Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Kon Tum
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Dịch tễ
Ký sinh trùng
Côn trùng
Dân tộc thiểu số
Điểm tin y tế

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 4 4 2 0
Số người đang truy cập
2 2 4 0
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Bà con đồng bào dân tọc thiểu số đến trạm y tế xã để kiểm tra sức khỏe.
Tỉnh Kon Tum củng cố và kiện toàn mạng lưới điểm kính hiển vi xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét giai đoạn 2008-2010

 

Kon Tum là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên có tỷ lệ mắc sốt rét 5,9/1000 dân. Mặc dù trong 3 năm qua (2005-2007), tình hình sốt rét có chiều hướng giảm, không có tử vong do sốt rét và dịch sốt rét xảy ra, nhưng nguy cơ sốt rét quay trở lại trên địa bàn tỉnh còn rất lớn do các đối tượng giao lưu buôn bán, làm ăn từ các tỉnh khác đến, đặc biệt là dân địa phương còn tập quán du canh, du cư, nằm rừng ngủ rẫy trong mùa sản xuất và thu hoạch; một số đối tượng khác khai thác lâm sản, khoáng sản quí trong khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa cùng số lượng lớn công nhân mới đến phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông chưa được kiểm soát tốt về mặt y tế nói chung và phòng chống sốt rét nói riêng.

Định hướng chính trong phòng chống sốt rét

Trước thực trạng trên, Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh tập trung phòng chống sốt rét với các nội dung nâng cao năng lực giám sát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt rét ngay tại tuyến đầu (Trạm Y tế xã và thôn bản); nâng cao chất lượng phòng chống vectơ như phun tẩm hoá chất phòng trừ muỗi sốt rét truyền bệnh sốt rét; nâng cao chất lượng và hình thức truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét cho các vùng trọng điểm sốt, nơi có nhiều biến động và nguy cơ sinh dịch sốt rét; cung cấp vật tư, thuốc sốt rét, hoá chất, kinh phí đảm bảo nhu cầu phòng chống sốt rét cho các huyện thị trong tỉnh. Trong đó giải pháp kiện toàn và củng cố mạng lưới điểm kính hiển vi xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét được lựa chọn làm khâu đột phá để duy trì thành quả phòng chống sốt rét đã đạt được trong gần thập kỷ vừa qua, đó cũng là một trong những yếu tố bền vững trong chương trình phòng chống sốt rét quốc gia.

Giải pháp thực hiện.

          Xây dựng mô hình điểm kính hiển vi tại các tuyến tỉnh/huyện/xã để theo dõi chỉ đạo từng tuyến; trọng tâm vào khâu chỉ đạo, giám sát, kiểm tra mạng lưới điểm kính hiển vi tuyến xã vì đó là tuyến đầu trong công tác giám sát, phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét, đồng thời là nơi thu thập số liệu thống kê báo cáo ban đầu về tình hình bệnh nhân sốt rét và dịch sốt rét. Hàng tháng, hàng quý Lãnh đạo đơn vị và khoa Ký sinh trùng có kế hoạch đi kiểm tra, giám sát hoạt động điểm kính hiển vi tại Trung tâm y tế huyện, Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y tế xã với các nội dung:

-Sổ sách ghi chép họ tên bệnh nhân được xét nghiệm và đối chiếu với sổ theo dỏi bệnh nhân sốt rét (Sổ A7).

 

Ban lãnh đạo Viện Sốt rét-KST-CT Quy
Nhơn đến thăm và làm việc với Trạm
Y tế xã Đăk Ruông-huyện Kon Rẫy-Tỉnh
Kon Tum

-Kiểm tra công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt rét trong sổ A7 so với kết quả xét nghiệm và điều trị bằng thuốc sốt rét, đối chiếu với kết quả điều trị đạt được.

-Tổng hợp số liệu từng tháng, từng quý trong năm so với kết quả thống kê báo cáo của tuyến huyện, nhằm uốn nắn kịp thời những sai sót nếu có xảy ra, từng bước nâng cao chất lượng thống kê báo cáo, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo của Trung tâm y tế huyện và Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh.

-Tổ chức kiểm tra kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét và khắc phục những sai sót kỹ thuật theo hình thức “cầm tay chỉ việc” cho xét nghiệm viên tại các điểm kính hiển vi với thang điểm 10, trong đó phần lý thuyết thực hành 5 điểm và phần soi lam 5 điểm; đó cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của điểm kính hiển vi tại các tuyến.

-Quý IV hàng năm, Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh tổ chức tập huấn xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét cho những xét nghiệm viên còn yếu kém về kỹ thuật xét nghiệm, nhằm đảm bảo cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt rét đạt hiệu quả.

Những khó khăn tồn tại

         Những năm qua nhờ duy trì hoạt động của mạng lưới xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét tại các vùng trọng điểm sốt rét có hiệu quả, nên tỉnh Kon Tum đã kiểm soát và khống chế tình hình sốt rét kịp thời; tuy nhiên hiện nay điểm kính hiển vi xã, huyện gặpmột số khó khăn sau:

-Về mặt tổ chức biên chế cán bộ y tế ở tuyến huyện/xã chưa có ngạch kỹ thuật viên xét nghiêm ký sinh trùng sốt rét do vậy các xét nghiệm viên chỉ mang tính chất kiêm nhiệm, trách nhiệm công tác chưa cao.

-Tiêu chuẩn Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia không có tiêu chuẩn về điểm kính hiển vi xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét.

-Một số cán bộ làm công tác xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét xin đi học hoặc chuyển công tác khác nên thiếu hụt về mặt cán bộ.

Đề nghị

Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Hà Nội và Viện sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tham mưu cho Bộ Y Tế về mặt chính sách để có những văn bản pháp quy áp dụng cho chuyên ngành sốt rét, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động phòng chống sốt rét tại các địa phương được thuận lợi, nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên.

Ngày 28/08/2008
CN. Nguyễn Văn Đức
Giám đốcTrung tâm PCSR Kon Tum
 

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích