Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Kon Tum
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Dịch tễ
Ký sinh trùng
Côn trùng
Dân tộc thiểu số
Điểm tin y tế

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 5 3 4 6
Số người đang truy cập
2 0
 Tin tức - Sự kiện
Kết quả phòng chống sốt rét tỉnh Kon Tum năm 2009

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo đầu tư của UBND tỉnh Kon Tum, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn kỹ thuật của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và Sở Y tế Kon Tum tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 được giao.

Khó khăn và thách thức

- Di biến động dân cư, giao lưu buôn bán, khai thác lâm thổ sản, tập quán nằm rừng ngủ rẫy của nhân dân trong mùa sản xuất và thu hoạch trên địa bàn tỉnh, công nhân trồng rừng và xây dựng các công trình trọng điểm của nhà nước như: Thuỷ lợi, thuỷ điện, xây dựng các công trình nhà nước, trồng cây công nghiệp v.v. chưa kiểm soát được về mặt dịch tễ sốt rét.

- Mạng lưới y tế cơ sở mặc dù được tăng cường củng cố, nhưng chất lượng và hiệu quả giám sát dịch tễ chưa nhạy bén đối với các vùng trọng điểm sốt rét trong tỉnh, chưa quản lý chặt chẻ các ổ ký sinh trùng kịp thời.

- Điều kiện địa bàn rộng, giao thông nông thôn còn khó khăn, nhất là vào thời điểm mùa mưa tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, nên công tác giám sát phát hiện chưa thường xuyên và kịp thời, để ngăn chận sự lan truyền bệnh sốt rét trong cộng đồng.

- Tình hình sốt rét trong những năm qua trên địa bàn tỉnh mặc dù đã được khống chế và đẩy lùi nhưng chưa bền vững, các yếu tố nguy cơ vẫn còn đe doạ bệnh sốt rét quay trở lại, một số cán bộ y tế đã nẩy sinh tư tưởng chủ quan, lơ là hoặc mệt mỏi quá sớm đối với công tác PCSR.

 

 tập quán nằm rừng ngủ rẫy của nhân dân là yếu tố nguy cơ vẫn còn đe doạ bệnh
sốt rét quay trở lại

- Tập quán nằm màn tẩm hoá chất PCSR và ý thức bảo quản màn của một số đồng bào dân tộc ít người tại các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, nên đã ảnh hưởng không ít đến biện pháp phòng chống vectơ nhằm giảm mắc sốt rét .

Mục Tiêu PCSR năm 2009

- Giảm số mắc sốt rét 5% so với năm 2008 (còn 4,20/1.000dân).

- Phấn đấu không để tử vong do sốt rét xảy ra.

- Không để dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện các yếu tố bền vững, để duy trì các thành quả PCSR đạt được .

 

Kết quả phòng chống sốt rét năm 2009

Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch

- Tăng cường củng cố hoạt động Ban chỉ đạo PCSR các cấp, Sở Y tế, Trung tâm PCSR-KST-CT đã có công văn chỉ đạo TTYT các huyện, thành phố tăng cường công tác PCSR, tổ chức giám sát dịch tễ, phát hiện và điều trị, để ngăn chận nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh trong các tháng cao điểm trong năm.

- Ngay từ đầu năm Trung tâm phòng chống sốt rét Tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu chuyên môn, vật tư, kinh phí PCSR, đồng thời ký kết hợp đồng trách nhiệm cho từng huyện, thành phố để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch PCSR trong năm.

Hoạt động phòng chống sốt rét

Tổ chức chiến dịch PCSR năm 2009:

- Trong năm 2009 Trung tâm PCSR đã chỉ đạo TTYT 9 huyện, thành phố tổ chức thực hiện 2 đợt chiến dịch PCSR, chiến dịch đợt 1 được tổ chức vào tháng 4-5, chiến dịch đợt 2 tổ chức vào tháng 9-10, là hai đỉnh cao của mùa truyền bệnh sốt rét mùa khô và mùa mưa, đồng thời thực hiện công văn chỉ đạo của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Hà Nội, Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn và Sở Y tế về việc tăng cường giám sát dịch tễ trong những tháng cuối năm, khắc phục hậu quả bão lụt.

- Trung tâm PCSR tỉnh đã tiến hành tổ chức phun tẩm hóa chất bổ sung cho những xã trọng điểm sốt rét, vùng bị ảnh hưởng bão lụt, với mục đích để từng bước khống chế sự lan truyền mầm bệnh trong cộng đồng, tập trung vào các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao với kết quả:

Công tác phòng chống vectơ:

- Số xã được bảo vệ hoá chất :81 xã lưu hành sốt rét (vùng IV, V) được bảo vệ bằng biện pháp tẩm màn Fendona 10SC

- Dân số được bảo vệ hoá chất: 386.184 lượtngười, trong đó:

+ Dân số được bảo vệ bằng tẩm màn: 330.206 lượt người

+ Dân số được bảo vệ bằng phun tồn lưu : 55.978 lượt người

+ Tổng số màn được tẩm: 197.005 chiếc.

+ Tỷ lệmàn tẩm hóa chất trên số dân được bảo vệ 1,96 người/màn.

Công tác điều trị diệtmầm bệnh trong chiến dịch:

-Tổng số lượt điều trị : 1.590 lượt người, chiếm tỷ lệ 0,38 % dân số, trong đó:

+ Điều trị sốt rét lâm sàng : 620 lượt người, chiếm tỷ lệ 0,15% dân số

+ Cấp thuốc tự điều trị : 970 lượt người, chiếm tỷ lệ 0,23.% dân số.

Tổ chức phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp năm 2009

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương và Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn về việc tổ chức phân vùng dịch tễ sốt rét và đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp và hiệu quả cho từng vùng sốt rét lưu hành trên toàn tỉnh năm 2009 với kết quả sau:

Dân số toàn tỉnh 414.579 người, gồm 9 huyện, thành phố, 97 xã phường trong đó:

- Vùng sốt rét lưu hành nhẹ (vùng III): 24 xã, phường, dân số 193.029 người, chiếm tỷ lệ 46 % dân số toàn tỉnh.

- Vùng sốt rét lưu hành vừa (vùng IV): 22 xã, dân số 91.942 người, chiếm tỷ lệ 22 % dân số toàn tỉnh.

- Vùng sốt rét lưu hành nặng (Vùng V) :51 xã, dân số 129.608 người, chiếm tỷ lệ31 % dân số toàn tỉnh.

Điều tra đánh giá tình hình dịch tễ sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành

- Trong năm 2009 Trung tâm PCSR Tỉnh đã tổ chức điều tra đánh giá tại 08 điểm điều tra cố địnhtheo phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2003 (Vùng III và vùng IV), đồng thời tổ chức điều tra giám sát tại 10 điểm nóng về sốt rét tại các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.

- Tỷ lệ sốt lâm sàng, tỷ lệ lách sưng phân bố tạivùng IV (vùng sốt rét lưu hành nặng) giảm chậm so với năm 2008, riêng tỷ lệ KST/lam xét nghiệm có chiều hướng tăng. Đó là những vùng trọng điểm sốt rét, nơi hội tụ các yếu tố nguy cơ cao về mắc sốt rét, tử vong do sốt rét và dịch sốt rét có thể xảy ra, nhất là vào thời điểm 6 tháng mùa mưa cuối năm.

- So sánh tình hình sốt rét năm 2008 và 2009 tỉnh Kon Tum:

Các chỉ số

Năm 2008

Năm 2009

Tăng(+) Giảm (-)

Tổng số BNSR

Tỷ lệ mắc SR/1.000dân

Tổng số SRAT

Tổng số TVSR

Tỷ lệ TVSR/100.000dân

Dịch Sốt rét

Tổng số lam xét nghiệm và que thử

Tổng số KSTSR

Tỷ lệ %KST/Lam

Tổng lượt người điều trị sốt rét

1.942

4,71

02

01

0,24

0

113.168

190

0,17

26.909

1.719

4,16

06

01

0,24

0

106.971

326

0,30

20.497

(-)11,48%

(-)0,55%

(+)200%

(-+)%

(-+)%

0

(-)5,5%

(+)71,6%

(+)76,5%

(-) 23,82%

 

Số bệnh nhân sốt rét giảm 11,48 % so với năm 2008; tỷ lệ BNSR/1000 dân giảm 0,55% so với năm 2008; sốt rét ác tính tăng 200 % so với năm 2008; tử vong do sốt rét 01 ca; dịch sốt rét không xảy ra; tỷ lệ KST/SR so với lam xét nghiệmtăng 76,5 % so với năm 2008.

Giám sát dịch tễ, phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét năm 2009 so với năm 2008

- Năm 2009 số bệnh nhân sốt rét có chiều hướng giảm tại 7/9 huyện, thành phố, và tăng tại 02 huyện Sa Thầy, Konplong; số mắc sốt rét ác tính tăng 200% so với năm 2008. Trong đó có 02 trường hợp tại TTYT huyện Sa Thấy và 03 trường hợp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, và 01 trường hợp tại Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi; tử vong sốt rét 01 trường hợp tại xã Gia Chim TP Kon Tum ; ỷ lệ KST/SR so với lam xét nghiệm tăng 76,5% tại 5/9 huyện, so với năm 2008 đó là: Huyện ĐakHà, ĐakTô, Konplong, Kon Rẩy, Sa Thầy

- Thu dùng và điều trị sốt rét tại Bệnh viện đa khoa tỉnh cho thấy số BNSR thu dung điều trị 117 ca, tăng 149% so với năm 2008; số BN sốt rét ác tính: 03 ca tăng 50% so với năm 2008; tử vong do sốt rét01 trường hợp tại xã Gia Chim, TP Kon Tum; tỷ lệ KST/SR so với lam xét nghiệm 0,65%, tăng 75,7 % so với năm 2008.

Diễn biến tình hình ký sinh trùng và công tác kiểm tra kỹ thuật xét nghiệm

- Về Cơ cấu KST/SR: Plasmodium Falciparum chiếm ưu thế 88,65%;P.Vivax chiếm 11,04 % và PH chiếm 0,30%. Về số lượng KST/SR cao nhất là huyện Sa Thầy và tại 2 bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi.

- Về hoạt động điểm kính hiển vi trên toàn tỉnh, hiện có 55 điểm kính đang hoạt động tại các tuyến tỉnh, huyện, xã đã phát hiện được 104.272 lam xét nghiệm tìm KST/SR, phát hiện 326 KST/SR, chiếm tỷ lệ 0,31%, tăng 66,7 % so với năm 2008.Tuy nhiên về chất lượng hoạt động của các điểm kính hiển vi xã chỉ đạt khoảng 70% loại tốt.

- Về công tác Kiểm tra kỹ thuật xét nghiệm KST/SR:

Để từng bước nâng cao kỹ thuật xét nghiệm tìm KST/SR cho các điểm kính hiển vi trong toàn tỉnh, Trung tâm PCSR đã kiểm tra kỹ thuật xét nghiệm với kết quả: Tỷ lệ sai sót chung của toàn tỉnh 0,04%, trong đó 04 huyện còn có tỷ lệ sai sót như huyện Đak Glei là 0,12%; huyện Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi0,13% , Sa Thầy 0,09%

Hầu hết các đơn vị y tế đều có gửi lam kiểm tra kỹ thuật theo qui định, nhưng về số lượng lam phải gửi kiểm tra chưa đạt yêu cầu theo qui định, trong đó thấp nhất là TTYTế huyện Kon Plong

Kết quả điều tra trung gian truyền bệnh sốt rét năm 2009

Qua kết quả điều tra côn trùng (muỗi anopheles) trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 14 loài muỗi sốt rét, trong đó có trung gian truyền bệnh chính là An minimus, phát hiện được chủ yếu bằng phương pháp mồi người ngoài nhà với mật độ 0,08 con/giờ/người, một số vectơ truyền bệnh phụ như An aconitus, An maculatus, An jeyporiensis... xuất hiện trong và ngoài nhà, trong đó 11 loài Anopheles có mật độ tăng so với năm 2008, do vậy cần tăng cường công tác phòng chống vectơ trong cộng đồng như: Ngủ màn tẩm hoá chất để PCSR là biện pháp bảo vệ cá nhân có hiệu quả nhất .

Công tác giám sát, phát hiện và dự báo dịch

- Năm 2009 Trung tâm phòng chống sốt rét và Đội y tế dự phòng huyện, thành phố đã tổ chức giám sát dịch tễ tại các xã trọng điểm sốt rét, vùng sốt rét lưu hànhtrong tỉnh cho thấy: Nhìn chung tình hình dịch sốt rét đã được khống chế, đẩy lùi, không để xảy ra dịch sốt rét trên địa bàn tỉnh.

- Đường biểu diễn bệnh nhân sốt rét hàng tháng đều khu trú trong miền giới hạn an toàn, 9/9 huyện, thành phố chưa vượt qua đường dự báo dịch Mean +2SD.
 

Công tác đào tạo tập huấn

Để cập nhật và nâng cao kiến thức về phòng chống sốt rét cho mạng lưới y tế cơ sở, Trung tâm PCSR-KST-CT đã tiến hành các lớp tập huấn sau:

Tập huấn nâng cao 01 lớp xét nghiệm Viên tuyến xã, 74 lớp cán bộ y tế cơ sở về kỹ thuật phun tẩm hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt rét, 8 lớp quản lý phòng chống sốt rét dựa vào cộng đồng (CBM), 8 lớp phát hiện và phòng chống dịch, 8 lớp truyền thông PCSR cho cô đở và phụ nữ tại 8 huyện của dự án Quỹ toàn cầu PCSR.

Công tác giáo dục truyền thông phòng chống sốt rét

Năm 2009 đã cấp 67.800 tranh tuyên truyền, đưa tin hoạt động PCSR trên đài truyền hình địa phương, đồng thời tổ chức truyền thông trực tiếp bằng các hình thức như nói chuyện trước đám đông, thăm hộ gia đình và lồng ghép trong các đợt chiến dịch PCSR trong năm, Trung tâm PCSR-KST-CT tỉnh đã phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh tổ chức thành công kỷ niệm ngày Thế giới PCSR 25/4 tại xã biên giới Đak Nhong huyện ĐakGlei

Công tác phân phối vật tư, hoá chất, thuốc sốt rét năm 2009

Ngay từ đầu năm Trung tâm phòng chống sốt rét đã chủ động xây dựng kế hoạch tiếp nhận và phân phối vật tư, hoá chất, thuốc sốt rét chuyên dùng trong công tác PCSR cho các đơn vị y tế trong ngành, đảm bảo nhu cầu hoạt động PCSR trong tỉnh, nhìn chung công tác quản lý, sử dụng vật tư, hoá chất và thuốc sốt rét thanh quyết toán kịp thời, tuy nhiên một số huyện còn chậm quyết toán thuốc, vật tư chương trình mục tiêu.

Đề nghị

- UBND Tỉnh, Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Sở Y tế tiếp tục đầu tư về các nguồn lực cho công tác phòng chống sốt rét, để đẩy lùi nguy cơ bệnh sốt rét có thể quay trở lại, nếu chúng ta lơ là mất cảnh giác, đồng thời duy trì các thành quả PCSR đã đạt được.

- Trung tâm y tế các huyện, thành phố chỉ đạo Đội VSPD-SR và mạng lưới y tế xã phường, thôn bản, tiếp tục tăng cường công tác giám sát dịch tễ, phát hiện và điều trịkịp thời BNSRtại các vùng trọng điểm sốt rét, vùng nguy cơ cao, để ngăn chận và khống chế tình hình sốt rét đang còn nhiều nguy cơ và thách thức, trong bối cảnh tỉnh ta đang phát triển về kinh tế xã hội.

- Nâng cao chất lượng hoạt động y tế thôn bản, mạnh dạn đưa thuốc sốt rét về tận thôn bản theo cơ số và chủng loại thuốc Bộ Y Tế đã ban hành.

- Củng cố và từng bước hoàn thiện chất lượng hoạt động điểm kính hiển vi các tuyến tỉnh,huyện, xã, nhằm phục vụ có hiệu quả công tác phát hiện, chẩn đoán và điều trị sốt rét ngay tại tuyến đầu, để hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét, phấn đấu đến năm 2015 Bệnh sốt sét trở thành một bệnh thông thường, không còn đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân.

 

 

Ngày 14/01/2010
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích