Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 2 8 7 3
Số người đang truy cập
3 4 3
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động chuyên môn chung
Dr Lynn M.Carrol Chuyên gia Côn trùng, Trường Đại học Y khoa Nhiệt đới Liverpool, Vương quốc Anh và Đoàn công tác của Đại học Khoa học Hà Nội, VSR-KST-CT Quy Nhơn đến làm việc tại TTYT để khảo sát muỗ
ĐẶC ĐIỄM MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT RÉTTẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thừa Thiên Huế là 1 tỉnh thuộc khu vực miền Trung có 6/9 huyện, thành phố nằm trong vùng sốt rét lưu hành. Theo phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp, địa phương có 23 xã sốt rét lưu hành nặng; 17 xã, thị trấn sốt rét lưu hành vừa; 9 xã, thị trấn sốt rét lưu hành nhẹ và 6 xã có nguy cơ sốt rét quay trở lại. Tại các vùng sốt rét, yếu tố góp phần vào sự lưu hành bệnh là hoạt động của các loài muỗi truyền bệnh Anopheles. Muỗi đốt máu người có mang mầm bệnh, ký sinh trùng sốt rét sẽ phát triển qua giai đoạn trong cơ thể muỗi để đảm nhận vai trò truyền bệnh và khi đốt máu người lành sẽ truyền bệnh sang cho người lành. Cứ như vậy, bệnh sốt rét được lây truyền cho cộng đồng và lưu hành tại các cơ sở.

Ở Việt Nam xác định có 59 loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét, trong đó có 2 loài truyền bệnh chủ yếu ở trung du và rừng núi là An. minimusAn. dirus, 1 loài truyền bệnh chủ yếu ở vùng ven biển nước lợ là An. sundaicus. Các loài khác là muỗi truyền bệnh thứ yếu và nghi ngờ. Qua công tác điều tra hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt rét bằng các phương pháp mồi người trong nhà, mồi người ngoài nhà, soi chuồng gia súc vào ban đêm; soi trong nhà ban ngày; bẫy đèn trong nhà, bẫy đèn ngoài nhà ban đêm theo quy trình. Thừa Thiên Huế phát hiện 29 loài Anopheles, phân giống Anopheles Meigen, 1818 có 10 loài; phân giống Cellia Theobald, 1902 có 19 loài. Chiếm ưu thế là các loài An. sinensis, An. vagus, An. aconitus, An. philippinensis. Hai loài muỗi truyền bệnh chủ yếu là An. minimus, An. dirus đều có mặt tại địa phương nhưng chiếm tỷ lệ và mật độ hoạt động thấp sau những năm tác động các biện pháp can thiệp phòng chống muỗi truyền bệnh bằng hóa chất tẩm màn ngủ. Đến năm 2005-2006, sốt rét nội địa tại Thừa Thiên Huế trên cơ bản được khống chế vì hoạt động của muỗi truyền bệnh chủ yếu ở các vùng sốt rét lưu hành đã giảm thiểu, hạn chế tiếp xúc với người để truyền bệnh. Số người mắc sốt rét chủ yếu là sốt rét ngoại lai do bị nhiễm bệnh ở các nơi khác. Kết quả điều tra không phát hiện được An. dirus, còn An. minimus chiếm tỷ lệ, mật độ rất thấp và chỉ ghi nhận được qua phương pháp bẫy đèn ở ngoài trời vào ban đêm, các phương pháp điều tra khác đều không phát hiện.

 
 Đòan công tác của Đại học Khoa học Hà Nội
và Viện SR-KST-CT Quy Nhơn đến khảo sát
muỗi truyền bệnh SR tại thực địa huyện A Lưới
 

Điều nầy chứng tỏ sự can thiệp bằng hóa chất tẩm màn ngủ để xua, diệt muỗi truyền bệnh được thực hiện theo kế hoạch phòng chống sốt rét hàng năm vào mùa bệnh phát triển bảo đảm độ bao phủ về số lượng và chất lượng bảo vệ thì khả năng khống chế sự mắc bệnh qua trung gian của muỗi truyền bệnh sẽ có hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu giảm số người mắc sốt rét, giải pháp can thiệp là hạn chế sự tiếp xúc của muỗi truyền bệnh đối với người. Màn chống muỗi là một dụng cụ tự bảo vệ cá nhân rất tốt, nó được tăng cường với hóa chất tẩm màn theo định kỳ hàng năm cho người dân ở vùng sốt rét lưu hành để thực hiện mục tiêu này. Đến nay, số người mắc sốt rét tại Thừa Thiên Huế giảm 94,18% (829/14.245) so với năm 1991.

Hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt rét có liên quan rất mật thiết với tình hình dịch tễ sốt rét tại địa phương. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi truyền bệnh sẽ góp phần cho việc nhận xét tình hình, hoạch định kế hoạch và xây dựng các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phòng chống sốt rét.

 

Ngày 27/09/2006
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm PCSR-KST-CT Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích