Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Ninh Thuận
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 4 9 2 5
Số người đang truy cập
5 8 9
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động chuyên môn chung
Cán bộ y tế đang lấy lam máy xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho đồng bào dân tộc thiểu số(ảnh minh họa)
Những vấn đề cần quan tâm qua phân tích hồi cứu một ca tử vong do sốt rét tại tỉnh Ninh Thuận

Hiện nay tình hình sốt rét có xu hướng giảm thấp ở nhiều vùng, số ca mắc sốt rét và tử vong sốt rét tập trung chủ yếu ở các đối tượng di biến động (đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, di cư tự do…) nên việc phân tích nguyên nhân của mỗi trường hợp tử vong sốt rét là hết sức cần thiết để rút ra bài học kinh nghiệm trong phòng chống cũng như điều trị và quan lý ca bệnh.

Qua báo cáo kết quả hồi cứu ca tử vong sốt rét tháng 9 năm 2008 của Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng & Côn trùng tỉnh Ninh Thuận, có thể rút ra một số nhận xét đánh giá về trường hợp tử vong này như sau:

Diễn biến trường hợp tử vong sốt rét tại Ninh Thuận qua kết quả hồi cứu bệnh án:

Tóm tắt ca bệnh tử vong:

          Bệnh nhân nam 34 tuổi, dân tộc Kinh, ở xã Bắc Phong thuộc huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận, nghề nghiệp làm rừng; sau 6 ngày sốt cao ở nhà kèm theo nôn ra máu, tự mua thuốc điều trị không khỏi; nhập Bệnh viện Ninh Sơn lúc 18h30 ngày 14/9/2008, sau đó được chuyển tiếp đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận lúc 20h30 và tử vong vào 22h30 cùng ngày (sau 4 giờ nhập viện) với chẩn đoán sốt rét ác tính thể não + đa phủ tạng.

Tóm tắt diễn biến ca bệnh:

Bệnh nhân nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Sơn lúc 18h30 ngày 14/9/2008 với lý do mệt và nôn ra máu (1 ngày trước khi vào viện), Bệnh viện Ninh sơn chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên và cho điều trị bằng dịch truyền (Nacl9%0, Cimetidin, làm lạnh dạ dày chống xuất huyết); chuyển bệnh viện tỉnh lúc 20h00 cùng ngày với tình trạng bệnh nhân tỉnh, mạch 100 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg, không có xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận lúc 20h30 với chẩn đoán sốt rét ác tính thể não + đa phủ tạng.

+ Bệnh sử: sốt cao 6 ngày ở nhà kèm lạnh run, da vàng, tự mua thuốc điều trị không khỏi, ngày càng cảm thấy mệt, đau vùng thượng vị, nôn ra máu bầm khoảng 50 ml, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ nên nhập Bệnh viện Ninh Sơn và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh.

+ Thăm khám: bệnh nhân sốt 39,50C, mạch 100 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg, hôn mê sâu (glasgow 6 điểm), da vàng rơm, nhịp tim đều rõ, phổi không có ral ứ đọng, bụng mềm, gan to 2 cm dưới bờ sườn phải, lách không to, chạm thận (-), thần kinh (cổ mềm) và không có dấu hiệu thần kinh khư trú, thăm khám các bộ phận khác không có gì đặc biệt.

+ Xét nghiệm: xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét (thử nghiệm Paracheck P.f dương tính và soi lam phát hiện P.FT+++); công thức máu (BC: 12,9 K/ml, L 33,3%, G 55,5%, M 14,2%; HC: 3,88 M/ml, Hb 11,7 g/dl, Hct 32,8%); sinh hóa máu (u rê 306 mg/l, creatinine 10,4 mg/l, glucose 45 mg/l, CRP 27,4 mg/l, bilirubin (TT 5,8 mg/l, GT 3,5 mg/l), men gan (SGOT 110 mg/l, SGPT 39 mg/l); siêu âm (gan lớn, túi mật vách phù nề, ít dịch túi cùng sau); XQ (bóng tim không lớn, rốn phổi hai bên đậm); điện tim nhịp xoang đều 100 lần/phút.

+ Điều trị: Bệnh viện tiên lượng bệnh nhân biến chứng nặng co xử trí bằng Artesunate 60 mg ´ 2 lọ tiêm tĩnh mạch, truyền dịch (glucose 30%, Nacl9%0) Cimetidin, Varogel, thở o xy hỗ trợ…

+ Diễn biến: bệnh nhân tiên lượng xấu, không tiến triển sau các biện pháp cấp cứu, hôn mê sâu, mạch = 0, huyết áp = 0, tim 100 lần phút và tử vong vào lúc 22h30 cùng ngày (sau 2 giờ nhập bệnh viện tỉnh).

+ Chẩn đoán tử vong: Sốt rét ác tính thể não + đa phủ tạng.

 

 Cấp thuốc tự điều trị sốt rét đến tận tây người dân
(ảnh minh họa)

Nhận xét đánh giá qua trường hợp tử vong sốt rét tại Ninh Thuận:

Nguyên nhân tử vong:

Về phía bệnh nhân:

           Bệnh nhân mắc sốt rét thường do P.falciparum có thể điều trị khỏi nhanh chóng nếu được phát hiện sớm, nhưng vì thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, lại nằm ở nhà một tuần tự mua thuốc uống không khỏi đến khi chuyển sang sốt rét ác tính mới nhập viện quá khả năng cứu chữa.

Về phía các tuyến y tế:

Tuyến y tế cơ sở (Trạm Y tế và Điểm kính hiển vi xã Bắc Phong, Y tế thôn Gò sạn) không phát hiện được bệnh nhân có sốt dài ngày ngay trong địa bàn được phân công quản lý, chứng tỏ khả năng hoạt động chưa hiệu quả, chưa bám sát cơ sở để phát hiện bệnh chủ động và tuyên truyền phòng chống sốt rét cho nhân dân trong vùng.

Tuyến y tế huyện (Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh sơn) chưa chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời ca bệnh sốt rét ác tính, còn chẩn đoán nhầm sang bệnh khác vì không làm xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét đối với bệnh nhân có sốt và có liên quan đến yếu tố dịch tễ sốt rét.

Tuyến bệnh viện tỉnh (Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận) đã chẩn đoán đúng, có chỉ định điều trị đặc hiệu và hồi sức cấp cứu kịp thời nhưng do bệnh nhân biến chứng quá nặng (suy đa phủ tạng) nên không thể cứu chữa được. Tuy nhiên bệnh viện tỉnh mới chỉ hoàn thành tốt phần việc tại cơ sở của mình mà chưa thể hiện được vai trò chỉ đạo tuyến trước (huyện, xã) phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân.

Bài học rút ra:

            Bệnh nhân sốt rét do P.falciparum phát hiện và điều trị muộn dẫn đến biến chứng cấp tính ở nhiều cơ quan phủ tạng do nằm quá lâu ở nhà, quá khả năng cấp cứu của các tuyến bệnh viện. Nguyên nhân tử vong ở trường hợp này trước hết là do bệnh nhân chưa chủ động đến y tế cơ sở để được khám và điều trị khi có sốt; sau đó là trách nhiệm của y tế các tuyến trong công tác truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét, công tác phát hiện bệnh nhân, chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét, công tác chỉ đạo tuyến trước.

           Để hạn chế tử vong sốt rét, người dân phải có ý thức tự bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình khi vào vùng sốt rét (ngủ màn/võng tránh muỗi đốt, mang theo thuốc tự điều trị), khi bị sốt phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời; các tuyến y tế phải tăng cường công tác phát hiện chủ động và truyền thông giáo dục, nâng cao chất lượng chẩn đoán điều trị sốt rét, chỉ đạo tuyến, tổ chức tập huấn hoặc cập nhật thông tin chuyên ngành cho những người trực tiếp làm công tác chẩn đoán điều trị sốt rét ở các tuyến bệnh viện.

Ngày 03/10/2008
TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích