Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 20/05/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 7 0 0 1 3 6
Số người đang truy cập
2 2 1
 
Một số thông tin về ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cộng đồng

Hiện nay ở Việt Nam, ô nhiễm mội trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và kể cả các vùng nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, đô thí hóa mạnh mẽ đã dẫn đến các nguồn gây ô nhiễm không khí cũng gia tăng rất nhanh, gây biến đổi xấu về chất lượng môi trường không khí.

 

Khái niệm ô nhiễm không khí

Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm, bao gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như không đổi và có chứa một lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều kiện bình thường, không khí (chưa bị ô nhiễm) gồm các thành phần cơ bản: 78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium. Xenon, Hidro, Ozôn, hơi nước,...

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh

Sáu chất ô nhiễm quan trọng và chủ yếu trong không khí là: Cacbon oxít (CO), lưu huỳnh o xít(chủ yếu là SO2), Ni tơ o xít (chủ yếu là No2No), chì (Pb), ozon (O3) và bụi lơ lửng.

 

Giữ không khí trong lành- để một thành phố xanh - sạch - đẹp(ảnh sưu tầm)

Ngày 28 tháng 7 năm 2006, Bộ KH&CN nước ta đã ra quyết định ban hành Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh: TCVN 5937: 2005 và TCVN 5938: 2005.

Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937: 2005)

Thông số(mg/m3)

Trung bình 1 giờ

Trung bình 8 giờ

Trung bình 24 giờ

Trung bình năm

SO2

0,35

-

0,125

0,05

CO

30

10

-

-

NO2

0,12

-

-

0,04

O3

0,18

0,12

0,08

 

Bụi lơ lửng

0,30

-

0,2

0,14

Pb

-

-

0,0015

0,0005

Tiêu chuẩn cho phép nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải từ nguồn thải tĩnh:
            Năm 2005, Bộ KH&CN nước ta đã ra quyết định ban hành Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ: TCVN 5939: 2005 và Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ: TCVN 5940: 2005. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp được phân thành 2 đối tượng xí nghiệp/nhà máy đang hoạt động và xí nghiệp/nhà máy đầu tư xây mới.

Giới hạn tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ trong khí thải công nghiệp

TT

Thông số(mg/m3)

TCVN 5939: 2005

Nhà máy đanghoạt động

Nhà máy xây dựng mới

1

Bụi khói

400

200

2

Bụi chứa Silic

50

50

3

SO2

1.500

500

4

CO

1.000

1.000

5

NO2

1.000

850

Tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí:

Theo Probrajenki: Không khí sạch thì số vi sinh vật trong không khí không quá 1.000 khuẩn lạc trong 1 m3. Theo Zinoskova qui định như sau:

-Không khí tốt: Trong 1 đĩa hộp lồng để 10 phút có 5 khuẩn lạc vi sinh vật.

-Không khí vừa: Trong 1 đĩa hộp lồng để 10 phút có 20-25 khuẩn lạc vi sinh vật.

-Không khí xấu: Trong 1 đĩa hộp lồng để 10 phút có >25 khuẩn lạc vi sinh vật.

Theo Romanoxivi thì tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí như sau:

Tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí

TT

Loại không khí

Tổng số khuẩn lạc trong một đĩa hộp lồng

Vi khuẩn

Nấm mốc

1

Rất tốt

< 20 khuẩn lạc

0 bào tử

2

Tốt

20-50 khuẩn lạc

2 bào tử

3

Khá

50-70 khuẩn lạc

5 bào tử

4

Xấu

< 70 khuẩn lạc

> 5 bào tử

Các hoạt động gây ô nhiễm

Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng.
 

Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.

Sinh hoạt:Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi...
 

         Tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng

Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việc ngoài trời…

Các bệnh có tỷ lệ người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc

STT

Bệnh

Số người mắc
(tính trên 100.000 dân)

Tỷ lệ
(%0)

1

Các bệnh viêm phổi

415,09

4,16

2

Viêm họng và viêm Amidan cấp

309,40

3,09

3

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp

305,51

3,06

Nguồn: Niên giám thông kê Y tế, 2005 - Bộ Y tế

Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp của dân cư sống gần các khu công nghiệp (KCN) cao hơn nhiều so với vùng nông thôn. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính ở vùng đô thị, công nghiệp (khu Thượng Đình (Hà Nội) chiếm 14,6%) cao gấp 2,32 lần so với vùng nông thôn (khu Kim Bảng (Hà Nam) chiếm 6,3%) (Nguồn: Đề tài cấp Nhà nước-KYĐL-94-03). Tại Hải Phòng, nghiên cứu cho thấy tất cả các triệu chứng và bệnh tật liên quan đến đường hô hấp ở nơi bị ô nhiễm đều cao hơn nơi không bị ô nhiễm từ 1,91 đến 7,6 lần.

 
Tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... thường cao hơn ở các tỉnh/thành phố khác. Điều này cũng được phản ánh phần nào thông qua các số liệu đánh giá tình hình mắc bệnh về đường hô hấp tại các tỉnh, thành phố mà điển hình là bệnh lao.

Tỷ lệ mắc bệnh lao năm 2005 ở một số tỉnh/ thành phố

 
Nguồn: Niên giám thông kê Y tế, 2005; Bộ Y tế, 2006; Tổng cục Thống kê, 2007

Những người có thời gian sống tại thành phố lâu năm có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn nhiều so với những người sống tại đây dưới ba năm.

Năm 2006, các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em là thực trạng rất đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã cho thấy điều đó: Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp từ gần 2.800 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 3.800 trường hợp vào năm 2005; bệnh suyễn từ hơn 3.000 trường hợp năm 1996 tăng lên trên 11.000 trường hợp vào năm 2005; bệnh viêm tai giữa: từ chỉ 441 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 2.000 trường hợp năm 2005...

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), lượng bệnh nhi mắc các bệnh lý đường hô hấp (như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản...) đến khám cũng ngày càng gia tăng - chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại đây.

Trong một hội nghị mới đây về chuyên đề bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD, các nhà chuyên môn cũng đã đưa ra một số yếu tố, nguyên nhân gây nên bệnh COPD, trong đó có nguyên nhân là do ô nhiễm không khí, môi trường ngoài đường, các hạt từ khói xe ở các đô thị lớn.

 
Không khí ô nhiểm làm côn người dể phát sinh những bệnh tật

Những người có thời gian sống tại thành phố hơn 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn những người sống dưới 3 năm. Tại một số khu vực, so sánh giữa những hộ sống tại thành phố trên 10 năm và dưới 3 năm, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ mắc bệnh mãn tính về tai, mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da và bệnh về mắt. tương ứng là 72,6% và 43% mắc bệnh.

Một số nghiên cứu đã cho thấy, khi lưu thông trên đường bằng các phương tiện giao thông khác nhau, con người sẽ chịu tác động của chất gây ô nhiễm không khí khác nhau. Theo đó, người đi xe máy sẽ chịu tác động của ô nhiễm không khí nhiều nhất. 

Dự báo số trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khoẻ do ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Các tác động

Số trường hợp

2005

2010

2020

Chết

572

1.260

2.824

Viêm phổi mãn tính ở người lớn

987

2.174

4.872

Viêm phổi cấp tính ở trẻ em

8.890

19.580

43.889

Nhập viện vì đường hô hấp

233

513

1.150

Nhập viện vì tim mạch

204

450

1.008

Cấp cứu

9.617

21.181

47.479

Khó thở

18.478

260.942

584.916

Hạn chế các hoạt động trong ngày

1.563.910

3.444.434

7.720.888

Ngày có triệu chứng đường hô hấp

7.476.373

16.466.340

36.910.203

Nguồn: Sở TNMT&NĐ TP. Hà Nội, 2008

Thay cho lời kết

Ảnh hưởng của sự ô nhiễm không khí là không nhỏ và mang tính hệ thống. Bảo vệ môi trường nói chung và phòng chống ô nhiễm không khí nói riêng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi ngành, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự phối hợp nỗ lực của đa ngành, đa quốc gia và áp dụng nhiều chính sách, chiến lược, giải pháp đồng bộ cũng như sự hợp tác quốc tế một cách tích cực là một bước đi đúng hướng và mang tính khả thi. Ngoài ra phát triển bền vững, một quan điểm được Đảng khẳng định trong nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ IX cho Chiến lược môi trường quốc gia là yếu tố không thể thiếu trong cuộc chiến bảo vệ, cải thiện và làm trong sạch môi trường tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo chính

1.Duflo, E., Greenstone, M., and Hanna, R. (2008) “Indoor air pollution, health and economic well-being”. S.A.P.I.EN.S. 1 (1)

2.Le Thac Can, Do Hong Phan, Le Quy An –“Environmental Gorvernance in Vietnam in Regional Context” – www.pdf.wri.org/mekong_goverance_mreg_canphanan.pdf

3.Hoàng Dương Tùng – Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, Cục BVMT.

4.Lê Hữu Thọ - Tài liệu tự nghiên cứu môn sức khỏe môi trường, Trường Đại học Tây Nguyên.

5.Luật bảo vệ môi trường – Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

6.Phạm Ngọc Hỗ, Hoàng Xuân Cơ-Đánh giá tác động môi trường – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

7.Phan Như Thúc – Giáo trình Quản lý môi trường,Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

Ngày 12/06/2009
Hồ Đắc Thoàn
Cử nhân Y tế công cộng, DMM
(Tổng hợp)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích