Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Kon Tum
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Dịch tễ
Ký sinh trùng
Côn trùng
Dân tộc thiểu số
Điểm tin y tế

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 7 4 3 9
Số người đang truy cập
1 0 2
 Tin tức - Sự kiện Dịch tễ
Nhân viên y tế khám bệnh cho đồng bào Kon Tum.
Tỉnh Kon Tum cơ bản khống chế được dịch sốt xuất huyết

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Đoàn công tác của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên triển khai phòng chống dịch sốt xuất huyết tại một số điểm nóng trên địa bàn khu vực miền Trung-Tây Nguyên; trong đó tỉnh Kon Tum đã cơ bản khống chế được dịnh sốt xuất huyết.

 Kon Tum là một trong các tỉnh Tây Nguyên, có diện tích 9.614 km² với dân số 432.865 người bao gồm 08 huyện, 01 thành phố, có 97 xã, phường, thị trấn. Trong 9 tháng đầu năm 2010, tất cả 9 huyện và thành phố của tỉnh xác định có 912 ca mắc sốt xuất huyết, tập trung chủ yếu ở TP Kon Tum 437 ca (47,92%), Đăk Glei 134 ca (14,69%), Đăk Hà 120 ca (13,16%), Đăk Tô 74 ca (8,11%) … Số lượng BN tăng cao đột biến từ tháng 6 - 8/2010, đến tháng 9 bệnh có xu hướng giảm ở phần lớn các huyện/thành phố và không có trường hợp nào tử vong do sốt xuất huyết.

 

 Tình hình bệnh SXH ở tỉnh Kon Tum tính đến 30/9/2010 và năm 2009 

 

Đặc biệt ở Tp Kon Tum từ tuần 28 đến tuần 32 số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao, từ tuần 33 đến nay bệnh có xu hướng giảm dần. Đăk Hà bệnh khá cao từ tuần 28 đến tuần 31, sau đó bệnh giảm dần đến nay ở ngưỡng khá thấp. Đăk Tô bệnh dao động khá cao từ tuần 30 đến tuần 33, sau đó bệnh giảm dần đến nay bệnh ở ngưỡng khá thấp. Đăk Glei bệnh tăng cao từ tuần32, bệnh dao động lúc nhiều lúc ít đến nay vẫn ở ngưỡng khá cao.

Diễn biến sốt xuất huyết ở các nơi có tỷ lệ mắc cao từ 12/7-27/9/2010 

 

Nguyên nhân sốt xuất huyết tăng đột biến từ tháng 6 đến tháng 9 có thể là do năm nay ở địa phương ít mưa hơn so với các năm trước và sự biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu; dự báo từ nay đến cuối năm 2010 diễn biến bệnh sốt xuất huyết tại Kon Tum còn khó lường, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống tích cực.Ngoài ra còn do ý thức tự phòng chống bệnh của một số người dân còn hạn chế (còn nhiều hộ gia đình có đồ phế thải hay chai lọ ngoài vườn, thỉnh thoảng có mưa là các ổ chứa này có bọ gậy), riêng ở huyện Đăk Glei có thể đội ngũ phụ trách SXH còn hạn chế (báo cáo tình hình BN SXH cho tỉnh không được liên tục) dẫn đến tình hình SXH còn khá cao, còn hầu hết các huyệnđến nay bệnh cũng lắng xuống như các năm trước đây.

Về tổ chức chỉ đạo thực hiện, năm 2010 cũng như hàng năm UBND tỉnh Kon Tum đều có công văn chỉ đạo các huyện, thành phố trong toàn tỉnh đẩy mạnh công tác phòng chống sốt xuất huyết; thành lập Ban điều hành mục tiêu phòng chống SXH của ngành Y tế do Giám đốc Sở Y tế làm trưởng Ban; xây dựng bản ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa Chủ tịch UBND huyện, thành phố trọng điểm với Giám đốc Sở Y tế.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng, mục tiêu là không có bọ gậy không có SXH; hướng dẫn các hộ gia đình diệt bọ gậy, lăng quăng, đưa nội dung tuyên truyền phòng chống SXH vào các trường tiểu học và trung học cơ sở. Mạng lưới cộng tác viên bao gồm: thành phố Kon Tum (P. Quyết Thắng, Quang Trung, Thống Nhất, Thắng Lợi); huyện Đăk Hà (TT. Đăk Hà); H. Đăk Tô (TT. Đăk Tô); H. Ngọc Hồi (TT. Plei Kần); H. Sa Thầy (TT. Sa Thầy); H. Kon Rẫy (TT. Đăk Rơ Ve); được chọn làmđiểm có mạng lưới cộng tác viên phòng chống SXH hoạt động tại cộng đồng. Các huyện thành phố đều có ít nhất 02 đội chống dịch cơ động, mỗi đội gồm 04 người (1 phụ trách Dịch tễ, 1 phụ trách lâm sàng, 1 phụ trách xét nghiệm, 1 phụ trách xử lý môi trường) do Giám đốc Trung Tâm Y tế huyện, thành phố ký, Đội chống dịch cơ động thuộc Trung tâm Y tế huyện, thành phố.

 

 có 912 ca mắc sốt xuất huyết, tập trung chủ yếu ở TP Kon Tum 437 ca (47,92%),
Đăk Glei 134 ca (14,69%), Đăk Hà 120 ca (13,16%), Đăk Tô 74 ca (8,11%)
(ảnh minh họa. Nguồn: tuoitre o­nline)

Về các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết, từ 22/7-22/9/2010 tỉnh Kon Tum đã triển khai chiến dịch diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường đồng loạt với qui mô toàn xã phường, có sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể, học sinh tại 07 xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố như: thành phố Kon Tum (P. Quyết Thắng, Quang Trung, Thống Nhất, Thắng Lợi); H. Đăk Hà (TT. Đăk Hà); H. Đăk Tô (TT. Đăk Tô); H. Kon Rẫy (TT. Đăk Rơ Ve). Đặc biệt giai đoạn đầu tháng 7/2010 đến nay tại Tp. Kon Tum, huyện Đăk Hà các xã phường không thuộc xã trọng điểm (18 xã) cũng ra quân tham gia diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường. Triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi tại TP. Kon Tum với 45 lít hóa chất bảo vệ cho 3.991 hộ tại các điểm có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết và có điều kiện môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển; phun 140 lít hóa chất bảo vệ cho 16.016 hộ tại các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Pét, Đăkglei, Kon Rẫy, Konplong và Ngọc Hồi. Phun hóa chất diệt muỗi được triển khai làm 2 đợt, thời gian triển khai bắt đầu từ ngày 26/7-29/8/2010, phun xử lý các ổ dịch nhỏ bằng máy phun ULV đeo vai; hóa chất chủ yếu Permethrin 50 EC pha với nước (dầu diesel) tỷ lệ: 1/3 và có một ít K-Othrin 2 EW pha với nước tỷ lệ ¼, phun bằng bình phun đeo vai ULV (loại Stilh) và máy I.Z-FOG (loại phun mù nóng. Trước khi phun hóa chất diệt muỗi, tham mưu cho chính quyền đia phương hợp dân thông báo thời gian phun để người dân chủ động dọn dẹp nhà cửa, che đây thức ăn, nước uống, tổ chức dọn vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, lăng quăng trước khi phun hóa chất.Trong các đợt phun hóa chất do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chỉ đạo về kỹ thuật, Đội Vệ sinh phòng dịch huyện chỉ đạo triển khai thực hiện phun hóa chất có sự tham gia của y tế xã, phường, cộng tác viên và chính quyền địa phương (thôn, tổ, khối phố); người trực tiếp phun hóa chất là thuê nhân công bên ngoài có đào tạo, hướng dẫn về kỹ thuật trước khi phun. Truyền thông giáo dục nâng cao ý thức phòng chống sốt xuất huyết của cộng đồng bằng nhiều hình thức và có bản cam kết thực hiện với các hộ dân cư trên địa bàn quản lý.

Giám sát các chỉ số vec tơ tại hai phường Quyết Thắng và Kon Tum xác định mật độ muỗi trong nhà từ 0,36-0,96, tỷ lệ nhà có muỗi từ 16-36, chỉ số Breteau (BI) từ 44-36, tỷ lệ nhà có bọ gậy từ 20-32, tỷ lệ (%) dụng cụ có bọ gậy từ 11-15,25; kết quả theo dõi cho thấy phường Quang Trung có chỉ số véc tơ cao hơn phường Quyết Thắng và theo đó tỷ lệ bệnh nhân cũng cao hơn; các chỉ số khác ở cả hai phường cũng đều cao quá ngưỡng cho phép sau khi phun hóa chất (mật độ muỗi <0,5 c/n, tỷ lệ nhà có bọ gậy và nhà có muỗi < 10%, BI <20) và cao hơn so với chỉ số điều tra trước đây (tháng 8/2010) cho thấy nguy cơ tái bùng phát dịch còn cao. Kết quả giám sát phun hóa chất diệt muỗi không có điểm nào sử lý phun hóa chất diện rộng hay ổ dịch nhỏ, giám sát truyền thông tại nơi công cộng có áp phích, băng rôn truyên truyền phòng, chống bệnh sốt xuất huyết đều theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Từ nay đến cuối năm, tỉnh Kon Tum cần tiếp tục xử lý nhanh, kịp thời các ổ dịch nhỏ, một số thị trấn, thị trứ nếu mới có xuất hiện những ca bệnh sốt xuất huyết đầu tiên đồng thời có mặt véc tơ nên xử lý diệt bọ gậy và phun hóa chất trên diện rộng, cần truyền thông nhiều hơn nữa cho người dân hiểu biết cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết đối với các thị trấn, thị trứ trước đây chưa có sốt xuất huyết. Trong thời gian bệnh sốt xuất huyết tăng cao Trung tân y tế dự phòng tỉnh nên cập nhật số liệu bệnh nhân hàng ngày từ các Trung tâm y tế huyện, để kịp thời chỉ đạo xử lý. Một số ít người dân có thói quen dùng thùng phi chứa nước mưa để sử dụng, đây là ổ chứacó rất nhiều bọ gậy, nên khuyến cáo người dân dùng vải màng có vòng sắt bọc bên ngoài làm nắp dậy, vừa lấy được nước mưa vừa hạn chế không cho muỗi vào đẻ trứng. Đề nghị chính quyền cơ sở đặc biệt cấp phường/ xã giúp cán bộ y tế nhiều hơn nữa trong việc khuyến cáo người dân tự diệt bọ gậy (cán bộ chính quyền yêu cầu người dân tự diệt bọ gậy sẽ hiệu quả hơn là cán bộ y tế).

 

Ngày 08/10/2010
TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Đỗ Công Tấn  

THÔNG BÁO

 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích