Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 5 2 2 1
Số người đang truy cập
3 9 7
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động chuyên môn chung
Trên đương lên rẫy
Sốt rét-một bệnh không biên giới (Malaria-a diseases without borders) và vấn đề sốt rét ngoại nhập

 

 

Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 25 tháng 4 năm 2008 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng là “Sốt rét-một bệnh không biên giới” (Malaria-a diseases without borders). Như vậy, sốt rét ngoại nhập là vấn đề cần được quan tâm. Theo y văn quan niệm, ở những vùng sốt rét lưu hành nặng, muỗi truyền bệnh mang ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào máy bay khi máy bay đổ ở những vùng này và muỗi đốt truyền bệnh sốt rét cho hành khách được gọi là sốt rét ngoại nhập. Vấn đề sốt rét ngại lai với ký sinh trùng sốt rét do người bị nhiễm từ nơi khác xâm nhập vào nội địa và tạo nên sự lây truyền tại chỗ qua trung gian của muỗi truyền bệnh cũng cần được xem là sốt rét ngoại nhập. Nếu sốt rét là một bệnh không biên giới thì sốt rét ngoại nhập là vấn đềmà tất cả các quốc gia đều phải có trách nhiệm.

Trong thời gian qua, với các biện pháp can thiệp phòng, chống; tình hình sốt rét tại huyện vùng cao biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2007 toàn huyện có 256 bệnh nhân sốt rét, giảm 36,48% (256/403) so với năm 2006 và giảm 42,21% (256/443) so với năm 2005; nhiều năm liền không có tử vong, dịch sốt rét được chủ động khống chế. Mặc dù vậy nhưng tình hình sốt rét tại đây không ổn định do tình trạng đi rừng, ngủ rẫy, qua về biên giới Việt-Lào của một bộ phận người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Địa phương đang có nhiều nỗ lực cố gắng để duy trì thành quả đã đạt được, phát hiện kịp thời các biến động, khống chế sốt rét ngoại lai ở những nơi khác xâm nhập và chủ động ngăn chận sốt rét quay trở lại trên địa bàn.

Với cảnh giác tình hình bằng các vọng gác tiền tiêu của mạng lưới quân dân y kết hợp ở cơ sở tại các xã biên giới. Vào tháng 4/2008, ở bản Ka Vin, xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có một bộ phận người dân bản Ka Lô, huyện Ka Lừm, tỉnh Xê Kông, nước CHDCND Lào di dân ra khu vực biên giới. Người dân ở bản Ka Lô có 31 hộ với 159 nhân khẩu sinh sống ở bên khi dãy núi Trường Sơn, sinh hoạt bằng tập quán du canh, du cư nên đời sống không ổn định, kính tế gặp rất nhiều khó khăn. Đường sá giao thông đi lại từ trung tâm huyện Ka Lừm đến bản Ka Lô xa xôi, cách trở nên người dân bản ít được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các ban, ngành tại địa phương. Khi cửa khẩu S10-A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được mở ra nối liền với Tà Vàng, tỉnh Xê Kông-Lào hứa hẹn triển vọng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội tại đây cho nên người dân ở thôn Ka Lô đã di dân tự do đến địa điểm mới cách biên giới Lào-Việt khoảng 9 km. Để di dân từ bản cũ đến địa điểm mới, người dân ở bản Ka Lô phải vượt qua biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế bằng các con đường mòn nhỏ ở cột mốc biên giới S8, S9 và xin được tạm trú tại bản Ka Vin, xã A Đớt, huyện A Lưới trước khi tiếp tục di chuyển đến chổ định cư ở bản mới trên đất Lào. Do tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt-Lào và tình cảm quan hệ đồng tộc của đồng bào dân tộc thiểu số trên tuyến biên giới, một số người dân ở bản Ka Vin, xã A Đớt đã vượt qua biên giới Lào để giúp đỡ người dân ở bản Ka Lô gùi đồ đạt, vật dụng ... đến chỗ đất mới sẽ di dân đến định cư.

Đứng trước thực trạng tình hình dân di cư tự do của người Lào trên tuyến biên giới Việt-Lào có liên quan tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban Nhân dân tỉnh và huyện cũng như Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt đã triển khai ngay các phương án giám sát, giúp đỡ, hỗ trợ 31 hộ gia đình và 159 nhân khẩu di cư tự do này đến xây dựng kinh tế và đời sống ở vùng đất mới; đồng thời đã thông báo cho tỉnh Xê Kông, Lào biết tình hình để cùng phối hợp giải quyết vấn đề có liên quan đến hai tỉnh và hai nước. Bước đầu tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Xê Kông đã cùng nhau hỗ trợ tấm lợp nhà, lương thực, thực phẩm, dụng cụ sinh hoạt ... để người dân có điều kiện ổn định ngay cuộc sống trên vùng đất mới, tổ chức lao động sản xuất, chăn nuôi ... ở vùng đất màu mở với nhiều triển vọng tốt hơn. Để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân Lào di cư tự do ở tuyến biên giới, đồng thời chú ý đến vấn đề sốt rét ngoại nhập làm ảnh hưởng đến tình hình của xã A Đớt và huyện A Lưới; Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng, Ban Quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 92, Trung tâm Y tế huyện A Lưới đã chỉ đạo Trạm Y tế xã, thôn bản, quân y Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và bộ đội làm công tác vận động quần chúng tăng cường lực lượng giám sát, tổ chức khám bệnh, xét nghiệm máu, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét; những trường hợp nghi ngờ phải được điều trị phỏng đoán bằng thuốc sốt rét. Giải pháp này nhằm mục đích chủ động ngăn chận không cho sốt rét xâm nhập vào nội địa qua trung gian của muỗi truyền bệnh tại chỗ từ mầm bệnh ngoại nhập do sự biến động của vấn đề dân di cư tự do trên tuyến biên giới Việt-Lào làm ảnh hưởng. Tỉnh và huyện chỉ đạo mạng lưới quân dân y ở cơ sở tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát dịch tễ, giúp đỡ các điều kiện về y tế, thuốc men ... để giúp người dân bản Ka Lô, huyện Ka Lừm, tỉnh Xê Kông, nước CHDCND Lào bảo đảm được sức khoẻ, không bị sốt rét làm trì trệ sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ở vùng đất xây dựng bản mới sát biên giới Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế cũng như các tỉnh, thành phố trên cả nước; kể cả tất cả các quốc gia trên toàn cầu vừa mới tổ chức phát động tuyên truyền Ngày Thế giới Phòng chống Sốt rét 25 tháng 4 với chủ đề trong năm 2008 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng là “Sốt rét-một bệnh không biên giới” (Malaria–a diseases without borders) (Le Paludisme–une maladie sans frontières). Nếu sốt rét là một bệnh không biên giới thì vấn đề sốt rét ngoại nhập cũng rất cần được tất cả các địa phương, vùng, miền, các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm để loại trừ căn bệnh xã hội nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng con người trong thời gian đến theo kế hoạch và chiến lược của từng quốc gia.

 

 

Ngày 13/05/2008
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích