Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 6 2 5 9
Số người đang truy cập
6 1
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động chuyên môn chung
Kỹ thuật viên xét nghiệm phát hiện bệnh giun sán ở Thừa Thiên Huế
CẢNH BÁO VỀ BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN

Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) do hai loài thuộc họ sán lá Fasciola hepaticaFasciola gigantica gây nên. Loài sán này có mặt tại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới, chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, thỏ, dê ... và gây bệnh cho người. Sán trưởng thành ký sinh ở ống mật chủ đường mật trong gan của người và gia súc. Trứng xuống ruột theo phân ra ngoài. Trong nước, trứng nở ra trùng lông rồi xâm nhập vào một số loài ốc. Khi phát triển thành ấu trùng đuôi di động thì rời khỏi ốc. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào một số loài cây rau trồng, thực vật thủy sinh dưới nước phát triển thành nang trùng. Khi người ăn phải nang trùng, các nang trùng sẽ thoát vỏ ở tá tràng. Ấu trùng xuyên qua thành ruột non, phúc mạc và xâm nhập vào bao gan, di chuyển dần đến ống gan lớn. Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn ký sinh của sán trong cơ thể.

Sán ký sinh chủ yếu ở gan và gây tổn thương gan, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người và có thể gây tử vong. Đối diện với các bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe gan, u gan, viêm túi mật, sỏi túi mật ... kèm theo triệu chứng cận lâm sàng tăng bạch cầu ưa axit thì việc xác định bệnh sán lá gan lớn cần phải được xem xét trong chẩn đoán.

Theo công văn 1301/DP-KDHC ngày 31/07/2006 của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế thông báo, thời gian gần đây, các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng và một số địa phương báo cáo tình hình nhiễm sán lá gan lớn có chiều hướng gia tăng. Bệnh phân bố tại 45/64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Phòng Khám bệnh của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã phát hiện 1.465 trường hợp ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây nguyên bị mắc bệnh sán lá gan lớn. Ngoài ra còn có các trường hợp được phát hiện tại các cơ sở điều trị khác như Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi 106 bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định 317 bệnh nhân. Các tỉnh có số người mắc bệnh cao tập trung ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Gia Lai, Quảng Nam, Phú Yên, Đà Nẵng, Hội An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Hà Tây. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, có thể trở thành mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ của cộng đồng trong thời gian đến nếu bệnh phát triển và lan tỏa.

Tại Thừa Thiên Huế, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng đã tiến hành khảo sát, điều tra cơ bản ở một số cơ sở như xã Hương Vân (Hương Trà), phường Phú Hậu (Huế), xã Phong Hòa (Phong Điền), xã Lộc Trì (Phú Lộc) nhưng chưa phát hiện được các trường hợp bị mắc bệnh sán lá gan lớn. Mặc dù vậy, trong sinh hoạt ăn uống, người dân vẫn còn tập quán ăn rau và một số thực vật thủy sinh chưa được nấu chín nên rất có cơ hội dễ bị nhiễm bệnh trong tương lai.

Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn đã được xác định là do ăn sống các loại rau thủy sinh như rau xà lách xoong (French cresson), rau ngổ (coriander), rau cần (water dropwort cress), rau húng (mint leaves), rau diếp (lettuce), ngó sen (lotus rootstock) .... Tác hại của bệnh thường gây u gan, áp xe gan và có thể bị tử vong. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là không ăn sống rau thủy sinh và nếu có ăn thì phải xử lý kỹ; không bón rau bằng phân tươi của người và gia súc, không thải nguồn phân người xuống ao hồ, sông suối; sử dụng hố xí hợp vệ sinh để quản lý tốt nguồn phân thải. Khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnhsán lá gan lớn, phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Hiện nay thuốc Triclabendazole (dẫn xuất mới của thuốc Benzimidazole) là loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sán lá gan lớn vì có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Các loại thuốc cổ điển dùng để điều trị sán lá gan trước đây như Emetine, Dihydroemetine, Chloroquine, Mebendazole, Albendazole .... không còn được sử dụng vì hiệu quả kém và có độc tính nhiều.

Ngày 18/08/2006
BS. Nguyễn Võ Hinh
Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thừa Thiên Huế
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích