Cơ sở y học chứng cứ để chẩn đoán và xử trí bệnh ấu trùng giun đầu gai

Chẩn đoán bệnh ấu trùng giun Gnathostoma spinigerum

Định nghĩa một ca bệnh giun đầu gai Gnathostoma spp. vẫn còn nhiều ttranh luận

Định nghĩa về nhiễm Gnathostoma trên lâm sàng là: [1] bệnh nhân có triệu chứng và tiền sử sưng phồng tổ chứng dưới da, hội chứng ấu trùng di chuyển ở da từng đợt, có thể khu trú hoặc không khu trú, có hoặc không có tăng bạch cầu ái toan (đếm eosin > 0.4 x 109/L), hoặc [2] nếu không thì một tình trạng tăng bạch cầu ái toan kèm theo các triệu chứng không đặc hiệu. Các yếu tố nguy cơ dịch tễ học có vẻ hợp lý như bệnh nhân đó có đi du lịch đến các vùng có bệnh giun đầu gai lưu hành và số ca được báo cáo trước đó (chẳng hạn tại Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ), chúng ta cũng không nên giới hạn về thời gian đi du lịch có liên đới đến bệnh.

Kết quả huyết thanh chẩn đoán Gnathostoma spp. dương tính được xác định khi có sự hiện diện Immunoblot của vạch dương tính 24-kDa đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm Gnathostoma. Tất cả thử nghiệm huyết thanh đối với bệnh Gnathostoma spp. được thực hiện tại khoa giun sán của đại học Mahidol, Bangkok, Thái Lan. Đối với các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun chỉ Loa loa (vì tiền sử có đi du lịch trước đó đến các vùng Trung và Tây Phi - nơi có bệnh giun chỉ này lưu hành), xét nghiệm lấy máu ban ngày (mẫu máu được lấy từ 12:00–2:00 p.m) được tiến hành để kiểm tra ấu trùng giun chỉ (microfilaria) và thử nghiệm ELISA cho giun trưởng thành (filaria) để loại trừ chẩn đoán (các dấu hiệu sưng phồng “Calabar”, chỉ ra nhiễm giun chỉ Loa loa có thể na ná giống bệnh giun đầu gai).

Trong suốt thời gian nghiên cứu 12 tháng của một nhóm tác giả tại châu Âu, xác định có 16 bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng cùng tồn tại trên bệnh nhân nhiễm Gnathostoma, các nguy cơ về dịch tễ học hợp lý và huyết thanh chẩn đoán dương tính. 9/16 bệnh nhân được nghĩ đến bệnh này do các bác sĩ đa khoa và 4/16 bệnh nhân được phát hiện đó đây ở các bác sĩ của Anh. Thời gian trung bình từ khi bắt đầu có triệu chứng đến lúc được chẩn đoán là 12 tháng (từ 3 tuần-5 năm). Tiền sử ăn uống được ghi nhận ở 3 bệnh nhân có ăn rau cải xoong và cá sống; cá, gà và cừu ở Bangladesh; ăn cá và một số loài nhuyễn thể mua từ các sạp hàng ở chợ tại Đông Nam Á. Tăng bạch cầu ái toan được lưu ý trong số 7 bệnh nhân và đặc biệt giảm dần
sau điều trị. Tốc độ lắng máu trung bình là 10 mm (từ 1 – 62). Các quốc gia đến du lịch, thăm quan của 16 bệnh nhân là Ấn Độ (n = 4), Bangladesh (n = 3), Trung Quốc (n = 2) và Thái Lan (n = 2), Việt Nam (n = 2). Điều trị liệu trình chuẩn trong suốt quá trình nghiên cứu là Albendazole (400 mg, 2 lần mỗi ngày, tương đương 800mg, trong 21 ngày). 3/18 bệnh nhân cần điều trị thêm đợt thứ 2 do tái phát triệu chứng và phác đồ chưa giải quyết hoàn toàn được triệu chứng tăng bạch cầu eosin.

Tam chứng để chẩn đoán một ca bệnh ấu trùng giun đầu gai được chấp nhận

Chấn đoán xác định bệnh do ấu trùng Gnathostoma khi bắt được ấu trùng hoặc giun non từ sang thương (da, niêm mạc, kết mạc mắt,…) nhưng điều này rất hiếm xảy ra. Do vậy, hầu hết các tác giả, phần lớn là các nhà da liễu và ký sinh trùng trên thế giới dựa vào 3 tiêu chuẩn để chẩnđoán:

1.    Triệu chứng lâm sàngcủa hội chứng ấu trùng di chuyển;

2.    Tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có bệnh lưu hành, có ăn thủy hải sản tái hoặc sống;

3.    Bạch cầu toan tính tăng, huyết thanh chẩn đoán miễn dịch phát hiện kháng thể IgG chống lại với kháng nguyên Gnathostoma spinigerum dương tính;

Đặc biệt, có thể khẳng định lại ca bệnh sau khi áp dụng điều trị thử:

4.Hiệu quả sau khi can thiệp điều trị thử.

· Dựa vào tiền sử, yếu tố dịch tễ học

-      Bệnh nhân đã ăn các món ăn có nguy cơ mắc bệnh, như ở Việt Nam hay ăn các món ăn chế biến từ cá chứa mầm bệnh còn sống;

-      Đặc biệt người bệnh đã từng sinh sống, làm việc trong vùng có lưu hành bệnh đã được báo cáo và thưởng thức các mon ăn có nguy cơ nhiễm mầm bệnh ở trên.

· Dựa vào lâm sàng

-      Dựa vào biểu hiện lâm sàng đặc trưng của hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da và / hoặc hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng;

-      Các biểu hiện lâm sàng tại các cơ quan (thể bệnh lâm sàng) khác.

· Dựa vào cận lâm sàng:

-     Tìm ấu trùng giun ở cuối vết di chuyển (có thể vết khoét loét - đương hầm) do ấu trùng xuyên;

-      Xét nghiệm máu: bạch cầu toan tính tăng cao, có thể chỉ số bạch cầu chung tăng cao (nếu có bội nhiễm);

-      Huyết thanh chẩn đoán miễn dịch[45],[102], [105] phát hiện kháng thể IgG chống lại kháng nguyên Gnathostoma spinigerum dương tính (theo xét nghiệm ELISA, Western blot).

Một số lưu ý trong các thông số cận lâm sàng:

-      Chỉ số bạch cầu eosin đều tăng cao trên các bệnh nhân nhiễm giun đầu gai (Camacho và cs.,1998), song phải chú ý trong điều kiện vùng lưu hành đa nhiễm ký sinh trùng giun sán cũng có thể dẫn đến tăng bạch cầu eosin không đặc hiệu. Việc tăng bạch cầu ái toan chỉ là thông số tham khảo và góp phần cho chẩn đoán. Đếm số lượng bạch cầu ái toan cũng thường được dùng trong chẩn đoán nhưng ít đặc hiệu và chỉ có giá trị chỉ điểm cho bệnh ký sinh trùng nói chung.

-       Huyết thanh chẩn đoán còn nhiều vấn đề phải bàn, huyết thanh học có thể có ích để đưa ra chẩn đoán phân biệt, nhiều xét nghiệm huyết thanh đang ứng dụng trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đầu gai nói riêng, cho các độ nhạy và đặc hiệu khác nhau: thử nghiệm kết tủa (precipitin
tests), thử nghiệm miễn dịch phóng xạ (RadioImmunoAssay), phản ứng khuyêch tán gel kép (Ouchterlony Gel Diffusion), thử nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (Indirect fluorescent antibody_IFA), phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (Indirect Hemagglutination_IHA), phản ứng ngưng kết (Microprecipitation reactions) và ImmunoBlots, ELISA (Rusnak và Lucey., 1993).

-      Các xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG và IgE đã được phát triển với mục đích làm thế nào tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng xét nghiệm chính xác hiện nay đang sử dụngđể chẩn đoán lá test ELISA phát hiện kháng thể IgE (Soesatyo và cs., 1987). Tuy nhiên, nhiễm ký sinh trùng, dù thế nào chăng nữa việc chẩn đoán xác định cũng phải dựa vào cuối cùng là phân lập ký sinh trùng đó.  

-       So sánh xét nghiệm đọc chỉ số mật độ quang OD (optical density) của phản ứng ELISA trong phản ứng phát hiện kháng thể IgE ở các bệnh nhân có hội chứng ấu trùng di chuyển gây phù dưới da niêm (cutaneous migratory swellings_MS), chứng minh bệnh giun đầu gai (Gnathostomiasis_G) và nhóm chứng (controls_C). Kết quả cho thấy chỉ số OD cao hơn ở người nhiễm giun đầu gai hoặc người được chẩn đoán có dấu hiệu di chuyển sưng phồng (Soesatyo và cs., 1987).

· Dựa vào điều trị thử

-      Bệnh nhân thấy đáp ứng tốt với thuốc điều trị albendazole Gnathostoma spp sau thời gian theo dõi;

-      Kết quả điều trị thử này nếu có kèm theo tam chứng trên sẽ cho giá trị chẩn đoán thuyết phục.

Triệu chứng lâm sàng của sang thương di chuyển, tiền sử ăn thủy hải sản tái hoặc sống, bạch cầu toan tính tăng thường khó phân biệt với một số bệnh ký sinh trùng ở người khác. Vì vậy trên thực tế, chẩn đoán thường dựa vào huyết thanh miễn dịch và hình ảnh lâm sàng.

Chẩn đoán huyết thanh miễn dịch: công cụ hỗ trợ xác định chẩn đoán[96], [97], [98],

Gần đây trên thế giới có những công trình nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch của người đối với Gnathostoma spp kết quả cho thấy có sự hiện diện của kháng thể trong huyết thanh của người bị nhiễm giun này.

Nhiều nghiên cứu miễn dịch đánh giá đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua thử nghiệm trên da (skin test) và thử nghiệm ngưng kết cho độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt dao động quanh 85% (Yamaguchi và cs., 1952; Egashira và cs., 1953; Ando và cs., 1957; Furuno và cs., 1959). Sau đó, nhiều tác giả khác cũng áp dụng các thử nghiệm này để đánh giá tiếp thì phát hiện thấy kết quả không thỏa mãn do độ nhạy thấp, dương tính giả và phản ứng chéo với bệnh ký sinh trùng khác khá nhiều (Tada và cs., 1966; Morisita và cs., 1969).

Theo Daengsvang thì thử nghiệm da cho kết quả dương tính giả có thể lên đến 30%. Thử nghiệm miễn dịch sử dụng đồng vị phóng xạ cũng đã được nghiên cứu ứng dụng vào chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đầu gai Gnathostoma ở mèo, đã dùng cộng hợp gồm có chất đồng vị phóng xạ I125 gắn với kháng thể IgG kháng IgG của mèo để làm thí nghiệm (Ratanaporn và cs.,1981).

Kết quả nghiên cứu Maleewong và cộng sự (1988) cho thấy kỹ thuật ELISA có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao hơn kỹ thuật ngưng kết hồng cầu gián tiếp và phản ứng kết tủa.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng xét nghiệm miễn dịch Western blot cho độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán rất cao cũng như độ chính xác gần như tuyệt đối.

Phát hiện kháng thể trong huyết thanh là một thang đo quan trọng của chẩn đoán miễn dịch của bệnh do ấu trùng giun đầu gai. Hai phương pháp được thiết lập cho lâm sàng thường quy: là
ELISA và Western blot sử dụng các kháng nguyên thô của Gnathostoma spp. từ chất tiết của ấu trùng lấy ra. Dải band ở vị trí 24-kD của xét nghiệm Western blot chỉ ra độ đặc hiệu gần 100% đối với bệnh giun đầu gai. Thực hành chẩn đoán huyết thanh hiện tại là dùng ELISA (chẳng hạn, multiple-dot ELISA) như là bước đầu tiên và xác định các kết quả lại bằng Western blot. Ít nhất 2 bệnh nhaanchuyeenr đảo huyết thanh trong quá trình bệnh lý thần kinh, điều này nhấn mạnh việc cần phải xét nghiệm lại huyết thanh trong những trường hợp lâm sàng nghi ngờ cao. Xét nghiệm huyết thanh có thể làm tại một số la bô, như tại Thái Lan (Bangkok, Khon Kaen), Nhật Bản (Miayzaki) và châu Âu (Basel, Thụy Sĩ) và tại nhiều trung tâm chẩn đoán y khoa của Việt Nam.

Thái độ xử trí và điều trị

Điều trị nội khoa[67].

Cách điều trị tốt nhất là mỗ khối u để bắt giun ra; cách này chỉ có thể thực hiện được ở một số trường hợp như giun vào mắt hoặc giun ra sát ngoài da.

Daengsvang và cộng sự (1980) đã dùng Ancylol disophenol, liều duy nhất 0.1ml/kg để điều trị Gnathostoma trên mèo và thấy rằng thuốc này chỉ tẩy được giun trưởng thành ở ruột, tỷ lệ khỏi là 4.5%, chứ không có tác dụng đối với ấu trùng. Sau đó tác giả này dùng liều 0.05 ml/kg điều trị kéo dài làm thành 12 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày thì thấy có hiệu quả đối với ấu trùng di chuyển trong mô. Nhưng qua nghiên cứu theo dõi độc tính cho thấy hoạt chất ancylol rất độc cho người nên thuốc này hiện không dùng cho người.

            Dù bệnh ấu trùng do giun đầu gai cũng như một số bệnh giun tròn khác, song đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh do Gnathostoma. Thuốc hiện nay đang dùng phổ biến là albendazole với liều từ 800 mg/ngày trong 3 đến 4 tuần. Thuốc có tác dụng đối với Gnathostoma, hiệu quả khỏi bệnh lên đến trên 94% trong một vài nghiên cứu khi dùng liều 800mg/ngày tại Bangladesh (Hadidjaja P và cs., 1979; Grobusch MP và cs., 2000), song một số nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn dùng albendazole điều trị với liều 15mg/kg cân nặng trong 3 tuần chỉ cho hiệu quả khỏi sau 6 tháng theo dõi là 76.5-78.6% (Hale DC và cs., 2003) hay chỉ đạt 88.6% khi dùng lên đến 4 tuần (Herman JS và cs., 2009) nhưng đã cho thấy thay đổi chức năng gan rất rõ.

 
Nontasut đã so sánh hiệu quả của Ivermectin với Albendazole trong 4 tuần trong điều trị bệnh Gnathostoma và nhận thấy 2 loại thuốc này đều cho tỷ lệ khỏi bệnh tương đương (92- 93%). Tuy nhiên, Ivermectin có ưu điểm là chỉ dùng 1 liều duy nhất trong khi Albendazole phải dùng ít nhất là 3 tuần lễ và nhiều nhất là 4 tuần.

Diethylcarbamzine (Hetrazan) liều dùng 0.5-0.7mg/kg/ngày trong 5-7 ngày cũng cho kết quả, nhưng cả thuốc này và Ivermectine hiện vẫn chưa đánh giá tỷ lệ tái phát bệnh?

Corticosteroids đã được sử dụng trong điều trị bệnh GĐGTTK để điều trị phù não và phù tủy sống. Chúng có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm nhẹ đảo nghịch tình trạng nặng sau khi khởi đầu điều trị thuốc giun sán. Tuy nhiên, chưa có một kết luận nào về hiệu lực có thể chỉ ra từ các dữ liệu hiện có vì không có thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên và các số liệu hồi cứi thì quá hạn định để đánh giá so sánh giữa các nhóm. Đến nay, chưa có một khuyến cáo nào có bằng chứng được đưa ra.

Chăm sóc bệnh nhân nội trú và ngoại trú có thể phải đặt ra, nhu cầu chăm sóc bênh nhân nội trú tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh. Hầu hết các bệnh nhân được điều trị ngoại trú, theo từng tình huống lâm sàng, ngoại trừ ca bệnh có biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Thuốc điều trị trị nội khoa[52]

Các hóa trị liệu được lựa chọn khi điều trị phẩu thuật không thể làm được hoặc không thành công. Con đường sinh hóa của ký sinh trùng là khác biệt nhau từ vật chủ, do vậy độc tính có thể xảy ra. Cơ chế tác động khác nhau tùy thuộc từng nhóm thuốc, bao gồm các cơ chế sau:

  • Ức chế các microtubule, gây ra tắc nghẽn hấp thu glucose không đảo ngược;
  • Ức chế khửa cực và hiện tượng polymerization của các cấu trúc vi ống-tubulin;
  • Bloc khử cực thần kinh cơ;
  • Ức chế men cholinesterase;
  • Tăng tính thấm màng tế bào, dẫn đến mất calcium nội bào;
  • Tạo nên hiện tượng không bào đối với cáu trúc tegument của schistosome;
  • Tăng thấm màng tế bào cho ion chloride qua thông qua sự thay đổi kênh ion chloride.

Mặc dù bệnh giun đầu gai từ một loại giun tròn, song hóa liệu pháp đã cho thấy điều trị không hoặc có rất ít hiệu quả. Các nghiên cứu thử nghiệm điều trị trên chuột chỉ ra các thuốc Biothonol, Thiabendazole, Niridazole, Diethylcarbamazine, Hetol, Fouadin, Metronidazole, Astiben, Dehydrometine, Metrifonate, Lucanthone, Hycanthone, dung dịch Lugol, Trodax, Jonit đã không loại trừ ấu trùng và cũng không phá vỡ sự di chuyển của ấu trùng giun đầu gai (Rusnak và Lucey., 1993).

Albendazole[52]

Đây là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh giuh đầu gai. Một loại thuốc nhóm nitroimidazole tổng hợp trong đó nó gắn kết với tubulin, ức chế các microtubule
đồng thời làm giảm tiêu thụ và háp thu glucose cũng như ức chế fumarate reductase bên trong ký sinh trùng. Tan rất kém trong nước nhưng lại tan và hấp thu tốt khi bữa ăn nhiều chất béo. Nồng độ thuốc trong dịch não tủy đạt đến 40% so với trong huyết thanh.

Liều dùng người lớn là 400 mg đường uống, ngày uống 2 lần x 21 ngày. Với trẻ em, liều không xác lập nhưng có thể tính liều 15 mg/kg/ngày, đường uống, chia thành 2 lần. ngày x 21 ngày là phù hợp, không nên vượt quá 800mg/ngày. Nếu sử dụng đồng thời với carbamazepine có thể giảm hiệu lực của thuốc; Dexamethasone, Cimetidine và Praziquantel có thể làm tăng độc tính khi cho cùng với thuốc này.

Trong một nghiên cứu đánh giá hiệu lực phác đồ Albendazole trong điều trị bệnh nhân nhiễm giun đầu gai đăng trên tạp chí Trans R Soc Trop Med Hyg. 1992 Jul-Aug;86(4):418-21 do nhóm tác giả nghiên cứu Kraivichian P, Kulkumthorn M, Yingyourd P, Akarabovorn P, Paireepai CC đang công tác tại khoa Ký sinh trùng, đại học Chulalongkorn University, Bangkok, Thái Lan. Kết quả cho biết hiệu lực thuốc albendazole được theo dõi trên 112 bênh nhân nhiễm giun đầu gai không triệu chứng; 49 bệnh nhân nhận điều trị bằng ALB liều 400 mg x 2 lần/ ngày, 51 bệnh nhân dùng liều ALB 400 mg x 1 lần/ ngày và 12 bệnh nhân dùng giả dược, tất cả liệu trình đều kéo dài 21 ngày. Tiếp đó theo dõi trong 6 tháng. Tỷ lệ chữa khỏi lần lượt 93.9% và 94.1% theo từng nhóm điều trị, không tính đến giả dược. Ngoài ra, sự giảm bạch cầu ái toan và kháng thể IgG được tìm thấy sau khi điều trị. Tác dụng phụ không đáng kể. ALB có thể là thuốc đặc hiệu trong điều trị giun đầu gai.

Albendazole đã tỏ ra có hiệu quả trong điều trị bệnh giun đầu gai, thể ấu trùng di chuyển trong da và ra ngoài xa hơn có thể có lợi và dễ gắp bỏ (Ogata và cs., 1998). Tuy nhiên, albendazole cũng chỉ ra có tác dụng phụ trên lâm sàng đáng kể như rụng tóc, nổi ban đỏ, rối loạn tiêu hóa trên một số bệnh nhân dùng nó (Crowley và Kim., 1995), suy tủy xương không hồi phục, tổn thương gan nếu dùng liều cao và kéo dài (E-medicine., 2009).

Praziquantel

Praziquantel dường như cũng gây nên tình trạng di chuyển ấu trùng đi xa hơn (Ogata và cs., 1998).

Mebendazole

Mebendazole hiện đang là phương thuốc điều trị chủ yếu và thường dùng nhất trong điều trị bệnh giun đầu gai. Ngay cả thuốc mebendazole, albendazole, ivermectin, thì không có bằng chứng rõ ràng nào có hiệu quả trên “tính nhiễm” của chúng ở bệnh giun đầu gai ở người (Ruiz-Maldonado và Mosqueda-Cabrera., 1999).

Thiabendazole

Là một thuốc nhóm benzimidazole tổng hợp nên được sử dụng chỉ khi nào albendazole không có sẵn vì độc tính của nó và vấn đề hiệu lực vẫn còn chưa rõ ràng. Cơ chế tác động của nó tương tự cơ chế của albendazole. Liều dùng người lớn: 50 mg/kg/ngày đường uống chia ra mỗi 12 giờ x 5 ngày liên tiếp, không nên dùng vượt quá 3 g /ngày. Trên trẻ em có thể chỉ định theo liều như trên. Khi dùng thuốc có thể dẫn đến tăng nồng độ theophylline, tăng độc tính (cần giám sát nồng độ trong huyết thanh và giảm liều).

Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy trên trẻ em < 30 lb là giới hạn; buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt có thể xảy ra đến 50% số bệnh nhân, có thể xuất hiện các ban đỏ, tăng mẩn cảm, hồng ban đa dạng, giảm bạch cầu, ảo giác. Cần thận trọng trên bệnh nhân mắc bệnh lý gan thận.

Ivermectine

Các thử nghiệm trên thỏ chỉ ra thuốc Ivermectin cũng có thể điều trị cho bệnh giun đầu gai ở người nhưng chưa thấy kết quả lâm sàng nào ấn bản (Anantaphruti và cs.,1992). Cơ chế tác động là thuốc gắn chọn lọc với kênh ion glutamate-gated chloride ion trên dây thần kinh cột sống và tế bào cơ của ký sinh trùng, gây chết tế bào. Thời gian bán hủy là 16 giờ, chuyển hóa thuốc chủ yếu ở gan.

Trong điều trị bệnh giun đầu gai ở da niêm bằng Iverrmectin thì nhím tác giả Kanyarat Kraivichian, Surang Nuchprayoon, Prasert Sitichalernchai, Wanpen Chaicumpa, Sutin Yentakam đang làm việc tại khao Ký sinh trùng, đại họcChulalongkorn University, Bangkok, Thái Lan và Allied Health Science,đại học Thammasart,Pathumthani, Thái Lan cũng có nghiên cứu và cho biết trong một ngẫu nhiên mở so sánh hiệu lực liều đơn duy nhất Ivermectin (200 µg/kg) đường uống với thuốc Albendazole (400 mg/ngày x 21 ngày) trong điều trị bệnh giun đầu gai ở da. 31 bệnh nhân được nhận điều trị ngẫu nhiên Ivermectin (n = 17) hoặc Albendazole (n = 14). 13/17 bệnh nhân nhận điều trị bằng Ivermectin đáp ứng, 3 ca tái phát và 1 ca không đáp ứng (tỷ lệ chữa khỏi = 76%). 13/14 bệnh nhân điều trị bằng albendazole đáp ứng rất tốt và không tái phát. Chỉ có 1 bệnh nhân không đáp ứng (tỷ lệ chữa khỏi = 92%;p > 0.05). Không có xuất hiện tác dụng phụ đáng kể ở cả hai nhóm điều trị. Họ kết luận rằng liều duy nhất của Ivermectin (200 µg/kg) ít hiệu quả hơn liều albendazole (400 mg/ngày x 21 ngày) trong điều trị bệnh giun đầu gai ở da, nhưng sự khác biệt không cớ ý nghĩa thống kê. (p > 0.05) (Am. J. Trop. Med. Hyg., 71(5), 2004, pp. 623-628)

Liều dùng người lớn là 150-200 mcg/kg/ngày đường uống và liều duy nhất. Liều trẻ em < 5 tuổi chưa thiết lập, song trẻ em >5 tuổi chỉ định liều dùng như người lớn. Thuốc có thể tương tác với các kênh ion ligand-gated chloride khác, như GABA chẳng hạn. Điều trị trên các đối tượng đang cho con bú, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ cho trẻ sơ sinh do thuốc Ivermectin bài tiết qua sữa. Liều lặp lại có thể đòi hỏi trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân dùng thuốc có thể buồn nôn, nôn mửa, rối laonj thần kinh nhẹ và có thể gây buồn ngủ.

Các chế phẩm Corticosteroids

Nhóm thuốc này dường như có vai trò lệ thuộc, giúp làm giảm phản ứng viêm liên quan đến hệ TKTU do bệnh giun đầu gai. Thông thường, người ta dùng Dexamethasone (Decadron, Dexone) để giảm phản ứng viêm nhờ vào cơ chế ức chế sự di chuyển của các bạch cầu đa nhân và giảm tính thấm mao mạch. Liều dùng trên người lớn, với liều tải là 10 mg tĩnh mạch và liều duy trì 4 mg tĩnh mạch mỗi 6 giờ, không vượt quá 16 mg/ngày. Liều cho trẻ em là liều tải 1-2 mg/kg tiêm tĩnh mạch và liều duy trì 1-1.5 mg/kg/ngày chia mỗi 4-6 giờ/ lần, không được vượt 16mg/ ngày.

Nói tóm lại, với tình trạng thiếu các thuốc điều trị giun đầu gai thành công chắc chắn là rất khó hiện nay, việc lựa chọn điều trị thường là phẩu thuật loại bỏ giun ra khỏi cơ thể (Feinstein và Rodriguez-Valdes., 1984). Rốt cuộc, biện pháp phòng bệnh vẫn là liệu pháp tốt nhất đối với bệnh giun đầu gai, song chỉ khi nào thấy được nó mới có thể thành cong trong điều trị. Điều trị ngoại khoa, mổ hoặc tiểu phẩu loại bỏ giun ra ngoài khi có thể tiếp cận được thì quá tốt và cũng là biện pháp tối ưu nhất với bệnh giun đầu gai ở người. Albendazole dường như tỏ ra tăng vai trò trong khi can thiệp ngoại khoa. Ivermectin liều duy nhất là dung nạp tốt hơn nhưng lại ít hiệu quả so với Albendazole. Mebendazole sử dụng cũng khá lâu, cho kết quả khác nhau tùy theo nghiên cứu và cần chú ý đến độc tính. Điều trị hỗ trợ thêm thuốc corticosteroid có thể làm tăng thêm vai trò điều trị bệnh lý thần kinh trung ương do giun đầu gai gây nên.

Điều cần thiết và quan trọng lúc này đây là cần có những nghiên cứu về các thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc có hiệu lực cao và dung nạp tốt cho người bệnh mắc giun đầu gai. Hơn nữa, các biện pháp phòng bệnh cũng như công tác truyền thông giáo dục kịp thời là nhiệm vụ rất trọng tâm của các cơ quan chức năng trước khi ra đời thuốc đặc hiệu.

Điều trị ngoại khoa

- Mổ hoặc phẩu tích lấy giun ra là không cần thiết, ngoại trừ ca bệnh có dấu hiệu viêm tấy tại chỗ nặng;

- Gắp giun ra nếu ở vị trí mắt, chích ở áp xe lấy ấu trùng giun ra khỏi nếu ở gần da niêm.

- Giám sát các triệu chứng lâm sàng và chăm sóc theo các biện pháp thích hợp;

Tư vấn đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân

- Tư vấn bệnh nhân phải do các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tư vấn và đưa ra lời khuyên thích hợp, giải thích theo các tình huống lâm sàng là hợp lý nhất;

- Nếu trường hợp cần thiết có thể kết hợp phẩu thuật hoay điều trị nội ngoại khoa, Albendazole có giá trị bổ sung điều trị; Ivermectin liều duy nhất dung nạp tốt hơn Albendazole nhưng có thể hiệu quả không bằng Albendazole. Mebendazole, nếu có dùng thì không nên dùng thời gian dài. Liệu pháp corticoisteroides đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh giun đầu gai thể ở hệ thần kinh trung ương.

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng

- Tại Thái Lan có báo cáo khoảng 6% xuất huyết dưới nhện ở người lớn và 18% ở trẻ em do bệnh giun đầu gai;

- Viêm phổi, nhiễm trùng, liệt và di chứng thần kinh kéo dài có thể xảy ra.

Tiên lượng

- Bệnh ấu trùng giun đầu gai hiếm khi gây tử vong, ngoại trừ thể bệnh ở hệ thần kinh trung ương không can thiệp kịp thời. Với bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương, tỷ lệ tử vong từ 8-25%; 1/3 số ca sống sót có di chứng kéo dài.

- Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính có thể vì tổn thương mô diễn ra trong quá trình ấu trùng di chuyển kéo dài;

Biện pháp phòng bệnh

         Vì bệnh có thể do lây nhiễm các thịt của các động vật như lươn, chim, ếch, giáp xác, cá nước ngọt chưa chín hoặc còn sống, hoặc ướp trong lá chanh, nước cốt chanh cũng không thể giết chết các ấu trùng. Theo khuyến cáo của cơ quan Quản lý thực dược phẩm của Mỹ (FDA) các hình thức sau có thể bảo đảm và giết chết ấu trùng:

­Cá được nấu chín đủ tốt trong điều kiện tối thiểu 630C;

   ­Ấu trùng Gnathostoma spp. bị tiêu diệt khi đun sôi 5 phút hoặc đông lạnh ở -200C trong 3-5 ngày sẽ giết chết ấu trùng. Vì vậy, tốt nhất là chỉ ăn các thức ăn hải sản và gia cầm đã được nấu chín. Không nên dùng các loại trên làm thuốc đắp lên vết thương ở da hay mắt.

   ­Nếu cá để đông lạnh: ở -200C hoặc dưới trong 7 ngày, ở -350C trong 15 giờ có thể giết chết ấu trùng;

   ­Nhấn mạnh về phương thức phơi nhiễm với mầm bệnh: tiêu thụ các thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín nên tránh, đặc biệt ở các vùng lưu hành bệnh;

   ­Thịt muối trong dấm trong 6 giờ hoặc trong tương đậu nành trong 12 giờ có thể giết chết ấu trùng;

   ­Nước nghi ngờ nhiễm bệnh nên đun sôi 5 phút truớc khi dùng;

Do ấu trùng Gnathostoma spp. có thể chui qua da (hiếm gặp) nên công nhân làm việc trong ngành chế biến các loại thịt sống trên nên mang găng tay và rửa tay thật sạch sau khi làm việc. Nên mang bao tay hoặc rửa tay thường xuyên nếu có tiếp xúc với nước nhiễm hoặc thịt nhiễm bệnh

Tài liệu tham khảo

1.Trần Thị Hồng (2004). Hình ảnh lâm sàng bệnh do ấu trùng giun Gnathostoma spp. Tạp chí Y học thực hành, 2004, số 477, tr 99-103.

2.Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương (2011). Nhân hai trường hợp bệnh ấu trùng giun đầu gai thể thần kinh: Tổng hợp y văn về bệnh lý thần kinh do ký sinh trùng đang bị lãng quên. Kỷ yếu công trình NCKH, Viện Sốt rét -KST-CT thành phố Hồ Chí Minh, NXB y học Hà Nội 2011, tr. 300-309

3.Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung (2011). Giun đầu gai - bệnh giun mới nổi, Cập nhật y văn và tổng hợp thông tin về 12 bệnh nhân giun đầu gai. http://www.impe-qn.org.vn

4.Huỳnh Hồng Quang, Triệu Nguyên Trung (2010). Tổng hợp loạt ca bệnh ban trườn/ hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da do ký sinh trùng tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam (2006-2010). Kỷ yếu công trình NCKH, Viện Y học biển Việt Nam, Hội Y học biển Việt Nam.

5.Lê Thị Xuân (2002). Ứng dụng kỹ thuật men (ELISA) trong chẩn đoán bệnh Gnathostoma spinigerum. Tạp chíY học TP. Hồ Chí Minh, 2002,tr. 56 - 60.

6.Trần Thị Huệ Vân (2004). Ứng dụng phương pháp huyết thanh miễn dịch men trong chẩn đoán bệnh nhiễm Gnathostoma spinigerum, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, 2004.

7.Nguyễn Quang Vinh (2001). Biểu hiện lâm sàng bệnh giun đầu gai ở người lớn. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2001, tr 100-102.

8.Trần Xuân Mai (1992). Góp phần nghiên cứu bệnh động vật ký sinh một chiều (ngõ cụt ký sinh) lây truyền từ phân chó mèo sang người. Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược trường Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh 1992.

9.Trần Xuân Mai và cộng sự (2010). Ký sinh trùng y học. NXBY học, 2010

10.Akao N, Ohyama T, Kondo K, Takakura Y (1989). Immunoblot analysis of human gnathostomiasis. Ann Trop Med Parasitol. 1989 Dec;83(6):635-7.

11.Anantaphruti MT (1989). ELISA for diagnosis of gnathostomiasis using antigens from Gnathostoma doloresi and G. spinigerum. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1989 Jun;20(2):297-304.

12.Anataphruti MT (1989). ELISA for diagnosis of Gnathostomiasis using antigens from G. doloresi and G. spinigerum. Southeast Asian J Tro Med Public Health,1989;Vol 20(2), p. 297-304.

13.Anantaphruti M, Waikagul J, Niti-Uthai S, Pubampen S, Rojkittikhun W (1986). Detection of humoral immune response to Gnathostoma spinigerum in mice. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1986 Jun;17(2):172-6.

14.Anantaphruti M, Nuamtanong S, Dekumyoy P (2005). Diagnostic values of IgG4 in human gnathostomiasis. Trop Med Int Health. 2005 Oct;10(10):1013-21.

15.Baquera-Heredia J, Cruz-Reyes A, Flores-Gaxiola A, López-Pulido G, Díaz-Simental E, Valderrama-Valenzuela L. Case report: ocular gnathostomiasis in Northwestern Mexoco. Am J Trop Med Hyg. 2002 May; 66(5):572-4.

16.Bhaibulaya M, Charoenlarp P (1983). Creeping eruption caused by Gnathostoma spinigerum. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1983 Jun;14(2):266-8.

17.Biswas J, Gopal L, Sharma T, Badrinath SS (1994). Intraocular Gnathostoma spinigerum. Clinicopathologic study of two cases with review literature. Retina. 1994;14(5):438-44.

18.Bunnag T., Comer D, S. Punyagupta S. (1970). Eosinophilic myeloncephalitis caused by Gnathostoma spinigerrum. Neuropathology ofnine cases. J Neurological sciences, 10(5), pg.419-434.

19.Boongird P, Phuapradit P, Siridej N, Chirachariyavej T, Chuahirun S, Vejjajiva A (1977). Neurological manifestations of gnathostomiasis. J Neurol Sci. 1977 Mar;31(2):279-91.

20.Catalano M, Kaswan D, Levi MH et al., (2009). Wider range for parasites thatcauseeosinophilicmeningitis.ClinInfectDis. 2009;49:1283.

21.Chandenier J, Husson J, Canaple S, Gondry-Jouet C, Dekumyoy P, Danis M, et al (2001). Medulary gnathostomiasis in white patient: use of immunodiagnosis and magnetic resonance imaging. Clin Infect Dis. 2001 Jun 1;32(11):E154-7.

22.Chai JY, Han ET, Shin EH, Park JH, Chu JP, Hirota M, et al (2003). An outbreak of gnathostomiasis among Korean immigrants in Myanmar. Am J Trop Med Hyg. 2003 Jul;69(1):67-73.

23.Chanthchume N, Kulkhumthorn M, Jongwutiwes S (1988). Evaluation of skin test for human gnathostomiasis. Chula Med J. 1988;32:243-8.

24.Chitanondh H, Rosen L (1967). Fatal eosinophilic encephalomyelitis caused by the nematode Gnathostoma spinigerum. Am J Trop Med Hyg. 1967 Sep;16(5):638-45.

25.Dharmkrong-At A, Migasena S, Suntharasamai P, Bunnag D, Priwan R, Sirisinha S (1986). Enzyme linked-immunosorbent assay for detection of antibody to Gnathostoma antigen in patients with intermittent cutaneous migratory swelling. J Clin Microbiol. 1986 May;23(5):847-51.

26.Daengsavang S (1980). A Monograph o­n the Genus Gnathostoma and Gnathostomiasis in Thailand. Southeast Asian Medical Information Center Tokyo, Japan, 1980.

27.Devon C. Hale, Lucille Blumberg, and John Frean (2003). Case report: Gnathostomiasis in two travelers to Zambia. Am. J. Trop. Med. Hyg. 68(6), pg. 707- 709.

28.Furono O (1959). Immunological study o­n gnathostomiasis. Precipitin ring test and Sales phenomena. Acta Med. 1959;29:2802-22.

29.Grobusch MP, Bergmann F, Teichmann D, Klein E (2000). Cutaneous gnathostomiasis in a woman from Bangladesh. Int J Infect Dis. 2000;4:51-4.

30.Hadidjaja P, Margono SS, Moeloek FA (1979). Gnathostoma spinigerum from cervix of a woman in Jakarta. Am J Trop Med Hyg. 1979 Jan;28(1):161-2

31.Hale DC, Blumberg L, Frean J (2003). Case report: gnathostomiasis in two travelers to Zambia. Am J Trop Med Hyg. 2003 Jun;68(6):707-9.

32.Herman JS, Chiodini PL (2009). Gnathostomiasis, another emerging imported disease. Clin Microbiol Rev. 2009 Jul; 22(3):484-92.

33.Hennies F, Jappe U, Kapaun A, Enk A (2006). Gnathostomiasis: import from Laos. J Dtsch Dermatol Ges. 2006 May;4(5):414-6.

34.Ishiwata K, Camacho Sp, Ogata K, Nakamura- Uchiyama F, Hiromatsu K, nawa Y. (2003). Evalution of antigenic similarities of adult- worm extracts from three Gnathostoma species, using sera from Mexican Japanese patients with Gnathostoma infection. Ann Trop Med Parasiol,97(6), pg.629- 37.

35.J. Horton (2000). Albendazole: A review of anthelmintic efficacy and safety in humans. Parasitology review, Cambridge University Press, pp. s113-132

36.Juri Katchanov Sawanyawishuth et al., (2011). Neurognathostomiasis, a negected parasitosis of the Central nervous system. Emerging Infectious Diseases. www.cdc.gov/eid.vol 17. No 7, July 2011

37.Kannan KA, Vasantha K, Venugopal M (1999). Intraocular gnathostomiasis. Indian J Ophthalmol. 1999 Dec;47(4):252-3.

38.Katchanov J, Nawa Y et al., (2010). Helminthic invasion of the central nervous system: many roads lead to Rome. Parasitol Int. 2010;59:491-6.

39.Kesensuthi R, Panat-ampon P, Sanghiran C (1981). Study o­n the diagnosis of Gnathostoma infection in cat by radioimmunoassay. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1981 Sep;12(3):410-2

40.Luammuanwai P, Sawanyawisuth K, Intapan PM, Chotmongkol V, Wongkham C, Maleewong W (2007). Evaluation of human IgG class and subclass antibodies to a 24 kDa antigenic component of Gnathostoma spinigerum for serodiagnosis of gnathostomiasis. Parasitol Res. 2007 Aug;101(3):703-8.

41.Maleewong W, Wongkham C, Intapan P, Mahaisavariya P, Danseegaew W, Pipitgool V, et al (1992). Detection of circulating parasite antigens in murine gnathostomiasis by a two-site enzyme linked-immunosorbent assay. Am J Trop Med Hyg. 1992 Jan;46(1):80-4.

42.Maleewong W, Morakote N, Thamasonthi K, Charuchinda S, Tesana S, Khamboonruang C (1988). Serodiagnosis of human gnathostomiasis. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1988 Jun;19(2):201-5.

43.Mimori T, Tada I, Kawabata M, Ollague WL, Calero GH, De Chong YF (1987). Immunodiagnosis of human gnathostomiasis in Ecuador by skin test and ELISA using Gnathostoma dorolesi antigen. Jpn J Trop Med Hyg. 1987;15:191-6

44.Miyazaki I (1960). o­n the genus Gnathostoma and human gnathostomiasis, with special reference to Japan. Exp Parasitol. 1960 Jun; 9:338-70.

45.Moore DAJ, McCroddan J, Dekumyoy P, Chiodini P (2003). Gnathostomiasis: an emerging imported disease. Emerg Infect Dis. 2003 Jun;9(6):647-50.

46.Morakote N, nateewatana N, Maleewong W, Uthong T (1989). Anatomical localization of Gnathostoma spinigerum larval antigens by indirect fluorescent antibody test. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1989 Jun;20(2):291-5.

47.Morita H, Segawa T, Nishiyama T (1984). Gnathostomiasis cases caused by imported loaches. J Nara Med Ass 1984;35:607-19.

48.Morisita T, Kobayashi M, Nagase K, Iwanaga H, Sumi M (1969). Nonspecificity of intradermal test with Gnathostoma antigen. Jpn J Parasitol. 1969;18:120.

49.Nawa Y (1991). Historical review and current status of gnathostomiasis in Asia. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1991 Dec;22 Suppl:217-9.

50.Nontasut P, Bussaratid V, Chullawichit S, Charoensook n, Visetsuk K. (2000). Comparison of ivermectin and albendazole treatment for Gnathostomiasis. Southeast Asian J. Trop. Med.Pub. Health, 3, pg. 374-7.

51.Nopparatana C, Tapchaisri P, Setasuban P, Chaicumpa W, Dekumyoy P (1988). Antibody responses in human gnathostomiasis. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1988 Jun;19(2):219-24.

52.Nopparatana C Setasuban P, Chaicumpa W, Tapchaisri P (1991). Purification of Gnathostoma spinigerum specific antigen and immunodiagnosis of human gnathostomiasis. Int J Parasitol. 1991 Oct;21(6):677-87

53.Nuchprayoon S, Sanprasert V, Suntravat M, Kraivichian K, Saksirisampant W, Nuchprayoon I (2003). Study of specific IgG subclass antibodies for diagnosis of Gnathostoma spinigerum. Parasitol Res. 2003 Sep;91(2):137-43.

54.P.Del Giudice, P.Dellamonica, J. Durant, V. Rahelinrina, M.P.Grobusch, K.Janitschke, A.Dahan-Guedj and Y.Le Fichoux (2001). A cases of Gnathostomiasis in a European traveller returning from Mexico , British Journal of Dermatology 2001; 145, pg.487-489.

55.Prommas C, Daengsvang S (1933). Preliminary report of a study o­n the life cycle of Gnathostoma spinigerum. J Parasitol;19:287.

56.Parola P, Soula G, Gazin P, Foucault C, Delmont J, Brouqui P (2006). Fever in travelers returning from tropical areas: prospective observational study of 613 cases hopsitalised in Marseilles., France 1999-2003. Travel Med Infect Dis. 2006 Mar;4(2):61-70.

57.Punyagupta S (1978). Clinical manifestation of eosinophilic mrningitis (Gnathostoma spinigerum). Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1978;9:278.

58.Punyagupta S, Bunnag T, Juttijudata P (1990). Eosiniphilic meningitis in Thailand. Clinical and epidemiological characteristics of 162 patients with myeloencephalitis probably caused by Gnathostoma spinigerum. J Neurol Sci. 1990 May;96(2-3):241-56.

59.Punyagupta S, Pacheco G (1961). Serological studies of experimental gnathostomiasis. Am J Trop Med Hyg. 1961 Jul;10:515-20.

60.Qahtani F, Deschênes J, Ali-Khan Z, Maclean JD, Codère F, Mansour M, et al (2000). Intraocular gnathostomiasis: a rare Canadian case. Can J Ophthalmol. 2000 Feb;35(1):35-9.

61.Quang H. H, Trung N.T et al., (2010). The human parasitic diseases and zoonosis in Central and highland of Vietnam (2005-2010): Situations and o­n-going projects/ studies at many levels. Monography of International seminar of Researchable Issues in Ecosystem Approaches to Health Management of Emerging Infectious Diseases in Southeast Asia in Bali, Indonesia, October, 2010.

62.Quang H. H, Trung N.T et al. (2010). Human helminthics diseases: A review and update of an emerging zoonosis now crossing Central and highland of Vietnam. Monography of International seminar of Researchable Issues in Ecosystem Approaches to Health Management of Emerging Infectious Diseases in Southeast Asia in Bali, Indonesia, October, 2010.

63.Rojas-Molina N, Pedraza-Sanchez S, Torres-Bibiano B, Meza-Martinez H, Escobar-Gittierez A (1999). Gnathostomiasis: an emerging foodborne zoonotic disease in Acapulco, Mexico. Emerg Infect Dis. 1999 Mar-Apr;5(2):264-6.

64.Ramirez-Avila L, Slome S, Schuster FL, Gavali S, Schantz PM, Sejvar J, et al (2009). Eosinophilic meningitis due to Angiostrongylus and Gnathostoma species. Clin Infect Dis. 2009 Feb 1;48(3):322-7.

65.Rojkittikhun W, Nuamtanong S, Pubampen S, Setasuban P (1989). Circumoval and larval microprecipitation reactions in experimental and human gnathostomiasis. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1989 Mar;20(1):81-6.

66.Samarasinghe S, Perera BJ, Ratnasena BG (2002). First two cases of gnathostomiasis in Sri Lanka. Ceylon Med J. 2002 Sep;47(3):96-7.

67.Sawanyawisuth K, Tiamkao S, Kanpittaya J, Dekumyoy P, Jitpimolmard S (2004). MR imaging findings in cerebrospinal gnathostomiasis. AJNR Am J Neuroradiol. 2004 Mar;25(3):446-9.

68.Sawanyawisuth K, Chlebicki MP et al., (2009). Sequential imaging studies of cerebral gnathostomiasis with subdural hemorrhage as its complication. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2009;103:102-4.

69.Strady C, Dekumyoy P, Clement-Rigolet M et al., (2009). Long-term follow-up of imported gnathostomiasis shows frequent treatment failure. Am J Trop Med Hyg. 2009;80:33-5.

70.Soesatyo MHNE, Rattanasirivilai W, Suntharasamai P, Sirisinha S (1987). IgE responses in human gnathostomiasis. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1987;81(5):799-801

71.Suntharasamai P, Riganti M, Chittimas S, Desakorn V (1992). Albendazole stimulates outward migration of Gnathostoma spinigerum to the dermis in man. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1992 Dec;23(4):716-22.

72.Tada I, Araki T, Matsuda H, Araki K, Akahane H, Mimori T (1987). A study o­n immunodiagnosis of gnathostomiasis by ELISA and double diffusion with special reference to antigenicity of Gnathostoma dorolesi. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1987 Dec;18(4):444-8.

73.Tada I, Kasashima K, Nishimuta K, Miyahara M (1966). Intradermal reaction with Gnathostoma spinigerum antigen. Jpn J Parasitol. 1966;15:256.

74.Taniguchi Y, Hashimoto K, Ichikawa S, Shimizu M, Ando K, Kotani Y (1991). Human gnathostomiasis. J Cutan Pathol. 1991 Apr;18(2):112-5.

75.Taniguchi Y, Ando K, Isoda K, Shimizu M, Sonobe K (1992). Human gnathostomiasis: successful removal of Gnathostoma hispidum. Int J Dermatol. 1992 Mar;31(3):175-7

76.Tapchasri P, Nopparatana C, Chaicumpa W, Setasuban P (1991). Specific antigen of Gnathostoma spinigerum for immunodiagnosis of human gnathostomiasis. Int J Parasitol. 1991 Jun;21(3):315-9.

77.Tudor RC, Blair E (1971). Gnathostoma spinigerum: an unusual case of ocular nematodiasis in the western hemisphere. Am J Ophthalmol. 1971 Jul 30;72(1):185-90.

78.Tuntipopipat S, Chawengkirttikul R, Witoonpanich R, Chiemchanya S, Sirisinha S (1989). Antigens, antibodies and immune complexes in cerebrospinal fluid of patients with cerebral gnathostomiasis. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1989 Sep;20(3):439-46.

79.Tuntipopipat S, Chawengirttikul R, Sirisinha S (1993). A simplified method for the fractionation of Gnathostoma-specific antigens for serodiagnosis of human gnathostomiasis. J Helminthol. 1993 Dec;67(4):297-304.

80.Uparanukraw P, Morakote N, Harnnoi T, Dantrakool A (2001). Molecular cloning of a gene encoding matrix metalloproteinase-like protein from Gnathostoma spinigerum. Parasitol Res. 2001 Sep;87(9):751-7.

81.Uparanukraw P, Harnnoi T, Dantrakool A, Morakote N, Chaicumpa W (1999). Recognition of deglycosylated larval proteins of Gnathostoma spinigerum by a monoclonal antibody and human gnathostomiasis antiserum. J Helminthol. 1999 Sep;73(3):273-6.

82.Valai Bussaratid et al., (2010). Predictive factors for Gnathostoma seropositivity in patients visiting the gnathostomiasis clinic at the hospital for tropical diseases in Thai Lan, during 2000-2005. J Helminthol.Vol 41, number 6, 2010

83.Xuan LT and Wichit Rojekittikhun (2000). A survey of infective larvae of Gnathostma in eels sold in Hồ Chí Minh. Southeast Asian J Tro Med Public Health. 2000, p. 133-137.

84.Xuan LT, Rojkittikhun W, Punpoowong B, Trung le N, Hien TV. A case report: intraocular gnathostomiasis in Vietnam. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2002 Sep;33(3):485-9.

85.Yamaguchi T (1952). Immunological study o­n human gnathostomiasis. Precipitin test. J Kurame Med Ass. 1952;15:26-8.

86.Yukifumi Nawa et al., (2008). An overview of Gnathostomiasis in the world. Southeast Asian Journal of Tropical medicine and public health, Vol 35 (supp. 1): 87-91

87.http://www.fsis.usda.gov/Parasite and foodborne illness (2011)

 

Ngày 15/02/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang