Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Đắk Lắk
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin hoạt động đơn vị
Các hoạt động chuyên môn chung
Hoạt động hợp tác

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 7 5 3 8
Số người đang truy cập
4 7 7
 Tin tức - Sự kiện
Sinh cảnh sốt rét tỉnh Đăk Lăk
Một số đặc điểm tình hình sốt rét tỉnh Đăk Lăk và phương hướng hoạt động trong năm 2005.

                  Đăk Lăk là một tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.084 km2, bao gồm 12 huyện, 1 thành phố với 165 xã phường, thị trấn và 2.173 thôn buôn, khối phố; có 2 huyện là Buôn Đôn và Ea Súp tiếp giáp với nước bạn Cămpuchia. Khoảng 90% dân số tỉnh Đăk Lăk sống trong vùng sốt rét lưu hành, đông nhất là dân tộc Kinh, Êđê, Mơ Nông... nguồn thu nhập chính từ nguồn cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su hoặc trỉa lúa rẫy và thu hái lâm thổ sản...
          Sốt rét là một bệnh lưu hành phổ biến ở Đăk Lăk, năm 2004 trong 1000 dân có 5 người mắc sốt rét, trong 100.000 dân có 0,20 chết do bệnh sốt rét và chưa có dịch sốt rét xảy ra. So sánh tình hình sốt rét 5 tháng đầu năm 2005 với cùng kỳ 2004, số BNSR toàn tỉnh là 1545 giảm 43,61%, số KSTSR là 287 giảm 52,57%, chỉ có 4 ca sốt rét ác tính, không có tử vong sốt rét và không có dịch sốt rét xảy ra. Trong đó 11/13 huyện và thành phố thuộc tỉnh BNSR giảm theo thứ tự từ nhanh đến chậm như sau: Lăk (- 80,26%), Krông Buk (-76,28%), Easup (-70,49%), Eahleo (-57,89%), TP. Ban Mê Thuột (-52,49%), Buôn Đôn (-35,98%), Krông pach và Krông Năng (-34,62%), Ma Drăk (-31,31%), Eakar (-20,14%) và Cư Mgar (-13,89%); Có một huyện không giảm là Krông Ana (158/158) và một huyện tăng hơn năm trước là Krông Bông (+ 21,52%). Kết quả điều tra dịch tễ của TTPCSR tỉnh tại 8 điểm nóng sốt rét thuộc 7 huyện các chỉ số sốt rét cũng giảm rõ rệt như số mắc sốt rét giảm 33,91%, KSTSR giảm 77,78% và tỷ lệ lách sưng phản ánh mức độ sốt rét lưu hành cũng giảm 41,67%.       

Nhà ở trong rừng sâu của dân di cư tự do tại  tỉnh Đăk Lăk

TTPCSR tỉnh đã phối hợp với Chi cục định canh định cư và kinh tế mới của tỉnh và các đơn vị trong tỉnh giám sát tình hình biến động dân cư trong quý I/2005 thấy số dân di cư tự do từ phía Bắc đến tỉnh (chủ yếu huyện Eakar) là 139 hộ với 751 khẩu, nhiều địa phương đang thực hiện dự án khai hoang cấp đất-dãn dân khá phổ biến nhưng chưa thống kê đầy đủ; một vài huyện đang thực hiện công trình kinh tế như thủy điện, thủy lợi tại các vùng liên huyện, liên tỉnh chưa có sự phối hợp PCSR hiệu quả cho ngừời dân.
             Thực hiện công tác PCSR 6 tháng đầu năm tỉnh Đăk lăk tiến hành phun tẩm hóa chất diệt muỗi, bảo vệ cho 556.000 người, đạt 77,22% kế hoạch trong năm; Số lam phát hiện đạt 37,10% chỉ tiêu; Tuy nhiên số lượt điều trị BNSR mới chỉ đạt 8,55% so với chỉ tiêu đề ra do số mắc sốt rét giảm, công tác phát hiện bệnh nhân, cấp thuốc cho y tế thôn bản và cho người dân tự điều trị còn rất hạn chế, công tác thống kê báo cáo sử dụng thuốc sốt rét chưa đầy đủ, nhiều đơn vị trên địa bàn dù được cấp thuốc nhưng không báo cáo.
     Công tác PCSR ở tỉnh Đăk Lăk gặp nhiều thuận lợi do thường xuyên được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở y tế Đăk Lăk; địa bàn chỉ đạo PCSR tập trung hơn do Đăk Lăk được tách làm hai tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk;.sự đầu tư về chuyên môn kỹ thuật của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương và Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn; sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu PCSR; cán bộ công chức trong đơn vị là những người công tác lâu năm trong chuyên ngành sốt rét nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và giám sát các hoạt động PCSR. Tuy nhiên, Đăk Lăk cũng thường xuyên phải đối mặt với nhiều khó khăn hiện hữu nhất là dân số tăng nhanh, chủ yếu là tăng cơ học do sự di dân của một số tỉnh phía Bắc vào làm ăn sinh sống; Chưa quản lý và có giải pháp hữu hiệu đối với nhóm nguy cơ “Dân nhập cư tự do”, “Dân ngủ rừng, ngủ rẫy”...; nhân viên y tế thôn bản hoạt động chưa đồng bộ; khí hậu thời tiết khắc nghiệt, địa bàn dân cư rộng, giao thông đi lại ở các vùng sâu và vùng xa khó khăn; trình độ dân trí, phong tục tập quán của một số đồng bào các dân tộc có khác nhau nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác PCSR của tỉnh. Tổ chức biên chế, cơ sở làm việc của Đội y tế dự phòng nói chung và sốt rét nói riêng còn nhiều khó khăn nên hạn chế một phần nào đến chất lượng hoạt động PCSR của tỉnh trong những năm qua. Việc triển khai thực hiện hoạt động của Dự án Quỹ toàn cầu PCSR còn chậm so với kế hoạch phê duyệt với lý do khách quan là kinh phí giải ngân của Ban QLDA tỉnh chưa đáp ứng với nhu cầu triển khai các hoạt động nên một số hoạt động chưa thực hiện được trong quý II. Mặc dù, còn nhiều khó khăn, nhưng trong 5 tháng đầu năm 2005 Trung tâm PCSR tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
          Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh tiếp tục đầu tư, chỉ đạo các điểm nóng; nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị sốt rét, phòng chống vectơ, truyền thông giáo dục PCSR và giám sát dịch tễ tại các tuyến; đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực mạng lưới y tế; đẩy mạnh phong trào thi đua đẩy lùi sốt rét, phát triển các yếu tố PCSR bền vững, thực hiện “Chuẩn quốc gia về y tế xã" theo hướng dẫn của Sở y tế; Nghiên cứu biện pháp bảo vệ đối tượng nguy cơ cao như dân nhập cư tự do, dân đi rừng, ngủ rẫy, phòng chống sốt rét khu vực biên giới, công trình thủy điện, trồng rừng và làm đường giao thông; Tiếp tục triển khai hoạt động Dự án PCSR Quỹ toàn cầu theo đúng kế hoạch đã được Ban QLDA Trung ương phê duyệt.

BS. Trịnh Đình Tuấn
Giám đốc Trung tâm PCSR tỉnh Đăk Lăk.

 

                                                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Ngày 21/07/2005
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích