Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Phú Yên
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 2 5 8 0
Số người đang truy cập
2 6 6
 Tin tức - Sự kiện
Hoạt động phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên

Bệnh sán lá gan nhỏđã được phát hiện ở 7 tỉnh trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên bao gồm: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum , Đak Lak, Đak Nong; tuy nhiên tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao nhất là 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Bệnh tập trung chủ yếu ởcác xã Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ Chánh của huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định; xã An Mỹ, An Chấn, An Hoà của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Người dân trong các xã này thường có tập quán ăn gỏi cá giếc sống vào các tháng đầu năm, do vậy nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ thường rất lớn. Trong nhiều năm qua, ngoài sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới; Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn phối hợp địa phương thực hiện nhiều hoạt động phòng chống: tập huấn, điều tra, điều trị, tuyên truyền giáo dục.

 

 Tập huấn PC sán lá gan nhỏ cho tuyến xã tại huyện Phù Mỹ

Từ năm 2001-2008, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã tổ chức được 6 đợt điều tra và điều trị bệnh nhân sán lá gan nhỏ ở 6 xã của 2 huyện, tổ chức 10 lớp tập phòng chống sán lá gan nhỏ cho cán bộ từ tỉnh, huyện, xã và thôn ở các xã có bệnh lưu hành. Ngoài ra công tác truyền thông giáo dục về phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ được thực hiện dưới nhiều hình thức: họp thôn, phát tờ rơi, tranh tuyên truyền, bản cam kết không ăn gỏi cá sống, xây dựng các pano, áp phích tại các khu dân cư.
 
 Pa no tuyên truyền
 
 Bản cam kết không ăn gỏi cá

          Đặc biệt trong năm 2006, Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn đã phối hợp với Cục Y tế Dự phòng-Môi trường- Bộ Y tế thực hiện mô hình truyền thông phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ tại 2 xã An Mỹ, An Chấn của huyện Tuy An. Dự án đã hỗ trợ cho 2 xã xây dựng 200 nhà vệ sinh theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Dự án này được nhân dân đồng tình ủng hộ và mang lại hiệu quả thiết thực không những cho công tác phòng bệnh giun sán mà còn mang góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường chung cho địa phương.

Kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ sau nhiều năm can thiệp cho thấy: năm 2002 tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trung bình của 3 xã huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là 25%, năm 2008 còn 3,84%; năm 2003 tỷ lệ nhiễm của 3 xã huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trung bình là 22%, năm 2008 còn 7,67%.

Như vậy qua rất nhiều năm thực hiện các hoạt động phòng chống, tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ của 6 huyện thuộc 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên để tiếp tục hạ tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm bệnh, tạo yếu tố bền vững cần tăng cường tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá sống dưới bất kỳ hình thức nào; đồng thờixây dựng các công trình vệ sinh hợp lý để hạn chế nguồn lây và cắt đứt chu kỳ gây bệnh của sán lá gan nhỏ.

 

 TS Triệu Nguyên Trung(người cầm ô) thăm nơi thực hiện dự án

Ngày 13/08/2008
TS. Nguyễn Văn Chương  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích