Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Khánh Hòa
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 9 8 6 7
Số người đang truy cập
2 9 2
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động chuyên môn chung
Hội nghị đánh giá kết quả Dự án phòng chống Sốt xuất huyết Dengue Quân y Việt Nam-Australia tại TP. Nha Trang 16-17/2/2009 (Workshop on the results of Vietnam-Australia defence Dengue Project)

Trong hai ngày 16-17/2/2009 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội Việt nam đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả Dự án phòng chống sốt xuất huyết trong khuôn khổ nghiên cứu hợp tác giữa Quân y hai nước Việt Nam và Australia.

 

Thành phần tham dự Hội nghị có Thiếu tướng TS. Nguyễn Văn Dũng-Phó chủ nghiệm Tổng cục Hậu cần, Đại tá PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành-Viện trưởng -Trưởng Ban quản lý Dự án cùng các chuyên gia của Viện vệ sinh phòng dịch Quân đội, PGS.TS. John Aaskov-Chuyên gia Dự án, Đại tá BS. Nguyễn Xuân Kiên và các chuyên gia, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các khoa chuyên môn thuộc Bệnh viện Quân y 87; TS. Triệu Nguyên Trung-Viện Trưởng và các chuyên viên của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Thiếu tướng GS.TSKH Bùi Đại-Cố vấn dự án; Lãnh đạo và chuyên viên của các Bệnh viện Quân y 17 (Đà Nẵng), Bệnh viện Quân y 13 (Quy Nhơn), Bệnh viện Quân y 121 (Cần Thơ), Đội Vệ sinh phòng dịch Quân khu 5 (Đà Nẵng).

 
Hội nghị đánh giá lại kết quả thực hiện Dự án hợp tác nghiên cứu giữa một số đơn vị Quân y giữa hai nước trong năm 2008 nhằm đưa ra được nhiều số liệu và bằng chứng có tính khoa học cũng như giúp các nhà lâm sàng, dịch tễ học, nhà điều trị, các chương trình phòng chống Dengue ngày một hiệu quả hơn, Chương trình hợp tác nghiên cứu của Dự án Dengue giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Úc đã triển khai từ năm 2005 đến nay và hằng năm có hội nghị tổng kết về các kết quả đạt được, nay dự án đã bước sang năm thứ năm.

 Toàn cảnh Hội nghị

Nội dung báo cáo tại Hội nghị là các nhóm nghiên cứu tại các điểm trình bày những kết quả các nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu đặc điểm virus Dengue lưu hành tại miền Nam, Việt Nam giai đoạn 2005-2008 (do nhóm nghiên cứu John Aaskov, Nguyễn Xuân Thành, Đoàn Trọng Tuyên, Lê Ngọc Anh, Lê Hải Yến, Lê Phương Anh thực hiện); Đặc điểm Dengue xuất huyết năm 2008 tại Bệnh viện quân y 17-quân khu 5 (do nhóm nghiên cứu Nguyễn Du Dương, Diệp Điền và cộng sự tiến hành); Đặc điểm bệnh nhân sốt dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện 87 năm 2008 và Báocáo nhân 4 trường hợp sốt xuất huyết Dengue có đái huyết cầu tố (do nhóm nghiên cứu Lê Hồng Quang, Trần Huy Hoàng, Nguyễn Bá Hành và cộng sự thực hiện); Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện 121-Cần Thơ năm 2008 (do nhóm nghiên cứu của Trang Cao Thắng và cộng sự tiến hành) và Báo cáo chia sẻ thông tin với các đồng nghiệp về tình hình Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam: tổng hợp y văn và cập nhật thông tin (Triệu Nguyên Trung và Huỳnh Hồng Quang trình bày). Một số kết quả về giám sát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Đà Nẵng của Đội vệ sinh phòng dịch Quân khu 5; Kết quả thu thập vector sốt xuất huyết Dengue ở thành phố Quy Nhơn (do nhóm nghiên cứu Đỗ Công Tấn và cộng sự thuộc khoa Côn trùng Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn tiến hành); Nhận xét tình hình muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Nha Trang (do nhóm nghiên cứu Đỗ Duy Bình và Nguyễn Bá Hành thực hiện); Kết quả giám sát muỗi truyền bệnh Dengue xuất huyết khu vực Bệnh viện 121, thành phố Cần Thơ, năm 2008 (do nhóm nghiên cứu Trần Văn Phùng, Phan Hoài Long, Nguyễn Văn Trượng tiến hành).

 

Các đại biểu phát

biểu tại Hội nghị
Nội dung báo cáo có nhiều điểm mới và nổi bật so với trước đây về các khía cạnh sinh học phân tử, điểm mới trong phân tích cây phả hệ của virus Dengue, các khác biệt và một số điểm không tương thích giữa lâm sàng và các thông số cận lâm sàng (IgM, IgG), các hình thái lâm sàng của SD/SXHD mới xuất hiện trong thời gian qua năm 2007-2008 như viêm cơ tim, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, tán huyết có tiểu hemoglobine, tràn dịch đa khoang, đa màng, trụy tim mạch,…tái sốc hoặc sốc không hồi phục.

 

Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang

trình bày báo cáo tại Hội nghị

Song song với các báo cáo khoa học, các chuyên gia cũng đã thảo luận về nhiều vấn đề cần làm rõ, tập huấn về phương pháp nhập dữ liệu, phân tích các số liệu và định hướng các công việc tiếp tục trong thời gian đến.

 
Bệnh sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là một bệnh nhiễm virus cấp tính được lan truyền từ người sang người thông qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus và virus này được xếp vào loại virus gây sốt có xuất huyết ((HFV_hemorrhagic fever virus), xuất hiện vào đầu những năm 1870s hiện vẫn đang là vấn đề y tế nghiêm trọng trên toàn cầu và là vấn đề sức khỏe công đồng trong các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Bệnh lưu hành trên 102 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. một số yếu tố có góp phần nên tình trạng phức tạp của bệnh SD/SXHD hiện tại chính là sự phát triển đô thị hóa cùng với sự di dân từ nông thông lên thành thị với nhiều mục đích khác nhau, khiến môi trường đông đúc, kèm với điều kiện sống chật hẹp, vệ sinh không tốt, sự tiếp cận hệ thống y tế không cao và thực hiện các khâu phòng chống vector của cộng đồng chưa tốt và đồng bộ; bên cạnh đó, sự biến đổi điều kiện vi khí hậu của toàn cầu như hiện tượng El Niño và La Niña …tạo điều kiện hình thành nhiều ổ chứa cho các bọ gậy, lăng quăng, muỗi sốt xuất huyết gia tăng và ngày càng trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng tại Việt Nam. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết từ trước thì các quốc gia khu vực châu Phi, châu Mỹ, Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) và thực trạng bệnh tại các quốc gia Đông Nam châu Á cũng có tình hình tương tự như Việt Nam.

 

PGS.TS. John Aaskov-Chuyên gia Dự án 
phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Đối tượng mắc và chết thường rơi vào lứa tuổi nhỏ hơn 15 (chiếm trên 85%), ngay cả tuổi trong lứa nhũ nhi đến nay cũng ngày càng phát hiện nhiều hơn. Chính vì lẽ đó, đối tượng bệnh tật không “tránh” một ai, bất cứ lứa tuổi nào. Mặc dù bệnh xảy ra ở khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn như Châu Phi, châu Mỹ, Địa Trung Hải… nhưng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất và Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết cao trong khu vực. Tại Việt Nam, bệnh SD/SXHD thì bệnh lưu hành có tính địa phương, có tính chu kỳ, ngày càng có những diến biến phức tạp và là vấn đề y tế nghiêm trọng.ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở phía Nam là năm 1963 và phía Bắc là 1969, từ năm 1975-1983, dịch sốt xuất huyết diễn ra nhiều với số mắc và số tử vong rất lớn và các vụ dịch đó là năm 1975, 1977, 1978, 1979, 1980, 1983. Theo thống kê hàng năm tại Việt Nam, thì tỷ lệ mắc SD/SXHD tại các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh luôn là những nơi có tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết cao so với các nơi khác trong nước. Việt Nam-bệnh bắt đầu xuất hiện vào những năm của thập niên 1960 tại đồng bằng sông Cửu Long, bệnh phát thành dịch nhanh chóng và lan nhanh đến các vùng khác dọc theo hai bờ sông (một số tỉnh có tỷ lệ mắc cao như thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, Cà Mau);

 

Một số tiết mục văn nghệ

chào mừng Hội nghị
Các khu vực khác như miền Bắc, miền Trung (từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận) và Tây Nguyên số ca mắc ít hơn rất nhiều. Trước đây theo chu kỳ mỗi 3–5 năm, bệnh phát thành dịch lớn mà cao điểm vào mùa mưa các tháng 6 đến tháng 10. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em. Tuy nhiên, trong vòng năm năm trở lại, tỷ lệ sốt xuất huyết tăng dần ở người lớn. Bản đồ phân bố bệnh SD/SXHD trên thế giới năm 2008 cũng cho thấy bức tranh toàn cảnh về vùng lan truyền bệnh SD/SXHD và một số vùng dịch bổ sung từ năm 2000-2008. Hiện các quốc gia đang tiếp tục đối mặt và lên chương trình hành động phòng chống SD/SXHD cho quốc gia, lãnh thổ mình như tại Brazil và Nigeria, Việt Nam, Thái Lan, Singapore,….

 

TS. Triệu Nguyên Trung-Viện Trưởng Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn chụp hình
lưu niệm cùng các chuyên gia Dự án

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sốt xuất huyết Dengue, những kết quả nghiên cứu thu thập được trong hợp tác Quân y hai nước sẽ cung cấp nhiều dữ liệu khoa học có giá trị cho công tác chẩn đoán, điều trị bệnh nhân cũng như kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam.

 

 

Ngày 17/02/2009
TS. Triệu Nguyên Trung và Ths. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích