Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Finance & Retail Hoạt động hợp tác
Hợp tác trong nước
Hợp tác quốc tế
Dân tộc thiểu số
Dự án Quỹ toàn cầu PCSR
Quân dân y kết hợp
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 5 4 3
Số người đang truy cập
2 8 4
 Hoạt động hợp tác Hợp tác quốc tế
Hội nghị APMEN: Việt nam giữ vai trò lực đẩy lớn vì một khu vực châu Á- Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét vào năm 2030

Ngày 25/3/2015. Citizen News Service (CNS) - Việt nam giữ vai trò lực đẩy lớn vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét vào năm 2030 (Vietnam's major regional thrust for a malaria-free Asia Pacific by 2030). Hội nghị thường niên của Mạng lưới loại trừ sốt rét châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Malaria Elimination Network_APMEN) được tổ tại Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam từ ngày 23-27/3 với sự tham dự của 110 đại biểu y tế đến từ 17 quốc gia thành viên APMEN.

Việt Nam đăng cai Hội nghị thường niên của APMEN năm 2015

Năm 2015, Việt Nam sẽ là nước đăng cai với sự tham dự của các quan chức lãnh đạo các Bộ Y tế trong APMENchia sẻ mục tiêu cuối cùng làm cho sốt rét không còn ở khu vực này. Năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Myanmar, các nhà lãnh đạo từ 18 quốc gia châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã cam kết một cách dứt khoát hướng tới mục tiêu về một châu Á-Thái Bình Dương không còn sốt rét trong vòng 15 năm tới. Với nguồn tài chính và sự lãnh đạo mở rộng, cả Việt Nam và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác có thể đạt được mục tiêu đó thậm chí sớm hơn. APMEN được thành lập vào năm 2009 nhằm giúp các quốc gia thành viên có cơ hội chia sẻ kiến thức về những thách thức chung trong phòng chống sốt rét, thúc đẩy hợp tác xuyên quốc gia và tăng cường liên kết khu vực để cùng hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2030.

 

Theo đó, Bộ Y tế Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 7 (năm 2015) với sự tham gia của 110 đại biểu ngành y tế của 17 quốc gia thành viên của APMEN với mục tiêu chung là loại trừ bệnh sốt rét. Tại Hội nghị lần này các quốc gia thành viên sẽ chia sẻ những phát hiện mới từ các nghiên cứu trong can thiệp phòng chống sốt rét để cùng nhau xem xét và thảo luận thành những cơ sở, bằng chứng trong công cuộc loại trừ sốt rét. Đặc biệt, các quốc gia thành viên cũng sẽ quan tâm thảo luận về vấn đề kháng thuốc artemisinin-một loại thuốc điều trị tuyến đầu cho bệnh sốt rét, với trường hợp kháng thuốc đầu tiên được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông. Cùng với đó, các bên cũng chia sẻ về việc duy trì cam kết chính trị và cam kết tài chính để loại trừ sốt rét, đặc biệt là nước chủ nhà Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình trong thực hiện Chiến lược quốc gia về loại trừ sốt rét, sẽ thảo luận những thách thức chính trong cách tiếp cận chuyên môn/kỹ thuật, các chiến lược quản lý, cam kết tài chính, cam kết chính trị và tính bền vững.

 
Họp báo về hội nghị thường niên của APMEN lần thứ 7, 2015 tổ chức tại Việt Nam

Mục tiêu loại trừ sốt rét của Việt Nam đến năm 2025

Tại hội nghị, đại diện APMEN đã ghi nhận những cố gắng và thành công của Việt Nam trong công tác điều trị và phòng chống sốt rét, đến năm 2014 số ca mắc sốt rét của cả nước giảm hơn 90%, số ca chết sốt rét giảm 95% và chỉ có 6 ca tử vong, để có được những thành tựu này ngoài nỗ lực của y tế cơ sở còn có sự hỗ trợ rất lớn của các tổ chức y tế quốc tế cho chương trình phòng chống sốt rét. Tuy nhiên, từ khi sốt rét kháng thuốc artemisinin được phát hiện ở Tiểu vùng Sông Mê Kông, nó trở thành một thách thức lớn cho những cố gắng phòng chống và loại trừ sốt rét ở khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, đe dọa đến những thành tựu nà chương trình đã đạt được trong suốt thập kỷ qua, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu của “Dự án quốc gia phòng chống sốt rét” ở Việt Nam (1991-2011) đã chuyển sang "Dự án quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét" (từ năm 2012 đến nay) và dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt được mục tiêu này sớm hơn 5 năm so với mục tiêu của khu vực là năm 2030. Với tư cách là nước chủ nhà đăng cai hội nghị, Việt Nam đã thông báo cho các quan chức y tế khu vực và các chuyên gia trong việc loại trừ bệnh sốt rét nhằm thảo luận về những thách thức để đạt được một khu vực châu Á-Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét vào năm 2030.

Báo động về tình hình sốt rét kháng thuốc (Drug Resistence Alarming)

 
Cam kết loại
trừ bệnh sốt rét nhằm giải quyết mối quan tâm ngày càng tăng về sự đề kháng với artemisinin-loại thuốc điều trị ưu tiên hàng đầu với bệnh sốt rét. Loại trừ bệnh sốt rét (Malaria Elimination) đã được thông qua như là chiến lược duy nhất có thể đảm bảo sự đề kháng không phá hoại các tiến bộ đạt được trong nhiều thập kỷ qua. Đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét của khu vực đòi hỏi sự đầu tư đáng kể từ các chính phủ và các nhà tài trợ, cam kết chính trị bền vững và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia. Trên diễn đàn quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong việc bày tỏ sự lãnh đạo chính trị cấp cao trong việc loại trừ bệnh sốt rét, bằng cách xây dựng sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo trong khu vực về một khu vực châu Á-Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét vào năm 2030. Là đồng chủ tịch của Liên minh sốt rét của các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Leaders' Malaria Alliance_APLMA) cùng với Thủ tướng Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam có một cơ hội chưa từng có nhằm mang lại cho Việt Nam đi đầu trong các nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 
Sốt rét kháng thuốc artemisinin và dẫn xuất là một trong những khó khăn loại trừ sốt rét

Tiến sĩ Ben Rolfe, Thư ký điều hành của Ban Thư ký APLMA nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực, ông nói: "Tính khẩn cấp về kháng thuốc sốt rét đe dọa hạnh phúc và sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam, Tiểu vùng sông Mê Kông và nhiều nơi trên thế giới. Điều đó làm cho các lãnh đạo trong khu vực này đồng ý về một châu Á-Thái Bình Dương không còn bệnh sốt rét vào năm 2030 cho thấy. tầm nhìn phi thường và sự lãnh đạo trong việc giải quyết tình trạng khẩn cấp này và APMEN giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ loại trừ bệnh sốt rét trong toàn khu vực". Theo Báo cáo Sốt rét thế giới năm 2014 (World Malaria Report 2014), từ năm 2000 Việt Nam đã làm giảm số ca mắc bệnh sốt rét đến 90% và báo cáo chỉ có 35.406 ca sốt rét trong năm 2013. Cam kết chính trị và tài chính mạnh mẽ của Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ đảm bảo rằng chương trình sốt rét ở Việt nam tiếp tục thành công. Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Thanh Long sẽ chính thức khai mạc cuộc họp hàng năm của APMEN tại Hội An vào thứ ba, ngày 24/3/2015. Các quan chức của Bộ Y tế Việt nam, các chuyên gia bệnh sốt rét và các nhà quản lý chương trình quốc gia từ 17 quốc gia của APMEN sẽ gặp nhau từ ngày 25 đến 27/3/2015. Hội nghị cũng sẽ đón chào đối tác quốc gia mới nhất là Ấn Độ, quốc gia đã gia nhập mạng lưới này hồi đầu tháng này.

 
Ngủ màn tồn lưu lâu (LLN) là một trong những biện pháp loại trừ sốt rét hiệu quả

Tham vọng của APMEN năm 2015

Động thái của các quốc gia quan trọng này tham gia vào mạng lưới báo hiệu một sự thay đổi đáng kể hướng tới cam kết mạnh hơn nhằm loại trừ bệnh sốt rét và điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia láng giềng có sự lan truyền thấp và không còn bệnh sốt rét. Ngài Richard Feachem, giám đốc Tập đoàn y tế toàn cầu (Global Health Group) tại Đại học California, San Francisco và là đồng chủ tịch của APMEN nhấn mạnh sự cần thiết của mạng lưới khu vực trong việc đạt được mục tiêu loại trừ: "APLMA và APMEN sẽ đóng vai trò chính trị và kỹ thuật quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đầy tham vọng nhưng có thể đạt được là khu vực này không còn bệnh sốt rét vào năm 2030. Những lợi ích kinh tế và xã hội thu được do thành tựu này đối với nhân dân và các nước Châu Á Thái Bình Dương sẽ là rất lớn". Mạng lưới loại trừ sốt rét khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cung cấp một nền tảng cho các nước nhằm chia sẻ kiến ​​thức về những thách thức chung, thúc đẩy sự hợp tác xuyên biên giới và cam kết chính trị trong khu vực để loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

Ngày 26/03/2015
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo Malaria News)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích