Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Đắk Lắk
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Tin hoạt động đơn vị
Các hoạt động chuyên môn chung
Hoạt động hợp tác

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 7 7 0 9
Số người đang truy cập
8 5 8
 Tin tức - Sự kiện
Dân di cư tự do Đăk Lăk và mối hiểm họa từ sốt rét

Dân di cư tự do từ phía Bắc vào Tây Nguyên không chỉ là những khó khăn của các cấp chính quyền trong việc quản lý nhà nước, mà còn là thách thức của ngành y tế khi chưa có biện pháp phòng chống sốt rét khả thi cho nhóm đối tượng di biến động này.

 

Phòng chống sốt rét cho dân di cư tự do hiện nay đang là một vấn đề hết sức nan giải không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, ở nước ta làn sóng dân di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang…) vào Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước…) mỗi năm đến hàng chục ngàn người. Dân di cư tự do là đồng bào người dân tộc thiểu số như H'Mông, Dao, Tày, Nùng, Sán chí… có nghề nghiệp chủ yếu là làm nương, làm rẫy nên chỗ nào có rừng núi chưa khai phá hoặc đất đai phì nhiêu là họ tìm đến để phát rừng, làm rẫy làm kế sinh nhai; để tìm được miền đất hứa, họ chia các gia đình trong dòng tộc rải khắp các địa bàn Tây Nguyên để khảo sát điều kiện làm ăn, nếu chỗ nào thuận lợi là họ thông báo cho nhau tập trung cả gia đình đến sinh sống, chính vì vậy chỗ ở của họ không ổn định và rất khó kiểm soát. Hậu quả của làn sóng di dân này trước hết là những cánh rừng đặc dụng trong diện bảo vệ của quốc gia bị tàn phá nặng nề, sau đó là bản thân họ cũng sẽ phải đối mặt với dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sốt rét do sinh sống trong vùng sốt rét lưu hành và chưa có sự phục vụ của y tế thôn bản; theo thống kê của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn khoảng 80% số tử vong do sốt rét hàng năm ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên đều tập trung ở các nhóm dân di biến động, trong đó chủ yếu là dân di cư tự do.

  
  

 Cuộc sống thường ngày

của dân di cư tự do 
Để khảo sát về tình hình dân di cư tự do và đề ra các biện pháp phòng chống sốt rét bổ sung phù hợp cho nhóm dân này, ngày 20/3/2009 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Trung tâm Phòng chống sốt rét Đăk Lăk và Trung tâm Y tế huyện Easup có sự tham gia của Đài Truyền hình VTV thường trú tại Tây Nguyên đã tổ chức điều tra đánh giá, lấy máu xét nghiệm, khám bệnh phát thuốc, phun tồn lưu hóa chất, tẩm màn và cung cấp tranh tuyên truyền phòng chống sốt rét cho cụm dân di cư tự do tại thôn 13, xã CưKBang, cách thị trấnEasup chừng 15 km. Đây là một trong những cụm dân di cư tự do có 1.026 người dân tộc Hờ Mông, Dao, Sán chí từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang di cư vào từ năm 2008-2009, trong đó người dân tộc Hơ Mông chiếm 2/3 dân số và mới nhập cư khoảng vài tháng nay; ngoài ra một số gia đình dân di cư tự do trước đây đã đến tỉnh Bình Phước nhưng do điều kiện làm ăn khó khăn và họ lại tiếp tục kéo nhau đến đây, do mới vào nên hầu hết người dân ở đây sinh sống trong các túp lều tạm bợ được ghép bằng gỗ tạp hoặc phên nứa, mái che bằng những tấm bạt không đủ che gió che mưa; bữa ăn của họ cũng hết sức đơn giản, qua nguồn thức ăn tự trồng như bầu, bí hoặc rau quả mua ở chợ.

  
  

 Công tác phòng chống sốt rét tại

 các vùng có dân di cư tự do sinh sống
Mặc dù dân di cư tự do rất khó kiểm soát nhưng ngành y tế địa phương đã nỗ lực cung cấp các dịch vụ y tế ban đầu, đặc biệt là các biện pháp phòng chống sốt rét bổ sung như phun tồn lưu hóa chất tại các lán trại, cấp màn và tẩm màn phòng chống muỗi đốt, khám phát hiện bệnh và cấp thuốc tự điều trị khi họ mới đến, vì vậy đã hạn chế được số mắc và số chết sốt rét cho những người dân nơi đây. Trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Thôn trưởng người Hờ Mông Thào Seo Vầnh cho biết “Ngay sau khi làm xong các lán trại, cán bộ y tế tại địa phương đã cấp màn tẩm hóa chất, phunhóa chất diệt muỗi và cấp thuốc điều trị cho những người nghi sốt rét và khuyên họ đến Trạm Y tế xã để được chữa trị khi có sốt ”. Ngay khi đoàn điều tra của Viện và tỉnh phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét thì họ cũng hết sức phấn khởi và hưởng ứng, nhờ vậy mà kết quả điều tra ban đầu chỉ có 4 ký sinh trùng sốt rét trong tổng số 400 người được khám. Tuy nhiên, với cách sống và làm ăn tạm bợ này, sốt rét vẫn là mối hiểm họa lớn nhất đối với họ và ngành y tế có cố gắng đến đâu cũng khó bảo vệ họ đến nơi đến chốn vì địa điểm họ đang sống cũng chỉ là nơi tạm trú ban đầu trước khi họ tiếp tục chia nhỏ từng cụm gia đình đến gân các khu vực rừng sâu dễ khai phá.

Vấn đề dân di cư tự do đang là nỗi bức bối của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó khó khăn lớn nhất là không thể kiểm soát được họ khi họ chưa tìm được nơi làm ăn lý tưởng. Vai trò của chính quyền địa phương và cán bộ y tế cơ sở (huyện, xã, thôn bản)là hết sức quan trọng khi thống kê được số dân này cùng nơi di cư của họ, không phải là qua một lần thống kê dân số mà là thông báo kịp thời số liệu thống kê hàng tháng để kịp thời có kế hoạch bảo vệ; nên có các cuộc hội thảo về dân di cư tự do giữa các tỉnh có dân đi và các tỉnh có dân đến, không chỉ là phòng chống sốt rét và cung cấp các dịch vụ y tế, mà còn cả ổn định nơi sinh sống và thói quen canh tác của họ, có như vậy chúng ta vừa bảo vệ được sức khỏe và ổn định cuộc sống cho mỗi người dân di cư tự do, vừa bảo vệ được màu xanh bbạt ngàn của những cánh rừng Tây Nguyên.

Ngày 27/04/2009
TS. Triệu Nguyên Trung  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích