Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Thừa Thiên - Huế
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin tức - sự kiện chung
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 9 0 0 3
Số người đang truy cập
3 8 9
 Tin tức - Sự kiện Các hoạt động địa phương
Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng của lũ lụt cơn bão số 9 Ketsana (Ảnh sưu tầm)
Thừa Thiên Huế can thiệp biện pháp phòng chống sốt rét khắc phục hậu quả cơn bão số 9 Ketsana

Mặc dù cơn bão số 9 Ketsana gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung-Tây nguyên đã qua đi hơn 1 tháng nhưng việc khắc phục hậu quả đang còn phải tiếp tục. Thừa Thiên Huế cũng bị ảnh hưởng của lũ lụt xảy ra trên diện rộng. Để chủ động khống chế tình hình bệnh sốt rét phát triển, gia tăng vào các tháng cuối năm 2009 và đầu năm sau, Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương và Quy Nhơn đã hỗ trợ điều kiện để bổ sung biện pháp can thiệp phòng chống bệnh.

 

Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận sự hỗ trợ của các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng gồm 1.000 màn tuyn đôi chống muỗi, 200 lít hóa chất diệt muỗi Fendona 10SC và Icon 2,5CS, 4 kính hiển vi hai mắt, 2.000 viên thuốc Primaquine với tổng giá trị thành tiền là 191.723.555 đồng. Địa phương cũng đã sử dụng kinh phí 57.600.000 đồng mua bổ sung 1.200 màn ngủ để cấp thêm, đáp ứng nhu cầu phòng chống bệnh của người dân ngoài nguồn của trung ương cấp.

Với các nguồn lực giúp đỡ, Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng đã chỉ đạo các cơ sở tập trung lực lượng để tổ chức chiến dịch tẩm màn ngủ bằng hóa chất diệt muỗi, kể cả số màn mới cấp và số màn cũ cần phải tẩm lại hoá chất để tăng khả năng bảo vệ phòng chống bệnh. Có 31.400 màn ngủ được tẩm hoá chất diệt muỗi, trong đó 2.200 màn mới và 29.200 màn cũ bị mất tác dụng tồn lưu của đợt tẩm trước từ tháng 4-5/2009 do thấm ngâm nước lũ lụt. Kinh phí hỗ trợ cho công tác tẩm màn ngủ bằng hóa chất ở vùng trọng điểm sốt rét của 6 huyện là 39.450.000 đồng. Biện pháp này cũng đã được giúp đỡ cho các đơn vị khác như Thủy điện Bình Điền, Thủy điện Hương Điền, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 92, Sư đoàn 968 ... bị thiệt hại cần khắc phục hậu quả, bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công nhân thi công các công trình trọng điểm và bộ đội bảo vệ an ninh biên giới.

Thuốc điều trị sốt rét đã được các cơ sở tiếp nhận bổ sung để tăng cường công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét; chủ động khống chế sốt rét ác tính và tử vong. Chú ý các trường hợp sốt rét ngoại lai bị nhiễm từ nơi khác về và sốt rét ngoại nhập trên tuyến biên giới.

Trong 9 tháng đầu năm 2009, Thừa Thiên Huế có 283 bệnh nhân sốt rét, không có sốt rét ác tính, tử vong và dịch sốt rét. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam máu xét nghiệm 0,47%. Số bệnh nhân sốt rét ngoại lai ngoài tỉnh chiếm 43,46% (123/283). Số ký sinh trùng sốt rét ngoại lai ngoài tỉnh chiếm 77,22% (61/79). Số người mắc sốt rét tập trung nhiều tại huyện trọng điểm sốt rét vùng cao, biên giới A Lưới (136). So với cùng kỳ năm trước, số bệnh nhân sốt rét giảm 13,98% (283/329), cũng không có sốt rét ác tính, tử vong và dịch sốt rét. Với các biện pháp can thiệp bổ sung để khắc phục hậu quả lũ lụt của cơn bão số 9 Ketsana, Thừa Thiên Huế sẽ giữ ổn định được tình hình sốt rét vào các tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010; phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu của Dự án Quốc gia Phòng chống Sốt rét đã chỉ đạo.

 

Ngày 02/11/2009
TTUT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích