao thông (Road injuries): 1,058,400

9. Ung thư phổi (Lung cancer): 1,050,000

10. Sốt rét (Malaria): 888,100

Ngày 24/12/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích