Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
Gia Lai
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Các hoạt động địa phương
Các hoạt động chuyên môn chung

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 6 9 7
Số người đang truy cập
3 0 2
 Tin tức - Sự kiện
Chum nước có bọ gậy Aedes aegypti
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở một số khu vực dân cư sử dụng nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày tại tỉnh Gia Lai

Ở Gia Lai bệnh sốt xuất huyết luôn dai dẳng, có khi tăng cao tại thành phố Pleiku năm 2005 có 19 ca, năm 2006 có 65 ca, năm 2007 có 106 ca, riêng Phường Iakring-Pleiku năm 2005 có 1 ca, năm 2006 có 25 ca, năm 2007 có 27 ca; và thị trấn Chư Ty-Đức Cơ năm 2007 có 127 ca (Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng thành phố Pleiku, Trung tâm y tế dự phòng huyện Đức Cơ). Ở các khu đô thị này có điểm chung là phần lớn người dân sử dụng nước mưa cho sinh hoạt hàng ngày. Trước thực tế đó khoa Côn trùng của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn tiến hành giám sát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở tỉnh Gia Lai.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (Ae. aegypti ) ở phường Iakring-Tp Pleiku.

Các chỉ số muỗi và bọ gậy ở đây khá cao, đặc biệt các chỉ số của bọ gậy, muỗi và bọ gậy thu được chủ yếu ở các gia đình có dụng cụ lấy nước mưa dùng cho sinh hoạt hàng ngày qua các chỉ số Ae. aegyptiphát hiện ở Iakring-Tp Pleiku: mật độ muỗi con/nhà (1,26), mật độ bọ gậy con/nhà (9), nhà có muỗi (30%), nhà có bọ gậy (36%), dụng cụ chứa nước có bọ gậy (19,25%), Breteau (52).

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (Ae. aegypti ) ở Chư Ty-Đức Cơ.

Các chỉ số muỗi và bọ gậy ở đây rất cao, giống như ở Iakring-Pleiku muỗivà bọ gậy thu được chủ yếu ở các gia đình có dụng cụ lấy nước mưa dùng cho sinh hoạt hàng ngày qua các chỉ số điều tra Ae. aegyptiphát hiện: mật độ muỗi con/nhà (1,92), mật độ bọ gậy con/nhà (13), nhà có muỗi (70%), nhà có bọ gậy (84%), dụng cụ chứa nước có bọ gậy (20,43%), Breteau (38).

 

 Muỗi cái Aedes aegypti
trung gian truyền bệnh
sốt xuất huyết.

Tính nhạy cảm của Ae. aegypti với Alpha-cypermethrin 30 mg/m2.

Theo quy trình thử nghiệm Bioassay của tổ chức y tế thế giới tại Gia Lai muỗi Ae. aegyptiđã kháng cao với Alphacypermethrin 30mg/m2 (Tỷ lệ chết 30,48%). Nhìn chung các chỉ số của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại Phường Iakring-PleiKu và thị trấn Chư Ty-Đức Cơ tỉnh Gia Lai cao, đặc biệt ở đây đa số người dân dùng thùng phi lấy nước mưa dùng cho sinh hoạt hàng ngày, trong các thùng phi nước có rất nhiều bọ gậy (trên 25 con/thùng 200 lít) hiện nay ở Gia Lai đang là mùa mưa, đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.

 

 Định loại bọ gậy

Để giảm thiểu nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết ở đây, ngoài các biện pháp truyền thông cho người dân hiểu biết về cách phòng chống bệnh của Bộ Y tế, hệ thống y tế dự phòng của tỉnh cần khuyến cáo cho người dân dùng vải màn làm nắp đậy cho các dụng cụ lấy nước mưa, nhằm hạn chế bọ gậy trong các dụng cụ lấy nước mưa.

Muỗi Ae. aegypti đã kháng cao với Alphacypermethrin 30mg/m2, không nên sử dụng Alphacypermethrin phun diệt muỗi Ae. aegypti trong phòng chống dịch sốt xuất huyết, khi sử dụng một loại hóa chất nào để phun diệt muỗi Ae. aegypti trong phòng chống dịch sốt xuất huyết, nên đánh giá tính nhạy kháng của muỗi đối với hóa chất trước khi sử dụng.

Ngày 03/10/2008
CN. Đỗ Công Tấn
Khoa Côn trùng-Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO


• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích