Trách nhiệm phòng chống sốt xuất huyết của cộng đồng
(29/08/2016)
Năm nay dịch bệnh sốt xuất huyết không chỉ bùng nổ ở Tây Nguyên mà còn tiếp tục lan rộng ra nhiều tỉnh/thành phố ven biển miền Trung và Nam bộ, cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc với nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh này. Tuy nhiên, mỗi lần dịch bệnh nổ ra hầu như trách nhiệm đều quy về ngành y tế trong khi các hoạt động cốt lõi lại phải dựa vào cộng đồng. Vậy trách nhiệm của cộng đồng thế nào trong phòng chống sốt xuất huyết ?
|
|
Sốt xuất huyết và sốt xuất huyết nặng
(10/08/2016)
Cập nhật ngày 29/7/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Sốt xuất huyết và sốt xuất huyết nặng (Dengue and severe dengue). Trong những năm 2010, 2013 và 2015 gần 2,4 triệu ca mắc sốt xuất huyết đã được báo cáo hàng năm. Mặc dù toàn bộ gánh nặng bệnh tật toàn cầu là không chắc chắn nhưng sự khởi đầu các hoạt động để ghi lại tất cả các trường hợp sốt xuất huyết phần nào giải thích sự gia tăng mạnh số ca bệnh được báo cáo những năm gần đây.
|
|
Tình hình sốt xuất huyết và chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết của Chính phủ và Bộ Y tế
(10/08/2016)
Cũng như nhiều nước trên thế giới và khu vực, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở nước ta diễn biến phức tạp, số ca mắc có chiều hướng gia tăng và lan rộng ở nhiều tỉnh/thành phố miền Trung và miền Nam, đặc biệt là 4 tỉnh Tây Nguyên. Chính phủ và Bộ Y tế đã có công điện chỉ đạo tăng cường phòng chống sốt sốt xuất huyết cùng nhiều hoạt động kiểm soát dịch bệnh.
|
|
Nước bọt của muỗi làm tăng mức độ nghiêm trọng bệnh sau khi nhiễm virus sốt xuất huyết
(27/06/2016)
Ngày 16/6/2016. PLOS. Nước bọt của muỗi làm tăng mức độ nghiêm trọng bệnh sau khi nhiễm virus sốt xuất huyết (Mosquito saliva increases disease severity following dengue virus infection). Côn trùng truyền bệnh khi chọc vào các mạch máu, chúng tiêm nước bọt cùng các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào da động vật có vú. Một nghiên cứu ở chuột được đăng tải vào 16/6/2016 trên Tạp chí PLoS Pathogens cho thấy vai trò quan trọng của tuyến nước bọt của muỗi trong kết quả của nhiễm virus sốt xuất huyết.
|
|
Nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết và triển vọng ứng dụng
(21/04/2016)
Ngày 16/4/2016. Nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết (Dengue vaccine research). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi 1 trong 4 tupe virus dengue (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4) do muỗi Aedes truyền, không có phương pháp điều trị cụ thể và biện pháp phòng ngừa hiện nay bị giới hạn bởi kiểm soát vector do đó một vaccine sốt xuất huyết được đưa vào sử dụng sẽ là bước tiến lớn trong kiểm soát dịch bệnh.
|
|
Sốt xuất huyết bùng phát dịch theo mùa bệnh và chu kỳ
(20/04/2016)
Tại nước ta bệnh sốt xuất huyết xuất hiện và lưu hành quanh năm nhưng thường tăng cao vào một số tháng thích hợp nếu muỗi truyền bệnh Aedes aegypti, Aedes albopictus hoạt động với mật độ cao. Thực tế độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận tiện cho muỗi phát triển, làm tăng khả năng truyền bệnh, gây nguy cơ bùng phát dịch. Tuy nhiên qua theo dõi ghi nhận dịch bệnh xảy ra có chu kỳ thường từ 3 đến 5 năm; vì vậy cần được quan tâm để cảnh báo và phòng ngừa.
|
|
Vaccine bảo vệ chống lại sốt xuất huyết đang nằm trong tầm tay
(21/03/2016)
Ngày 16/3/2016. VOA News-Vaccine bảo vệ chống lại sốt xuất huyết đang nằm trong tầm tay (Vaccine to Guard Against Dengue Fever Is Almost at Hand). Các nhà nghiên cứu đang tiến gần tới một loại vaccine thương mại có sẵn để ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết, một bệnh do virus lây lan qua muỗi đe dọa một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một loại vaccine chống lại virus Zika, một căn bệnh giống sốt xuất huyết có thể sẽ được thử nghiệm lâm sàng trong năm nay.
|
|
Bể nước treo là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
(07/03/2016)
Ở một số nơi người dân thường lắp đặt bể nước treo cao để bơm nước từ dưới lên sử dụng. Loại bể nước này không có đường dẫn nước mưa nhưng có cửa phía bên trên để tiện việc kiểm ra và vệ sinh bể chứa. Cửa phải có nắp đậy thật khít và chặt, nếu để hở sẽ tạo điều kiện cho muỗi sốt xuất huyết bay vào sinh sản, phát triển và truyền bệnh cho chính những người trong gia đình của mình.
|
|
Sốt xuất huyết ở Uruguay
(03/03/2016)
Ngày 25/2/2016. Tổchức Y tế thế giới (WHO). Sốt xuất huyết ở Uruguay (Dengue Fever-Uruguay). Ngày 13/2/2016, bộ phận đầu mối về điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế của quốc gia (IHR NFP) của Uruguay thông báo tới PAHO/WHO về một trường hợp sốt xuất huyết là một phụ nữ 31 tuổi từ Montevideo bị sốt và đau khớp vào ngày 5/2.
|
|
Bọ gậy hay lăng quăng muỗi?
(19/01/2016)
Trong các tài liệu truyền thông giáo dục về biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, có nơi dùng thuật ngữ diệt bọ gậy muỗi, có nơi sử dụng từ diệt lăng quăng muỗi. Thực tế bọ gậy và lăng quăng đều được gọi chung là ấu trùng muỗi. Muỗi sinh trưởng thường trải qua 4 giai đoạn rõ ràng trong vòng đời phát triển của chúng gồm: trứng, bọ gậy, lăng quăng và muỗi trưởng thành.
|
|
|