Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 1 9 1 9
Số người đang truy cập
2 6 1
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Báo cáo tiến độ MDG cuối cùng về nước sạch và vệ sinh môi trường được phát hành
2,4 tỷ người thiếu hệ thống vệ sinh đang phá hoại sự cải thiện về sức khỏe

Ngày 30/6/2015 | GENEVA | NEW YORK-2,4 tỷ người thiếu hệ thống vệ sinh đang phá hoại sự cải thiện về sức khỏe (Lack of sanitation for 2.4 billion people is undermining health improvements). Sự tiến bộ về vệ sinh môi trường không đầy đủtrong việc tiếp cận với nước uống an toàn đang đe dọacác lợi ích sức khỏe và sự sống còn của trẻ em đó là cảnh báo của WHO và UNICEF trong một báo cáo theo dõi việc tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường so với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)

Báo cáo Chương trình Giám sát phối hợp (Joint Monitoring Programme_JMP): Tiến bộ về vệ sinh môi trường và nước uống: 2015 cập nhật và đánh giá MDG (Progress o­n sanitation and drinking water: 2015 update and MDG assessment) trên toàn thế giới cho biết: 1 trong 3 người, tương đương với 2,4 tỷ người vẫn không có cơ sở vệ sinh - trong đó có 946 triệu người đi đại tiện ngoài trời. "Những gì mà dữ liệu thực sự cho thấy là sự cần thiết phải tập trung vào sự bất bình đẳng như là cách duy nhất để đạt được sự tiến bộ bền vững", Sanjay Wijesekera, người đứng đầu chương trình toàn cầu về nước, vệ sinh môi trường của UNICEF cho biết: “Mô hình toàn cầu cho đến nay cho thấy rằng người giàu có nhất đã tiến lên phía trước và chỉ khi họ phải tiếp cận cách đó thì người nghèo nhất bắt đầu theo kịp, nếu chúng ta thực hiện tiếp cận phổ cập tới điều kiện vệ sinh vào năm 2030 thì cần phải đảm bảo người nghèo nhất bắt đầu nhằm tạo ra tiến bộ ngay lập tức".

Tiếp cận tới nguồn nước uống được cải thiện là một thành tựu to lớn với các quốc gia và cộng đồng quốc tế, với khoảng 2,6 tỷ người đã được tiếp cận từ năm 1990, 91% dân số toàn cầu hiện nay đã có được nguồn nước uống được cải thiện và con số này vẫn đang gia tăng. Ví dụ, trong tiểu vùng Sahara châu Phi có khoảng 427 triệu người đã được tiếp cận-trung bình là 47.000 người mỗi ngày mọi ngày trong 25 năm. Những thành tựu đạt được trong sự sống còn của trẻ là đáng kể, hiện nay chưa đầy 1.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày do tiêu chảy được gây ra bởi vệ sinh môi trường và nước không đầy đủ so với hơn 2.000 trẻ chết cách đây 15 năm. Mặt khác, những tiến bộ về vệ sinh môi trường đã bị cản trở bởi các khoản đầu tư không đầy đủ trong các chiến dịch thay đổi hành vi, thiếu các sản phẩm có giá cả phải chăng cho người nghèo và chuẩn mực xã hội được chấp nhận hay thậm chí khuyến khích việc đại tiện ngoài trời. Mặc dù khoảng 2,1 tỷ người đã có được việc tiếp cận với điều kiện vệ sinh môi trường được cải thiện từ năm 1990 nhưng thế giới đã bỏ lỡ mục tiêu MDG của gần 700 triệu người. Hiện nay, chỉ có 68% dân số thế giới sử dụng một cơ sở vệ sinh được cải thiện- 9% thấp hơn so với mục tiêu MDG là 77%.

"Cho đến khi tất cả mọi người có quyền tiếp cận vào các cơ sở vệ sinh đầy đủ thì chất lượng của nguồn nước sẽ bị suy yếu và quá nhiều người sẽ tiếp tục chết do các bệnh liên quan đến nước và các bệnh lây qua đường nước", Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Khoa Y tế công cộng, định tố môi trường và xã hội về sức khỏe (Department of Public Health, Environmental and Social Determinants of Health) cho biết. Tiếp cận tới vệ sinh môi trường và nước đầy đủ là rất quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc cho 16 trong số 17 NTDs bao gồm cả bệnh đau mắt hột, giun truyền qua đất (giun đường ruột) và sán máng. NTDs ảnh hưởng đến hơn 1,5 tỷ người ở 149 quốc gia, gây ra mù mắt, biến dạng, thương tật vĩnh viễn và tử vong. Việc thực hành đi đại tiện ngoài trời cũng liên kết với một nguy cơ thấp còi cao hơn hoặc suy dinh dưỡng mãn tính gây ảnh hưởng đến 161 triệu trẻ em trên toàn thế giới, khiến chúng bị tổn thương về thể chất và nhận thức không thể hồi phục. "Để thu được lợi ích cho sức khỏe con người thì điều quan trọng là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ về vệ sinh môi trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và khu vực kém phát triển", Tiến sĩ Neira cho biết thêm.

Khu vực nông thôn là nơi có 7 trong số 10 người không được tiếp cận và 9 trong số 10 người đi đại tiện ngoài trời. WHO và UNICEFcho biết: Kế hoạch cho các mục tiêu phát triển bền vững mới (Sustainable Development Goals_SDGs) được thiết lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UN) vào tháng 9/2015 bao gồm một mục tiêu loại bỏ việc đi đại tiện ngoài trời vào năm 2030 đòi hỏi tăng gấp đôi mức giảm hiện hành, đặc biệt là ở Nam Á và ở vùng cận Saharn châu Phi. WHO và UNICEF cho rằng điều cực kỳ quan trọng là rút ra những bài học về sự tiến bộ không đồng đều vào giai đoạn 1990-2015 để đảm bảo rằng SDGs gắn chặt với việc thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và đạt được việc tiếp cận phổ cập tới nước và vệ sinh môi trường. Để làm như vậy, thế giới cần phân tách dữ liệu để có thể xác định các quần thể và khu vực nằmngoài mức trung bình quốc gia (disaggregated data to be able to pinpoint the populations and areas which are outliers from the national averages); một sự tập trung mạnh mẽ và có chủ ý vào các vùng khó khăn nhất để tiếp cận, đặc biệt là người nghèo ở khu vực nông thôn (a robust and intentional focus o­n the hardest to reach, particularly the poor in rural areas); đổi mới công nghệ và phương pháp tiếp cận để mang lại các giải pháp vệ sinh môi trường bền vững cho cộng đồng người nghèo với giá cả phải chăng (innovative technologies and approaches to bring sustainable sanitation solutions to poor communities at affordable prices); tăng sự chú ý đến việc cải thiện vệ sinh trong nhà, trường học và các cơ sở chăm sóc sức khỏe (increased attention to improving hygiene in homes, schools and health care facilities).

Ghi chú của Ban biên tập (Note to editors)

Một nguồn nước uống được "cải thiện" (improved) được định nghĩa khi một cơ sở hoặc điểm phân phối bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài - đặc biệt là ô nhiễm phân. Điều này bao gồm cấp nước vào một ngôi nhà, miếng đất trồng rau hoặc bãi rào chăn nuôi; vòi nước công cộng ; giếng khoan; nước suối được bảo vệ và thu gom nước mưa. Một cơ sở vệ sinh được "cải thiện" là một trong những cách phân tách chất thải của con người khỏi gây ô nhiễm cho con ngườimột cách vệ sinh. Mục tiêu MDG về nước uống nhằmmục tiêu có tới 88% dân số được tiếp cận với các nguồn nước được cải thiện vào năm 2015. Mục tiêu MDG về vệ sinh môi trường kêu gọi cắt giảm một nửa tỷ lệ dân số không có các cơ sở vệ sinh cơ bản, do đó mở rộng việc tiếp cận gia tăng từ 54% đến 77% vào 2015.

Về Chương trình giám sát kết hợp (About JMP)

Chương trình giám sát kết hợp của WHO/UNICEF (Joint Monitoring Programme_JMP) về vệ sinh môi trường và nước sạch là cơ chế chính thức của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ giám sát về sự tiến bộ ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, và đặc biệt là hướng tới MDGs có liên quan đến tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường uống. Nhờ sự hỗ trợ điều tra hộ gia đình trên toàn cầu, phân tích JMP sẽ giúp rút ra sự kết nối giữa việc tiếp cận với các cơ sở vệ sinh và nguồn nước được cải thiện với chất lượng cuộc sống, và phục vụ như là một tài liệu tham khảo có thẩm quyền để đưa ra quyết định chính sách và phân bổ nguồn lực, đặc biệt là ở cấp độ quốc tế.

Về Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (About UNICEF)

UNICEF thúc đẩy các quyền và hạnh phúc của mọi trẻ em, mọi thứ mà chúng ta làm cùng với các đối tác của chúng tôi, chúng tôi làm việc ở 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, tập trung nỗ lực đặc biệt đến trẻ em dễ bị tổn thương nhất và không được hưởng lợi, vì lợi ích của tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi. Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc của tổ chức này xin vui lòng truy cập tại đây: www.unicef.org

Về Tổ chức Y tế thế giới (About WHO) 

WHO là cơ quan điều phối và chỉ đạo trực tiếp về sức khỏe trong hệ thống UN chịu trách nhiệm cung cấp sự lãnh đạo về các vấn đề sức khỏe toàn cầu, định hình chương trình nghị sự nghiên cứu y tế, xây dựng định mức, tiêu chuẩn, khớp nối các lựa chọn chính sách dựa trên bằng chứng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia, giám sát và đánh giá các xu hướng sức khỏe và cải thiện an ninh y tế toàn cầu. Để biết thêm thông tin về WHO và công việc của tổ chức này xin vui lòng truy cập tại địa chỉ: www.who.int

Ngày 07/07/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích