Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 4 9 4 8
Số người đang truy cập
9 8
 Tin tức - Sự kiện
Huyện A Lưới, động lực phát triển kinh tế phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có 20 xã và 1 thị trấn với dân số khoảng 44.000 người với 9 dân tộc đang sinh sống tại đây gồm Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, Vân Kiều, Tày, Mường, Nùng và Kinh. Trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 80%. Toàn huyện đều nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa đã được kiểm soát, có đường biên giới 85 km giáp ranh với hai tỉnh Salavan va Xê Kông thuộc nước CHDCND Lào. A Lưới đang cùng với các đơn vị hành chính khác phấn đấu, góp phần để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

 Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp hai tỉnh Salavan va Xê Kông của nước bạn Lào; huyện A Lưới nằm án ngữ tuyến biên giới phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm trên tuyến đường của một thời xẻ dọc Trường Sơn cứu nước, huyện A Lưới rất giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây còn lưu giữ các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu cho một quá trình đấu tranh bền bỉ hy sinh oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Cùng với các đô thị vệ tinh Tứ Hạ, Phú Bài, Thuận An ... huyện A Lưới đang tập trung thực hiện quy hoạch mở rộng đô thị, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư mở rộng kết cấu hạ tầng, phấn đấu trở thành một đô thị động lực phía tây của Thừa Thiên Huế, trung tâm kinh tế trọng điểm miền trung. Được quy hoạch với quy mô gồm địa bàn thị trấn A Lưới và phần diện tích thuộc các xã A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Thượng và Phú Vinh; đô thị A Lưới kéo dài từ thị trấn A Lưới đến thị tứ A Ngo được xác định là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện A Lưới trên đường Hồ Chí Minh. Quy mô diện tích đất mở rộng là 3.645,8 ha, tổng quy mô dân số đô thị mở rộng 14.673 người.
 
 

Trong những năm gần đây, khu vực đô thị mở rộng của A Lưới và các vùng phụ cận được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông như đường Hồ Chí Minh, đường nội thị A Lưới, nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia, điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới bưu chính viễn thông và các công trình phúc lợi khác đang được đầu tư. Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại tăng mạnh về số lượng và chất lượng. Huyện A Lưới coi trọng và ưu tiên cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị. Những tuyến đường chính của thị trấn A Lưới, đường liên thông các xã phía tây A Lưới đều nhựa hóa có mặt đường rộng, văn minh, hiện đại với hệ thống điện chiếu sáng công cộng và cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Các tuyến giao thông nội bộ cũng đã được bê tông hóa; khu trung tâm thương mại, chợ Bốt Đỏ, bến xe; các thiết chế văn hóa xã hội như bệnh viện, trường học, công trình văn hóa, thể thao được đầu tư khang trang ... làm chuyển biến bộ mặt đô thị vùng cao A Lưới một cách rõ nét.

  
  

ảnh sưu tầm: http://ketluan48.thuathienhue.gov.vn 

Cùng với khu vực đô thị mở rộng của huyện A Lưới, các vùng phụ cận đang được triển khai nhiều công trình trọng điểm như khu vực kinh tế cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân, dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 49, các tuyến đường 74, 71 nối liền với huyện Nam Đông, Phong Điền; các công trình thủy điện A Lưới có công suất gần 180MW, thủy điện A Lin với công suất gần 70MW, nhà máy sản xuất tinh lọc caolin, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ... sẽ tác động không nhỏ đến việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực tới khu vực huyện miền núi này. Đây chính là cơ hội để đô thị A Lưới trở thành một trong những vùng phát triển năng động phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phát triển mạnh nền kinh tế xã hội địa phương, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng và mở rộng đô thị A Lưới để A Lưới thật sự là đô thị động lực phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân A Lưới đang dốc sức thực hiện, cùng với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới

Ngày 11/05/2010
Nguyễn Võ Hinh (st)
( Theo: Ngọc Châu. Thừa Thiên Huế trên bước đường
trở thành thành phố trực thuộc trung ương)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích