Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Bình Định
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Tin hoạt động đơn vị

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 8 6 4 9 9
Số người đang truy cập
1 3 8
 Tin tức - Sự kiện Tin hoạt động đơn vị
Tỉnh Bình Định khống chế hiệu quả bệnh sốt rét và các bệnh nội tiết trong 6 tháng đầu năm 2011

            Theo số liệu thống kê của Trung tâm PCSR-CBNT Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2011 tỉnh Bình Định đã thực hiện đạt các mục tiêu phòng chống sốt rét và các bệnh nội tiết so với cùng kỳ năm 2010.

 

Tình hình sốt rét và các hoạt động phòng chống sốt rét

Tình hình sốt rét

            Trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh Bình Định có 152 ca mắc sốt rét (BNSR), 139 ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), 1 ca sốt rét ác tính (SRAT). So với cùng kỳ năm 2010, số ca mắc sốt rét toàn tỉnh giảm 7,88% (152/165 ca), số ca có ký sinh trùng sốt rét tăng 13,0 % (139/123 ca), sốt rét ác tính tăng 1 ca, không có tử vong sốt rét.

            Các huyện có BNSR giảm là Quy Nhơn (1/4 ca), Vân Canh (12/22 ca), Tây sơn (10/16 ca), An Nhơn (23/34 ca), Tuy Phước (13/17 ca) và Phù Mỹ (17/20 ca). Các huyện có BNSR tăng là An Lão (15/7 ca), Vĩnh Thạnh (3/1 ca), Hoài Ân(28/16 ca), Hoài Nhơn (11/10 ca) và Phù Cát (19/18 ca).

             Các xã thuộc vùng không có sốt rét lưu hành, vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại, vùng sốt rét lưu hành nhẹ có số mắc sốt rét cao ở người lớn độ tuổi lao động vào vùng sốt rét lưu hành nặng trong và ngoài tỉnh tìm việc làm bị nhiễm bệnh như An Hòa (An Lão) 23 ca, Cát Trinh (Phù Cát) 8 ca, Ân Thạnh (Hoài Ân) 5 ca, Nhơn Hậu (An Nhơn) 5 ca, Phước Thành (Tuy Phước) 4 ca, Mỹ Chánh (Phù Mỹ) 4 ca …

              Nguyên nhân sốt rét gia tăng tại các địa phương trên đều do nguồn bệnh ngoại lai, y tế cơ sở không quản lý được đối tượng di biến động vào vùng sốt rét lưu hành, ý thức tự phòng chống sốt rét của người dân chưa cao, còn có tư tưởng chủ quan do tình hình sốt rét những năm gần đây giảm thấp, hoạt động phát hiện bệnh và truyền thông PCSR của y tế cơ sở còn hạn chế.

Hoạt động phòng chống sốt rét

              Tỉnh Bình Định đã chú trọng củng cố Ban chỉ đạo PCSR-CBNT, ký kết hợp đồng trách nhiệm, phân cấp kinh phí sau khi được phê duyệt nên đã triển khai kịp thời các hoạt động phòng chống sốt rét trong toàn tỉnh, Dự án Quỹ toàn cầu PCSR, đào tạo và đào tạo lại nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở trong công tác PCSR, tăng cường các hoạt động giám sát nhằm củng cố và duy trì thành quả PCSR đã đạt được, nâng cao năng lực quản lýchương trình của cán bộ y tế huyện, xã.

             Công tác giám sát dịch được tập trung vào các ổ bệnh và các đối tượng đi rừng, rẫy; tăng cường tuyên truyền giáo dục phòng chống dịch bệnh tại địa phương, thông báo tình hình dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, thuốc, hóa chất để chủ động phòng chống dịch bệnh kịp thời. Chú trọng công tác giám sát dịch tễ sốt rét, quản lý đối tượng nguy cơ, quản lý ca bệnh, phát hiện bệnh sớm tại tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, củng cố hệ thống thông tin báo cáo từ tuyến dưới lên tuyến trên nhanh chóng, kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm đã giám sát dịch tễ sốt rét 385 lần/393 điểm, giám sát phòng chống vectơ 78 lần/78 điểm, giám sát chẩn đoán điều trị và sử dụng thuốc 344 lần/352 điểm, giám sát vật tư, kinh phí 262 lần/270 điểm, giám sát Côn trùng 2 lần/2 điểm tại các huyện có nguy cơ sốt rét cao như An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh…

             Công tác giám sát các điểm kính hiển vi đánh giá chất lượng soi lam phục vụ kịp thời cho công tác chẩn đoán và điều trị, công tác phát hiện lam, kỹ năng soi lam, chế độ gửi lam kiểm tra, báo cáo, bảo quản và sử dụng kính hiển vi, vật tư, hóa chất xét nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và để có cơ sở xây dựng kế hoạchđào tạo, tập huấn lại cho những cán bộ yếu về chuyên môn kỹ thuật. Trong 85 điểm kính hiển vi (KHV) xãthì có 74 điểm hoạt động tốt, 8 điểm trung bình, 1 điểm yếu (Phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) và 2 điểm không hoạt động (xã Nhơn Thọ, Nhơn Khánh thuộc huyện An Nhơn) do cán bộ làm công tác xét nghiệm chuyển công tác khác. Tất cả các huyện đều gửi lam kiểm tra về Trung tâm PCSR-CBNT theo quy định, riêng BVĐK Hoài Nhơn 6 tháng đầu năm không gửi lam kiểm tra; kết quả soi lam kiểm tra cho thấy tỷ lệ sai sót chung là 0,33 % (An Nhơn 2,86 %, Hoài Ân 1,03 %); tỷ lệ sai từ (+) sang (-) là 2,04% (Hoài Ân 9,09 %); tỷ lệ sai chủng: 12,24 % (An Nhơn 60%, Hoài Ân 16,67%, Hoài Nhơn 14,29% ).

              Tham mưu cho Sở Y tế phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày “Thế giới PCSR, 25/4” tại huyện Tây Sơn và Hoài Ân bằng nhiều hình thức như nói chuyện, phát thanh, viết bài, phát tờ rơi, treo áp phích, khẩu hiệu; phối hợp với Trung tâm Truyền thông GDSK, đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng các thông điệp về phòng chống sốt rét để phát hành trên báo, đài, tạp chí của tỉnh; tư vấn, truyền thông PCSR tại hộ gia đình, cho các đối tượng di biến động vào vùng sốt rét làm việc dài ngày. Cụ thể tổ chức nói chuyện về PCSR7.169 lần có khoảng 124.962 lượt người nghe; phát thanh trên đàitruyền thanh tỉnh, huyện, xã 416 lần, có khoảng868.390 lượt người nghe; tuyên truyền trên đài truyền hình tỉnh 30 lần, có khoảng 128.800 lượt ngườixem; tư vấn tại hộ gia đình 8.668 lần cho 21.307 đối tượng đi rừng, ngủ rẫy và vào vùng SRLH.

               Trong phòng chống véc tơ phun bảo vệ bằng hoá chất Fendona cho 825 hộ, bảo vệ 3.144 người dân, thuộc các xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Hoà, Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Thạnh đạt 78,6 % kế hoạch.

Phun tồn lưu trên tường vách bằng hóa chất Fendona 10 SC

Hoạt động phòng chống rối loạn thiếu i ốt và đái tháo đường

Hoạt động phòng chống rối loạn thiếu i ốt

              Trong 6 tháng đầu năm 2011 tỉnh Bình Định đã khám điều tra đánh giá tỷ lệ mắc bướu cổ học sinh từ 8-10 tuổi tại các trường tiểu học thuộc 10 huyện và T.P Quy Nhơn. Tổng số khám: 4.011 em, trong đó số mắc bướu cổ: 157 em, tỷ lệ mắc 3,91%. Hai huyện có tỷ lệ mắc bướu cổ học sinh cao hơn so với mục tiêu là Phù Mỹ 5,91%, Phù Cát 5,54% . Lấy 330 mẫu nước tiểu gửi xét nghiệm mức iốt niệu nhưng chưa có kết quả.

            Giám sát chất lượng muối iốt tại nơi sản xuất 12 lần, số mẫu giám sát 360 mẫu, kết quả định tính 100% dương tính, kết quả định lượng đạt tiêu chuẩn phòng bệnh 98,9% (356/360 mẫu). Số lượng muối iốt sản xuất 1.705,536 tấn. Số muối iôt tiêu thụ tại tỉnh 788,065 tấn, trong đó muối cấp không là 116,142 tấn, bán tự do 671,923 tấn, đạt 76,25 % kế hoạch. Giám sát chất lượng muối iốt tại 300 hộ gia đình ở 20 xã trong toàn tỉnh, số mẫu giám sát 300 mẫu, kết quả định tính 99,33% dương tính (298/300), kết quả định lượng đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt 97% (291/300 mẫu).

             Tổ chức nói chuyện chuyên đề về mua, bảo quản, sử dụng muối iốt, tác dụng của việc dùng muối iốt trong phòng bệnh bướu cổ, cấp phát tờ rơi, tranh lật cho các huyện . Kết quả hoạt động truyền thông phòng chống các rối loạn do thiếu iốtbằng nói chuyện31 lần có khoảng 60.355 lượt người nghe, phát thanh trên đài truyền thanh huyện, xã 44 lần, có khoảng 5.865 lượt người nghe; tuyên truyền trên đài truyền hình tỉnh 20 lần, có khoảng 18.650 lượt ngườixem.

              Khám và điều trị các bệnh nội tiết tại khoa khám cho 5.683 lượt người, trong đó bướu cổ đơn thuần (1.152), Basedow (3.397), suy giáp, viêm giáp (484), bệnh khác (650) từ nguồn kinh phí địa phương là 200.000.000 đồng.

              Mặc dù công tác phòng chống các rối loạn thiếu iôt tuy không còn sự đầu tư về kinh phí của trung ương nhưng được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Y tế đầu tư kinh phí địa phương để đơn vị tiến hành các hoạt động duy trì, bảo vệ thành quả đạt được của những năm trước. Kết quả 6 tháng đầu năm đạt được các mục tiêu đề ra (Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh 97%, tỷ lệ bước cổ học sinh 3,91 %). Tuy nhiên hai huyện Phù Mỹ, Phù Cát tỷ lệ mắc bướu cổ học sinh còn cao hơn so với mục tiêu .

Hoạt động phòng chống đái tháo đường

             Đào tạo khám sàng lọc cho cán bộ y tế huyện, xã thuộc diện điều tra tại 4 huyện Hoài Ân, Tuy Phước, Phù Mỹ và An Nhơn số lớp 04, số học viên 170 người. Tổ chức khám sàng lọc đái tháo đường các đối tượngcó yếu tố nguy cơ tại 4 huyện nêu trên. Triển khai hoạt động tư vấn, quản lý người tiền đái tháo đường tại các phòng tư vấn 6 tháng đầu năm đã thực hiện 63 buổi tư vấn cho 441 người. Duy trì và củng cố hoạt động các câu lạc bộ đái tháo đường trong tỉnh đảm bảo sinh hoạt thường xuyên, nội dung phong phú đi đôi với việc tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh đái tháo đường trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động các đoàn thể quần chúng phối hợp cùng tham gia. Tư vấn, khám và điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại phòng khám trung tâm. Tổng số người khám 149, trong đó mắc bệnh đái tháo đường 52 người, chiếm tỷ lệ 34,89 %; tiền ĐTĐ 40 người, yếu tố nguy cơ 57 người. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông GDSK, đài truyền hình xây dựng thông điệp truyền thông về bệnh ĐTĐ. Kết quả hoạt động truyền thông GDSK phòng chống bệnh đái tháo đường 6 tháng đầu năm 2011 như nói chuyện phòng chống ĐTĐ tại các câu lạc bộ3 lần có khoảng 350 người tham gia, phát thanhchuyên đề phòng chống ĐTĐ trên đài phát thanh 10 lần có khoảng 15.000 ngườinghe, phát thông điệp chuyên đề phòng chống ĐTĐ trên đài truyền hình tỉnh 6 lần có khoảng 19.000 ngườixem với tổng kinh phí năm 2011 là 1.086.774.347 đồng.

Khó khăn tồn tại và kiến nghị

Khó khăn tồn tại

              Kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia cấp về muộn, trong khi tình trạng dân ngủ rừng, ngủ rẫy và di biến động vào vùng sốt rét lưu hành trong và ngoài tỉnh khó kiểm soát. Ý thức tự phòng chống sốt rét của nhân dân còn thấp, chủ quan do tình hình sốt rét giảm nhiều, số người có ký sinh trùng sốt rét dương tính trong cộng đồng cao hơn năm trước, nguy cơ sốt rét quay trở lại cao, đe dọa tính bền vững của chương trình.

              Chương trình phòng chống đái tháo đường mới triển khai nên đội ngũ cán bộ y tế chuyên trách còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên mônnên khó khăn trong việc triển khai các hoạt động của chương trình xuống cơ sở .

              Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu iôt thiếu kinh phí để tăng cường công tác giám sát, truyền thông ở cơ sở để duy trì thành quả .

              Cán bộ chuyên trách làm công tác PCSR-CBNT ở tuyến huyện, xã thay đổi người mới nhiều nên thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cơ sở.

Khuyến nghị

              Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ sớm thay đổi các định mức chi cho chương trình mục tiêu đái tháo đường và PCSR .

              Bệnh viện Nội tiết Trung ương quan tâm chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật, để triển khai các hoạt động của chương trình phòng chống các rối loạn thiếu iốt và phòng chống Đái tháo đường đạt hiệu quả. Tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ đưa Chương trình PC CRLTI thành chương trình mục tiêu Quốc gia

              UBND tỉnh, Sở Y tế Bình Định quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, mạng lưới nhân lực chuyên khoa sốt rét và nội tiết ở các tuyến để triển khai các hoạt động của chương trình đạt mục tiêu kế hoạch đề ra .

 

 

Ngày 26/07/2011
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích