Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 4 5 5 6 0
Số người đang truy cập
1 2 0
 
Dòi trong mũi do đâu mà có ?

Vừa qua, bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên lấy ra trên 70 con dòi từ hốc mũi của một bệnh nhân nam 76 tuổi ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn với tình trạng mệt mỏi, đau đầu, suy kiệt, mũi bốc mùi khó chịu, sưng to. Trước đó người nhà bệnh nhân cũng lấy ra được 50 con dòi trước khi vào bệnh viện. Bước đầu bác sĩ xác định dòi lấy ra từ hốc mũi bệnh nhân là loại ấu trùng của ruồi. Vậy dòi do đâu mà có?

Đặc điểm của ruồi

Ruồi nhà thường phát tán bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng da và mắt. Loại ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng ăn thực phẩm của người và chất thải nên có thể phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau. Cùng với loại ruồi nhà, trong thiên nhiên còn có các loại ruồi khác đã thích nghi với đời sống ở những khu dân cư, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Tại vùng khí hậu ấm áp, loại ruồi rác Musca sorbens rất ưa thích sống gần người. Ruồi nhà được xác định có liên quan mật thiết với con người, được xem là vật phát tán bệnh nhiễm trùng da và mắt. Ngoài ra, loại ruồi thối Calliphoridae và một số loài ruồi khác cũng có khả năng truyền các bệnh phụ của bệnh truyền nhiễm đường ruột.
 

Ruồi phát triển qua 4 giai đoạn gồm trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy theo nhiệt độ môi trường sống cao hay thấp, từ giai đoạn trứng phát triển đến giai đoạn ruồi trưởng thành mất khoảng thời gian 6 đến 42 ngày. Ruồi nhà có đời sống dài khoảng 2 đến 3 tuần, tuy nhiên ở điều kiện mát mẻ hơn chúng có thể sống dai tới 3 tháng.

Ruồi trưởng thành thường đẻ trứng thành khối trên chất hữu cơ như phân, các loại rác rưởi. Trứng ruồi sau khi đẻ có thể nở thành dòi trong vòng vài giờ. Dòi non chui rúc lúc nhúc trong phân và rác rưởi, chúng cần khí oxygen trong không khí để thở, do đó chỉ sống được ở những nơi có đủ không khí. Khi gặp phân, các loại rác lỏng, nhão thì dòi chỉ có thể sống được ở bề mặt. Ngược lại khi gặp phân, các loại rác và chất thải khô hơn; chúng có thể chui xuống đáy khoảng vài cm.

Dòi của đa số các loại ruồi đều dài, mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần hay phát triển qua 3 giai đoạn. Thời gian phát triển của dòi trong thời kỳ dinh dưỡng ngắn nhất là 3 ngày nhưng có khi kéo dài tới vài tuần tùy thuộc vào loại ruồi, nhiệt độ môi trường và loại chất lượng thức ăn mà chúng ăn được. Sau khi hoàn thành thời kỳ dinh dưỡng, dòi di chuyển đến chỗ khô hơn, chui ẩn mình dưới đất hoặc môi trường phủ hợp có thể bảo vệ được chúng khi nở để hình thành nhộng.
  
 Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn và dòi được nở từ trứng (ảnh internet)

 

Nhộng của ruồi giống như bao nang được hình thành từ dòi, sau đó nhộng sẽ nở thành ruồi trưởng thành. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 2 đến 10 ngày, ở ngày cuối cùng ruồi non sẽ đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé rộng trên bề mặt bao nang và chui ra ngoài.

Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để làm khô và cứng cơ thể. Ruồi trưởng thành có màu xám, dài khoảng 6 đến 9mm, có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản. Trong điều kiện tự nhiên, một con ruồi cái hiếm khi đẻ trứng hơn 5 lần, mỗi lần hiếm khi đẻ nhiều hơn 120 đến 130 trứng.

 

Bệnh nhân có dòi trong hốc mũi được điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
(ảnh: Thu Hằng)
 

   

Thức ăn của ruồi

Cả ruồi đực và ruồi cái đều ăn tất cả các loại thức ăn của người, rác rưởi, chất thải của con người bao gồm mồ hôi, nước mũi, nước mắt, dịch chảy ra từ vết thương hở... và cả phân các động vật. Trong điều kiện tự nhiên, ruồi tìm kiếm rất nhiều loại thức ăn khác nhau. Do cấu tạo của phần phụ miệng hay miệng của ruồi là loại hút dẫn nên thức ăn của chúng phải là thể lỏng hoặc chất dịch được nhanh chóng hòa tan dưới tác dụng của dịch nước bọt. Nếu thức ăn là chất lỏng thì được hút lên, nếu thức ăn cứng hơn thì được làm lỏng bởi chất dịch của tuyến nước bọt và đều được phân hủy trước khi ruồi nuốt vào bụng để tiêu hóa.

Nước là chất thường ngày không thể thiếu được của loài ruồi và tất cả các con ruồi không thể sống được bình thường sau 48 giờ nếu như không hút nước. Các nguồn thức ăn thông thường khác của ruồi là sữa, đường, si-rô, máu, nước luộc thịt... và rất nhiều thứ thức ăn khá phong phú nữa ở các khu vực dân cư sinh sống. Tất cả những con ruồi trưởng thành đều cần phải ăn ít nhất từ 2 đến 3 lần trong một ngày.

Nơi ruồi đẻ trứng

Ruồi cái thường đẻ trứng vào những nơi có chất hữu cơ thối rữa, lên men hoặc mục nát có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Không giống như loại ruồi thối và nhặng, ruồi nhà ít khi đẻ trứng lên thịt hoặc các xác chết.

Phân động vật được xếp thành đống là một trong những nơi ruồi nhà đẻ trứng khá phổ biến. Phân thích hợp cho ruồi đẻ trứng thường phụ thuộc vào độ nhão, không quá lỏng; độ mịn, không quá cứng; độ tươi, trong vòng một tuần sau khi động vật thải ra.

Rác và chất thải từ việc chế biến thức ăn là yếu tố tạo thành nơi thuận lợi cho ruồi đẻ trứng bao gồm những chất thải khi chuẩn bị, nấu ăn tại nhà hoặc các nơi công cộng; kể cả ở những nơi chuyên chở, vận chuyển, kho hàng chứa thực phẩm, cửa hàng bán thức ăn, thậm chí ngay cả hoa quả, rau ở các chợ.

Phân bón hữu cơ được sử dụng như phân động vật, phân người, rác thải, bột cá... ở những cánh đồng được bón loại phân này có thể tạo môi trường thích hợp cho ruồi đẻ trứng.

Rác cống, bùn cống, chất thải nhão ở những cống rãnh, hầm chứa chất thải, hầm ngầm trong cống rãnh của gia đình, nơi bẩn thỉu... cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi đẻ trứng.

Ngoài ra rác cây cối chất thành đống, rác những đống cỏ bị cắt rời thối rữa, trộn thành đống phân bón và chất liệu thực vật mục nát khác được chất thành đống là điểm đẻ trứng khá thuận tiện cho các loài ruồi.

 
 

Bệnh nhân bị viêm nhiễm vách ngăn mũi, phù nề, có dòi bên trong mũi và những
con dòi được gắp ra từ mũi bệnh nhân.
Ảnh: Việt Hoa

Trường hợp bệnh nhân nam 76 tuổi ở Thanh Bình, Chợ Mới, Bắc Cạn có hơn 120 con dòi ký sinh ở trong hốc mũi đã nêu ở trên do ruồi trưởng thành bu bám vào mặt để ăn chất dịch tiết ra từ mũi và đẻ trứng vào hốc mũi. Do vấn đề vệ sinh không được chú ý nên trứng có điều kiện thuận lợi phát triển thành dòi; người bệnh cũng chủ quan, không quan tâm đến bệnh lý khi có triệu chứng bất thường đầu tiên, vì vậy phát hiện muộn khi trứng đã nở thành nhiều dòi. Trường hợp này hiếm gặp nhưng trên thực tế đã xảy ra.

Các loại bệnh do ruồi truyền thường do mầm bệnh nhiễm trực tiếp qua thức ăn, nước uống, không khí, bàn tay và sự tiếp xúc giữa người và người như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán. Tuy vậy trên lâm sàng cũng đã gặp một số trường hợp bệnh nhân bị bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng ở mắt... do ruồi bu bám để ăn nước mắt, chất dịch tiết ra từ mắt và lây lan mầm bệnh. Một số bệnh ngoài da khác như mụn cóc, viêm da cấp tính, nhiễm nấm và phong... cũng có thể do ruồi truyền khi chúng bám đậu trên da, nhất là da có vết thương hở để ăn chất dịch tiết và lây truyền mầm bệnh.

 

Ruồi có thể truyền bệnh giun mắt Thelazia
(ảnh internet)
 

“Ruồi bu, kiến đậu” là một thuật ngữ dùng để chỉ điều kiện vệ sinh sống thấp kém. Để ruồi bu bám vào mũi, vào mắt, vào miệng, vào da... và truyền một số bệnh trực tiếp qua tiếp xúc hiếm gặp nhưng đây là một vấn đề cần quan tâm tuyên truyền, vận động cộng đồng, đặc biệt là người dân ở những nơi còn có điều kiện vệ sinh thấp kém phải nâng cao ý thức vệ sinh trong việc phòng chống các bệnh do ruồi truyền.

Ngày 03/12/2012
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích